Thursday, September 15, 2011

TỪ CHUYỆN HÀNG NGÀN THÍ SINH THI MÔN SỬ BỊ ĐIỂM O (Lê Thiên)



Lê Thiên
15/09/11 6:56 AM

Mới hay vì sao đông đảo học sinh 0 môn sử và vì sao quan chức ngành giáo dục của csvn cho chuyện con số 0 ấy là chuyện bình thường! Cái tai họa chính ở chỗ người ta đánh đồng lịch sử với giáo điều của một chủ nghĩa đã bị đào thải! Cái tai họa còn ở chỗ người ta cố tình nhồi sọ con em sinh viên học sinh cái giáo điều dối trá trơ trẽn ấy

Dịp Tết Trung thu 2011, tôi bất ngờ nhận một hộp quà gói kỹ và đẹp. Chắc là quà Trung thu béo bở! Nhưng không! Gói quà chỉ có mỗi một cuốn sách – sách “HƯỚNG DẪN ôn thi đại học & cao đẳng MÔN LỊCH SỬ”. Người gửi là ai? Có “ý đồ” gì đây!

Trong gói quà có giấu kín một bức thư! Thì ra, quà và thư của thằng cháu họ tôi từ vùng nông thôn Việt Nam! Nó cám ơn tôi đã “rộng lượng” lì xì cho nó chút ít tiền để nó mua sách ôn thi đại học trong đó có cuốn sách “sử” này. Rốt cuộc, nó là một trong số hàng ngàn thí sinh ăn con số 0 môn sử kỳ thi tuyển đại học năm 2011. Nó gửi sách cho tôi không biết có ngụ ý đổ lỗi tôi đã đem xui xẻo cho nó hay không!

Trong thư, nó đề nghị tôi đọc kỹ mấy trang bìa cuốn sách, cả bìa chính lẫn bìa phụ.
Tôi hay dị ứng với cac loại sách báo tuyên truyền của cs. Nhưng thằng cháu tôi đưa tôi vào thế chẳng đặng đừng!
Cuốn sách “HƯỚNG DẪN ôn thi đại học & cao đẳng MÔN LỊCH SỬ” không biết đã xuất bản lần đầu vào năm nào, nhưng ấn bản năm 2004 được ghi là “tái bản lần thứ tư – có chỉnh lý, bổ sung”. Sách được bảo trợ bởi “Hội Giáo Dục Lịch Sử (thuộc Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội” và do Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm xuất bản.

Để thực hiện một quyển sách thuộc loại sách giáo khoa, nhóm biên soạn gồm đến 7 vị đều có học vị Tiến sĩ (TS) với chức danh Giáo sư (GS) hoặc Phó Giáo sư (PGS):
GS.TS Phạm Ngọc Liên
PGS.TS Trần Bá Đệ
PGS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
PGS.TS Trịnh Đình Tùng
PGS.TS Nguyễn Thị Côi
TS. Đặng Thanh Toán
TS. Nguyễn Văn Trường

Ngoài phần vụ biên soạn, GS.TS Phạm Ngọc LiênPGS.TS Trần Bá Đệ đồng đảm trách vai trò chủ biên. Đặc biệt, chủ biên Phạm Ngọc Liên được giới thiệu là Chủ Tịch Hội đồng bộ môn Lịch sử thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiêm Chủ tịch Hội Giáo dục Lịch sử thuộc Hội Khoa học lịch sử Việt Nam.

Bên cạnh thành phần trên, còn có sự “giúp đỡ” của PGS.TS Nguyễn Đình LễPGS.TS Trần Thị Vinh “đối với việc biên soạn và hoàn thành cuốn sách.” (Lời Nói Đầu).

Thế là tổng số nhân vật có học vị và chức danh cao trong nước lên tới 9 ngưòi để thực hiện chỉ có mỗi tập sách ôn thi lịch sử với 400 trang giấy cỡ 14x20cm.

Thằng cháu tôi nói, nó không gọi nhóm người trên là những vị khoa bảng mà chỉ coi họ là những người “mang học vị và đội chức danh.” Vì theo nó, ở VN hiện số trí thức khoa bảng (cấp thạc sĩ, tiến sĩ) hầu như chỉ đếm ở đầu ngón tay. Còn lại hầu hết, nếu không là quan chức thì cũng là con ông cháu cha đều bằng giả, bằng mua, bằng “chuyên tu”, bằng “tại chức” vàng thau lẫn lộn. Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức…! Những cái dốt, cái ngu giết chết bao nhiêu thế hệ dân tộc bằng nhiều cách khác nhau.

Tung ra một Ban Biên soạn hùng hậu có gắn nhãn học vị và chức danh đồ sộ như trên để soạn ra quyển sách, phải chăng Đảng CSVN có ý nhắn bảo sinh viên học sinh cả nước phải làu thông “kinh sử” trong cuốn sách này với lý lẽ rằng, “Môn Lịch sử vốn có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục thế hệ trẻ (Lời Nói Đầu).

Cháu tôi viết: “Muốn hay không muốn, chúng cháu vẫn cứ phải nhai đi nhai lại và phải nhét vào đầu những bài học “tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản” ấy mà người ta gọi là Sử Việt!”

Cuốn sách vì vậy phải là cuốn sách kim chỉ nam, sách gối đầu nằm cho mọi học sinh dự thi tuyển sinh đại học.

Lời Nói Đầu cuốn sách ấn bản 2004 nhìn nhận: “Trong nhiều năm, do điều kiện khách qua và chủ quan [???] mà chất lượng bộ môn Lịch sử có những biểu hiện giảm sút [???]” Nhưng lập tức sau đó người ta vội đưa ra hàng loạt cái “với” đầy tự cao tự đại (như “xác định đúng ý nghĩa, nội dung của bộ môn” [sử], “đổi mới nội dung, phương pháp dạy học”, “nhận thức về môn Lịch sử được cải thiện”…) chỉ với mục đích khoe mẽ: “Trong một số năm gần đây [nghĩa là trước năm 2004], tình hình dạy, học Lịch sử đã có nhiều tiến bộ đáng kể.”

Những “tiến bộ đáng kể” ấy người ta đã khẳng định là đã xảy ra từ năm 2004 kia! Vậy mà từ ấy đến nay, không năm nào báo chí (toàn là báo lề phải) quên than vãn về chuyện “học sử” và “thi sử!” Rồi đến kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2011 này, sự tiến bộ không còn là đáng kể nữa mà là vượt bậc, đạt tới đỉnh cao tri tuệ loài người với… hàng ngàn con số 0 môn sử trong kỳ thi tuyển đại học!!! Chuyện ấy “bình thường” thôi! Ông Phạm Vũ Luận, Bộ Trưởng GD&ĐT CSVN, trả lời báo chí VN ngày 30/7/2011 như vậy đấy!

Mở cuốn sách ra đọc, tôi bắt gặp ngay mấy câu ở cuối trang 11 sang đầu trang 12:Sự phát triển của phong trào công sản, công nhân quốc tế và phong trào hòa bình dân chủ, mặc dù vào thập niên cuối, chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào… có lúc thất bại nặng nề (như sự tan vỡ của Liên xô, sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu), nhưng nhất định… chủ nghĩa xã hội tất yếu sẽ thắng lợi cũng như chủ nghĩa tư bản không tránh khỏi diệt vong.”

Câu này các ông bà biên soạn ghi chú là của Các Mác và Ph. Ănghen, cha đẻ bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản!
Mới hay vì sao đông đảo học sinh 0 môn sử và vì sao quan chức ngành giáo dục của csvn cho chuyện con số 0 ấy là chuyện bình thường! Cái tai họa chính ở chỗ người ta đánh đồng lịch sử với giáo điều của một chủ nghĩa đã bị đào thải! Cái tai họa còn ở chỗ người ta cố tình nhồi sọ con em sinh viên học sinh cái giáo điều dối trá trơ trẽn ấy bằng cách lặp lại nó ở ngay trang sách kế tiếp, trang 13: “Có thể có những nơi, những lúc lực lượng cách mạng, tiến bộ bị đẩy lùi, thất bại, song nhất định chủ nghĩa xã hội sẽ thắng lợi và chủ nghĩa tư bản không tránh khỏi diệt vong.”

Cháu tôi viết: “Chú ơi! Người ta rao giảng tà đạo Marx-Engels chứ đâu phải dạy sử! Tuổi chúng cháu còn non thật, nhưng đầu óc chúng cháu đâu đến nỗi ngu muội không phân biệt cái gì là chính sử, cái gì là tuyên truyền đầu độc!”

Thằng cháu tôi lại thắc mắc: “Một chủ nghĩa được cho là vô địch bách chiến bách thắng thì làm gì có chuyện ‘thoái trào… thất bại nặng nề’? Làm gì có sự ‘tan rã’ của cả một hệ thống toàn trị, làm gì có sự ‘sụp đổ’ của cái chủ nghĩa đã bám rễ sâu trong những vùng đất nước do chế độ toàn trị thống lãnh! Lại nữa, đã thoái trào, đã tan rã, đã sụp đổ… nghĩa là đã chết, đã bị chôn vùi thì đâu còn phù phép nào làm cho nó tái sinh để mà làm mưa làm gió… “thắng lợi”?

Tuổi trẻ VN bất mãn âu cũng là điều “bình thường”. Khi bất mãn dâng cao độ, tuổi trẻ tất sinh loạn! Bình thường thôi! Có điều là dưới chế độ Công an trị chuyên xài vũ lực để trấn áp, tâm thức nổi loạn của giới trẻ Việt Nam chỉ có thể bộc lộ qua hình thái tiêu cực… bằng hàng ngàn con số 0 môn sử!

Trên đây chỉ mới là phần đầu nhỏ nhặt của cuốn sách. Chúng ta sẽ cùng nhìn sâu vào toàn bộ nội dung của cuốn sách ấy, mới thấy hết nỗi đau của sử Việt dưới chế độ cộng sản và nỗi bất hạnh của con em chúng ta và của cả dân ộc Việt Nam!.

Liên quan đến luận cứ cho rằng “chủ nghĩa xã hội hiện thực tạm thời lâm vào thoái trào… có lúc thất bại nặng nề (như sự tan vỡ của Liên xô, sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu), nhưng nhất định… chủ nghĩa xã hội tất yếu sẽ thắng lợi cũng như chủ nghĩa tư bản không tránh khỏi diệt vong,” chúng tôi đề nghị những ông bà chủ biên và phụ trách biên soạn cuốn sách quái đản trên chịu khó lắng tai nghe thật kỹ ông Hoàng Lại Giang[1], nhà văn nổi tiếng trong nước nhắn nhủ gì với những người Cộng sản Việt Nam còn đắm mình trong u tối như các ông các bà: “Đừng tiếc nuối những gì mà loài người đã loại bỏ đi! ” Lời nhắn nhủ ấy cũng được chính tác giả Hoàng Lại Giang dùng làm tựa đề cho bài viết của ông ngày 30-5-2011 trên Blog Anhbasam, (được Dân Luận đăng tải lại ngày 12/9/2011.

Trong bài viết này, tác giả Hoàng Lại Giang nhấn mạnh:
“Một số nhà lãnh đạo Cộng sản thuộc địa, như Việt Nam, lại coi học thuyết Mác là bất di bất dịch, là kinh điển … ở mọi thời đại! Chính căn bệnh giáo điều xơ cứng của không ít nhà lãnh đạo Việt Nam ở thời hiện đại ấy đã dẫn dân tộc và đất nước vào thế giới của chủ nghĩa xã hội bạo lực và giả tưởng … Và vì vậy sự hụt hẫng khi chủ nghĩa xã hội Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là có thật.”

Kế đó, ông Hoàng Lại Giang mạnh mẽ cảnh báo: Nô lệ về ý thức hệ mà đặt ý thức hệ trên quyền lợi dân tộc, thậm chí để mất cả đất và nước, biển và đảo, thì đấy là tội đồ, là bán nước.”

Rồi ông Giang nêu ra lời phát biểu ngổ ngáo của một tên nửa người nửa ngợm sau đây: “Có người còn bao che cho tội ác dã man của lãnh đạo Trung Quốc ngang nhiên ”dạy cho Việt Nam một bài học” trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, nói rằng: «Song dù có bành trướng thế nào đi chăng nữa thì Trung Quốc vẫn là nước XHCN».

Tác giả tiết lộ kẻ buông lời phát biểu nặng mùi cộng sản vô tổ quốc ấy là một “lãnh đạo” (giấu tên): “Nhà lãnh đạo này rõ ràng đã đặt quyền lợi dân tộc, lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc xuống dưới ý thức hệ, và hậu quả là im lặng trước Hoàng Sa bị chúng đánh chiếm năm 1974 và năm 1988 chúng đánh chiếm 7 hòn đảo ở Trường Sa. Và bây giờ chúng ngang nghiên đưa tàu hải giám quấy phá ngay trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền của ta, cắt cáp của tàu thăm dò dầu khí của ta từ tháng 5 năm 2011.”

Chúng ta thấy, nhà văn Hoàng Lại Giang khởi đi từ nhận định chung chung sang phê phán một nhân vật “lãnh đạo” (giấu tên) để rồi mạnh dạn tiến xa hơn, đánh thẳng vào chính quyền csvn.

Ông Giang viết: “Nhân dân bức xúc, bày tỏ thái độ trước sự bành trướng của Trung quốc thì chính quyền tìm mọi cách ngăn chặn, thậm chí dùng cả bạo lực đối với người biểu tình. Bây giờ hãy còn quá sớm để quy đấy là tội bán nước, nhưng chắc chắn lịch sử rồi sẽ phán xét công minh, rạch ròi…”

Theo giới thiệu của Blog Anhbasam, hiếm khi thấy ông nhà văn họ Hoàng này viết bình luận chính trị, cho nên chúng ta hiểu được vì sao ông Hoàng Lại Giang tỏ ra thận trọng khi cho rằng “bây giờ hãy còn quá sớm để quy đấy là tội bán nước” dù hành vi bán nước của csvn đã được xác nhận qua nhiều tài liệu, trong đó không ít tài liệu chính nguồn từ kho lưu trữ của đảng, nhà nước và quân đội csvn. Dù sao, ông Giang đã nhanh chóng “chấn chỉnh” nhận xét trên của ông khi ông quả quyết: “Chắc chắn lịch sử rồi sẽ phán xét công minh, rạch ròi…” Và liền sau đó ông cảnh cáo: “Với người Việt Nam tội bán nước là tội không thể dung tha”

Lời cảnh cáo trên đây của nhà văn Hoàng Lại Giang xin được làm lời kết bài viết của chúng tôi:
“Với người Việt Nam, tội bán nước là tội không thể dung tha”.

Lê Thiên



[1] Hoàng Lại Giang tên khai sinh là Nguyễn Văn Bé, sinh năm 1938 tại Bình Định. Năm 1955, tập kết ra Bắc, học khoa văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1965, công tác ở NXB Văn Học. Năm 1977, vào SàiGòn phụ trách chi nhánh NXB Văn học phía Nam cho tới năm 1998, nghỉ hưu. Ông chuyên về sáng tác, nhưng đồng thời cũng cống hiến cho văn học nhiều biên khảo giá trị, như: Phan Thanh Giản nổi đau trăm năm; Trương Vĩnh Ký – Bi kịch muôn đời….

.
.
.

No comments: