11-09-2011
Riêng tại Việt Nam cộng sản
Chủ tịch Trần Đức Lương đã theo gương Giang Trạch Dân của Trung Cộng gửi điện phân ưu với nhân dân Mỹ 4 ngày sau vụ khủng bố. Có lẽ vì xã giao và vì cái hiệp ước thương mại song phương. Nhưng cũng ngày hôm đó tại Sài Gòn, Hà Nội người ta đã tổ chức biểu tình mít tinh, đả kích Mỹ thậm tệ về đạo luật về nhân quyền đi kèm với thương ước. Như vậy thì những lời phân ưu giả dối của Trần Đức Lương có nghĩa gì? Linh mục Chân Tín, một khuôn mặt phản kháng có hạng, đã viết, “Cộng sản Việt Nam chống Mỹ sau vụ khủng bố dã man, thì cũng dã man như những tên khủng bố.”
Và mặc dù đã có rất nhiều vòng hoa được dân chúng có cảm tình đem đến đặt trước tòa đại sứ và tổng lãnh sự Mỹ, nhưng lại có những sinh viên và giáo sư đại học tuyên bố với phóng viên báo Đức tỏ vẻ hả hê khi thấy nhà chọc trời Mỹ bị phá hủy. Thậm chí có sinh viên còn ca ngợi lòng dũng cảm của bọn khủng bố và thương cho chúng đã phải hy sinh, mà chẳng thèm tỏ lòng trắc ẩn đối với hàng ngàn người vô tội đã chết trong vụ khủng bố. Phải chăng, hận thù trong cuộc chiến cách nay một phần tư thế kỷ còn quá sâu đậm, hay vì những người này chỉ muốn nói cho hợp đường lối của đảng để khỏi bị rắc rối vì tiếp xúc với báo giới nước ngoài? Hay là do chính cán bộ đảng đã chỉ thị cho phải nói thế? Ai cũng biết khủng bố là sở trường của Việt cộng khi chúng còn yếu thế dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Việt cộng là bậc thầy về khủng bố. Cho nên thấy khủng bố thành công trong việc giết hại dân lành thì họ vui mừng là phải.
Xin kể 3 trong số nửa tá trường hợp đã được tờ Deutsche Press-Agentun phỏng vấn. Một sinh viên đã đậu cử nhân đại học Xây Dựng Hà Nội đã phát biểu:“Nhiều người ở đây xem vụ khủng bố là hành động anh hùng vì họ dám đụng tới siêu cường Mỹ.”
Chủ tịch Trần Đức Lương đã theo gương Giang Trạch Dân của Trung Cộng gửi điện phân ưu với nhân dân Mỹ 4 ngày sau vụ khủng bố. Có lẽ vì xã giao và vì cái hiệp ước thương mại song phương. Nhưng cũng ngày hôm đó tại Sài Gòn, Hà Nội người ta đã tổ chức biểu tình mít tinh, đả kích Mỹ thậm tệ về đạo luật về nhân quyền đi kèm với thương ước. Như vậy thì những lời phân ưu giả dối của Trần Đức Lương có nghĩa gì? Linh mục Chân Tín, một khuôn mặt phản kháng có hạng, đã viết, “Cộng sản Việt Nam chống Mỹ sau vụ khủng bố dã man, thì cũng dã man như những tên khủng bố.”
Và mặc dù đã có rất nhiều vòng hoa được dân chúng có cảm tình đem đến đặt trước tòa đại sứ và tổng lãnh sự Mỹ, nhưng lại có những sinh viên và giáo sư đại học tuyên bố với phóng viên báo Đức tỏ vẻ hả hê khi thấy nhà chọc trời Mỹ bị phá hủy. Thậm chí có sinh viên còn ca ngợi lòng dũng cảm của bọn khủng bố và thương cho chúng đã phải hy sinh, mà chẳng thèm tỏ lòng trắc ẩn đối với hàng ngàn người vô tội đã chết trong vụ khủng bố. Phải chăng, hận thù trong cuộc chiến cách nay một phần tư thế kỷ còn quá sâu đậm, hay vì những người này chỉ muốn nói cho hợp đường lối của đảng để khỏi bị rắc rối vì tiếp xúc với báo giới nước ngoài? Hay là do chính cán bộ đảng đã chỉ thị cho phải nói thế? Ai cũng biết khủng bố là sở trường của Việt cộng khi chúng còn yếu thế dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm. Việt cộng là bậc thầy về khủng bố. Cho nên thấy khủng bố thành công trong việc giết hại dân lành thì họ vui mừng là phải.
Xin kể 3 trong số nửa tá trường hợp đã được tờ Deutsche Press-Agentun phỏng vấn. Một sinh viên đã đậu cử nhân đại học Xây Dựng Hà Nội đã phát biểu:“Nhiều người ở đây xem vụ khủng bố là hành động anh hùng vì họ dám đụng tới siêu cường Mỹ.”
Một sinh viên khác tên Đặng Quang Bảo thì nói: “Vụ khủng bố sẽ làm Mỹ mở mắt vì Mỹ đã mù quáng áp đặt lên thế giới bằng cách cấm vận và can thiệp vào nội bộ các nước. Khi nghe nói Mỹ bị tấn công, nhiều người đã nói, như thế là đáng lắm!”
Một giáo sư của viện Bang Giao Quốc Tế nói:“Chẳng qua vì thủ tục ngoại giao nên những nhà lãnh đạo các nước mới phải lên án vụ khủng bố. Chứ tôi tin rằng có tới 80 phần trăm dư luận thế giới ca ngợi hành động khủng bố này”!
Phản ứng của tên trùm khủng bố Osama bin Laden và nước chứa chấp y
Theo tài liệu của ông Phạm Đình Mai thì Osama bin Laden sinh năm 1957 tại Saudi Arabia, là con thứ 17 trong số 53 anh chị em. Mẹ y là vợ thứ 10 của Muhamad Awad (Mohammed bin Awad bin Laden – DCVOnline). Ông này chết (1968) đã để lại cho Laden hàng tỉ Mỹ kim. Y có 4 vợ và 14 con. Năm 1987 y thành lập tổ chức khủng bố al-Qaeda, ban đầu nhằm mục đích chống Liên Xô. Nhưng sau khi LX rút khỏi A Phú Hãn, y chuyển sang chống Do Thái và Hoa Kỳ. Năm 1991 y bị đuổi khỏi A Phú Hãn sang Sudan và 3 năm sau bị tước bỏ quốc tịch A Rập Saudi vì chống quốc vương.
Năm 1996 y tuyên bố thánh chiến để giải phóng Hồi Giáo và trở về A Phú Hãn tìm sự che chở của phe nhóm Taliban. Y thường sử dụng những hầm trú ẩn kiên cố mà Hoa Kỳ đã thiết kế giúp chính quyền A Phú Hãn trong chiến tranh chống Liên Xô. Ngày 20 tháng 8 năm 1998 hải quân Hoa Kỳ đã phóng hỏa tiễn tự điều khiển để giết y lúc đó được báo cáo là sẽ có mặt trong một cuộc họp mặt khoảng hơn 200 tên khủng bố. Nhưng y đã rời nơi đó một giờ trước. Kể từ đó để bảo đảm an ninh cá nhân, y không dám dùng phương tiện liên lạc bằng điện tử nữa, chỉ nói miệng với những tay chân thân tín để truyền lệnh, cho nên ngày nay, muốn tìm tung tích của y rất khó.
Trong những ngày đầu khi mọi người khắp nơi trên thế giới lên án vụ khủng bố 911, thì Osama bin Laden lên tiếng phủ nhận y không dính líu trong vụ này. Nhà cầm quyền Taliban ở A Phú Hãn cũng chối và bảo Laden đã ra khỏi nước. Nhưng rồi lại thấy Laden lên tiếng công kích Mỹ và kêu gọi thánh chiến chống kẻ thù của Hồi Giáo là Hoa Kỳ, nêu đích danh Tổng Thống Bush mà y gọi là kẻ cầm đầu thập tự quân chống Hồi Giáo.
Ngày 23-9-01 sau khi được tin một vài tín đồ đã tử thương trong các cuộc xô xát với cảnh sát Pakistan, Laden đã đưa ra một lời kêu gọi thánh chiến được hệ thống truyền hình al-Jazeera truyền đi, và được hãng thông tấn AP dịch từ tiếng Ả Rập sang Anh ngữ. Sau đây chúng tôi trích dịch một đoạn vắn:
“Nhân danh đấng Allah chí nhân, chí thánh. Gửi anh em Hồi Giáo ở Pakistan. Chúng ta hy vọng là những anh em đó là những vị thánh tử đạo đầu tiên trong cuộc chiến của đạo Hồi trong vùng này chống lại liên minh Thập Tự Quân Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo do tên đầu sỏ thập tự binh George Bush cầm đầu dưới ngọn cờ Thập Giá…”
Tổ chức al-Qaeda của y còn đe dọa, “Bất cứ nơi nào có người Mỹ và Do Thái, chúng đều là mục tiêu phải tấn công.” Về phía mình, nhóm al-Qaeda khẳng định: “Chúng ta đủ sức tự vệ. Chiến binh của cuộc thánh chiến đã sẵn sàng.”
Nhà cầm quyền Anh đã tịch thu được tại nhà một kẻ ủng hộ bin Laden gần sân bay Heathrow, Luân Đôn, một tài liệu huấn luyện thánh chiến 200 trang trong đó bin Laden đã dạy cách đánh bom các tòa nhà ở trung tâm thương mại, hành hạ và giết các con tin như thế nào. Tập tài liệu có tên là “Binh Pháp về Thánh Chiến chống bạo quyền”. Trong tài liệu này có ghi huấn thị cho những tên khủng bố quyết tử như sau: “(Trước khi tự sát) Hãy tỏ ra vui mừng và mãn nguyện, vì bạn sắp làm một việc mà Thượng Đế yêu thích.”
Nhà cầm quyền Taliban ở A Phú Hãn từng che chở cho bin Laden đã tổ chức những cuộc biểu tình chống Mỹ, xé, đốt quốc kỳ Mỹ và hình nộm Tổng Thống Bush. Mặc dầu đã bị cô lập hoàn toàn với thế giới, vì phái bộ ngoại giao duy nhất của Pakistan cũng đã rút khỏi nước này, nhưng thủ lãnh Taliban là Mullah Mohammed Omar vẫn còn nói giọng thách thức nhắm vào Hoa Kỳ, “Dù cho Mỹ có giết được Osama bin Laden và chính tôi, thì cũng đừng hòng thoát ra khỏi cơn khủng hoảng này.” Bộ trưởng quốc phòng A Phú Hãn thì nói Taliban có đủ vũ khí đạn dược để chống trả lục và không quân Mỹ. Ông ta cũng nói là số quân tình nguyện đã tăng làm cho hàng ngũ nhân dân tự vệ dư thừa. Ông ta còn khoe là đã có 300,000 quân có kinh nghiệm trong cuộc “thánh chiến”, và khuyên nhân dân A Phú Hãn hãy tỉnh thức và chuẩn bị cho cuộc thánh chiến.
Nhưng gần cuối tháng 9 thì viên đại sứ A Phú Hãn ở thủ đô Pakistan lại nói Osama bin Laden hãy còn ở trong nước và đang do bọn họ kiểm soát. Nếu Hoa Kỳ trưng được bằng chứng là y chủ mưu vụ khủng bố 911 thì sẽ thương lượng để giao nộp y. Nhưng, như vậy thì làm sao mà tin được. Vì chỉ mới ít lâu trước đó bọn họ đã chối là không biết Laden ở đâu, hoặc y có thể đã ra khỏi nước. Với cuộc dàn quân của Hoa Kỳ chung quanh nước này, dân A Phú Hãn đã ùn ùn chạy trốn sang Pakistan, bất chấp mọi nguy hiểm. Hiện nay số người tỵ nạn này đã vượt quá con số 2 triệu. Đầu tháng 10, có tin từ phía “Liên Minh Phương Bắc” nói rằng bọn đầu sỏ Taliban cũng đã tìm đường tẩu thoát và có nhiều bộ lạc đang muốn liên kết với Liên Minh này để chống Taliban. Nhưng cũng có thể là bọn đầu sỏ chỉ bỏ các vùng thành thị, trốn lên rừng núi để chuẩn bị “thánh chiến”.
Những biện pháp Hoa Kỳ áp dụng để trừ tận gốc nạn khủng bố
Trong hàng loạt bài diễn văn và những lời tuyên bố từ ngày 911 đến nay, Tổng Thống Bush và các phụ tá của ông đã cho thấy chính phủ sẽ dùng mọi biện pháp để 1) Truy nã tên chính phạm Osama bin Laden và đồng đảng, nhất là tổ chức al-Qaeda của y. 2) Phong tỏa mọi nguồn tài chính của y và các tổ chức ngoại vi tài trợ khủng bố. 3) Bắt buộc nhà cầm quyền Taliban ở A Phú Hãn phải trao tên chính phạm bin Laden, bằng không thì sẽ dùng biện pháp quân sự lật đổ chính quyền Taliban. 4) Tìm cách liên lạc và yểm trợ tổ chức chống Taliban, mệnh danh là “Liên Minh Phương Bắc”, để đem tổ chức này lên thay thế nhóm Taliban. 5) Mở cuộc vận động ngoại giao trên khắp thế giới để tranh thủ sự đồng tình và quyết tâm diệt khủng bố của càng nhiều quốc gia càng tốt.
Ta hãy xem cho đến nay chính quyền Bush đã làm được những gì trong kế hoạch đã nêu.
Theo tài liệu của ông Phạm Đình Mai thì Osama bin Laden sinh năm 1957 tại Saudi Arabia, là con thứ 17 trong số 53 anh chị em. Mẹ y là vợ thứ 10 của Muhamad Awad (Mohammed bin Awad bin Laden – DCVOnline). Ông này chết (1968) đã để lại cho Laden hàng tỉ Mỹ kim. Y có 4 vợ và 14 con. Năm 1987 y thành lập tổ chức khủng bố al-Qaeda, ban đầu nhằm mục đích chống Liên Xô. Nhưng sau khi LX rút khỏi A Phú Hãn, y chuyển sang chống Do Thái và Hoa Kỳ. Năm 1991 y bị đuổi khỏi A Phú Hãn sang Sudan và 3 năm sau bị tước bỏ quốc tịch A Rập Saudi vì chống quốc vương.
Năm 1996 y tuyên bố thánh chiến để giải phóng Hồi Giáo và trở về A Phú Hãn tìm sự che chở của phe nhóm Taliban. Y thường sử dụng những hầm trú ẩn kiên cố mà Hoa Kỳ đã thiết kế giúp chính quyền A Phú Hãn trong chiến tranh chống Liên Xô. Ngày 20 tháng 8 năm 1998 hải quân Hoa Kỳ đã phóng hỏa tiễn tự điều khiển để giết y lúc đó được báo cáo là sẽ có mặt trong một cuộc họp mặt khoảng hơn 200 tên khủng bố. Nhưng y đã rời nơi đó một giờ trước. Kể từ đó để bảo đảm an ninh cá nhân, y không dám dùng phương tiện liên lạc bằng điện tử nữa, chỉ nói miệng với những tay chân thân tín để truyền lệnh, cho nên ngày nay, muốn tìm tung tích của y rất khó.
Trong những ngày đầu khi mọi người khắp nơi trên thế giới lên án vụ khủng bố 911, thì Osama bin Laden lên tiếng phủ nhận y không dính líu trong vụ này. Nhà cầm quyền Taliban ở A Phú Hãn cũng chối và bảo Laden đã ra khỏi nước. Nhưng rồi lại thấy Laden lên tiếng công kích Mỹ và kêu gọi thánh chiến chống kẻ thù của Hồi Giáo là Hoa Kỳ, nêu đích danh Tổng Thống Bush mà y gọi là kẻ cầm đầu thập tự quân chống Hồi Giáo.
Ngày 23-9-01 sau khi được tin một vài tín đồ đã tử thương trong các cuộc xô xát với cảnh sát Pakistan, Laden đã đưa ra một lời kêu gọi thánh chiến được hệ thống truyền hình al-Jazeera truyền đi, và được hãng thông tấn AP dịch từ tiếng Ả Rập sang Anh ngữ. Sau đây chúng tôi trích dịch một đoạn vắn:
“Nhân danh đấng Allah chí nhân, chí thánh. Gửi anh em Hồi Giáo ở Pakistan. Chúng ta hy vọng là những anh em đó là những vị thánh tử đạo đầu tiên trong cuộc chiến của đạo Hồi trong vùng này chống lại liên minh Thập Tự Quân Do Thái Giáo và Ki Tô Giáo do tên đầu sỏ thập tự binh George Bush cầm đầu dưới ngọn cờ Thập Giá…”
Tổ chức al-Qaeda của y còn đe dọa, “Bất cứ nơi nào có người Mỹ và Do Thái, chúng đều là mục tiêu phải tấn công.” Về phía mình, nhóm al-Qaeda khẳng định: “Chúng ta đủ sức tự vệ. Chiến binh của cuộc thánh chiến đã sẵn sàng.”
Nhà cầm quyền Anh đã tịch thu được tại nhà một kẻ ủng hộ bin Laden gần sân bay Heathrow, Luân Đôn, một tài liệu huấn luyện thánh chiến 200 trang trong đó bin Laden đã dạy cách đánh bom các tòa nhà ở trung tâm thương mại, hành hạ và giết các con tin như thế nào. Tập tài liệu có tên là “Binh Pháp về Thánh Chiến chống bạo quyền”. Trong tài liệu này có ghi huấn thị cho những tên khủng bố quyết tử như sau: “(Trước khi tự sát) Hãy tỏ ra vui mừng và mãn nguyện, vì bạn sắp làm một việc mà Thượng Đế yêu thích.”
Nhà cầm quyền Taliban ở A Phú Hãn từng che chở cho bin Laden đã tổ chức những cuộc biểu tình chống Mỹ, xé, đốt quốc kỳ Mỹ và hình nộm Tổng Thống Bush. Mặc dầu đã bị cô lập hoàn toàn với thế giới, vì phái bộ ngoại giao duy nhất của Pakistan cũng đã rút khỏi nước này, nhưng thủ lãnh Taliban là Mullah Mohammed Omar vẫn còn nói giọng thách thức nhắm vào Hoa Kỳ, “Dù cho Mỹ có giết được Osama bin Laden và chính tôi, thì cũng đừng hòng thoát ra khỏi cơn khủng hoảng này.” Bộ trưởng quốc phòng A Phú Hãn thì nói Taliban có đủ vũ khí đạn dược để chống trả lục và không quân Mỹ. Ông ta cũng nói là số quân tình nguyện đã tăng làm cho hàng ngũ nhân dân tự vệ dư thừa. Ông ta còn khoe là đã có 300,000 quân có kinh nghiệm trong cuộc “thánh chiến”, và khuyên nhân dân A Phú Hãn hãy tỉnh thức và chuẩn bị cho cuộc thánh chiến.
Nhưng gần cuối tháng 9 thì viên đại sứ A Phú Hãn ở thủ đô Pakistan lại nói Osama bin Laden hãy còn ở trong nước và đang do bọn họ kiểm soát. Nếu Hoa Kỳ trưng được bằng chứng là y chủ mưu vụ khủng bố 911 thì sẽ thương lượng để giao nộp y. Nhưng, như vậy thì làm sao mà tin được. Vì chỉ mới ít lâu trước đó bọn họ đã chối là không biết Laden ở đâu, hoặc y có thể đã ra khỏi nước. Với cuộc dàn quân của Hoa Kỳ chung quanh nước này, dân A Phú Hãn đã ùn ùn chạy trốn sang Pakistan, bất chấp mọi nguy hiểm. Hiện nay số người tỵ nạn này đã vượt quá con số 2 triệu. Đầu tháng 10, có tin từ phía “Liên Minh Phương Bắc” nói rằng bọn đầu sỏ Taliban cũng đã tìm đường tẩu thoát và có nhiều bộ lạc đang muốn liên kết với Liên Minh này để chống Taliban. Nhưng cũng có thể là bọn đầu sỏ chỉ bỏ các vùng thành thị, trốn lên rừng núi để chuẩn bị “thánh chiến”.
Những biện pháp Hoa Kỳ áp dụng để trừ tận gốc nạn khủng bố
Trong hàng loạt bài diễn văn và những lời tuyên bố từ ngày 911 đến nay, Tổng Thống Bush và các phụ tá của ông đã cho thấy chính phủ sẽ dùng mọi biện pháp để 1) Truy nã tên chính phạm Osama bin Laden và đồng đảng, nhất là tổ chức al-Qaeda của y. 2) Phong tỏa mọi nguồn tài chính của y và các tổ chức ngoại vi tài trợ khủng bố. 3) Bắt buộc nhà cầm quyền Taliban ở A Phú Hãn phải trao tên chính phạm bin Laden, bằng không thì sẽ dùng biện pháp quân sự lật đổ chính quyền Taliban. 4) Tìm cách liên lạc và yểm trợ tổ chức chống Taliban, mệnh danh là “Liên Minh Phương Bắc”, để đem tổ chức này lên thay thế nhóm Taliban. 5) Mở cuộc vận động ngoại giao trên khắp thế giới để tranh thủ sự đồng tình và quyết tâm diệt khủng bố của càng nhiều quốc gia càng tốt.
Ta hãy xem cho đến nay chính quyền Bush đã làm được những gì trong kế hoạch đã nêu.
1. Các lực lượng an ninh quốc gia như FBI và CIA đã tận lực làm việc trong suốt tháng 9 để tìm thêm thủ phạm và nghi can trong nước và ở ngoại quốc. Trên khắp thế giới đã có 150 người bị bắt giữ để điều tra. Và nhờ có sự hợp tác của cơ quan an ninh Đức quốc, người ta đã biết thêm được rằng không phải chỉ có 19 tên quyết tử trong vụ 911, mà còn thêm 11 tên nữa. Nhưng chúng là ai thì chưa được tiết lộ. Cũng nhờ các cơ quan an ninh nước ngoài mà ta còn biết có thể trong tương lai sẽ có những cuộc khủng bố bằng vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học, vi trùng, có thể làm hàng triệu người chết. Vì vậy chính phủ đang xin Quốc Hội trao quyền rộng rãi thêm để, ví dụ, có thể giữ những nghi can lâu hơn là luật định chỉ trong vòng 24 tiếng.
2. Cho đến cuối tháng 9, theo lời Tổng Thống Bush, có 6 triệu trong các trương mục ngân hàng dính líu đến bọn khủng bố đã bị phong tỏa. Tại Mỹ 30 trương mục liên hệ đến bin Laden và tổ chức al-Qaeda đã bị phong tỏa cộng với 20 trương mục khác ở ngoại quốc.
2. Cho đến cuối tháng 9, theo lời Tổng Thống Bush, có 6 triệu trong các trương mục ngân hàng dính líu đến bọn khủng bố đã bị phong tỏa. Tại Mỹ 30 trương mục liên hệ đến bin Laden và tổ chức al-Qaeda đã bị phong tỏa cộng với 20 trương mục khác ở ngoại quốc.
3. Việc làm áp lực với nhà cầm quyền Taliban giao nộp bin Laden cho Hoa Kỳ, xem ra không có kết quả. Mặc đù Pakistan đã nhắn tiếng cho nhóm này biết là Mỹ đã sẵn sàng để tấn công vào A Phú Hãn. Bọn họ muốn Hoa Kỳ trưng bằng chứng để thương lượng. Nhưng chính Tổng Thống Bush đã từng khẳng định không thể thương lượng, hay trì hoãn.
Căn cứ vào những lời tuyên bố ngoan cố và hiếu chiến của bin Laden và tổ chức al-Qaeda của y ở phần trên, có lẽ khó tránh biện pháp quân sự.
Trọng điểm là A Phú Hãn, nhưng cũng nên biết rằng tổ chức tay sai của Osama bin Laden không phải chỉ có ở nước này, mà còn ở rải rác trên nhiều quốc gia khác, kể cả Nga, Canada và chính Hoa Kỳ. Nhưng theo tài liệu của CIA cho biết thì al-Qaeda có cơ sở mạnh nhất tại các nước Á Phi sau đây: Pakistan, Yemen, Sudan, Ai Cập, và Algeria. Vì vậy có thắng ở A Phú Hãn, và bắt được bin Laden, thì xem ra cũng chưa chấm dứt được nạn khủng bố.
Hiện nay lực lượng tác chiến của Mỹ chung quanh vùng chiến lược này có thể kể sơ: Căn cứ không quân tại Incirlik, Thổ. Căn cứ không quân Prince Sultan tại Ả Rập Saudi. Một số máy bay, chiến xa và 3000 bộ binh tại căn cứ Ahmed-al Jabr, tại Kuwait. Căn cứ không quân Jufair tại Bahrain. Tại Vịnh Ba Tư thì có hàng không mẫu hạm Carl Winson với 70 máy bay, một tiềm thủy đĩnh, nhiều tầu tuần dương và khu trục và 400 hỏa tiễn tầm xa. Và sau cùng tại Ấn Độ Dương thì có hàng không mẫu hạm Enterprise với 4 phi đoàn chiến đấu cơ, 14 tầu chiến và 500 hỏa tiễn tầm xa Cruise. Nghe nói hàng không mẫu hạm Kitty Hawk mới được điều động từ Nhật sang vùng này.
Ngoài ra đã có 29,000 quân tác chiến đã lên đường và 17,000 lính trừ bị đã được lệnh nhập ngũ.
Đó là chưa kể hàng ngàn gián điệp, đặc công của CIA đã được tung vào trận chiến. Có điều khó tin là những vụ khủng bố nhắm vào người Mỹ đã xảy ra hàng chục năm nay rồi mà nay CIA mới bắt đầu tuyển nhân viên biết nói tiếng Ả Rập, vì từ trước tới nay không có điệp viên nào thông thạo tiếng Ả Rập sẵn sàng vào hoạt động trong các nước Ả Rập hay Hồi Giáo!
Tuy nhiên nếu căn cứ vào lời tuyên bố của Tổng Thống Bush, cuộc chiến này là một cuộc chiến lâu dài gian khổ đòi nhiều kiên nhẫn và hy sinh, và nếu coi đây là cuộc chiến ngay trên đất Mỹ lần đầu tiên, thì cũng nên xét đến thực lực của quân lực Mỹ hiện nay, so với cách nay một thập kỷ. Trước khi Liên Xô sụp đổ, quân lực Mỹ tổng số trên 2 triệu: lục quân 750 ngàn; hải quân 583 ngàn, không quân 539 ngàn thủy quân lục chiến 197 ngàn. Nay chi có 1 triệu 384 ngàn: lục quân gần nửa triệu, hải quân 373 ngàn, không quân 355,700; thủy quân lục chiến 173 ngàn. Đó là chưa kể vũ khí cũng như tầu chiến, phi cơ đã cũ và chưa được tân trang đúng mức.
Do đó sự cố gắng hy sinh về nhân lực vật lực và tài chánh phải nhiều hơn người ta tưởng.
4. Một khi thuyết phục và làm áp lực với nhóm Taliban không thành công thì phải dùng đến những phần tử hiếu hòa, hiện đang chống chính quyền Taliban. Trong số này, Hoa Kỳ đã chú ý tới tổ chức mệnh danh là “Liên Minh Phương Bắc”. Trước ngày 911, tổ chức này do một tướng lãnh có tài là Amed Shah Massoud cầm đầu, tiếc rằng ông đã bị trúng bom và mất ngày 15 tháng 9 vừa qua, chỉ 4 ngày sau vụ khủng bố. Có nhiều khả năng Osama bin Laden đã ra lệnh giết ông. Tổ chức này tuy chỉ kiểm soát khoảng 5 phần trăm lãnh thổ A Phú Hãn, nhưng được nhiều nước thừa nhận, kể cả Liên Xô. Người lên thay Massoud là Mohammed Fahim. Gần đây có tin cựu quốc vương Mohammed Zahir Shah tuy đã 86 tuổi (hiện sống lưu vong ở Roma, Ý) cũng mới lên tiếng sẵn sàng hợp tác với tổ chức liên hiệp các lực lượng chống Taliban trong nước. Được tin này lãnh tụ Taliban Omar liền lên tiếng chế riễu và thách thức chẳng những vị vua này mà cả Hoa Kỳ nữa. Người ta hy vọng, khi vị cựu hoàng này nhập cuộc, thì sẽ có thể lôi kéo được một số bộ lạc sẽ bỏ nhóm Taliban đi theo nhà vua cũ.
Theo cách dàn quân của Mỹ tại vùng này, và với hy vọng dựa vào “Liên Minh Phương Bắc” thì ta có thể hiểu Hoa Kỳ muốn đưa quân tác chiến vào A Phú Hãn để giúp phe đối lập đoạt chính quyền, rồi bắt bin Laden, phá hủy các căn cứ huấn luyện và đào tạo đạo quân khủng bố. Nhưng chuyện này theo các phân tích gia thì rất phiêu lưu và có thể trở thành một thứ Việt Nam mới. Vì chính Liên Xô đã thất bại ở đây trước khi tan rã. Và lịch sử A Phú Hãn với 25 triệu dân này còn ghi rằng trước đó (giữa thế kỷ 19) đế quốc Anh cũng đã thất bại ê chề. Vì chẳng những địa thế hiểm trở, mà người dân nghèo đói không biết sợ chết trong khi chiến đấu cho một lý tưởng tôn giáo cuồng tín. Họ được nhóm quá khích tuyên truyền rằng đây là một cuộc “thánh chiến” để bảo vệ “đạo pháp” (nói theo kiểu Thích Trí Quang) chống bọn “vô đạo” (infidels) là do Thái và Hoa Kỳ.
4. Về phương diện ngoại giao, để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các đồng minh, nhất là của một số nước Ả Rập và Hồi Giáo, Hoa Kỳ kỳ vọng rất nhiều ở chính quyền Pakistan hiện nay với dân số 140 triệu. Nhưng xem ra càng ngày Tổng Thống Musharaff càng gặp thách đố do các phần tử Hồi Giáo cực đoan trong nước. Nhóm này, do Mufti Nizamuddin Shamzai lãnh đạo, trước đây đã lên án bọn khủng bố. Nhưng nay bỗng nhiên đưa ra một sắc lệnh tôn giáo kêu gọi “thánh chiến” chống Hoa Kỳ và cả Tổng Thống Musharraf. Nhóm này rất mạnh tại thành phố lớn nhất Pakistan.
Ai Cập cũng là đồng minh của Hoa Kỳ từ lâu. Vậy mà lần này Tổng Thống Mubarack nhất định muốn Hoa Kỳ phải có bằng chứng trùm Osama bin Laden là chủ mưu vụ khủng bố mới nên khai chiến.
Có thể hiểu rằng các nước Ả Rập và Hồi Giáo tuy có một số thân Tây phương và đã từng nhận viện trợ hậu hĩnh của Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn sợ ảnh hưởng của Osama bin Laden. Y là tỉ phú, lại có nhiều tổ chức tay sai tại nhiều nước trên thế giới, có nhiều cán bộ được huấn luyện kĩ, lại cuồng tín, sẵn sàng liều chết để nghe lời y, thì dĩ nhiên y làm cho các chính quyền thân Mỹ phải e ngại. Y đã kêu gọi chống chính phủ Pakistan, thì y cũng có thể kêu gọi chống các chính phủ Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ v.v…, nếu các nước này tiếp tay cho Mỹ để tiêu diệt nhóm Taliban, có thể y sẽ lật đổ hay ám sát.
Vả lại trong khối Ả Rập và Hồi Giáo, ngoài A Phú Hãn với nhóm cuồng tín Taliban còn nhiều chính quyền chống Mỹ như Iraq với Saddam Hussein, Lybia với Gaddafi, Iran với Khamenei v.v... Và như đã nói trên, ngay tại các nước mà chính quyền phần nào thân Mỹ các nhóm chính trị đối lập, có xu hướng cực đoan lại kịch liệt chống Mỹ và lôi kéo theo một số đông dân chúng chống Mỹ.
Vì vậy, vận động các chính phủ không đủ. Điều quan trọng là quần chúng trong các quốc gia Ả Rập và Hồi Giáo. Hình như Tổng Thống Bush chưa đặt đúng mức vấn đề này, tuy – chỉ trong một bài diễn văn – ông phân biệt rất rõ giữa bọn khủng bố với nhân dân Ả Rập và tín đồ Hồi Giáo. Điều quan trọng là sự phân biệt rất quan trọng này phải được phổ biến rộng rãi, nhắc đi nhắc lại một cách có hệ thống và có phối khí (orchestration), để có thể đến tai nhân dân các nước Ả Rập và Hồi Giáo. (Muốn được vậy, phải dịch ra tiếng Ả Rập và vận động để các đài và báo các nước Ả Rập cho phổ biến nhiều lần. Không coi trọng vấn đề tuyên truyền, thì không thể nào làm được điều đó, dù có binh hùng tướng mạnh đến mấy.)
Một vài ý kiến cá nhân
Suốt trong tháng 9 nhân dân Mỹ trên toàn quốc đã quan tâm đặc biệt đến tình hình đất nước và những biện pháp mà chính phủ trù tính sẽ áp dụng, trong cũng như ngoài nước, để bảo vệ tự do và an ninh tổ quốc. Trước khi kết luận, chúng tôi xin trích dưới đây một ý kiến đã được đăng tải trên các báo địa phương.
Douglas Foight, San Diego:
Căn cứ vào những lời tuyên bố ngoan cố và hiếu chiến của bin Laden và tổ chức al-Qaeda của y ở phần trên, có lẽ khó tránh biện pháp quân sự.
Trọng điểm là A Phú Hãn, nhưng cũng nên biết rằng tổ chức tay sai của Osama bin Laden không phải chỉ có ở nước này, mà còn ở rải rác trên nhiều quốc gia khác, kể cả Nga, Canada và chính Hoa Kỳ. Nhưng theo tài liệu của CIA cho biết thì al-Qaeda có cơ sở mạnh nhất tại các nước Á Phi sau đây: Pakistan, Yemen, Sudan, Ai Cập, và Algeria. Vì vậy có thắng ở A Phú Hãn, và bắt được bin Laden, thì xem ra cũng chưa chấm dứt được nạn khủng bố.
Hiện nay lực lượng tác chiến của Mỹ chung quanh vùng chiến lược này có thể kể sơ: Căn cứ không quân tại Incirlik, Thổ. Căn cứ không quân Prince Sultan tại Ả Rập Saudi. Một số máy bay, chiến xa và 3000 bộ binh tại căn cứ Ahmed-al Jabr, tại Kuwait. Căn cứ không quân Jufair tại Bahrain. Tại Vịnh Ba Tư thì có hàng không mẫu hạm Carl Winson với 70 máy bay, một tiềm thủy đĩnh, nhiều tầu tuần dương và khu trục và 400 hỏa tiễn tầm xa. Và sau cùng tại Ấn Độ Dương thì có hàng không mẫu hạm Enterprise với 4 phi đoàn chiến đấu cơ, 14 tầu chiến và 500 hỏa tiễn tầm xa Cruise. Nghe nói hàng không mẫu hạm Kitty Hawk mới được điều động từ Nhật sang vùng này.
Ngoài ra đã có 29,000 quân tác chiến đã lên đường và 17,000 lính trừ bị đã được lệnh nhập ngũ.
Đó là chưa kể hàng ngàn gián điệp, đặc công của CIA đã được tung vào trận chiến. Có điều khó tin là những vụ khủng bố nhắm vào người Mỹ đã xảy ra hàng chục năm nay rồi mà nay CIA mới bắt đầu tuyển nhân viên biết nói tiếng Ả Rập, vì từ trước tới nay không có điệp viên nào thông thạo tiếng Ả Rập sẵn sàng vào hoạt động trong các nước Ả Rập hay Hồi Giáo!
Tuy nhiên nếu căn cứ vào lời tuyên bố của Tổng Thống Bush, cuộc chiến này là một cuộc chiến lâu dài gian khổ đòi nhiều kiên nhẫn và hy sinh, và nếu coi đây là cuộc chiến ngay trên đất Mỹ lần đầu tiên, thì cũng nên xét đến thực lực của quân lực Mỹ hiện nay, so với cách nay một thập kỷ. Trước khi Liên Xô sụp đổ, quân lực Mỹ tổng số trên 2 triệu: lục quân 750 ngàn; hải quân 583 ngàn, không quân 539 ngàn thủy quân lục chiến 197 ngàn. Nay chi có 1 triệu 384 ngàn: lục quân gần nửa triệu, hải quân 373 ngàn, không quân 355,700; thủy quân lục chiến 173 ngàn. Đó là chưa kể vũ khí cũng như tầu chiến, phi cơ đã cũ và chưa được tân trang đúng mức.
Do đó sự cố gắng hy sinh về nhân lực vật lực và tài chánh phải nhiều hơn người ta tưởng.
4. Một khi thuyết phục và làm áp lực với nhóm Taliban không thành công thì phải dùng đến những phần tử hiếu hòa, hiện đang chống chính quyền Taliban. Trong số này, Hoa Kỳ đã chú ý tới tổ chức mệnh danh là “Liên Minh Phương Bắc”. Trước ngày 911, tổ chức này do một tướng lãnh có tài là Amed Shah Massoud cầm đầu, tiếc rằng ông đã bị trúng bom và mất ngày 15 tháng 9 vừa qua, chỉ 4 ngày sau vụ khủng bố. Có nhiều khả năng Osama bin Laden đã ra lệnh giết ông. Tổ chức này tuy chỉ kiểm soát khoảng 5 phần trăm lãnh thổ A Phú Hãn, nhưng được nhiều nước thừa nhận, kể cả Liên Xô. Người lên thay Massoud là Mohammed Fahim. Gần đây có tin cựu quốc vương Mohammed Zahir Shah tuy đã 86 tuổi (hiện sống lưu vong ở Roma, Ý) cũng mới lên tiếng sẵn sàng hợp tác với tổ chức liên hiệp các lực lượng chống Taliban trong nước. Được tin này lãnh tụ Taliban Omar liền lên tiếng chế riễu và thách thức chẳng những vị vua này mà cả Hoa Kỳ nữa. Người ta hy vọng, khi vị cựu hoàng này nhập cuộc, thì sẽ có thể lôi kéo được một số bộ lạc sẽ bỏ nhóm Taliban đi theo nhà vua cũ.
Theo cách dàn quân của Mỹ tại vùng này, và với hy vọng dựa vào “Liên Minh Phương Bắc” thì ta có thể hiểu Hoa Kỳ muốn đưa quân tác chiến vào A Phú Hãn để giúp phe đối lập đoạt chính quyền, rồi bắt bin Laden, phá hủy các căn cứ huấn luyện và đào tạo đạo quân khủng bố. Nhưng chuyện này theo các phân tích gia thì rất phiêu lưu và có thể trở thành một thứ Việt Nam mới. Vì chính Liên Xô đã thất bại ở đây trước khi tan rã. Và lịch sử A Phú Hãn với 25 triệu dân này còn ghi rằng trước đó (giữa thế kỷ 19) đế quốc Anh cũng đã thất bại ê chề. Vì chẳng những địa thế hiểm trở, mà người dân nghèo đói không biết sợ chết trong khi chiến đấu cho một lý tưởng tôn giáo cuồng tín. Họ được nhóm quá khích tuyên truyền rằng đây là một cuộc “thánh chiến” để bảo vệ “đạo pháp” (nói theo kiểu Thích Trí Quang) chống bọn “vô đạo” (infidels) là do Thái và Hoa Kỳ.
4. Về phương diện ngoại giao, để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các đồng minh, nhất là của một số nước Ả Rập và Hồi Giáo, Hoa Kỳ kỳ vọng rất nhiều ở chính quyền Pakistan hiện nay với dân số 140 triệu. Nhưng xem ra càng ngày Tổng Thống Musharaff càng gặp thách đố do các phần tử Hồi Giáo cực đoan trong nước. Nhóm này, do Mufti Nizamuddin Shamzai lãnh đạo, trước đây đã lên án bọn khủng bố. Nhưng nay bỗng nhiên đưa ra một sắc lệnh tôn giáo kêu gọi “thánh chiến” chống Hoa Kỳ và cả Tổng Thống Musharraf. Nhóm này rất mạnh tại thành phố lớn nhất Pakistan.
Ai Cập cũng là đồng minh của Hoa Kỳ từ lâu. Vậy mà lần này Tổng Thống Mubarack nhất định muốn Hoa Kỳ phải có bằng chứng trùm Osama bin Laden là chủ mưu vụ khủng bố mới nên khai chiến.
Có thể hiểu rằng các nước Ả Rập và Hồi Giáo tuy có một số thân Tây phương và đã từng nhận viện trợ hậu hĩnh của Hoa Kỳ, nhưng vẫn còn sợ ảnh hưởng của Osama bin Laden. Y là tỉ phú, lại có nhiều tổ chức tay sai tại nhiều nước trên thế giới, có nhiều cán bộ được huấn luyện kĩ, lại cuồng tín, sẵn sàng liều chết để nghe lời y, thì dĩ nhiên y làm cho các chính quyền thân Mỹ phải e ngại. Y đã kêu gọi chống chính phủ Pakistan, thì y cũng có thể kêu gọi chống các chính phủ Jordan, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ v.v…, nếu các nước này tiếp tay cho Mỹ để tiêu diệt nhóm Taliban, có thể y sẽ lật đổ hay ám sát.
Vả lại trong khối Ả Rập và Hồi Giáo, ngoài A Phú Hãn với nhóm cuồng tín Taliban còn nhiều chính quyền chống Mỹ như Iraq với Saddam Hussein, Lybia với Gaddafi, Iran với Khamenei v.v... Và như đã nói trên, ngay tại các nước mà chính quyền phần nào thân Mỹ các nhóm chính trị đối lập, có xu hướng cực đoan lại kịch liệt chống Mỹ và lôi kéo theo một số đông dân chúng chống Mỹ.
Vì vậy, vận động các chính phủ không đủ. Điều quan trọng là quần chúng trong các quốc gia Ả Rập và Hồi Giáo. Hình như Tổng Thống Bush chưa đặt đúng mức vấn đề này, tuy – chỉ trong một bài diễn văn – ông phân biệt rất rõ giữa bọn khủng bố với nhân dân Ả Rập và tín đồ Hồi Giáo. Điều quan trọng là sự phân biệt rất quan trọng này phải được phổ biến rộng rãi, nhắc đi nhắc lại một cách có hệ thống và có phối khí (orchestration), để có thể đến tai nhân dân các nước Ả Rập và Hồi Giáo. (Muốn được vậy, phải dịch ra tiếng Ả Rập và vận động để các đài và báo các nước Ả Rập cho phổ biến nhiều lần. Không coi trọng vấn đề tuyên truyền, thì không thể nào làm được điều đó, dù có binh hùng tướng mạnh đến mấy.)
Một vài ý kiến cá nhân
Suốt trong tháng 9 nhân dân Mỹ trên toàn quốc đã quan tâm đặc biệt đến tình hình đất nước và những biện pháp mà chính phủ trù tính sẽ áp dụng, trong cũng như ngoài nước, để bảo vệ tự do và an ninh tổ quốc. Trước khi kết luận, chúng tôi xin trích dưới đây một ý kiến đã được đăng tải trên các báo địa phương.
Douglas Foight, San Diego:
“Bây giờ, khi mà Tổng Thống đã kêu gọi chúng ta cầu nguyện…
“Bây giờ, khi mà Quốc Hội đã kêu gọi chúng ta cầu nguyện…
“Bây giờ, khi mà Thống Đốc (Cali) đã kêu gọi chúng ta hãy cầu nguyện…
“Bây giờ khi mà Thị Trưởng (San Diego) đã kêu gọi chúng ta cầu nguyện…
“Bây giờ, khi mà các cơ quan truyền thông thuộc khuynh hướng tự do, và hầu hết các ngành trong xã hội Mỹ đều đã kêu gọi chúng ta hãy cầu nguyện….
“Bây giờ khi mà các giáo hội của chúng ta tập họp lại trong lời kinh đặc biệt…
“Vậy thì bây giờ có phải đã đến lúc “OK” cho con cháu chúng ta cũng được cầu nguyện tại các trường học không?”
“Bây giờ, khi mà Quốc Hội đã kêu gọi chúng ta cầu nguyện…
“Bây giờ, khi mà Thống Đốc (Cali) đã kêu gọi chúng ta hãy cầu nguyện…
“Bây giờ khi mà Thị Trưởng (San Diego) đã kêu gọi chúng ta cầu nguyện…
“Bây giờ, khi mà các cơ quan truyền thông thuộc khuynh hướng tự do, và hầu hết các ngành trong xã hội Mỹ đều đã kêu gọi chúng ta hãy cầu nguyện….
“Bây giờ khi mà các giáo hội của chúng ta tập họp lại trong lời kinh đặc biệt…
“Vậy thì bây giờ có phải đã đến lúc “OK” cho con cháu chúng ta cũng được cầu nguyện tại các trường học không?”
(Cách đây ít năm, việc để học sinh đọc kinh vài phút trong các trường học Ki Tô Giáo đã bị cấm, viện lý do không nên đưa tôn giáo vào học đường, căn cứ vào sự phân biện giữa nhà thờ và nhà nước.)
Kết luận
Qua những lời tuyên bố và phản ứng của chính quyền và nhân dân Mỹ cũng như của các nước đồng minh của Mỹ, và qua phản ứng của tay trùm khủng bố và nhà cầm quyền Taliban dung dưỡng che chở y, nhất là qua phản ứng của các chính quyền các nước Ả Rập và Hồi Giáo một đàng và đàng khác, của nhân dân và phe đối lập trong các nước đó, ta có thể nhận định một cách khái quát như sau.
Hoa Kỳ đã quyết tâm tiêu diệt khủng bố, dù cho phải dùng biện pháp quân sự, dù nhân dân Mỹ có phải hy sinh trong một thời gian dài. Những biện pháp mà chính phủ Mỹ áp dụng cho thấy rõ quyết tâm đó.
Phương pháp phong tỏa các tài khoản của bọn khủng bố đã bắt đầu có kết quả. Nhưng còn phải làm hơn thế nhiều lắm mới hy vọng làm cho nguồn tài trợ khủng bố cạn kiệt, hòng làm tê liệt các chương trình kế hoạch dã man của chúng. Và ai cũng thấy là rất khó, vì có nhiều tổ chức từ thiện cũng tài trợ chúng, nhiều chính phủ có lẽ cũng phải “hối lộ” chúng để hỏa tiễn, xe bom, máy bay không lao vào các công sở.
Nỗ lực của các cơ quan an ninh trong nước cũng như ở ngoại quốc trong tháng 9 cũng cho thấy thêm nhiều mắt xích mới trong dây chuyền tổ chức khủng bố thế giới. Các chính phủ Tây phương đã giúp các cơ quan an ninh Mỹ tìm thêm nhiều nghi can, và hy vọng sẽ trình được bằng chứng tên trùm bin Laden là thủ phạm vụ 911, hay ít nhất cũng dính líu đến các vụ khủng bố trong thập niên vừa qua. Và như vậy nếu bọn Taliban không chịu giao Laden cho Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ sẽ có lý do tấn công vào A Phú Hãn, với sự tiếp tay của nhiều quốc gia khác.
Hoa Kỳ đã sẵn sàng và thực tế đã dàn binh bố trận chung quanh vùng này. Nhưng triển vọng thắng nhanh thắng mạnh như thời chiến tranh vùng Vịnh thập niên trước thì thật mỏng manh. Nếu không bắt được chính phạm, không phá hủy được các căn cứ của bọn chúng rải rác ở nhiều nơi trên thế giới, thì hiểm họa chiến tranh thế giới khó tránh khỏi.
Những vận động ngoại giao với các nước thân hữu, các nước trong thế giới thứ ba cũng có vẻ thành công. Nhưng điều cần là vận động nhân dân các nước Ả Rập và Hồi Giáo thì có lẽ mới chỉ có trong dự định. Việc thực hiện đòi phải có những cố gắng mới, thoát ra ngoài nề nếp suy tư chiến lược vốn có của Mỹ. Nghĩa là phải có một đạo quân tuyên truyền rộng lớn, hữu hiệu, được trang bị bằng những kiến thức vững chắc về tâm lý, phong tục tập quán của nhân dân các nước Hồi Giáo. Sự khó khăn của các cơ quan an ninh trong việc tuyển dụng những cán bộ thông thạo tiếng Ả Rập cho thấy công việc chưa có gì đáng khích lệ.
Về chuyện này, có thể rút kinh nghiệm trong chiến tranh Việt Nam. Cho đến nay, sau khi Liên Xô tan rã và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, không còn ai nghi ngờ là cộng sản là xấu là ác. Vì nó đã giết hại 5 lần nhiều hơn Đức Quốc Xã thời thế chiến II. Vậy mà phe quốc gia Việt Nam và sau này cả Hoa Kỳ không sao thuyết phục được cho dân chúng Việt Nam đừng ủng hộ Việt Minh cộng sản, để đến nỗi ngày nay đảng cộng sản (không còn phải giấu giếm, đội lốt đảng Lao Động trá hình nữa) thống trị cả nước đặt lên đầu lên cổ nhân dân một chế độ độc tài đảng trị. (Tuy không còn dám dùng những biện pháp dã man như trước, vì, một mặt đối với kẻ chiến thắng như họ, ngày nay không còn cần lắm, một mặt vì thế giới ngày nay, sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, không còn nước cộng sản nào dám làm như thế nữa.)
Tại sao vậy? Là vì ngay từ ban đầu Việt Minh cộng sản đã khéo dùng mánh lới tuyên truyền thuyết phục dân chúng rằng họ không phải cộng sản, mà chỉ là một tổ chức yêu nước. Tiếc rằng những luận điệu như thế đã có tính thuyết phục ngay từ đầu. Và vì cộng sản nói trước, nói nhiều nên đã thắng kẻ nói sau, nói ít.
Cũng như thế, ngày nay bọn khủng bố tấn công Hoa Kỳ nhân danh “Đấng Allah chí nhân, chí thánh”. Nếu Hoa Kỳ và các nước tự do không đả phá ngay từ đầu luận điệu đó, thì sẽ là kẻ nói sau, nói ít. Mà muốn tuyên truyền thắng lợi, vào sâu trong mọi tầng lớp nhân dân Ả Rập và Hồi Giáo thì không thể nào không có sự tiếp tay của nhà cầm quyền của các nước đó, không có sự hưởng ứng của tầng lớp trí thức trong các nước đó, không có sự ủng hộ của các giáo sĩ Hồi Giáo, và nhất là không có một đạo quân tuyên truyền thông thạo tiếng Ả Rập như tiếng mẹ đẻ, được huấn luyện đầy đủ về phong tục, tập quán của từng nước, và nhất là về giáo lý Hồi Giáo.
Bao lâu người dân các nước nói trên còn tin theo lời đường mật của Osama bin Laden rằng giết người Mỹ và người Do Thái là làm đẹp lòng Đấng Allah, thì cuộc chiến của Tổng Thống Bush cổ võ sẽ là một cuộc chiến phi nghĩa, vì chống Đấng Allah, Thượng Đế của nhân dân Ả Rập, Hồi Giáo. Trừ phi có thể giết tên đầu sỏ bằng một hỏa tiễn tối tân, mà không sát hại người dân vô tội.
Kết luận
Qua những lời tuyên bố và phản ứng của chính quyền và nhân dân Mỹ cũng như của các nước đồng minh của Mỹ, và qua phản ứng của tay trùm khủng bố và nhà cầm quyền Taliban dung dưỡng che chở y, nhất là qua phản ứng của các chính quyền các nước Ả Rập và Hồi Giáo một đàng và đàng khác, của nhân dân và phe đối lập trong các nước đó, ta có thể nhận định một cách khái quát như sau.
Hoa Kỳ đã quyết tâm tiêu diệt khủng bố, dù cho phải dùng biện pháp quân sự, dù nhân dân Mỹ có phải hy sinh trong một thời gian dài. Những biện pháp mà chính phủ Mỹ áp dụng cho thấy rõ quyết tâm đó.
Phương pháp phong tỏa các tài khoản của bọn khủng bố đã bắt đầu có kết quả. Nhưng còn phải làm hơn thế nhiều lắm mới hy vọng làm cho nguồn tài trợ khủng bố cạn kiệt, hòng làm tê liệt các chương trình kế hoạch dã man của chúng. Và ai cũng thấy là rất khó, vì có nhiều tổ chức từ thiện cũng tài trợ chúng, nhiều chính phủ có lẽ cũng phải “hối lộ” chúng để hỏa tiễn, xe bom, máy bay không lao vào các công sở.
Nỗ lực của các cơ quan an ninh trong nước cũng như ở ngoại quốc trong tháng 9 cũng cho thấy thêm nhiều mắt xích mới trong dây chuyền tổ chức khủng bố thế giới. Các chính phủ Tây phương đã giúp các cơ quan an ninh Mỹ tìm thêm nhiều nghi can, và hy vọng sẽ trình được bằng chứng tên trùm bin Laden là thủ phạm vụ 911, hay ít nhất cũng dính líu đến các vụ khủng bố trong thập niên vừa qua. Và như vậy nếu bọn Taliban không chịu giao Laden cho Hoa Kỳ, thì Hoa Kỳ sẽ có lý do tấn công vào A Phú Hãn, với sự tiếp tay của nhiều quốc gia khác.
Hoa Kỳ đã sẵn sàng và thực tế đã dàn binh bố trận chung quanh vùng này. Nhưng triển vọng thắng nhanh thắng mạnh như thời chiến tranh vùng Vịnh thập niên trước thì thật mỏng manh. Nếu không bắt được chính phạm, không phá hủy được các căn cứ của bọn chúng rải rác ở nhiều nơi trên thế giới, thì hiểm họa chiến tranh thế giới khó tránh khỏi.
Những vận động ngoại giao với các nước thân hữu, các nước trong thế giới thứ ba cũng có vẻ thành công. Nhưng điều cần là vận động nhân dân các nước Ả Rập và Hồi Giáo thì có lẽ mới chỉ có trong dự định. Việc thực hiện đòi phải có những cố gắng mới, thoát ra ngoài nề nếp suy tư chiến lược vốn có của Mỹ. Nghĩa là phải có một đạo quân tuyên truyền rộng lớn, hữu hiệu, được trang bị bằng những kiến thức vững chắc về tâm lý, phong tục tập quán của nhân dân các nước Hồi Giáo. Sự khó khăn của các cơ quan an ninh trong việc tuyển dụng những cán bộ thông thạo tiếng Ả Rập cho thấy công việc chưa có gì đáng khích lệ.
Về chuyện này, có thể rút kinh nghiệm trong chiến tranh Việt Nam. Cho đến nay, sau khi Liên Xô tan rã và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ, không còn ai nghi ngờ là cộng sản là xấu là ác. Vì nó đã giết hại 5 lần nhiều hơn Đức Quốc Xã thời thế chiến II. Vậy mà phe quốc gia Việt Nam và sau này cả Hoa Kỳ không sao thuyết phục được cho dân chúng Việt Nam đừng ủng hộ Việt Minh cộng sản, để đến nỗi ngày nay đảng cộng sản (không còn phải giấu giếm, đội lốt đảng Lao Động trá hình nữa) thống trị cả nước đặt lên đầu lên cổ nhân dân một chế độ độc tài đảng trị. (Tuy không còn dám dùng những biện pháp dã man như trước, vì, một mặt đối với kẻ chiến thắng như họ, ngày nay không còn cần lắm, một mặt vì thế giới ngày nay, sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, không còn nước cộng sản nào dám làm như thế nữa.)
Tại sao vậy? Là vì ngay từ ban đầu Việt Minh cộng sản đã khéo dùng mánh lới tuyên truyền thuyết phục dân chúng rằng họ không phải cộng sản, mà chỉ là một tổ chức yêu nước. Tiếc rằng những luận điệu như thế đã có tính thuyết phục ngay từ đầu. Và vì cộng sản nói trước, nói nhiều nên đã thắng kẻ nói sau, nói ít.
Cũng như thế, ngày nay bọn khủng bố tấn công Hoa Kỳ nhân danh “Đấng Allah chí nhân, chí thánh”. Nếu Hoa Kỳ và các nước tự do không đả phá ngay từ đầu luận điệu đó, thì sẽ là kẻ nói sau, nói ít. Mà muốn tuyên truyền thắng lợi, vào sâu trong mọi tầng lớp nhân dân Ả Rập và Hồi Giáo thì không thể nào không có sự tiếp tay của nhà cầm quyền của các nước đó, không có sự hưởng ứng của tầng lớp trí thức trong các nước đó, không có sự ủng hộ của các giáo sĩ Hồi Giáo, và nhất là không có một đạo quân tuyên truyền thông thạo tiếng Ả Rập như tiếng mẹ đẻ, được huấn luyện đầy đủ về phong tục, tập quán của từng nước, và nhất là về giáo lý Hồi Giáo.
Bao lâu người dân các nước nói trên còn tin theo lời đường mật của Osama bin Laden rằng giết người Mỹ và người Do Thái là làm đẹp lòng Đấng Allah, thì cuộc chiến của Tổng Thống Bush cổ võ sẽ là một cuộc chiến phi nghĩa, vì chống Đấng Allah, Thượng Đế của nhân dân Ả Rập, Hồi Giáo. Trừ phi có thể giết tên đầu sỏ bằng một hỏa tiễn tối tân, mà không sát hại người dân vô tội.
Một điểm nữa cũng có thể rút kinh nghiệm từ Việt Nam, vì Việt Nam là nơi nạn khủng bố hoành hành từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Khủng bố vốn là vũ khí của kẻ yếu, hành động của kẻ hèn, kẻ giấu mặt lén lút trong bóng tối. Cho nên nó rất khó nhận diện, rất khó trừ khử. Nước Mỹ này mới chỉ bị khủng bố có mấy lần, không kể một số tòa đại sứ ở Kenya, và Tanzania cách đây ít năm. Nhưng thời đệ nhất Cộng Hòa, Việt Nam hầu như đêm nào cũng có khủng bố. Lúc ấy, cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60, đưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, miền Nam Việt Nam sống sung túc, phồn thịnh hơn miền Bắc cộng sản bội phần. Điều này khiến cộng sản ghen tức và cảm thấy yếu thế nên cố tình phá khuấy làm khổ nhân dân để chứng tỏ chính quyền miền Nam yếu kém. Nhưng vì chúng yếu thế nên chỉ có cách khủng bố: ám sát, bắt cóc, phá hoại. Tính ra trong một năm, số người bị giết còn cao hơn con số nạn nhân trong vụ khủng bố 911. Nhưng vì nó lẻ tẻ từng ngày, nên người ngoài không thấy được sự trầm trọng của nó. Trong vụ khủng bố 911, nhân dân Mỹ đã thấy là muốn bảo vệ an ninh, chống khủng bố, họ sẵn sàng hy sinh chút tự do cá nhân, không than phiền. (Các cuộc thăm dò cho thấy trên 70% dân sẵng sàng hy sinh chút tự do cá nhân để được an toàn). Nhưng thời đệ nhất Cộng Hòa, vì để bảo đảm an ninh cho dân quê, chính quyền Miền Nam có áp dụng đôi chút hạn chế tự do, thì bị báo chí thiên tả lên án là độc tài, phát xít. Lúc ấy, để đối phó với nạn khủng bố thường xuyên, rộng khắp các tỉnh, chính quyền Ngô Đình Diệm đã phải áp đụng quốc sách Ấp Chiến Lược, gom một số dân sống thưa thớt tại những vùng hẻo lánh lại thành từng ấp có hàng rào, có lính canh, thì bị báo chí thiên tả của Mỹ chỉ trích theo luận điệu của Việt Cộng, là “bắt dân lìa bỏ mồ mả tổ tiên, tập trung vào những trại tù.”
Đến cuối năm 1959, khi nạn khủng bố gia tăng, quốc hội Đệ Nhất Cộng Hòa đã thông qua luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, thì cũng báo chí thiên tả của Mỹ, hùa theo Việt Cộng, lên án là “đạo luật phát xít”.
Nhưng hãy nghe Nguyễn Văn Linh, nguyên tổng bí thư đảng CSVN, đã từng hoạt động lâu năm tại miền Nam nói với tay nhà báo thiên tả Neil Sheehan, cực kỳ ác cảm với “nhà Ngô”, tố cáo Ngô Đình Diệm muốn tái lập nhà Ngô (Ngô Quyền). Sheehan đã thuật lại lời Nguyễn Văn Linh trong cuốn sách nhỏ nhan đề After the War Was Over. Theo Sheehan thì Nguyễn Văn Linh đã sợ luật 10/59 và chính sách tố cộng của Đệ Nhất Cộng Hòa hơn cả B52, vì nó đã tiêu diệt 80% trong số 10 ngàn cán binh Việt Cộng để lại miền Nam sau 1954. (Sách đã dẫn trang 77).
Đó là Sheehan ghi lại theo lời Nguyễn Văn Linh nói, theo trí nhớ. Còn Văn Tiến Dũng trong cuốn Về Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước, xuất bản năm 1996, dựa theo các tài liệu chính thức thì nói không phải 80% mà tới 90%, “… Chỉ tính trong 4 năm từ 1955-1958, cả miền Nam tổn thất 9 phần 10 số cán bộ, đảng viên. Ở Nam bộ chỉ còn 5000 đảng viên so với 60,000 trước đó.” (Sách đã dẫn trang 16.)
Nếu không dùng biện pháp mạnh, nếu không bắt người dân phải hy sinh đôi chút tự do, và nếu không dùng biện pháp thuyết phục rằng mình có chính nghĩa còn phe cộng thì không, thì làm sao có được thành quả đó. Nhưng sở dĩ chính quyền Ngô Đình Diệm chống cộng hữu hiệu không phải vì nhờ bạo lực khủng bố, mà nhờ lúc ấy có chính nghĩa. Chính nghĩa đó, một phần nhỏ, nhờ tiếng tăm cá nhân ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước, và phần lớn là vì không còn sự hiện diện của quân đội Pháp, và số cố vấn Mỹ trong những năm đó không đáng kể (chỉ mới có mấy trăm).
Nhưng có một số trí thức miền Nam bị ảnh hưởng của báo chí thiên tả của Mỹ đã thà muốn có thêm đôi chút tự do (ở thành thị) mà mất an ninh ở nông thôn, còn hơn hy sinh đôi chút để diệt khủng bố. Cho nên ngày nay đất nước mới ra nông nỗi này, và người dân trong nước thì không có tự do, còn phần đông những nhà trí thức đó thì phải chạy ra ngoại quốc mới có chút không khí tự do mà thở.
Vì vậy, muốn diệt khủng bố thành công, chính phủ, quốc hội và báo giới, nói chung ngành truyền thông Mỹ cần rút kinh nghiệm từ những bài học trong dĩ vãng để cân nhắc và ra những quyết định thích đáng, đừng để thành kiến cá nhân hay ảo tưởng làm mất sáng suốt. Bởi vì những quyết định thiếu sáng suốt trong trường hợp này sẽ có thể dẫn đến đại chiến thế giới trong đó các loại vũ khí hạch tâm, hóa học và vi trùng sẽ không phân biệt kẻ thắng, kẻ bại. Đó sẽ là một cuộc chiến ý thức hệ mới, không phải do cộng sản chủ trương, dựa trên hận thù giai cấp như trước đây, mà do thiểu số cuồng tín chủ trương, dựa trên hận thù chủng tộc, tôn giáo, mặc dù chúng vẫn biết không tôn giáo nào lại dạy hận thù ghen ghét. Đó sẽ là thế chiến IV, bởi vì cuộc chiến tranh gọi là lạnh giữa thế giới tự do và khối cộng đã được nhiều người (trong đó có nhà báo Max Eastman, giáo sư Robert Strausz-Hupé, đại văn hào giải Nobel Solzhenitsyn và Tổng thống Nixon) mệnh danh là thế chiến III rồi.
Ẩn số đáng sợ nhất trong cuộc chiến này là nước nào (thủ đắc vũ khí hạt nhân) sẽ đứng về phe nào. Mong rằng đại họa thế chiến không xảy ra cho nhân loại trong đầu thiên niên kỷ này.
Nam Cali 01-10 -01
Đến cuối năm 1959, khi nạn khủng bố gia tăng, quốc hội Đệ Nhất Cộng Hòa đã thông qua luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, thì cũng báo chí thiên tả của Mỹ, hùa theo Việt Cộng, lên án là “đạo luật phát xít”.
Nhưng hãy nghe Nguyễn Văn Linh, nguyên tổng bí thư đảng CSVN, đã từng hoạt động lâu năm tại miền Nam nói với tay nhà báo thiên tả Neil Sheehan, cực kỳ ác cảm với “nhà Ngô”, tố cáo Ngô Đình Diệm muốn tái lập nhà Ngô (Ngô Quyền). Sheehan đã thuật lại lời Nguyễn Văn Linh trong cuốn sách nhỏ nhan đề After the War Was Over. Theo Sheehan thì Nguyễn Văn Linh đã sợ luật 10/59 và chính sách tố cộng của Đệ Nhất Cộng Hòa hơn cả B52, vì nó đã tiêu diệt 80% trong số 10 ngàn cán binh Việt Cộng để lại miền Nam sau 1954. (Sách đã dẫn trang 77).
Đó là Sheehan ghi lại theo lời Nguyễn Văn Linh nói, theo trí nhớ. Còn Văn Tiến Dũng trong cuốn Về Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước, xuất bản năm 1996, dựa theo các tài liệu chính thức thì nói không phải 80% mà tới 90%, “… Chỉ tính trong 4 năm từ 1955-1958, cả miền Nam tổn thất 9 phần 10 số cán bộ, đảng viên. Ở Nam bộ chỉ còn 5000 đảng viên so với 60,000 trước đó.” (Sách đã dẫn trang 16.)
Nếu không dùng biện pháp mạnh, nếu không bắt người dân phải hy sinh đôi chút tự do, và nếu không dùng biện pháp thuyết phục rằng mình có chính nghĩa còn phe cộng thì không, thì làm sao có được thành quả đó. Nhưng sở dĩ chính quyền Ngô Đình Diệm chống cộng hữu hiệu không phải vì nhờ bạo lực khủng bố, mà nhờ lúc ấy có chính nghĩa. Chính nghĩa đó, một phần nhỏ, nhờ tiếng tăm cá nhân ông Ngô Đình Diệm là người yêu nước, và phần lớn là vì không còn sự hiện diện của quân đội Pháp, và số cố vấn Mỹ trong những năm đó không đáng kể (chỉ mới có mấy trăm).
Nhưng có một số trí thức miền Nam bị ảnh hưởng của báo chí thiên tả của Mỹ đã thà muốn có thêm đôi chút tự do (ở thành thị) mà mất an ninh ở nông thôn, còn hơn hy sinh đôi chút để diệt khủng bố. Cho nên ngày nay đất nước mới ra nông nỗi này, và người dân trong nước thì không có tự do, còn phần đông những nhà trí thức đó thì phải chạy ra ngoại quốc mới có chút không khí tự do mà thở.
Vì vậy, muốn diệt khủng bố thành công, chính phủ, quốc hội và báo giới, nói chung ngành truyền thông Mỹ cần rút kinh nghiệm từ những bài học trong dĩ vãng để cân nhắc và ra những quyết định thích đáng, đừng để thành kiến cá nhân hay ảo tưởng làm mất sáng suốt. Bởi vì những quyết định thiếu sáng suốt trong trường hợp này sẽ có thể dẫn đến đại chiến thế giới trong đó các loại vũ khí hạch tâm, hóa học và vi trùng sẽ không phân biệt kẻ thắng, kẻ bại. Đó sẽ là một cuộc chiến ý thức hệ mới, không phải do cộng sản chủ trương, dựa trên hận thù giai cấp như trước đây, mà do thiểu số cuồng tín chủ trương, dựa trên hận thù chủng tộc, tôn giáo, mặc dù chúng vẫn biết không tôn giáo nào lại dạy hận thù ghen ghét. Đó sẽ là thế chiến IV, bởi vì cuộc chiến tranh gọi là lạnh giữa thế giới tự do và khối cộng đã được nhiều người (trong đó có nhà báo Max Eastman, giáo sư Robert Strausz-Hupé, đại văn hào giải Nobel Solzhenitsyn và Tổng thống Nixon) mệnh danh là thế chiến III rồi.
Ẩn số đáng sợ nhất trong cuộc chiến này là nước nào (thủ đắc vũ khí hạt nhân) sẽ đứng về phe nào. Mong rằng đại họa thế chiến không xảy ra cho nhân loại trong đầu thiên niên kỷ này.
Nam Cali 01-10 -01
Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ.
.
.
.
No comments:
Post a Comment