Wednesday, September 14, 2011

HOA KỲ CÔNG BỐ PHÚC TRÌNH THƯỜNG NIÊN về TỰ DO TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI (tin tổng hợp)



14/09/2011 - 15:53

Theo báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về vấn đề tự do tôn giáo trên thế giới được đưa ra vào ngày 13/9, Trung Quốc, Myanmar và Bắc Triều Tiên nằm trong số tám quốc gia bị cho là vi phạm quyền tự do tôn giáo trầm trọng nhất.
Tám quốc gia đó bao gồm: Trung Quốc, Myanmar, Bắc Triều Tiên, Iran, Ả-rập Xê-út, Sudan, Eritrea, và Uzbekistan.
Chính phủ các nước này đã có những hành động vi phạm trầm trọng quyền tự do tôn giáo như đe dọa, giam cầm, tra tấn người dân.

Trước khi bản báo cáo được công bố, nhiều chính phủ đã tìm mọi cách tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhằm tìm hiểu xem liệu đất nước mình sẽ bị nêu tên hay không và nếu có thì sẽ tìm cách để được ra khỏi danh sách.
Điều này đã giúp Hoa Kỳ có cơ hội làm việc với những chính phủ đó nhằm nêu lên những vấn đề đáng quan tâm.
Hoa Kỳ là nước vẫn chủ trương tách rời các vấn đề tôn giáo ra khỏi chính trị và việc nước Pháp chủ trương cấm mang khăn choàng đầu Hồi giáo đã gây nhiều tranh luận giữa Hoa Kỳ với các nước Châu Âu.

Ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động cho biết, chính phủ Mỹ chủ trương mọi người dân đều được hưởng quyền tự do tôn giáo, đồng thời phản đối việc hạn chế quyền này đối với người Mỹ theo đạo Hồi.
Ông Posner nhắc lại việc hiến pháp Hoa Kỳ ủng hộ đa nguyên và tự do tôn giáo và cho rằng điều đó đã làm nền móng cho một xã hội Mỹ tự do và dân chủ.

Trung Quốc
Từ trước đến nay, Trung Quốc thường thực hiện các chính sách đàn áp và kỳ thị tôn giáo.
Ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách vấn đề Dân chủ, Nhân quyền và Lao động nêu ra một số ví dụ điển hình trong thời gian gần đây. Theo đó, nhà cầm quyền Trung Quốc đã bắt giam 300 nhà sư ở một tu viện tại Tây Tạng, hoặc vụ đàn áp những người Uighur theo đạo Hồi tại khu vực Tân Cương và vụ trấn áp các cộng đồng Thiên Chúa giáo và những tổ chức tôn giáo không đăng ký hoạt động với Nhà nước.
Hiện chính phủ Trung Quốc chỉ chấp nhận 5 giáo hội chính có đăng ký. Vì vậy, hàng ngàn tổ chức tôn giáo không đăng ký và các thành viên giáo hội của họ không thực sự có được quyền tự do tôn giáo.

Đa nguyên và đa văn hóa tại Indonesia
Chính phủ Indonesia thực sự ủng hộ chính sách đa nguyên và đa văn hóa. Indonesia hiện là chủ tịch của ASEAN và tổ chức này cũng nỗ lực cổ vũ cho những giá trị này.
Trong chuyến công du Indonesia của Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2010, chính phủ Indonesia đã bày tỏ quan điểm này cũng như việc tạo điều kiện để các tôn giáo đều có thể phát triển tại đất nước này.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính phủ Indonesia đã có một số hành động khiến Hoa Kỳ quan ngại. Vì vậy, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo dõi vấn đề tự do tôn giáo ở Indonesia cũng như sẵn sàng lên tiếng để giúp cải thiện tình hình.

Việt Nam
Trước ý kiến cho rằng việc Mỹ không đưa Việt Nam vào danh sách 8 quốc gia vi phạm tự do tôn giáo trầm trọng nhất là một “sai lầm nghiêm trọng”, ông Posner cho biết đây không phải là một sai lầm.
Hoa Kỳ biết rằng Việt Nam hiện còn gặp nhiều vấn đề trong lĩnh vực tự do tôn giáo. Chính phủ Việt Nam vẫn rất chậm chạp trong việc cho phép các giáo hội đăng ký hoạt động, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên.
Mặc dù tại Việt Nam vẫn xảy ra một số trường hợp ngược đãi các nhân vật liên quan đến tôn giáo như Linh mục Nguyễn Văn Lý, tuy nhiên, nếu xét về mặt tích cực thì chính phủ Việt Nam đã lần đầu tiên bắt đầu cho phép một số giáo hội được hoạt động tại nước này.
Bên cạnh đó, chính phủ Việt Nam cũng đang muốn tiếp cận với Hoa Kỳ và những quốc gia khác trong lĩnh vực này, đồng thời bắt đầu có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam sẽ không đi theo đường lối tôn giáo của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Posner khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nêu lên những quan ngại về tình hình tôn giáo tại Việt Nam với chính quyền Hà Nội.

--------------------------------

Quỳnh Như, phóng viên RFA
2011-09-13

Hôm thứ ba 13 tháng 9, Bộ Ngoại giao Hoà kỳ vừa công bố bản Phúc trình Thường niên về tự do Tôn giáo Quốc tế và công bố tên các nước nằm trong danh sách CPC (các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo).

Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton phát biểu trong buổi lễ nhân dịp công bố Phúc trình thường niên về Tự do Tôn giáo Quốc tế hôm 13-09-2011.  Photo courtesy of state.gov

Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng
Hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều công bố bản Báo cáo về tình hình tự do tôn giáo tại các nước trên thế giới. Phúc trình này phản ánh tình trạng thực thi tín ngưỡng của người dân, đồng thời cũng cho thấy mức độ tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng của chính phủ các nước.

Phát biểu trong buổi lễ nhân dịp công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton nhấn mạnh:
 “Bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân ở các nơi trên thế giới luôn là mối quan tâm cơ bản của Hoa Kỳ; mối quan tâm này xuất phát từ những ngày đầu tiên Hợp Chủng quốc được thành lập và nó vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay.Khi nhìn ra thế giới, chúng ta thấy ở một số nước chính phủ không tôn trọng hoặc không thừa nhận quyền tự do cơ bản nhất của con người; đó là quyền tự do tín ngưỡng của người dân. Người dân tại các quốc gia này không được tự do cử hành các nghi thức tín ngưỡng mà mình đã chọn, hoặc giáo dục con cái theo tín ngưỡng truyền thống của gia đình, và cũng không được tự do bày tỏ niềm tin về tôn giáo của mình. Ngược lại, nếu theo một tôn giáo không được chính phủ công nhận, họ còn bị đặt trước nguy cơ bị kỳ thị, bị ngược đãi bằng bạo lực, và có khi còn bị bắt bớ.”

Đồng thời với việc công bố Phúc trình về Tự do Tôn giáo. Hàng năm Bộ Ngoại giao cũng thông qua danh sách một số nước cần được quan tâm, theo dõi trong vấn đề tôn trọng quyền tự do tính ngưỡng của người dân nước họ, gọi tắt là CPC. Danh sách CPC mới công bố năm nay gồm 8 nước trong đó có: Trung Quốc, Miến điện, Bắc Hàn, Iran, Ả-rập Xê-út, Sudan, Eritrea, và Uzbekistan.

Từ đầu năm nay, ngoài 8 quốc gia được nêu trong danh sách CPC kỳ này, Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế còn đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa thêm vào danh sách CPC 6 nước gồm: Ai- cập, Nigeria, Iraq, Turkmenistan, Pakistan, và Việt Nam. Lý do là chính phủ của tất cả những nước này đều vi phạm quyền tự do tín ngưỡng của người dân một cách nghiêm trọng. Do vậy việc đưa tên các nước này vào danh sách CPC, kết hợp với những biện pháp “trừng phạt” trong quan hệ song phương sẽ khiến họ phải thay đổi thái độ đối với người dân và cải thiện tình hình nhân quyền, trong đó có vấn đề tự do tôn giáo. Khi Bộ Ngoại giao chính thức công bố danh sách CPC, chính quyền Mỹ thường có kèm các khoản chế tài về tài chính hay quân sự đối với những nước này.

Tự do tôn giáo ở Việt Nam

Mặc dù Việt Nam không nằm trong danh sách CPC năm nay, phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng dành 20 trang nói về tình hình tự do tôn giáo trong nước.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động, ông Michael Posner nhận định về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam như sau:
“Theo báo cáo này Việt Nam có vài cải tiến, những vẫn còn một số thụt lùi. Chính phủ cho phép xây dựng mới hàng trăm nơi thờ phượng, tín ngưỡng. Nhưng những vấn đề vi phạm nghiêm trọng vẫn còn tồn tại, nhất là ở các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là việc không thừa nhận một số tôn giáo như các nhóm Tin Lành ở các vùng cao hay Phật giáo Hoà Hảo. Báo cáo này cũng nêu rõ việc bắt bớ, đàn áp giáo dân Cồn Dầu. Ngoài ra, chính quyền cũng vừa đưa cha Nguyễn Văn Lý trở vào tù sau 16 tháng được trả tự do sau khi trải qua các cơn đột quỵ do bị giam giữ trong điều kiện nhà tù khắc nghiệt.”

Trước đây Việt Nam đã bị đưa vào danh sách CPC vào năm 2004, vì không đáp ứng đề nghị của Mỹ trong việc trả tự do cho một số người bị giam vì tín ngưỡng và một số yêu cầu khác. Cuối năm 2006, trước khi Tổng thống George W. Bush tới Hà Nội dự Hội nghị APEC, Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam khỏi danh sách CPC vì cho rằng Việt Nam đã có những tiến bộ về tôn giáo. Nhưng liên tiếp từ năm 2006 cho đến nay các tổ chức nhân quyền và một số vị dân cử Hoa Kỳ yêu cầu đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC, sau khi xảy ra các vụ khủng bố đàn áp tôn giáo trong nước.

Cũng xin được nhắc lại hồi tháng Mười năm ngoái, khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra phúc trình thường niên về tự do tôn giáo 2009 tại 198 quốc gia trên thế giới, trong đó ghi rằng, Việt Nam tiếp tục có tiến bộ tuy còn nhiều vấn đề. Và ngay sau đó Việt Nam phản đối, cho rằng báo cáo này "vẫn còn có những đánh giá không khách quan, dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình Việt Nam."

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

----------------------------


Thứ tư 14 Tháng Chín 2011

Hoa Kỳ tiếp tục duy trì 8 nước trong bản danh sách đen của các quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, trái với khuyến cáo của nhiều tổ chức và chính khách, Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn không đưa Việt Nam trở lại danh sách này.

Như thông lệ, hôm qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố bản báo cáo thường k về tự do tôn giáo trên thế giới, dựa trên các cứ liệu của sáu tháng cuối năm 2010. Kèm theo bản phúc trình này là phần đánh giá các nước theo mức độ tôn trọng quyền tự do tôn giáo, và đặc biệt là « danh sách đen » của các quốc gia bị liệt vào diện ‘’Countries of Particular Concern’’, gọi tắt là CPC, tức là các nước đáng quan ngại nhất trong lĩnh vực tự do tôn giáo.

Đối với bộ Ngoại giao Mỹ, các quốc gia bị liệt vào danh sách CPC là những Nhà nước đã tiến hành hay dung túng các vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo trong đó có các hành vi ngược đãi, sách nhiễu, bạo hành, k thị và giam cầm các cá nhân vì lý do tôn giáo, cũng như cấm đoán những tôn giáo không được Nhà nước chấp thuận.
Trong danh sách lần này vẫn có 8 nước : Trung Quốc, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Eritrea, Sudan, Ả Rập Xê Út và Uzbekistan, không thay đổi so với danh sách có từ năm 2009 đến nay. Khi bị đưa vào danh sách CPC, một nước hoàn toàn có thể bị Hoa K áp dụng một số biện pháp trừng phạt, điều đã xẩy ra đối với 6 nước, ngoại trừ Ả Rập Xê Út và Uzbekistan.

Bên cạnh danh sách đen kể trên, còn có 10 quốc gia khác bị xếp vào diện còn thiếu sót trong việc bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Việt Nam nằm trong số các nước này, bên cạnh Afghanistan, Ai Cập, Irak, Nigeria, Pakistan, Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Venezuela.

Sự kiện Việt Nam chỉ nằm trong danh sách thứ hai đã gây ra phản ứng bất bình từ các tổ chức hay chính khách Mỹ đã từng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Xin nhắc lại là Việt Nam từng bị đưa vào danh sách này vào năm 2004. Nhưng đến năm 2006, trước lúc tổng thống Mỹ George W. Bush đến Hà Nội dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Hoa K đã xóa tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC.
Tuy nhiên ngay sau đó, liên tiếp từ năm 2006 đến nay rất nhiều người đã đòi đưa tên Việt Nam trở lại danh sách CPC, vì cho rằng chính quyền Hà Nội vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo, với các vụ việc nổi cộm như vụ giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, hay vụ Tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng...
Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ USCIRF, cơ chế tham vấn cho chính quyền Mỹ trong lãnh vực tôn giáo, cũng đã thường xuyên đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa K Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Phát biểu vào hôm qua, ông Leonard Leo, chủ tịch Ủy ban này, đã tỏ ý lấy làm tiếc là danh sách CPC không có thêm nước mới. Còn dân biểu Ed Royce thì tố cáo bộ Ngoại giao Mỹ là đã phạm « sai lầm nghiêm trọng » khi để Việt Nam bên ngoài danh sách CPC.

Dẫu sao thì dù cho không liệt Việt Nam vào danh sách đen, chính quyền Mỹ cũng phê phán những yếu kém của Hà Nội trong lãnh vực tôn trọng quyền tự do tôn giáo. Phần nói về Việt Nam trong bản báo cáo công bố hôm qua dài 20 trang, ghi nhận tình hình đã được ông Michael Posner, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động tóm tắt như sau :
“Việt Nam đã có một vài cải thiện, những vẫn còn một số bước lùi. Chính phủ cho phép xây dựng thêm hàng trăm nơi thờ phượng, nhưng vẫn còn tồn tại những vi phạm nghiêm trọng, nhất là ở các cấp chính quyền địa phương

-------------------------

VOA
Thứ Ba, 13 tháng 9 2011

.
.
.

No comments: