Gia Minh, biên tập viên RFA
2011-09-14
Tám người Việt Nam trong nước tham gia viết bài phổ biến trên các trang mạng Internet được trao giải Hellman/Hammett năm nay của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch.
.
Những ngòi bút can đảm
Trong tổng số 48 người từ 24 quốc gia trên thế giới được trao giải Hellman- Hammett của Human Rights Watch năm 2011 có 8 người Việt Nam.
Đó là các nhân vật được nhiều người biết đến về các họat động đòi hỏi tự do, nhân quyền trong nước: tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người đấu tranh cho dân oan bà Hồ thị Bích Khương, luật sư Lê Trần Luật, cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, luật gia Phan Thanh Hải, blooger Tạ Phong Tần, và cựu đảng viên Vi Đức Hồi.
Trong số tám người vừa nói hiện chỉ có hai người đang ở bên ngòai nhà tù mà thôi; sáu người còn lại hoặc đang phải thụ án tù hay đang bị bắt giam mà chưa được xét xử.
Cụ thể tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Vi Đức Hồi đang thụ án tù về tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN. Bà Hồ thị Bích Khương bị bắt lại hồi ngày 15 tháng giêng năm nay ỡ Nghệ An mà không có lý do cụ thể nào, hiện đang bị giam giữ.
Luật gia Phan Thanh Hải bị bắt hồi ngày 18 tháng 10 năm ngóai với cáo buộc tiến hành tuyên truyền chống nhà nước. Blogger Tạ Phong Tần bị bắt đi hồi ngày 5 tháng 9 vừa qua.
Nhân dịp công bố giải thưởng năm nay tại cuộc họp báo tổ chức ở Câu Lạc bộ báo chí Thái Lan tại thủ đô Bangkok, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, cho biết việc chọn những người được trao giải do một ủy ban độc lập xét duyệt căn cứ vào hồ sơ nộp cho các ứng viên.
Một trong tám người Việt Nam nhận được giải Hellman- Hammett năm nay, ông Nguyễn Bắc Truyễn cựu tù nhân chính trị được trả tự do hồi tháng năm năm ngóai và nay đang trong giai đọan quản chế thử thách, cho biết cảm tưởng khi được trao giải Hellman- Hammett năm nay: "Đây là một vinh dự cho bản thân tôi cũng như cho tất cả những tù nhân lương tâm".
Đó là các nhân vật được nhiều người biết đến về các họat động đòi hỏi tự do, nhân quyền trong nước: tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người đấu tranh cho dân oan bà Hồ thị Bích Khương, luật sư Lê Trần Luật, cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, luật gia Phan Thanh Hải, blooger Tạ Phong Tần, và cựu đảng viên Vi Đức Hồi.
Trong số tám người vừa nói hiện chỉ có hai người đang ở bên ngòai nhà tù mà thôi; sáu người còn lại hoặc đang phải thụ án tù hay đang bị bắt giam mà chưa được xét xử.
Cụ thể tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Vi Đức Hồi đang thụ án tù về tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN. Bà Hồ thị Bích Khương bị bắt lại hồi ngày 15 tháng giêng năm nay ỡ Nghệ An mà không có lý do cụ thể nào, hiện đang bị giam giữ.
Luật gia Phan Thanh Hải bị bắt hồi ngày 18 tháng 10 năm ngóai với cáo buộc tiến hành tuyên truyền chống nhà nước. Blogger Tạ Phong Tần bị bắt đi hồi ngày 5 tháng 9 vừa qua.
Nhân dịp công bố giải thưởng năm nay tại cuộc họp báo tổ chức ở Câu Lạc bộ báo chí Thái Lan tại thủ đô Bangkok, ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch, cho biết việc chọn những người được trao giải do một ủy ban độc lập xét duyệt căn cứ vào hồ sơ nộp cho các ứng viên.
Một trong tám người Việt Nam nhận được giải Hellman- Hammett năm nay, ông Nguyễn Bắc Truyễn cựu tù nhân chính trị được trả tự do hồi tháng năm năm ngóai và nay đang trong giai đọan quản chế thử thách, cho biết cảm tưởng khi được trao giải Hellman- Hammett năm nay: "Đây là một vinh dự cho bản thân tôi cũng như cho tất cả những tù nhân lương tâm".
Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, ông Nguyễn Bắc Truyển, ông Vi Đức Hồi, luật gia Phan Thanh Hải (từ trái, trên xuống). RFA file
Luật sư Lê Trần Luật, bà Hồ thị Bích Khương, blooger Tạ Phong Tần, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
(từ trái, trên xuống) RFA file
(từ trái, trên xuống) RFA file
Vì những người được trao giải Hellman- Hammett là những người dám công khai lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền về những chính sách đàn áp, bắt bớ, giam tù những tiếng nói vì tự do, dân chủ, nhân quyền trong nứơc nên khả năng khi nhận giải họ có thể bị thêm khó khăn từ phía chính quyền.
Đây là lý do vì sao không thể có một đại diện nào trong số tám người Việt Nam được trao giải năm nay có mặt tại cuộc họp báo vinh danh và trao giải cho những người được chọn ở khu vực Đông Nam Á. Ông Phil Robertson nói về điều đó.
Quyền bày tỏ ý kiến
Trong khi đó thì bàn thân ông Nguyễn Bắc Truyển, một trong tám người được trao giải năm nay bày tỏ ý kiến về quan ngại vừa nói của Human Rights Watch:
"Đối với nhà nước cộng sản Việt Nam hay cơ quan an ninh việc họ tiếp xúc với tôi là chuyện bình thường rồi. Tôi nghĩ không có gì khó khăn thêm cho tôi. Việc đi tù mà mình vượt qua được rồi thì không có gì làm cho mình sợ hãi hơn nữa."
Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng nói đến tác động của giải thưởng Hellman/Hammett trao cho một số người cầm bút trong nước như ông:
"Đối với nhà nước cộng sản Việt Nam hay cơ quan an ninh việc họ tiếp xúc với tôi là chuyện bình thường rồi. Tôi nghĩ không có gì khó khăn thêm cho tôi. Việc đi tù mà mình vượt qua được rồi thì không có gì làm cho mình sợ hãi hơn nữa."
Ông Nguyễn Bắc Truyển cũng nói đến tác động của giải thưởng Hellman/Hammett trao cho một số người cầm bút trong nước như ông:
"Có hai vấn đề: khi trong nước có nhiều người được giải tôi có nổi buồn vì điều đó chứng tỏ sự vi phạm nhân quyền của nhà nước cộng sản Việt Nam đang diễn ra hết sức trầm trọng, nên Human Rights Watch phải quan tâm đặc biệt với Việt Nam.
Điều vui là không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về những người như chúng tôi; nhất là những người đang làm vịệc cho Nhà nước Việt Nam đều nhìn chúng tôi như ‘chống đối’ họ; trong khi đó những việc chúng tôi làm đều phù hợp luật pháp nhà nước cộng sản Việt Nam, cũng như các tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và công ước về các quyền dân sự và chính trị."
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch nêu rõ tám người cầm bút Việt Nam được trao giải Hellman/Hammett năm nay tất cả đều chứng kiến những bài viết và họat động của họ bị chính quyền đàn áp với nổ lực hạn chế quyền tự do ngôn luận, kiểm sóat truyền thông độc lập và giới hạn việc tiếp cận mở và sử dụng Internet.
Điều vui là không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn về những người như chúng tôi; nhất là những người đang làm vịệc cho Nhà nước Việt Nam đều nhìn chúng tôi như ‘chống đối’ họ; trong khi đó những việc chúng tôi làm đều phù hợp luật pháp nhà nước cộng sản Việt Nam, cũng như các tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và công ước về các quyền dân sự và chính trị."
Thông cáo báo chí của Human Rights Watch nêu rõ tám người cầm bút Việt Nam được trao giải Hellman/Hammett năm nay tất cả đều chứng kiến những bài viết và họat động của họ bị chính quyền đàn áp với nổ lực hạn chế quyền tự do ngôn luận, kiểm sóat truyền thông độc lập và giới hạn việc tiếp cận mở và sử dụng Internet.
Xin nhắc lại, giải thưởng Hellman/Hammett của Human Rights Watch là giải thưởng hằng năm dành cho những người cầm bút trở nên mục tiêu của tình trạng bắt bớ chính trị hoặc vi phạm nhân quyền.
Tên gọi của giải thưởng được đặt theo danh tính của kịch tác gia Hoa Kỳ Lillian Hellman và người bạn đồng hành trong đời của bà là tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai đều bị các ủy ban quốc hội Hoa Kỳ chất vấn về chính kiến trong các cuộc điều tra chống cộng hồi thập niên 50 thế kỷ trước.
Vào năm 1989, theo ước nguyện Helman, Human Rights Watch lập giải thưởng nhằm giúp cho những nhà văn trở nên đối tượng bách hại của nhà cầm quyền vì bày tỏ những quan điểm trái với đường lối của nhà nước, phê phán các quan chức chính phủ và những hành xử của họ, hoặc viết về những chủ đề mà chính quyền không muốn đụng đến.
Trong hơn 22 năm qua, hơn 700 người cầm bút của 92 quốc gia trên thế giới đã được trao giải thưởng Hellman/Hammett.
Tên gọi của giải thưởng được đặt theo danh tính của kịch tác gia Hoa Kỳ Lillian Hellman và người bạn đồng hành trong đời của bà là tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Cả hai đều bị các ủy ban quốc hội Hoa Kỳ chất vấn về chính kiến trong các cuộc điều tra chống cộng hồi thập niên 50 thế kỷ trước.
Vào năm 1989, theo ước nguyện Helman, Human Rights Watch lập giải thưởng nhằm giúp cho những nhà văn trở nên đối tượng bách hại của nhà cầm quyền vì bày tỏ những quan điểm trái với đường lối của nhà nước, phê phán các quan chức chính phủ và những hành xử của họ, hoặc viết về những chủ đề mà chính quyền không muốn đụng đến.
Trong hơn 22 năm qua, hơn 700 người cầm bút của 92 quốc gia trên thế giới đã được trao giải thưởng Hellman/Hammett.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
---------------------------------
Thụy My - RFI
Thứ tư 14 Tháng Chín 2011
Hôm nay 14/8, Human Rights Watch công bố danh sách 8 nhà bất đồng chính kiến Việt Nam được chọn để trao tặng giải Hellman/Hammett năm nay, trong tổng số 48 cây bút của 24 quốc gia. Đặc biệt trong danh sách lần này có tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vừa bị kết án 7 năm tù giam.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại New York cho biết, giải thưởng này được trao để vinh danh lòng dũng cảm của họ trước tình trạng đàn áp về chính trị.
Danh sách những người được trao giải năm nay gồm có: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, nhà đấu tranh cho nhân quyền Hồ Thị Bích Khương, luật sư Lê Trần Luật, cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa, các blogger Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Vi Đức Hồi. Trong số này, các ông Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Xuân Nghĩa và Vi Đức Hồi hiện đang ngồi tù, Hồ Thị Bích Khương, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần đang bị tạm giữ, Nguyễn Bắc Truyển đang bị quản chế. Chỉ có Lê Trần Luật là không bị giam nhưng hàng ngày vẫn bị theo dõi rất sát sao.
Theo ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách châu Á của tổ chức này, những người cầm bút ở Việt Nam thường bị đe dọa, thậm chí bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Việc tặng giải Hellman/Hammett cho 8 nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam nhằm hướng sự chú ý của quốc tế đến những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng.
Giải thưởng Hellman/Hammett mang tên hai cây bút người Mỹ, được thành lập từ năm 1989, hàng năm được xét trao cho các cây bút trên khắp thế giới là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc vi phạm nhân quyền. Trong 22 năm qua, có trên 700 người từ 92 nước đã nhận giải, với hơn ba triệu đô la đã được trao cho các cây bút bị ngược đãi. Chương trình cũng dành những khoản tài trợ khẩn cấp cho những người viết cần cấp tốc rời khỏi nước, hoặc để chăm sóc y tế sau khi họ ra tù hoặc bị tra tấn.
---------------------------------
BBC
Cập nhật: 13:56 GMT - thứ tư, 14 tháng 9, 2011
Việt Nam chiếm tám giải thưởng trong tổng số 48 giải Hellman/Hammett mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch trao cho các cá nhân từ 24 nước.
Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền, cơ quan quản lý giải thưởng thường niên Hellman Hammett, nói giải thưởng này "ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị."
Những người được trao giải năm nay gồm có "Cù Huy Hà Vũ, một nhà vận động pháp lý; Hồ Thị Bích Khương, một nhà vận động nhân quyền; Lê Trần Luật, nguyên luật sư; Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị; Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà vận động tự do ngôn luận; Phan Thanh Hải, nhà vận động pháp lý; Tạ Phong Tần, người viết blog; và Vi Đức Hồi, nguyên cán bộ Đảng."
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được dẫn lời nói:
"Các nhà cầm bút ở Việt Nam thường xuyên bị đe dọa, tấn công, thậm chí bị bỏ tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa.
"Qua việc vinh danh các nhà văn dũng cảm, những người đã phải chịu đựng sự đàn áp chính trị, mất việc làm, thậm chí hy sinh cả tự do, chúng tôi muốn hướng sự chú ý và ủng hộ của quốc tế tới những cá nhân mà chính phủ Việt Nam đang cố buộc họ phải câm lặng."
Thông cáo báo chí của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền về lần trao giải thưởng này cũng nói:
"Tất cả những người được giải năm nay ở Việt Nam đều là những cây bút mà tác phẩm và hoạt động của họ bị chính phủ đàn áp với chủ ý hạn chế tự do ngôn luận, kiểm soát báo chí độc lập, giới hạn khả năng truy cập và sử dụng internet.
"Những người được giải trong quá khứ đã từng, hoặc hiện tại vẫn đang bị giam giữ.
"Vài người đã bị côn đồ được hợp thức hóa tấn công và đả thương, hay bị đấu tố và hạ nhục trong các buổi họp quần chúng được dàn dựng trước. Tất cả những người được trao giải đều từng bị chính quyền áp dụng các biện pháp đối phó, gây cản trở tới đời sống và công việc, từ cắt đường điện thoại và hạn chế đi lại, đến gây sức ép với gia đình để buộc họ chấm dứt các việc làm của mình."
'Theo dõi sát sao'
Trong số tám người được trao giải năm nay, ba người, ông Hà Vũ, ông Nghĩa và ông Hồi hiện đang chịu án tù.
Bà Khương, ông Hải và bà Tần đang bị tạm giữ trong khi ông Truyển đang bị quản chế tại gia.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói chỉ có một mình ông Luật "là không bị giam giữ, nhưng hàng ngày bị công an theo dõi rất sát sao."
Thông báo về việc trao giải thưởng cũng đưa ra những phát biểu trước đây của những người được giải.
Ông Luật được dẫn lời nói: "Điều nguy hiểm nhất đó là chúng ta bị tước đoạt về tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận chẳng những là một quyền căn bản mà nó còn là công cụ, phương tiện để chúng ta bảo vệ các quyền tự do khác."
Trả lời BBC qua điện thoại từ Việt Nam hôm 14/9, ông Lê Trần Luật cho hay ông đã không còn bị công an giám sát hàng ngày nhưng vẫn bi quan về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Còn ông Vi Đức Hồi, một cựu quan chức Đảng Cộng sản nói: "Tôi chẳng có động cơ nào khác ngoài động cơ thấy mình cần phải bênh vực lẽ phải, bênh vực những người dân của tôi, vì thế tôi quyết định những năm tháng còn lại của cuộc đời tôi, tôi phải làm điều gì đó dù là ít ỏi để rồi khi từ giã cõi đời này sẽ giảm bớt đi những ân hận."
Việt Nam chưa có phản ứng gì về việc trao giải thưởng này nhưng chính phủ Việt Nam luôn khẳng định mọi người bị giam giữ ở Việt Nam đều là những người "vi phạm pháp luật" và coi việc vinh danh những người này là "can thiệp vào công việc nội bộ" của Việt Nam.
Hà Nội cũng từng nói các báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền "có dụng ý xấu".
Giải thưởng thường niên Hellman/Hammett được trao cho các nhà văn trên khắp thế giới, những người mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho là nạn nhân của đàn áp chính trị hoặc lạm dụng về nhân quyền.
Giải thưởng mang tên nhà biên kịch người Mỹ Lillian Hellman và bạn đồng hành lâu năm của bà, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett.
Cả hai là các nhân vật thiên tả, từng bị truy vấn trước các ủy ban quốc hội Mỹ về niềm tin chính trị và liên hệ với các nhóm phái của họ trong thời kỳ điều tra chống Cộng sản ngặt nghèo do Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy dấy lên vào thập niên 1950.
Bà Hellman chịu thiệt thòi về nghề nghiệp và gặp khó khăn khi kiếm việc làm còn ông Hammet phải vào tù một thời gian.
Năm 1989, những người chịu trách nhiệm điều hành di chúc của Hellman đề nghị Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thiết lập một chương trình nhằm giúp đỡ các nhà văn bị đàn áp vì bày tỏ những quan điểm ngược với chính phủ của họ, vì chỉ trích các quan chức hoặc các hành động của chính phủ, hoặc vì viết về những đề tài mà chính phủ của họ không muốn phơi bày ra ánh sáng.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói trong 22 năm qua, hơn 700 nhà văn từ 92 nước đã nhận giải Hellman/Hammett với giá trị tài chính của các giải thưởng là ba triệu đô la.
----------------------------
VOA
Thứ Tư, 14 tháng 9 2011
.
.
.
No comments:
Post a Comment