(09/06/2011)
Cuba và Việt Nam là hai quốc gia thay nhau canh thức cho thế giới... Hình ảnh tuyệt vời này được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nêu lên. Thậm chí lúc đó, ông Triết còn nói cụ thể rằng, khi Cuba ngủ thì VN thức, và khi VN ngủ thì Cuba thức. Thực tế là gi? Thực tế là, cả Cuba và Việt Nam đều cùng ngủ mê cả. Ngủ mê cả hơn nửa thế kỷ rồi.
Bởi vậy, kinh tế hai nước Cuba và VN liên tục ngập trong hố đói nghèo, dân chúng không thở nổi với kềm kẹp công an tàn bạo, và chuyện dân chủ tự do trở thành món hàng xa xỉ ở hai nơi này.
Thêm câu hỏi nữa cho ông Nguyễn Minh Triết: như thế, khi diễn ra 11 cuộc biểu tình tại Hà Nội và 2 cuộc biểu tình tại Sài Gòn, thì Cuba thức hay ngũ hay đang làm gì?
Thực tế, hình ảnh hiếm hoi vẫn là những cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ tại Cuba và Việt Nam.
Chuyện hiếm hoi này xảy ra tại Havana, thủ đô Cuba vào ngày Thứ Ba 23-8-2011.
Nhìn theo dòng chảy lịch sử thế giới, biểu tình lúc này là khá trễ, trong khi nhiều chế độ dộc tài ở Bắc Phi và Trung Đông đã sụp đổ trước làn sóng “Mùa Xuân Ả Rập.” Nhưng với các chế độ “thiên đàng xã hội chủ nghĩa” như ở Trung Quốc, VN, Bắc Hàn, Cuba thì biểu tình, dù là chỉ vài người, vẫn là những tiếng mời gọi dân chủ vang dội.
Cuộc biểu tình hôm 23-8-2011 tại Havana thực hiện bởi 4 phụ nữ, sau này được biết quý phụ nữ này là thành viên tổ chức có tên là National Civic Resistance and Civil Disobedience Front (Mặt Trận Bất Tuân Dân Sự và Phản Kháng Dân Sự Toàn Quốc). Bốn phụ nữ này đã biểu tình, đứng giữa những bậc thềm tòa nhà lịch sử Capitol Building, nơi là trụ sở Quốc Hội Cộng Hòa Cuba của thời trước khi Fidel Castro nhân danh chủ nghĩa cộng sản để chiếm đoạt cả nước năm 1959, và từ đó tài sản toàn dân trở thành tài sản của một đảng duy nhất.
Bốn phụ nữ can đảm biểu tình và hô khẩu hiệu đòi dân chủ, trong khi nhiều người qua lại đứng lại nhìn, Một số người lái xe gắn máy cũng đậu lại, kinh ngạc nhìn 4 phụ nữ biểu tình này. Bốn phụ nữ này có tên: Sara Martha Fonseca Quevedo, Tania Maldonado Santos, Odalys Caridad Sanabria Rodríguez và Mercedes García Alvarez.
Bốn phụ nữ này mặc trang phục đen, tượng trưng để tang cho đất nước Cuba và tượng trưng thương tiếc cho những người đã hy sinh tính mạng vì tự do. Họ đứng nơi 1/3 bậc thềm từ dưới lên, và giăng một biểu ngữ trắng mang dòng chữ: “Tự do, công lý và dân chủ... ĐẢ ĐẢO ĐỘC TÀI.” Các chữ sau được viết chữ in.
Du khách quốc tế dừng chân, chụp hình, lấy điện thoại di động ra quay phim. Bốn phụ nữ đứng giăng biểu ngữ và hô khẩu hiệu khoảng nửa giờ như thế.
Thế rồi, một người đàn ông, được hiểu là công an thường phục, bước tới lôi kéo tấm biểu ngữ. Bốn phụ nữ giằng lại, và ngồi bệt xuống. Hàng trăm ngườì dân đứng dưới hè phố la ó, chửi mắng công an. Người công an thường phục này giằng co, không lấy được biểu ngữ, lại bị dân chúng la ó, nên lùi lại. Chặp sau, hàng chục công an, cả sắc phục và thường phục, xông tới, khiêng bốn phụ nữ can đảm này lên xe công an chở đi.
Băng hình này có thể xem ở đây:
http://blog.heritage.org/2011/08/30/guest-blog-cubas-pro-freedom-resistance-movement-is-growing/
http://blog.heritage.org/2011/08/30/guest-blog-cubas-pro-freedom-resistance-movement-is-growing/
Theo tin từ Aramiz Perez, thuộc Mặt Trận nói trên, trong bài viết phổ biến trên các mạng dân chủ Cuba tại Hoa Kỳ, trong đó có mạng Heritage Foundation, vào đầu tháng 9-2011, bốn phụ nữ trên đã bị giam, bị đánh, bị hăm dọa, nhưng bốn chị vẫn kiên tâm, nói rằng sẽ tiếp tục cuộc chiến. Dù vậy, cách viết của Perez không nói rõ bốn chị này đã được thả ra hay chưa.
Nhưng đó là một bước tiến lớn của phong trào dân chủ Cuba. Bởi vì thực tế, trước giờ vẫn có những cuộc biểu tình vì nhân quyền tại Cuba: nhóm phụ nữ có tên là Quý Bà Áo Trắng (Ladies in White) đều diễn hành mỗi chủ nhật, sau khi dự thánh lễ Chủ Nhật tại thánh đường Cathedral in Santiago de Cuba, để đòi trả tự do cho 75 tù chính trị, đó là cha, là chồng, là anh em của quý bà.
Tuy rằng những cuộc tuần hành đòi thả tù nhân lương tâm mỗi chủ nhật liên tục bị côn đồ và công an thường phục quấy rối, la hét và đàn áp, nhưng bản chất cuộc tuần hành mỗi chủ nhật và cuộc biểu tình hôm Thứ Ba 23-8-2011 của bốn phụ nữ là khác hằn nhau.
Một đàng là lấy cớ đi dự thánh lễ Chủ Nhật, và sau đó là Quý Bà Áo Trắng tuần tự đi ra phố. Nghĩa là dựa vào cớ nghi lễ tôn giáo để “tụ tập đông người” ở nhà thờ mà ra về. Và cũng là đòi trả tự do cho người thân.
Trong khi đó, bốn phụ nữ không lấy cớ lễ lộc gì hết, mà chọn ngày Thứ Ba để biểu tình vì nơi đó có đông người qua lại, và có đông du khách quốc tế. Thêm nữa, không đòi tự do cho người thân nào, mà chỉ đòi tự do dân chủ cho toàn dân.
Tuy không có liên hệ nhân quả cụ thể, thực tế là những cuộc tuần hành của Quý Bà Áo Trắng cũng là một trong các nhân tố để dẫn tới cuộc biểu tình của bốn phụ nữ hôm Thứ Ba 23-8-2011.
Báo Miami Herald cho biết rằng chị Fonseca trong năm ngoái đã nhiều lần bị công an bắt giam, khi cô và một số bạn gái tìm cách thực hiện biểu tình để phản đối vi phạm nhân quyền và để ủng hộ Quý Bà Áo Trắng.
Lần biểu tình mới nhất là hồi tháng 8-2010 khi Fonseca biểu tình nơi bậc thềm đại học University of Havana, nơi có tính biểu tượng vì đó là nơi xuất phát những cuộc biểu tình chống chính phủ trước khi có cuộc nổi dậy của Fidel Castro. Fonseca bị giam 36 giờ đồng hồ, rồi thả ra.
Những cuộc biểu tình tại Việt Nam trong thời gian qua vẫn là lấy cớ phản đối Trung Quốc lấn biển, lấn đất... Từ khởi đầu là biểu tình cuối năm 2007 tại Sài Gòn, với nhóm bloggers cùng với anh Điếu Cày đứng ở bậc thềm Nhà Hát Lớn Thành Phố để phản đối TQ thiết lập huyện Tam Sa, cho tới biểu tình liên tục 11 tuần lễ năm nay, vẫn có lý cớ là phản đối TQ.
Nhưng rồi cũng y hệt Cuba, chúng ta sẽ thấy có những cuộc biểu tình để chỉ thẳng tận gốc rễ của vấn đề: biểu tình để đòi dân chủ tự do cho toàn dân.
Nhất định sẽ tới một ngày như thế.
.
.
.
No comments:
Post a Comment