Văn
bút Hoa Kỳ ghi nhận lòng dũng cảm của Nhà báo Phạm Đoan Trang
RFA
2024.11.15
Bà Phạm Đoan Trang, nhà báo đang bị án tù chín năm tại Việt Nam, người đã
nhận Giải thưởng Tự do Viết PEN/Barbey năm 2024, được tôn vinh tại Hội luận do
Tổ chức Văn bút Hoa Kỳ -PEN America tổ chức nhân kỷ niệm Ngày Nhà văn bị cầm tù
diễn ra hàng năm vào 15/11.
Nhà báo Phạm Đoan Trang
(CPJ/Paul Mooney)
Trong thông cáo báo chí đưa ra trong cùng ngày, PEN America cho biết, năm
nay PEN America nêu bật trường hợp Phạm Đoan Trang, một nhà văn Việt Nam bị cầm
tù, nhằm ghi nhận lòng dũng cảm và cam kết của bà đối với quyền tự do ngôn luận.
Đồng thời, Tổ chức phi chính phủ Văn bút Hoa Kỳ cũng qua đó kêu gọi trả tự do
cho các nhà văn đang bị giam giữ.
Góp mặt trong buổi hội luận có hai diễn giả Trịnh Hữu Long, đồng
sáng lập viên, Tổng biên tập của Luật Khoa tạp chí và Trần Quỳnh Vi, đồng
sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV).
Ông Trịnh Hữu Long, qua video clip ghi nhận tại hội luận, kể ông gặp Đoan
Trang lần đầu vào năm 2011 trong đợt biểu tình chống Trung Quốc kéo dài ba
tháng. Theo ông Long, trước đó, “Trang đã là một nhà báo rất nổi tiếng vì đã
dũng cảm đưa tin về những bất công, nhân quyền và xung đột ở Biển Đông giữa Việt
Nam và Trung Quốc; luôn là người đứng đầu và cố gắng làm những điều chưa ai dám
làm; luôn là người phá vỡ các rào cản. Hậu quả là Trang phải luôn di chuyển để
tránh sự bắt bớ từ nhà cầm quyền”.
Rủi ro đến với mình bất cứ lúc nào là điều Phạm Đoan Trang biết trước.
Trong một đoạn video clip được chiếu tại buổi hội luận, bà Trang
nói:
“Tôi biết khi làm báo mà không theo định hướng, vượt ra ngoài khuôn khổ
là có hậu quả rồi chứ chưa nói là nhà hoạt động. Trở thành nhà hoạt động thì hậu
quả đến mức nào mình chưa hình dung được”.
Trần Quỳnh Vi, cũng tại Hội luận chia sẻ: “dù đang bị cầm tù nhưng Trang
là người tự do nhất Việt Nam vì Trang đang giải phóng tâm trí của mình và cô ấy
muốn mọi người biết điều đó, đặc biệt là thế hệ trẻ”.
Các diễn giả trong buổi hội luận mong muốn mọi người hãy tưởng tượng những
rủi ro mà các nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối
mặt khi nhìn về tương lai.
“Năm 2024, Việt Nam đã có chủ tịch nước thứ tư sau một thời gian ngắn.
Trong điều kiện hệ thống chính trị bất ổn, tôi không biết mọi thứ sẽ
tốt hơn hay tồi tệ hơn với những người viết lách. Tôi chỉ hy vọng chính phủ hiểu
rằng quyền tự do viết lách là có và nó đang được bảo vệ trên phạm vi quốc tế. Mọi
chuyện ngày càng trở nên tồi tệ trong suốt thập kỷ với những người bảo vệ nhân
quyền cũng như các nhà báo và các blogger”, bà Quỳnh Vi nói.
Cũng tại Hội luận, ông Dinaw Mengestu – tiểu thuyết gia và nhà văn
người Mỹ gốc Ethiopia, đồng thời là Phó Chủ tịch Văn Bút Mỹ, nói: “Buổi hội
thảo này là cách chúng tôi nói với các nhà văn bị cầm tù trên toàn thế giới rằng
chúng tôi sát cánh cùng các bạn”.
Nhà báo Phạm Đoan Trang bị Công an Việt Nam bắt giữ vào năm 2020 và bị
tuyên án chín năm tù vào năm 2021. Bà từng là phóng viên của một số tờ báo Nhà
nước Việt Nam và đã viết những sách bị chính quyền cấm lưu hành như Chính Trị
Bình Dân, Cẩm Nang Nuôi Tù, Phản Kháng Phi Bạo Lực.
Bà cũng tham gia viết những báo cáo song ngữ về tình hình nhân quyền và dân
chủ ở Việt Nam mà nổi bật là Báo Cáo Đồng Tâm viết về vụ công an cưỡng chế đất
gây chết người ở ngoại thành Hà Nội hồi năm 2020 gây phẫn nộ trong dư luận.
Bà đã nhận nhiều giải thưởng về các hoạt động nhân quyền bao gồm: Giải Người
Phụ nữ Can đảm 2022 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, giải Tự do Truyền thông (Media
Freedom 2022) của hai chính phủ Anh và Canada, giải Homo Homini năm 2017 của
People In Need (Cộng hoà Séc), Giải thưởng Tự do Báo chí năm 2019 của Phóng
viên Không Biên giới (RFS), Giải thưởng Martin Ennals năm 2022, và giải Tự do
Báo chí Quốc tế 2022 của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ).
Tại đêm Gala trao giải thưởng Tự do sáng tác Barbey 2024 hôm 16/5/2024 ở
New York, tổ chức Văn Bút Hoa Kỳ vinh danh bà và gọi bà là “nhà văn, nhà hoạt động
tiêu biểu trong cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ cho quyền tự do ngôn luận và tự
do sáng tác ở Việt Nam”.
----------------------------------
Tin, bài liên quan
Thời Sự
CPJ
trao giải Tự do Báo chí Quốc tế khiếm diện cho nhà báo Phạm Đoan Trang
Nhà
báo Phạm Đoan Trang – nguồn cảm hứng cho nhiều người khác
Các
tổ chức nhân quyền đòi trả tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang nhân một năm cô bị
bắt
Phúc
trình RSF cảnh báo về mối nguy hiểm đối với các nhà báo nữ tại nhiều nước
Tình
hình nhân quyền Việt Nam 2020: chính quyền bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế
No comments:
Post a Comment