18/08/2023
https://baotiengdan.com/2023/08/18/va-khong-chi-co-vnexpress/
Hình : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/08/SCL.jpeg
Một sà lan chở đầy cát chạy xuôi dòng sông Tiền, đi
qua một điểm sạt lở ở tỉnh An Giang. Ảnh chụp tháng 6 năm 2020. Ảnh: Cương Trần
Cho đến nay, VnExpress.net vẫn
chưa có tuyên bố chính thức nào về cáo buộc của nhóm tác giả Bảo Uyên và Nhung Nguyễn liên quan đến loạt bài Mekong nổi
tiếng mấy ngày qua.
Độc giả cũng cần một câu trả lời rõ ràng từ một
tờ báo lớn như VnExpress, nhất là khi họ đang được tán thưởng khắp nơi vì loạt
bài này, trong khi nó có nhiều điểm trùng khớp khá bất thường với bài
“Đồng bằng sông Cửu Long: Trước nguy cơ dần biến mất”
của Nhung Nguyễn và Bảo Uyên trên TIA SÁNG.
Với những gì công chúng đọc được cho tới nay
thì cáo buộc của Nhung Nguyễn và Bảo Uyên là rất có cơ sở và cần phải được toà
soạn VnExpress xử lý rốt ráo, thay vì im lặng như trong hai ngày qua.
Nếu VnExpress sai thì công chúng có quyền yêu
cầu xin lỗi. Nếu VnExpress không sai thì cần cho công chúng biết để tránh điều
tiếng oan ức cho nhóm phóng viên của chính họ.
Một trong những lý do để biện minh cho VnExpress
là họ không biết có phóng sự Mekong của nhóm tác giả Nhung và Uyên. Nhưng khả
năng này là thấp. Bài “Đồng bằng sông Cửu Long: Trước nguy cơ dần biến mất” của
Tia Sáng là một trong những tác phẩm báo chí xuất sắc nhất của làng báo Việt
Nam trong nhiều năm trở lại đây.
Nhiều bạn đã chỉ ra cần phải làm gì khi tham
khảo bài của người khác để viết bài của mình, xin đọc các link trong phần
comment.
***
Tôi rất trân trọng vai trò của VnExpress như
là một trong những tờ báo tiên phong trong việc phi chính trị hoá báo chí và
chuyên nghiệp hoá cách đưa tin. Ngày nay, chúng ta được đọc những bản tin tường
thuật vụ án mà không có những từ ngữ miệt thị bị can, bị cáo như “y”, “thị”, “hắn”
là có công rất lớn của VnExpress từ đầu những năm 2000.
Nhưng đến khâu bản quyền và minh bạch về nguồn
tư liệu thì VnExpress có vấn đề rất lớn. Và không chỉ có VnExpress. Hầu hết các
báo điện tử ở Việt Nam đều không dẫn link tới nguồn tư liệu hoặc tới nơi đưa
tin đầu tiên – trong khi đây là thực hành căn bản của việc làm báo. Có những
bài hoàn toàn dịch lại từ báo nước ngoài nhưng không dẫn link tới bài gốc, chỉ
ghi “theo ABC” ở cuối bài, nhìn không kỹ sẽ tưởng đó là bài gốc của họ.
***
Báo chí và truyền thông lề trái thì… còn tệ
hơn nữa:
– Copy nguyên cả bài của nhau không
xin phép, thậm chí còn không thèm ghi nguồn.
– Lấy nguyên bài của báo khác ra đọc
thành video đăng lên YouTube.
Nhưng nói người cũng ngẫm lại mình. Bản thân
tôi cũng nhiều lần lấy ảnh của các báo khác, cá nhân khác mà không xin phép; rồi
dịch nguyên bài của báo nước ngoài mà không xin phép họ, dù có chú thích ảnh và
dẫn link về nguồn đàng hoàng.
Ngoại trừ một số báo Việt ngữ hải ngoại là sản
xuất tin bài gốc, phần lớn truyền thông lề trái là copy từ khắp nơi về. Nhưng rồi
thỉnh thoảng tôi cũng phát hiện ra những lỗi sao chép bài của một số báo hải
ngoại, dù sao chép khéo léo hơn.
Lý do để lề trái biện minh là họ bị đàn áp, bị
cản trở, họ đang làm việc tốt. Tôi chưa bao giờ thấy đó là lý do để biện minh
được cho cái gì.
.
.
Tác giả
Tác
giả Nhung Nguyễn:
.
Tác giả
Tác
giả Bảo Uyên:
.
Tác giả
Trên
tường nhà bạn Nguyễn Đỗ Thuyên cũng có một số phân tích:
https://www.facebook.com/com.trang.1
Nguyễn Đỗ Thuyên
No comments:
Post a Comment