Trung Quốc: Thông
tin cựu Ngoại trưởng Tần Cương 'biến mất' trên website bộ ngoại giao
BBC News Tiếng Việt
1 tháng 8 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c51v4dl8688o
Vài giờ sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc
(NPCSC) chủ trì phiên họp đặc biệt hồi tuần rồi, ra quyết định bãi nhiệm cựu
ngoại trưởng Tần Cương, hình ảnh và thông tin về nhà ngoại giao 57 tuổi này bắt
đầu biến mất trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, theo Reuters.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/c783/live/b1d020a0-302e-11ee-8f52-fbf70e4bf742.png
Cựu Ngoại trưởng Trung
Quốc Tần Cương trong một cuộc họp báo vào tháng 5/2023 ở Bắc Kinh
Trong khi một số thông tin xuất hiện trở lại vài ngày sau đó, thông tin
ông Tần Cương không được đăng tải trong danh sách "các cựu ngoại trưởng"
của trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc và khi tìm tên của ông thì xuất hiện
dòng thông điệp: "Sorry, Qin Gang is not found" (Xin lỗi, Tần Cương
không được tìm thấy).
Thật sự thì ông Tần Cương đã không xuất hiện trước công chúng trong hơn
một tháng qua.
Giải thích ngắn gọn từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết vì các lý do sức
khỏe, thông tin này sau đó bị cắt bỏ trong các văn bản chính thức.
Lời giải thích này không thể giúp làm xoa dịu các đồn đoán không chỉ về
số phận của ông Tần mà còn về toàn bộ vụ việc sẽ ảnh hưởng thế nào đến Chủ tịch
Tập Cận Bình, người được cho đã tạo điều kiện giúp ông Tần thăng tiến vượt bậc.
Trung Quốc đã bổ nhiệm ông Vương Nghị thay thế cho ông Tần Cương, nhưng
không đưa ra thêm chi tiết về lý do thay đổi.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mao Ninh nói hôm thứ Năm 27/7
rằng Bắc Kinh sẽ công bố thông tin vào đúng thời điểm liên quan đến ông Tần và
phản đối "sự thổi phồng đầy ác ý".
Bà Mao Ninh trả lời một phóng viên, người đã chất vấn về tính minh bạch
trong việc cách chức ông Tần, đây là một trong hơn 25 câu hỏi đề cập đến ông Tần
tại những buổi họp báo gần đây mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã né tránh trả lời.
Tần Cương: Cú
ngã ngựa của ngôi sao đang lên ở Trung Quốc
Đồn đoán tiếp tục gia tăng
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và văn phòng Quốc vụ viện, hai cơ quan phụ
trách trả lời câu hỏi từ báo chí trên danh nghĩa Đảng Cộng sản và chính phủ
Trung Quốc, đã không ngay lập tức phản hồi trước những yêu cầu bình luận từ
Reuters.
Sự vắng mặt kéo dài và không lời giải thích về ông Tần Cương, nhiệm kỳ
bị chấm dứt đột ngột, cũng như những diễn biến bất thường khác như từ website Bộ
Ngoại giao Trung Quốc, đồng nghĩa đồn đoán sẽ tiếp tục gia tăng.
"Sự thật sẽ cuối cùng được sáng tỏ - điều này thường diễn ra tại
Trung Quốc, mặc dù đôi khi phải mất nhiều tháng hoặc nhiều năm - nhưng cách ông
ấy bị bãi nhiễm khiến lý do sức khỏe là chuyện không thể," Ian Johnson,
nhà nghiên cứu cấp cao về Trung Quốc từ Council on Foreign Relations nhận định.
Nhà phân tích chính trị từ Bắc Kinh, Ngô Cường cho biết ông có thể
"gần như chắc chắn loại bỏ sức khỏe là lý do thật sự". Nếu do sức khỏe,
thì nhà nước Trung Quốc có thể đã bổ nhiệm một vị thứ trưởng để tạm thay thế,
thay cho bãi nhiệm ông Tần, ông Vũ nhận định.
Ông Tần Cương gần như chỉ giữ chức vụ Ngoại trưởng Trung Quốc trong nửa
năm sau khi trở thành một trong những vị ngoại trưởng trẻ nhất của Trung Quốc hồi
tháng 12/2022, trong nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.
Trước đó đã xảy ra những vụ quan chức biến mất hoặc bị 'tẩy trắng' tại
Trung Quốc.
Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc Tiêu Á Khánh đã
biến mất trong gần một tháng hồi năm ngoái trước khi xuất hiện thông tin ông ấy
đang bị điều tra vì tội hối lộ.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã loại bỏ tất cả các thông tin trên mạng về cựu
Trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc, ông Trương Côn Sinh khi bị kết tội tham nhũng
và lạm quyền để có trao đổi tình dục vào năm 2016.
Những cách thức 'tẩy trắng' thông tin như vậy đã xảy ra trong hàng thập
kỷ qua tại Trung Quốc.
Bức ảnh về thời khắc lịch sử khi cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông
đứng tại thành lầu Thiên An Môn đọc diễn văn khai sinh nhà nước Cộng hòa Dân chủ
Nhân dân Trung Hoa, đã bị thay đổi đến ba lần trong khoảng từ năm 1955 đến
1972, nhằm xóa hình những quan chức vốn đã bị 'bay chức' dưới thời ông.
Tần Cương: Cú
ngã ngựa của ngôi sao đang lên ở Trung Quốc
'Nền chính trị toàn trị'
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/8bba/live/1093c560-302f-11ee-8f52-fbf70e4bf742.jpg
Ông Tần Cương và người
đồng cấp Mỹ Antony Blinken tại thủ đô Bắc Kinh vào tháng 6/2023
Thế nhưng những nhà quan sát khác nhận định, về trường hợp của ông Tần
thì câu chuyện 'chưa ra ngô, ra khoai'.
Ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc chủ trì phiên họp hôm thứ Ba tuần rồi
25/07 đã không bãi chức vụ khác của ông Tần Cương là Ủy viên Quốc vụ mặc dù có
quyền thực hiện điều đó. Đây là chức vụ được xếp cao hơn chức bộ trưởng, theo
các chuyên gia.
Và mặc dù bị xóa thông tin khỏi trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bức
ảnh chân dung của cựu Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ vẫn được treo nghiêm trang trên
bức tường Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington vào hôm thứ Năm 27/07, một người
chứng kiến cho Reuters biết.
Các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng ông Tần đã trải qua một quy trình
xét duyệt rất nghiêm ngặt để được bổ nhiệm chức vụ ngoại trưởng chỉ cách đó vài
tháng.
Theo quy định của Đảng Cộng sản Trung Quốc thì các lãnh đạo phải được
thẩm tra theo cơ sở tư tưởng, năng lực làm việc và tuân thủ điều lệ đảng, trong
khi đó họ phải khai báo lý lịch về gia đình, bao gồm có sinh sống ở nước ngoài
hay không và sở hữu tài sản nào.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập Cận Bình đã đề ra một loạt
các quy định nhằm chống lại nạn tham nhũng và tăng cường điều lệ đảng để giải
quyết nạn tham nhũng theo những cách mà giới phân tích nhận định, giúp củng cố
sự trung thành của các thành viên trong đảng dành nhà lãnh đạo này.
Thế nhưng điều này cũng tạo rủi ro cho ông Tập nếu việc ông Tần bị bãi
nhiệm là về lý do khác không phải chỉ là sức khỏe, đặc biệt khi xét đến sự
thăng tiến vượt trội của ông ấy trong hàng ngũ cán bộ, một phần nhờ vào sự thân
cận của ông ta với Chủ tịch Trung Quốc.
Ông Tần đã được ông Tập chú ý khi còn là Vụ trưởng Vụ Thông tin của Bộ
Ngoại giao Trung Quốc vào năm 2011 trong nhiệm kỳ đầu tiên của nhà lãnh đạo
Trung Quốc. Công việc này giúp ông được tiếp cận trực tiếp với ông Tập bất cứ
khi nào có cuộc gặp giữa ông Tập với các lãnh đạo nước ngoài.
Ông Tần sau đó được thăng tiến ba cấp từ Vụ trưởng Vụ Thông tin cho đến
Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, và rồi lên chức Ngoại trưởng và Ủy viên Quốc vụ trong
nhiệm kỳ kéo dài 5 năm, một tốc độ thăng tiến nếu xét theo chuẩn mực của Trung
Quốc thì nhanh như tàu viên đạn vậy.
Khi ông Tập bước vào nhiệm kỳ lần thứ ba lịch sử sau Đại hội Đảng Cộng
sản Trung Quốc hồi năm ngoái, đội ngũ quan chức đều là những người mà ông từng
làm việc chung trước đây và được ông tin tưởng, các nhà phân tích cho biết.
Ông Tập đã theo một quy trình truyền thống khi cho phép các lãnh đạo cấp
cao đương chức và đã về hưu bỏ phiếu bầu ra ứng viên tiềm năng trước khi quyết
định danh sách cuối cùng được chính thức đề bạt.
Thay vào đó, những cái tên được quyết định theo "sự lãnh đạo trực
tiếp" của ông Tập sau khi ông có cuộc gặp riêng với những ứng viên tiềm
năng và tham vấn với những người khác, theo Tân Hoa Xã.
"Câu chuyện của Tần Cương đã cho thấy tính dễ tổn thương trong nền
chính trị toàn trị của ông Tập," Alfred Wu, Phó Giáo sư từ Trường Chính
sách công Lý Quang Diệu (Singapore) nhận định với Reuters.
TQ sa thải ông
Tần Cương và để ông Vương Nghị quay lại làm Bộ trưởng Ngoại giao
Tần Cương: Cú
ngã ngựa của ngôi sao đang lên ở Trung Quốc
------------------
TIN LIÊN QUAN
TQ bãi chức Tần Cương, cho
Vương Nghị quay lại nắm Bộ Ngoại giao
25 tháng 7 năm 2023
·
Tần Cương: Cú ngã ngựa của
ngôi sao đang lên ở Trung Quốc
26 tháng 7 năm 2023
·
Trung Quốc: Đồn
đoán gia tăng về sự 'mất tích' của Ngoại trưởng Tần Cương
19 tháng 7 năm 2023
·
Ngoại trưởng Tần
Cương nói chèn ép Trung Quốc không khiến Mỹ trở nên vĩ đại
7 tháng 3 năm 2023
No comments:
Post a Comment