Tin
bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang ẩn náu tại Đức đã được chính thức xác nhận
Nguồn báo TAZ (báo
trên mạng): https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/!5952435/
Hiếu Bá
Linh (Biên dịch)
thoibao.de
07/08/2023
Hình : https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/08/1-1.jpg
Bà
Nhàn và 7 nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước
ngoài. Bà Nhàn đã sang Đức được vài tháng nay và hiện đang sống tại một thành
phố lớn tại đây. Việt Nam đã gửi cho Đức đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn – nhưng Sở
Tư pháp Liên bang Đức đã bác đơn này. Và Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh
cáo Việt Nam về các hành động bất hợp pháp tiếp theo. “Chính phủ Liên
bang Đức sẽ không dung thứ cho bất kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước
ngoài trên lãnh thổ Đức”, Bộ Ngoại Đức viết. Cảnh
sát Đức cũng đã liên lạc trực tiếp với bà Nhàn và cảnh báo về tình trạng nguy
hiểm của bà.
Nhật báo TAZ của Đức ra hôm nay 7-8-2023 có đăng một bài viết dài chiếm cả
trang 3, trang dành cho chủ đề thời sự đặc biệt, tường thuật về vụ bà Nguyễn Thị
Thanh Nhàn đang ẩn trốn tại Đức và ngay trang đầu tờ báo, với hình TBT Nguyễn
Phú Trọng in lớn chiếm nửa trang báo, trên đó in hàng tít “Lời chào thân ái
từ Berlin” (ám chỉ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi năm 2017) để giới thiệu
bài báo ở trang 3: “Bài báo độc quyền của tờ TAZ: Cơ quan mật vụ
Việt Nam dường như đang truy lùng tại Đức một phụ nữ Việt có nhiều thế lực, người
được cho là có liên quan đến các vụ đấu đá chính trị. Cơ quan an ninh Đức báo động
– ký ức về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh năm 2017 được đánh thức”.
Sau đây là trích dịch những phần chính
của bài báo.
Sáu năm trước, mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một quan chức phản nghịch ở
Berlin. Nhưng giờ đây vụ bắt cóc có thể lặp lại. Vì lại một lần nữa, một người
đang bị Hà Nội truy lùng đã sang Đức ẩn náu, lần này là một phụ nữ: Nguyễn Thị
Thanh Nhàn. Phụ nữ này cũng đang phải đối mặt với số phận tương tự.
Phụ nữ 54 tuổi này đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam: Bà đem đến đất
nước thứ hàng hóa mà quốc gia Đông Nam Á này đáng lẽ ra không được phép mua, chủ
yếu là vũ khí. Bà là nữ thương gia ngoại thương, ngoài tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt,
bà còn nói thông thạo tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Nhật và một chút tiếng Trung.
Bà là Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC, một công ty
Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, đưa lao động Việt Nam ra nước
ngoài, nhưng cũng hoạt động trong các dự án xây dựng trong nước.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng có tiếng tăm trên quốc tế. Một học viện Nga đã
trao cho bà hai bằng tiến sĩ danh dự. Năm 2018, bà cũng vinh dự được
chính phủ Nhật trao tặng Huân chương Mặt trời mọc, một trong những huân chương
cao quý nhất của Nhật. Bà cũng được cho là có quan hệ tuyệt vời với Israel.
Kế
toán trưởng của AIC, Đỗ Văn Sơn, bị dẫn độ về Việt Nam từ nơi ông ẩn trốn
Nhưng, vào tháng 5 năm 2022, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, một số nhân viên của
công ty AIC và các chính trị gia y tế địa phương bị lệnh bắt tạm giam với cáo
buộc gian lận và tham nhũng trong đấu thầu xây dựng bệnh viện. Bà Nhàn và 7
nhân viên của bà dường như đã được thông báo trước và đã trốn ra nước
ngoài. Kế toán trưởng của AIC, Đỗ Văn Sơn, đã
bị dẫn độ về Việt Nam từ nơi ông ẩn trốn, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống
nhất, vào tháng 6 năm 2023. Cơ sở cho việc dẫn độ là một thông báo truy
nã từ chính phủ Việt Nam thông qua Interpol, một “truy nã báo đỏ”, như Đại sứ
quán Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã xác nhận với tờ báo TAZ của Đức.
Hiện người đàn ông này đang bị giam giữ tại Việt Nam.
Một nhân viên khác trốn thoát sang Mỹ (Nguyễn Đăng Thuyết, giám đốc
công ty Thành An Hà Nội) được biết là Việt Nam đã tìm cách dẫn độ về nước,
nhưng không thành công. Số phận của 5 người trốn thoát còn lại thì hiện không
được biết. Tuy nhiên, những người này đã bị tòa án Việt Nam kết án vắng mặt
với án tù dài hạn vào tháng Giêng năm nay. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sếp AIC, bị kết
án nặng nhất với 30 năm tù vì gian lận và tham nhũng trong thủ tục đấu thầu. Bà
còn bị khởi tố ít nhất trong một vụ án khác. Tài sản không nhỏ của bà,
trong đó có một biệt thự bên hồ ở Hà Nội, đã bị tịch thu.
Từ tháng 5/2022, Việt Nam nổ lực truy tìm Nguyễn Thị Thanh Nhàn với áp lực
cao. Báo chí gần đây cho rằng bà Nhàn đang trốn tránh trách nhiệm cá nhân bằng
cách bỏ trốn – “do đó phải xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa
chung”. Với những phát biểu tương tự hồi năm 2016 và 2017, Trịnh Xuân
Thanh, người bị truy nã và sau đó bị bắt cóc, đã bị đặt ngoài vòng pháp luật (tức
là bị đặt trong tình trạng hoàn toàn không có quyền và sự bảo vệ của luật
pháp). Trong cả hai trường hợp, chính quyền Việt Nam đã biết từ lâu rằng những
người họ truy nã là đã trốn sang nước ngoài.
HÌnh : https://thoibao.de/wp-content/uploads/2023/08/2.jpg
Trang nhất nhật báo TAZ (báo in)
Mặt khác, các phương tiện truyền thông Israel cho rằng đằng sau lệnh bắt
giữ bà Nhàn có cuộc tranh giành quyền lực giữa lãnh đạo đảng và thủ tướng về việc
mua vũ khí. Israel đã phát triển thành một nhà cung cấp vũ khí quan trọng cho
Việt Nam, và Nguyễn Thị Thanh Nhàn là người môi giới các thương vụ quan trọng tại
đây. Đó là gồm các phương tiện bay không người lái (drone), hệ thống phòng
không, xe tăng hoặc tên lửa. Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng và Bộ
trưởng Bộ Công an đầy quyền lực Tô Lâm muốn giao dịch mua vũ khí với các đối
tác truyền thống là Nga, Trung Quốc … – cũng bởi vì người của phe ông kinh
doanh tốt ở đó với tư cách là người môi giới và vì Nga là đối tác không thể thiếu
để đào tạo Hải quân Việt Nam.
Bộ Ngoại
giao Đức cảnh cáo Việt Nam: “Chính phủ Liên bang Đức sẽ không dung thứ cho bất
kỳ sự can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức“
Theo thông tin của tờ TAZ, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Đức được vài
tháng nay và hiện đang sống tại một thành phố lớn tại đây. Trước đó, bà được
cho là đã trốn sang Nhật Bản rồi đến London, nơi con gái bà được cho là đang sống.
Mật vụ Việt Nam cũng được cho là biết về việc bà đang ở Đức. Đại sứ quán Việt
Nam tại Đức không trả lời các câu hỏi của tờ TAZ về việc này. Riêng bà Nhàn thì
tờ TAZ không liên lạc được.
Nhà chức trách Đức nhận thức rõ về tình huống nguy hiểm của phụ nữ 54 tuổi
này. Cụ thể, cả Bộ Ngoại giao và cơ quan an ninh đều không muốn bình luận về vụ
việc, vì trên nguyên tắc, dữ liệu cá nhân không được phép đưa ra ngoài. Tuy
nhiên, theo thông tin của tờ TAZ, một số cơ quan đang bận rộn với vụ Nguyễn Thị
Thanh Nhàn, họ nhận thấy mối đe dọa thực sự. Việt Nam đã gửi cho Đức
đơn yêu cầu dẫn độ bà Nhàn – nhưng Sở Tư pháp Liên bang Đức đã bác đơn này. Giới chức chính phủ Đức cho biết, kể từ vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vào
năm 2017, tất cả việc dẫn độ về Việt Nam, trên nguyên tắc nói chung, đều bị từ
chối. Và Bộ Ngoại giao Đức được cho là đã cảnh cáo Việt Nam về các hành động bất
hợp pháp tiếp theo. “Chính phủ Liên bang Đức sẽ không dung thứ cho bất kỳ sự
can thiệp nào của các quốc gia nước ngoài trên lãnh thổ Đức“, Bộ Ngoại Đức
viết.
Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng Việt Nam sẽ dám làm thêm một vụ bắt
cóc nữa – mặc dù bị thảm họa ngoại giao sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Cường
độ của việc truy tìm kiếm người phụ nữ, mà hiện đang là phụ nữ Việt Nam bị truy
nã gắt gao nhất, đã cho thấy điều nêu trên. Hơn nữa, thực tế là sau vụ bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh, cơ quan mật vụ Việt Nam đã bắt cóc hai công dân Việt Nam khác
từ Thái Lan. Năm 2019 là nhà báo Trương Duy Nhất, và năm nay là blogger Đường
Văn Thái. Cả hai hiện đang bị cầm tù tại Việt Nam.
Lần này cơ quan an ninh Đức đã được cảnh báo – khác với năm 2017 trong vụ
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Hồi đó, hầu như không ai có thể tưởng tượng được rằng
mật vụ Việt Nam bắt cóc một người từ Đức. Ngay cả khi nữ luật sư của Trịnh Xuân
Thanh báo tin với cảnh sát Berlin về việc thân chủ của bà mất tích, bà có yêu cầu
xem xét rằng có thể cơ quan mật vụ Việt Nam đã bắt cóc ông ta, nhưng cảnh sát
được cho là đã bác bỏ khả năng đó.
Lần này thì khác: Theo thông tin của tờ TAZ, cảnh sát Đức đã liên lạc trực
tiếp với Nguyễn Thị Thanh Nhàn và cảnh báo về tình trạng nguy hiểm rằng cơ quan
mật vụ Việt Nam đang truy tìm bà. Liệu điều đó có hữu ích gì cho bà Nhàn hay
không, trong những tuần tới sẽ cho thấy.
Nguồn báo TAZ (báo trên mạng): https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/!5952435/
Hiếu Bá
Linh (Biên dịch)
----------------------------------------------------------
Bài
Khác:
Chiến
dịch gom góp tài chính để lật Nguyễn Phú Trọng. Phạm Minh Chính làm cách nào?
“Kịch
chiến” trong Bộ Quốc Phòng, thế lực Tổng và thế lực Thủ làm chủ những nơi nào?
Kéo
đàn em rời Quảng Ninh về Chính Phủ, Thủ tướng Chính đang né đòn ông Tổng?
No comments:
Post a Comment