NỘI DUNG :
Với Đặng Tiến, phê bình văn học là yêu thương và sáng tạo
Thanh Thảo
.
TPHCM yêu cầu báo chí xóa tin về nhà phê bình Đặng Tiến
RFA
.
Với Đặng Tiến, phê bình văn học là yêu thương và sáng tạo
Nhà thơ Thanh Thảo
==================================================
.
.
Với Đặng Tiến, phê bình văn học
là yêu thương và sáng tạo
Thanh Thảo
19/04/2023 22:57
https://www.diendan.org/sang-tac/voi-dang-tien-phe-binh-van-hoc-la-yeu-thuong-va-sang-tao-1
Với sự
đồng ý của tác giả, chúng tôi xin đăng lại dưới đây bài viết của nhà thơ Thanh
Thảo, đăng trên Thể Thao & Văn Hóa số ra ngày 19.4.2023. Nguyên thủy bài
này được viết nhân tuần lễ của Ngày sách và Văn hoá đọc Việt Nam (21/4), khi được
biết tin Đặng Tiến từ trần (sáng ngày 17.4.2023), anh đã cập nhật hóa bài viết,
và báo Thể Thao & Văn Hóa đã kịp in trước khi có lệnh cấm của Ban tuyên
giáo Thành ủy TPHCM. Trong khi đó, các báo Tuổi Trẻ, Phụ Nữ TP.HCM... đưa tin
và bài viết trên mạng, vài giờ sau phải gỡ đi mà không nói lý do. Lý do đó nằm
trong tin nhắn của Ban tuyên giáo gửi tổng biên tập các báo : “ Về trường
hợp ông Đặng Tiến vừa qua đời tại Pháp, đề nghị các cơ quan báo chí không thông
tin (nếu đã thông tin thì gỡ ngay) vì đây là nhân vật tham gia tổ chức chống Đảng
và Nhà nước Việt Nam (Văn đoàn Độc lập). Trân trọng. ” (lời nhắn này
do một bạn đọc cung cấp nguyên văn). Khi chúng tôi lên khuôn bài này
(19.4.2023, 17g00 giờ GTU), các bài trên VnExpress và Một Thế Giới vẫn còn
nguyên, nếu cần, chúng tôi sẽ đăng lại để bạn đọc được thông tin đầy đủ.
Để đọc
toàn văn bài của nhà thơ Thanh Thảo (dạng pdf), xin bấm vào ô TT dưới đây.
Attachments
·
TT
.
=====================================================
.
.
TPHCM yêu cầu báo chí xóa tin về nhà phê bình Đặng Tiến
RFA
2023.04.21
Ban Tuyên giáo Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã
yêu cầu các tờ báo dưới quyền như Tuổi Trẻ và Phụ nữ TPHCM không được đưa hoặc
gỡ bản tin về việc nhà phê bình văn học Đặng Tiến qua đời ở Pháp.
Nhà phê bình văn học Đặng
Tiến năm 2009 ( FB Lý Đợi)
Giáo sư Đặng Tiến, tác giả cuốn Vũ trụ thơ, qua đời ở Pháp ngày 17/4,
thọ 83 tuổi. Ông là thành viên của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập, một
tổ chức độc lập với Hội Nhà văn Việt Nam và không được Nhà nước công nhận, thậm
chí còn bị sách nhiễu, đàn áp.
Các bài viết về sự ra đi của nhà phê bình Đặng Tiến ở các trang Tuổi Trẻ
Online và Phụ Nữ Online đã không còn truy cập được, trong khi một số trang khác
như VnExpress hay Thể thao Văn hoá người đọc vẫn còn có thể xem bài viết về chủ
đề này.
Thông tin về việc gỡ bỏ bài viết được Phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Dũng,
thành viên của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập, khẳng định với Đài Á
Châu Tự Do (RFA) vào ngày 21/4:
“Chuyện gỡ bài là có thật và tôi có thông tin của người bạn của tôi
làm nghề báo. Tôi có đọc được cái chỉ thị, tin nhắn thì đúng hơn.
Nguyên
văn: Về trường hợp ông Đặng Tiến vừa qua đời tại Pháp, đề nghị các cơ quan
báo chí không thông tin (nếu đã thông tin thì gỡ ngay), vì đây là nhân vật tham
gia tổ chức chống Đảng và Nhà nước Việt Nam (Văn đoàn Độc lập). Trân trọng.”
Báo Tuổi trẻ là cơ quan ngôn luận của Thành đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh TPHCM, trong khi báo Phụ nữ TPHCM là cơ quan ngôn luận của Thành ủy
TPHCM.
Tờ Thanh Niên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, tuy không thuộc sự
quản lý của Thành uỷ thành phố HCM, nhưng cũng gỡ bài. Phó giáo sư Hoàng Dũng,
người điều hành trang Văn Việt- diễn đàn của Ban vận động, cho rằng "ở Việt
Nam nỗi sợ hãi nhà nước nó hay lây và lan rộng nên tờ Thanh Niên thấy Tuổi Trẻ
gỡ thì cũng gỡ cho nó lành.”
Phóng viên gọi điện thoại cho Thành uỷ TPHCM, hai toà soạn báo Tuổi Trẻ
và Thanh Niên để kiểm chứng thông tin nhưng không ai nghe máy. Một phụ nữ của
báo Phụ nữ Online nói không trả lời qua điện thoại và cúp máy.
Chúng tôi gửi email tới toà soạn của ba tờ báo trên nhưng chưa nhận được
phản hồi.
Theo Văn Việt, nhà phê bình Đặng Tiến tốt nghiệp Đại
học Văn khoa Sài Gòn năm 1963. Ông bắt đầu viết điểm sách và phê bình từ năm
1960. Ra nước ngoài từ năm 1966, lập nghiệp tại Pháp, dạy văn chương Việt Nam
trong Ban Việt học, Đại học Paris 7, từ năm 1969 đến lúc nghỉ hưu năm
2005.
Sau năm 1975, ông viết cho nhiều tạp chí trong nước. Các tác phẩm chính
bao gồm “Vũ trụ thơ” và “Thơ, thi pháp và chân dung.”
Ông Hoàng Dũng cho biết, việc yêu cầu gỡ các bài liên quan đến một
thành viên của ban vận động là một phần của sự đàn áp mà nhà chức trách Việt
Nam áp dụng lên tổ chức này kể từ khi tuyên bố thành lập năm 2014 với Trưởng
ban vận động là nhà văn Nguyên Ngọc cùng 60 thành viên trong và ngoài nước,
trong đó có các nhà văn/nhà thơ như Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình
Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên…
Một số tờ báo Nhà nước viết bài trong đó nhìn nhận hội ái hữu nghề nghiệp
của các nhà văn độc lập với chính quyền là một tổ chức bất hợp pháp, cho rằng
đây là cái cớ mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối muốn lập ra nhằm
chống phá Đảng, Nhà nước.
Theo công văn số 4112/CV/BTGTW ký ngày 15/3/2018 bởi Phó trưởng Võ Văn
Phuông gửi Ban Cán sự Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ương yêu cầu
bộ này chỉ đạo Ban Soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện một
số nội dung, trong đó đáng chú ý là việc “rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả
thuộc tổ chức 'Văn đoàn độc lập’ ra khỏi Chương trình sách giáo khoa môn học Ngữ
văn mới.”
Theo Phó giáo sư Hoàng Dũng, văn bản này hiện vẫn còn hiệu lực, thậm
chí những người không còn là thành viên ban vận động như hai ông Nguyễn Quang Lập
và Nguyễn Duy, vẫn bị phân biệt đối xử.
Giáo sư Đặng Tiến lúc sinh thời có nhiều lần về thăm quê hương, lần cuối
cùng là vào năm 2020. Trong những lần đó, ông đi nhiều nơi và gặp gỡ nhiều người
mà không bị chính quyền ngăn cản, theo nhà thơ Hoàng Thuỵ Hưng (Hoàng Hưng),
thành viên của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập.
-----
Tin, bài liên quan
TIN VIỆT NAM
Văn Việt gọi
vụ hành hung nhà thơ là sự leo thang trong việc “đàn áp tự do tư tưởng”
=================================================
.
.
Với Đặng Tiến, phê bình văn học là yêu thương và sáng tạo
Nhà thơ Thanh Thảo
Posted on 21/04/2023 by Boxit
VN
https://boxitvn.online/?p=83730
ĐẶNG TIẾN
(30.3.1940 – 17.4.2023)
Hình : https://www.diendan.org/Doi-song/tin-buon/dang-tien-1940-2023/DTonha.jpg
Chúng tôi đau đớn báo tin bạn chúng tôi, nhà phê bình văn học, biên tập
viên Diễn Đàn, Đặng Tiến đã tạ thế sáng ngày
17.4.2023 tại bệnh viện Orléans, sau nhiều tháng trọng bệnh, thọ 83 tuổi.
Lễ hỏa táng sẽ cử hành hồi 13g45 ngày thứ hai 24.4 tại PFG – Services
Funéraires. 100 Allée Léon Delagrange, 45770 Saran (xin chú ý: có thay đổi
giờ và địa điểm).
Diễn
Đàn xin thành thực chia buồn với chị Minh Nguyệt cùng các con Nhất Lập,
Lãm Thúy, Tam và toàn thể gia đình.
Diễn Đàn
==================================
Với Đặng Tiến,
phê bình văn
học là
yêu thương
và sáng tạo
Với sự đồng ý của tác giả, chúng tôi xin đăng lại dưới đây bài viết của
nhà thơ Thanh Thảo, đăng trên Thể thao & Văn hóa số ra
ngày 19.4.2023. Nguyên thủy bài này được viết nhân tuần lễ của Ngày sách và Văn
hoá đọc Việt Nam (21/4), khi được biết tin Đặng Tiến từ trần (sáng ngày
17.4.2023), anh đã cập nhật hóa bài viết, và báo Thể thao & Văn hóa đã
kịp in trước khi có lệnh cấm của Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM. Trong khi đó,
các báo Tuổi trẻ, Phụ nữ TP.HCM… đưa tin và bài viết
trên mạng, vài giờ sau phải gỡ đi mà không nói lý do. Lý do đó nằm trong tin nhắn
của Ban tuyên giáo gửi Tổng biên tập các báo : “Về trường hợp ông Đặng Tiến
vừa qua đời tại Pháp, đề nghị các cơ quan báo chí không thông tin (nếu đã thông
tin thì gỡ ngay) vì đây là nhân vật tham gia tổ chức chống Đảng và Nhà nước Việt
Nam (Văn đoàn Độc lập). Trân trọng.” (lời nhắn này do một bạn đọc cung
cấp nguyên văn). Khi chúng tôi lên khuôn bài này (19.4.2023, 17g00 giờ GTU),
các bài trên VnExpress và Một thế giới vẫn còn nguyên, nếu cần,
chúng tôi sẽ đăng lại để bạn đọc được thông tin đầy đủ.
Diễn Đàn
.
Sắp bước vào tuần lễ của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), của
Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4), nghe tin nhà phê bình văn học Đặng Tiến
qua đời, văn giới càng xót xa và tiếc nuối. Từ Quảng Ngãi, nhà thơ Thanh Thảo gửi
cho Thể thao và Văn hóa (TTXVN) những chia sẻ rất riêng của ông.
____________
Tôi đọc những bài phê bình văn học, phê bình thơ của Đặng Tiến từ hồi
tôi còn ở chiến trường Nam Bộ. Do đặc thù công việc, tôi được tiếp xúc khá nhiều
với báo chí và cả các tác phẩm văn học của Sài Gòn thuở đó. Và tôi đọc những
bài viết của Đặng Tiến trên tạp chí Văn, một tạp chí văn học uy tín
hàng đầu của Sài Gòn, cũng thuở đó.
Viết phê bình để… thỏa chí sáng tạo
Với Đặng Tiến, tôi cảm nhận những bài viết tạm gọi là "phê bình
văn học" của ông, thì phần "phê" gần như rất ít, phần
"bình" lại rất nhiều. Và có cảm giác Đặng Tiến chọn thể loại phê bình
để viết, là để thỏa chí sáng tạo của mình, chứ không hề vì mục đích
"khen" hoặc "chê" ai cả. Trong tất cả những bài phê bình
văn học của Đặng Tiến, thì luôn luôn, yếu tố văn học được đặt lên hàng đầu. Yếu
tố nghệ thuật luôn là then chốt. Và tình cảm của người viết với tác giả, những
tâm đắc của người viết với tác phẩm là sự kết nối quan trọng nhất, nhiều khi
mang ý nghĩa thiêng liêng.
Từng câu văn của Đặng Tiến, dù kỹ lưỡng, chắt chiu, nhưng luôn ấm áp. Với
Đặng Tiến, viết phê bình chỉ là cái cớ để anh thỏa sức sáng tạo ở một lĩnh vực
cần có sự kết nối thân thiết với nhà văn, nhà thơ. Sự sáng tạo, khả năng kết nối
thân mật, lòng kính trọng với văn học, với sáng tạo của người mình viết phê
bình, khiến Đặng Tiến trở thành nhà phê bình văn học thân thiết nhất với các
nhà văn, nhà thơ.
Nhà phê bình Đặng Tiến. Ảnh: VB
Tôi thật sự quen và chơi khá thân với Đặng Tiến từ năm 2003, khi tôi lần
đầu được sang Pháp dự một Liên hoan thơ quốc tế ở Paris. Anh Đặng Tiến đã đón bố
con tôi, đã mời tôi về nhà anh ở Orléans (nhà ở quê) chơi và ngủ lại.
Nói thật, khi được ở nhà anh, trước vườn nhà có một hồ nước xanh sâu,
có cả thiên nga bơi lội, tôi cứ nghĩ như mình đang ở nơi chốn thần tiên. Không
phải vì ngôi nhà sang trọng theo kiểu biệt thự của nhà giàu, mà là ngôi nhà vườn
giản dị, nhưng cảnh quan quá thu hút, quá đẹp ở một vùng quê nước Pháp, dù
Orléans khá gần Paris.
Ở ngôi nhà vườn giản dị và đẹp như vậy, chủ nhân của nó là người có tâm
hồn rất đẹp, có sự chân thành, thật thà hết sức đáng quý. Anh có sự kết nối với
những người sáng tác văn học như một người bạn đồng hành, đồng cảm, đồng sàng
mà không dị mộng.
Một nhà văn, nhà phê bình nổi tiếng như thế, lại ở Pháp từ rất nhiều
năm, nhưng Đặng Tiến lại là một người "Quảng Nam rặt". Từ giọng nói,
cách cư xử, tình thân mật, sự quan tâm tới người khác, tới bạn bè văn chương,
khiến tôi thực sự cảm động. Vài lần sau sang Pháp, tôi cũng được anh Đặng Tiến
tiếp đón như vậy, lại được về ngôi nhà vườn cảnh quan tuyệt đẹp của anh ở nhà
quê, được vợ chồng anh đãi những món ăn "tuyệt đối Việt Nam" mà những
người Việt xa nước, dù chỉ vài tuần như tôi, cảm thấy vô cùng thích thú.
Cuốn
“Thơ – Thi pháp và chân dung”
Văn
phê bình… thuần Việt
Văn phê bình của Đặng Tiến cũng như vậy. Nó thuần Việt tới mức ta phải
kinh ngạc, thậm chí, nó mang đậm sắc thái miền Trung, sắc thái Quảng Nam, như
ta được ăn một tô mì Quảng đúng chất, đúng điệu luôn.
Khi tới nhà Đặng Tiến ở Orléans, quà anh tặng tôi là mấy tập thơ và trường
ca của… tôi, khiến tôi quá mừng. Vì tôi cũng không còn giữ được những tác phẩm
đó của mình nữa. Đủ biết, trước khi muốn viết phê bình văn học về ai đó, Đặng
Tiến đã chuẩn bị rất đầy đủ những tác phẩm của người đó, nên khi viết, gần như
anh đang nhỏ nhẹ tâm tình với tác giả mình đang viết. Nói thật, đó cũng là cách
viết của tôi về một tác giả nào đó mà tôi yêu thích, nên tôi với Đặng Tiến thật
là… "đồng khí tương cầu".
Như khi anh Đặng Tiến viết về thơ Tế Hanh, một nhà thơ đồng hương với
tôi mà tôi rất yêu thương, anh nhận xét thế này: "Tế Hanh là nhà thơ bình
dị, đến với văn học với những bài thơ học trò chơn chất. Trong phong trào Thơ Mới
vào giai đoạn đã hoàn chỉnh và tân kỳ, thơ Tế Hanh vẫn hồn hậu. Tiếp cận với
thơ Âu Tây rất sớm, Tế Hanh không chịu ảnh hưởng bao nhiêu, vì không cảm thụ được
những hình ảnh xa lạ hay những rung cảm mới mẻ. Một cách tự nhiên thôi, tâm hồn
non trẻ của anh chỉ rung động trước những hình ảnh thân quen: Dòng sông quê,
con đường đất; hiện đại lắm là sân ga với những toa đầy nặng khổ đau".
Hai từ khóa trong thơ Tế Hanh là "chơn chất" và "hồn hậu",
anh Đặng Tiến đã tìm được khi viết về nhà thơ đầy cảm xúc và cảm giác này.
Với nhà phê bình, nhiều khi chỉ cần tìm được "chìa khóa" để mở
ra cánh cửa vào tác phẩm của tác giả mà mình đang viết, thì sự thành công đã
chiếm tới một nửa bài viết rồi. Đặng Tiến thường thành công như vậy.
Muốn có thành công ấy, nhà phê bình phải "đồng thanh tương ứng, đồng
khí tương cầu" với tác giả mà mình viết. Và thực sự yêu tác giả ấy, mới viết
được.
Với nhà phê bình văn học Đặng Tiến, tôi chỉ muốn thêm một câu cuối bài
viết đã dài này: "Đó là nhà phê bình của yêu thương".
Xin vĩnh biệt anh Đặng Tiến thân yêu!
Hơn
35 năm dạy văn chương Việt Nam tại Pháp
Đặng Tiến
qua đời tại bệnh viện ở Orléans, Pháp vào sáng ngày 17/4/2023. Ông sinh ngày
30/3/1940 tại làng An Trạch, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc xã Hòa Tiến,
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Học
Lycée Blaise Pascal (Đà Nẵng), tốt nghiệp Đại học Văn khoa (Sài Gòn) năm 1963.
Bắt đầu viết điểm sách, phê bình từ 1960. Anh kết bạn rộng rãi, nhiều thế hệ,
trong đó có nhiều người bạn chí tình như Bùi Giáng, Thái Tuấn, Phạm Công Thiện,
Trịnh Công Sơn, Hoài Khanh, Bửu Ý, Đinh Cường, Trịnh Cung, Nguyễn Trung…
Cuoonas
Vũ Trụ Thơ
Ra nước
ngoài từ năm 1966, lập nghiệp tại Pháp, dạy Pháp văn cho một trường trung học
Pháp, dạy văn chương Việt Nam trong Ban Việt học tại Đại học Paris 7, từ ngày
thành lập (1969) đến ngày nghỉ hưu (2005). Anh học thêm về lý luận văn học với
Julia Kristeva và dân tộc học với Claude Lévi-Strauss. Sau 1975, viết cho nhiều
báo và tạp chí ở trong nước. Tác phẩm chính: Vũ trụ thơ (1972,
tái bản năm 2008), Vũ trụ thơ II (2008), Thơ – Thi
pháp và chân dung (2009)… Anh còn hàng trăm bài nghiên cứu, phê bình
chưa in thành sách.
T.T.
Nguồn: diendan.org
No comments:
Post a Comment