NỘI DUNG :
Biden ‘tán thành’ tòa quốc tế muốn bắt Putin, Tổng thống Nga ‘sẽ khó ra
nước ngoài’
BBC News Tiếng Việt
.
Liệu Putin có phải đối mặt với phiên toà xét xử tội ác chiến tranh?
Robert Plummer
- BBC News
.
Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã để bắt Tổng thống Putin
BBC News Tiếng Việt
======================================================
.
.
Biden ‘tán thành’ tòa quốc tế muốn bắt Putin, Tổng thống Nga ‘sẽ khó ra
nước ngoài’
BBC News Tiếng Việt
18 tháng 3, 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-65001783
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã hoan nghênh việc Tòa
án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ đối với Tổng thống Nga Vladimir
Putin.
ICC cáo buộc Tổng thống Putin phạm tội ác chiến
tranh ở Ukraine, và Tổng thống Biden tán thành.
Cáo buộc của ICC tập trung vào việc trục xuất bất hợp pháp trẻ em từ
Ukraine sang Nga kể từ cuộc xâm lược của Moscow vào năm 2022.
Moscow đã bác bỏ các cáo buộc.
Vladimir Putin hiện có
thể bị bắt nếu có mặt tại một trong hơn 120 quốc gia thành viên của ICC
ICC không có quyền bắt giữ các nghi phạm nếu không có sự hợp tác của
chính phủ các nước.
Nga không phải là một quốc gia thành viên của ICC, có nghĩa là tòa án,
đặt tại The Hague, không có thẩm quyền ở Nga.
Tuy nhiên, lệnh của tòa có thể ảnh hưởng đến ông Putin theo những cách
khác, chẳng hạn như ông sẽ không thể công du quốc tế.
Bây giờ Putin có thể bị bắt nếu ông đặt chân đến bất kỳ quốc gia nào
trong số 123 quốc gia thành viên của tòa án.
Ông Putin mới là tổng thống thứ ba bị ICC ban hành lệnh bắt giữ.
Tổng thống Biden nói: "Ông ta rõ ràng đã phạm
tội ác chiến tranh."
Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, ICC cho biết họ có cơ sở hợp lý để tin
rằng ông Putin đã trực tiếp thực hiện các hành vi phạm tội cũng như thông đồng
với những người khác.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết bất kỳ quyết định
nào của tòa án đều "vô hiệu" và cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã
so sánh lệnh này với giấy vệ sinh.
==============
.
.
Liệu Putin có phải đối mặt với phiên toà xét xử tội ác chiến tranh?
Robert Plummer
BBC News
18 tháng 3 2023, 11:47 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw084k478gko
Mặc dù Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở The Hague đã
ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin, nhưng đó chỉ là bước đầu tiên
trong một quá trình rất dài.
Liên Hợp Quốc rõ ràng tin rằng có đủ bằng chứng để buộc tội nhà lãnh đạo
Nga về tội ác chiến tranh ở Ukraine.
Tuy nhiên, khối lượng các vấn đề thực tiễn và khâu hậu cần trong việc
thực hiện vụ này là rất lớn.
Quá trình đưa Putin ra trước công lý có thể diễn ra như thế nào?
Tòa án Hình
sự Quốc tế phát lệnh truy nã để bắt Tổng thống Vladimir Putin
Thụy Sĩ xét
xử vụ rửa tiền ‘nghi liên quan ông Putin’
Luật sư cao
cấp muốn Putin phải bị đưa ra tòa về cuộc chiến Ukraine
Tổng thống Putin có thể bị bắt?
Hiện tại, nhà lãnh đạo Nga có quyền lực vô song ở đất nước của mình, vì
vậy không có khả năng Điện Kremlin sẽ giao ông cho ICC.
Miễn là ở lại Nga, Putin không có nguy cơ bị bắt.
Tổng thống Putin có thể bị bắt giữ nếu rời khỏi đất nước. Tuy nhiên, với
thực tế là quyền tự do đi lại của ông đã bị hạn chế nghiêm ngặt bởi các biện
pháp trừng phạt quốc tế, Putin khó có thể xuất hiện ở một quốc gia muốn đưa ông
ta ra xét xử.
Kể từ khi quân đội Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, nhà lãnh đạo
Nga chỉ đến thăm 8 quốc gia. Bảy trong số đó được ông coi là một phần
"thân cận" của Nga - nghĩa là các nước này là bộ phận cấu thành của
Liên Xô trước khi sụp đổ vào cuối năm 1991.
Điểm đến gần đây duy nhất của Putin không thuộc số này là Iran, nơi ông
đã đến vào tháng 7 năm ngoái để gặp nhà lãnh đạo tối cao của chính quyền Iran,
Ali Khamenei.
Vì Iran đã giúp cuộc chiến của Nga bằng cách cung cấp máy bay không người
lái và các thiết bị quân sự khác, nên bất kỳ chuyến thăm tiếp theo nào tới
Tehran sẽ khó có thể khiến Putin gặp nguy hiểm.
Ông Putin
đi Iran trong chuyến công du quốc tế hiếm hoi
Liệu Putin sẽ thực sự phải ra tòa?
Có ít nhất hai trở ngại lớn cho điều này. Thứ nhất, Nga không công nhận
thẩm quyền của ICC.
Tòa án Hình sự Quốc tế được thành lập vào năm 2002 theo một hiệp ước được
gọi là Quy chế Rome.
Hiệp ước này quy định rằng nhiệm vụ của mọi quốc gia là thực thi quyền
tài phán hình sự của mình đối với những người bị coi là tội phạm quốc tế. ICC
chỉ có thể can thiệp khi một quốc gia không thể hoặc không muốn tiến hành điều
tra và truy tố nghi phạm.
Tổng cộng, có 123 quốc gia đã đồng ý tuân thủ hiệp ước này, nhưng có một
số ngoại lệ đáng kể, bao gồm cả Nga.
Một số quốc gia, trong đó có Ukraine, đã ký hiệp ước nhưng chưa phê chuẩn.
Bạn có thể xem danh sách đầy đủ các quốc gia là thành viên của Quy chế Rome tại
đây.
Vì vậy, bạn có thể thấy rằng vị thế pháp lý đã không vững chắc.
Và thứ hai, mặc dù không có gì lạ khi các phiên tòa được tổ chức mà
không có bị cáo tại tòa, nhưng đó không phải là sự lựa chọn ở trường hợp này.
ICC không tiến hành xét xử vắng mặt, vì vậy cách làm này cũng không khả thi.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/5ba3/live/0377f0f0-c549-11ed-95f8-0154daa64c44.png
Vladimir Putin hiện có
thể bị bắt nếu đặt chân vào một trong hơn 120 quốc gia thành viên của ICC
Những ai đã phải ra toà vì lý do tương tự?
Ý tưởng xét xử những người phạm tội chống lại loài người đã có từ trước
sự tồn tại của ICC.
Bắt đầu vào năm 1945 sau Thế chiến thứ hai với Phiên tòa Nuremberg, được
tổ chức để trừng phạt các thành viên chủ chốt của hệ thống phân cấp ở Đức Quốc
xã vì nạn diệt chủng Holocaust và các tội ác tàn bạo khác.
Trong số đó đó bao gồm Rudolf Hess, phó thủ lĩnh của người lãnh đạo Đức
Quốc xã Adolf Hitler, người đã bị kết án tù chung thân và tự sát vào năm 1987.
Tất nhiên, Tổng thống Putin không thực sự bị buộc tội chống lại loài
người, mặc dù Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã lập luận rằng ông nên bị buộc
tội như vậy.
Và nếu đúng như vậy, điều đó sẽ đặt ra một tình huống khó pháp lý khó xử
khác như chính Liên Hợp Quốc đã thông báo, "tội ác chống lại loài người vẫn
chưa được hệ thống hóa trong một hiệp ước chuyên biệt của luật pháp quốc tế,
không giống như tội ác diệt chủng và tội ác chiến tranh, mặc dù đã có những nỗ
lực để làm điều đó."
Các cơ quan riêng biệt khác đã tìm cách kết án những người bị buộc gây
tội ác chiến tranh. Trong đó bao gồm Tòa án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư
(Yugoslavia), một tổ chức của Liên Hợp Quốc tồn tại từ năm 1993 đến 2017.
Trong thời gian đó, toà án này đã kết tội và kết án 90 người. Nhưng
nhân vật được cho là khét tiếng nhất trong số những người bị truy tố là cựu Tổng
thống Nam Tư Slobodan Milosevic, đã chết vì một cơn đau tim vào năm 2006 khi
đang bị giam giữ.
Về phần ICC, cho đến nay tổ chức này đã truy tố 40 cá nhân ngoại trừ
Putin, tất cả đều đến từ các quốc gia châu Phi. Trong số đó, 17 người đã bị
giam giữ tại The Hague, 10 người đã bị kết tội và 4 người được tha bổng.
Điều này có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến ở
Ukraine?
Lệnh bắt giữ Putin đang được coi là một tín hiệu từ
cộng đồng quốc tế rằng những gì đang diễn ra ở Ukraine là trái với luật pháp quốc
tế.
Tòa án cho biết lý do công khai lệnh truy nã là vì những tội ác này vẫn
đang tiếp diễn. Bằng cách này, ICC đang cố gắng ngăn chặn các tội ác tiếp theo
diễn ra.
Tuy nhiên, phản ứng chính từ Nga cho đến nay là bác bỏ các lệnh này là
vô nghĩa.
Trên thực tế, Điện Kremlin phủ nhận quân đội của họ đã thực hiện bất kỳ
tội ác nào ở Ukraine, và người phát ngôn của ông Putin gọi quyết định của ICC
là "thái quá và không thể chấp nhận được".
Đối mặt với sự thách thức như vậy, có vẻ như các hành động của ICC sẽ
không có bất kỳ tác động nào đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine - và "chiến
dịch quân sự đặc biệt" của Putin sẽ tiếp tục diễn ra tàn nhẫn.
===============================================
.
.
Tòa án Hình sự Quốc tế phát lệnh truy nã để bắt Tổng thống Putin
BBC News Tiếng Việt
17 tháng 3 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/world-64994622
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt
giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tòa án này cáo buộc ông phải chịu trách nhiệm về các tội ác chiến
tranh, bao gồm cả việc bắt nhiều trẻ em từ Ukraine đưa về Nga.
Tòa này nói rằng tội ác đã xảy ra ở Ukraine ít nhất là từ ngày 24 tháng
2 năm 2022 - khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện.
Moscow đã bác bỏ cáo buộc về tội ác chiến tranh trong cuộc xâm lược.
Phía Nga không che dấu việc đưa trẻ em từ các vùng Nga chiếm đóng của
Ukraine về Liên bang Nga nhưng nói đó là hành động "nhân đạo".
Ukraine bị
Nga tấn công bằng tên lửa siêu thanh
Chiến tranh
Ukraine: 'Chúng tôi ở Ba Lan đang cố giúp bà con VN tỵ nạn'
Nga: Tổng
thống Putin có diễn viên bao quanh khi xuất hiện trước công chúng?
Thụy Sĩ xét
xử vụ rửa tiền 'nghi liên quan ông Putin'
Ukraine từ lâu đã lên tiếng Nga "cướp dân" của họ bằng cách bắt
người Ukraine ở phía Đông phải về Liên bang Nga.
Phía Nga từng nói những người dân Ukraine ở phía Đông "chính là
người Nga", nhưng cùng lúc vẫn bắn phá từ xa, giết hại nhiều thường dân
Ukraine.
ICC nói ông Putin có liên quan đến việc trục xuất trẻ em và nói rằng họ
có cơ sở hợp lý để tin rằng ông đã trực tiếp thực hiện các hành vi cũng như hợp
tác với những người khác.
Công tố viên của ICC, Karim Khan có chuyến đi điều tra tội ác chiến
tranh ở Ukraine trở về sau khi một cuộc điều tra chính thức được mở một năm
trước.
Ông Khan cho hay trong thời gian tới Ukraine, ông chú ý tìm cách bằng
chứng về tội ác nhắm vào trẻ em và việc cố ý tàn phá các mục tiêu dân sự.
Ủy viên quyền trẻ em của Nga, Maria Lvova-Belova, cũng bị ICC truy nã.
ICC không có quyền bắt giữ các nghi phạm và chỉ có thể thực thi quyền
tài phán trong các quốc gia đã ký kết thỏa thuận thành lập tòa án.
Nga không phải là bên ký kết thỏa thuận đó.
Bao
nhiêu trẻ em Ukraine bị Nga bắt về?
Từ tháng 6/2022, các luật sư quốc tế đã bắt đầu tìm hiểu các báo buộc
trẻ em Ukraine bị quân Nga bắt về Nga.
Ukraine cũng có cuộc điều tra riêng và theo Trưởng Công tố Iryna
Venediktova, người giám sát các cuộc điều tra về tội ác chiến tranh của quân
Nga thì họ thấy có ít nhất 20 vụ "bắt đi cưỡng bức" với công dân
Ukraine, kể từ khi cuộc xâm lăng bắt đầu ngày 24/02 cho đến tháng 6/2022.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11A51/production/_123937227_p0by5b6g.jpg
Em bé Ukraine, Petro, tập đi trong hầm trú ẩn,
cùng cha mẹ
"Forced mass deportation of people" - tức
trục xuất cưỡng bức thường dân trong xung đột, là một tội ác chiến tranh,
theo Công ước chống Diệt chủng năm 1948.
Các nhà vận động nhân quyền Ukraine giữa năm ngoái đã nói có 1,2
triệu người Ukraine bị cưỡng bức phải về sống ở Nga, gồm 210 nghìn trẻ em,
theo Reuters.
Nước Nga không hề phủ nhận các con số này, chỉ nói là họ "tự
nguyện sang Nga".
TASS từng đưa tin rằng, từ tháng 2 đến tháng 6/2022, "hơn 1,55
triệu người từ Ukraine và Donbas đã qua biên giới, vào Liên bang Nga, gồm 254
nghìn trẻ em".
Chỉ từ đầu cuộc xâm lăng của Nga đến cuối tháng 3/2022, hơn 1,5 triệu
trẻ em đã phải rời Ukraine, theo thống kê của LHQ.
Số trẻ em bị mất nhà do bạo lực lan rộng ở nhiều nơi còn lớn hơn thế.
No comments:
Post a Comment