Tuesday, July 19, 2022

MỐI NGUY TOÀN CẦU KHI ĐỒNG USD TĂNG MẠNH (Theo New York Times)

 



Mối nguy toàn cầu khi đồng USD tăng mạnh 

Thảo Phương  - Zing News

Thứ hai, 18/7/2022 18:00 (GMT+7)

https://zingnews.vn/moi-nguy-toan-cau-khi-dong-usd-tang-manh-post1336803.html

 

Khi sức mạnh của đồng USD đi lên, mọi tiền tệ khác đều suy yếu, triển vọng kinh tế toàn cầu u ám hơn, lạm phát nhập khẩu gia tăng và các khoản nợ bằng đồng USD phình to.

Theo New York Times, đồng USD tham gia vào khoảng 90% giao dịch ngoại hối trên toàn cầu, chiếm 6.000 tỷ USD hoạt động kinh tế/ngày trong giai đoạn trước đại dịch. Đồng bạc xanh được sử dụng từ các giao dịch qua thẻ tín dụng của khách du lịch đến những khoản đầu tư quốc tế.

 

Với vị thế quan trọng trên thế giới, đồng USD thường tăng giá trong thời kỳ hỗn loạn. Một phần nguyên nhân là các nhà đầu tư cho rằng đồng bạc xanh tương đối an toàn và ổn định.

Những tháng qua, đồng USD bắt đầu đà tăng khi triển vọng tăng trưởng xấu đi, lạm phát và lãi suất tăng cao.

 

https://znews-photo.zingcdn.me/w860/Uploaded/asfzyreslz2/2022_07_18/3JUWYAA2LFN5PCB5KJFIOVTB7U.jpg

Với vị thế quan trọng trên thế giới, đồng USD thường tăng giá trong thời kỳ hỗn loạn khi giới đầu tư đổ xô vào các tài sản trú ẩn an toàn. Ảnh: Reuters.

 

Lợi nhuận doanh nghiệp lao dốc

 

Sức mạnh của đồng USD được đo bằng mối tương quan với rổ tiền tệ của các đối tác thương mại lớn khác như Nhật Bản và khu vực đồng euro. Theo đó, đồng USD đang ở mức cao nhất trong vòng 20 năm sau khi tăng hơn 10% trong năm nay.

 

Tuần trước, đồng yen đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 24 năm so với đồng bạc xanh. Trong khi đó, đồng euro giảm còn 1 USD đổi 1 euro, đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2002.

 

Tuy nhiên, trong vòng 6 tháng qua, hầu hết tiền tệ của các quốc gia trên thế giới, từ đồng peso Colombia, đồng rupee Ấn Độ, đồng zloty của Ba Lan, cho đến đồng rand Nam Phi, đều mất giá so với đồng USD.

 

à tăng nhanh và mạnh của đồng tiền được sử dụng nhiều nhất thế giới có thể tạo ra bất ổn.

"Một trong những cách duy nhất để người Mỹ hưởng lợi từ việc đồng USD tăng giá là đi du lịch. Nhưng ngay cả khi đó, giá vé máy bay cũng quá đắt đỏ vì giá dầu tăng", ông Max Gokhman - Giám đốc đầu tư tại AlphaTrAI - bình luận.

 

Một số công ty có trụ sở bên ngoài Mỹ cũng chứng kiến doanh số bán hàng gia tăng nhờ đồng USD đi lên. Burberry - nhà sản xuất đồ xa xỉ của Anh - cho biết doanh thu của hãng có thể tăng thêm 200 triệu USD do sự biến động của đồng tiền.

 

Nhưng nhiều công ty đa quốc gia của Mỹ có thể chứng kiến doanh số bán hàng lao dốc sau khi chuyển từ đồng ngoại tệ sang USD. Lợi nhuận của cả Microsoft và Nike đều sụt giảm trong thời gian qua. Trong khi đó, 60% doanh thu của Apple đến từ các thị trường nước ngoài.

 

Theo ước tính của ông Ben Laidler - chiến lược gia thị trường toàn cầu tại eToro, sự tăng giá của đồng USD có thể khiến tăng trưởng thu nhập của các công ty thuộc chỉ số S&P 500 lao dốc 5 điểm phần trăm trong năm nay.

 

Gánh nặng nợ của các nước nghèo

 

Đồng USD tăng sức mạnh cũng sẽ giáng đòn vào các công ty và quốc gia có khoản vay bằng đồng USD, nhất là những nước nghèo.

 

Tại một hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào đầu thập niên 70, ông John B. Connally - cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ - bình luận: "Đồng USD là tiền tệ của chúng tôi, nhưng là vấn đề của các vị". New York Times cho rằng lời khẳng định đó vẫn đúng cho đến nay.

 

Đối tượng chịu tác động nghiêm trọng nhất sẽ là những quốc gia có các khoản vay bằng đồng USD chiếm phần lớn GDP. Với những nước như Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ, bom nợ USD trở thành gánh nặng khi đồng nội tệ đang mất giá nhanh.

 

Đáng nói, lãi suất của các khoản vay mới cũng đang tăng mạnh. Một số nước như Sri Lanka đã mất khả năng thanh toán.

 

https://znews-photo.zingcdn.me/w860/Uploaded/asfzyreslz2/2022_07_18/R7DELYEC2RN6JO6TSFXAP4FUVE.jpg

Đồng USD tăng sức mạnh cũng sẽ giáng đòn vào các công ty và quốc gia có khoản vay bằng đồng USD. Ảnh: Reuters.

 

Tuy nhiên, một số đồng tiền đã tăng sức mạnh so với đồng USD. Giá năng lượng và lương thực tăng cao giúp đồng tiền của các quốc gia như Angola, Uruguay và Brazil hưởng lợi. Đây đều là những nhà sản xuất lớn của các mặt hàng như dầu mỏ, lương thực và hàng hóa công nghiệp.

 

Đáng nói, đồng ruble Nga cũng tăng sức mạnh đáng kể so với đồng USD trong năm nay. Giá dầu khí tăng cao và các biện pháp kiểm soát vốn của Moscow đã tác động lên tỷ giá hối đoái.

 

Câu hỏi đặt ra là đà tăng của đồng USD sẽ kéo dài tới khi nào. Nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, châu Âu cũng đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng, Nhật Bản chưa vội nâng lãi suất, các chính sách chống dịch của Trung Quốc ảnh hưởng tới nền kinh tế 1,4 tỷ dân. Những quốc gia khác trên thế giới cũng chịu sức ép lớn từ lạm phát tăng cao.

 

Tất cả yếu tố kể trên có thể giữ nhu cầu đối với đồng USD ở mức cao. Tuy nhiên, theo New York Times, vẫn không rõ đà tăng sẽ duy trì bao lâu.

 

.

NGUỒN : What a Strong Dollar Means as Global Economic Worries Grow (NYT 16-7-22)

 

 

-------------------------------------------------

 

Vụ lừa đảo phơi bày những lỗ hổng của ngành ngân hàng Trung Quốc

Nhiều người Trung Quốc có khả năng mất trắng trong vụ lừa đảo tài chính gây chấn động. Nhưng giới quan sát cho rằng đó có thể chỉ là bề nổi của tảng băng.

 

Đồng euro sắp rẻ ngang USD

Đồng euro suy yếu khi rủi ro suy thoái và lạm phát đè nặng lên khu vực EU. Trong khi đó, việc FED mạnh tay nâng lãi suất kéo giá trị đồng bạc xanh (USD) đi lên.





No comments: