Tuesday, July 19, 2022

KINH TẾ PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM: ẢO GIÁC hay HIỆN THỰC? /PHẦN 1 / PHẦN 2 / PHẦN 3 (Phạm Thanh Giao)

 



KINH TẾ PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM: ẢO GIÁC hay HIỆN THỰC?   

PHẦN 1 : XÂY DỰNG và KIẾN TRÚC  

Phạm Thanh Giao

11-7-2022  20:34  

https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/pfbid0N44WR1yreHSaTwpGkjWbRTWs6oVw1pw13PNYVW1B3aG388sQVmk5s3JRGSmgwyDsl

 

Ở những tỉnh thành lớn ở Việt Nam hiện nay, cái mà đập vào mắt du khách nhất, chính là độ xây dựng. Những kiến trúc và những công trình nhiều vô số kể ở khắp nơi, không chỉ riêng gì Hà Nội hay Sài Gòn, mà bất kỳ ở những thành phố lớn và các khu du lịch, người ta thấy nhan nhản những “khu đô thị”, “khu biệt thự xanh” và các “khu nghỉ dưỡng” thuộc dạng “cao cấp” lớn với hàng trăm, có khi hàng ngàn “căn hộ” mọc lên khắp nơi. Ở Việt Nam, đề tài được bàn thảo nhiều nhất hiện nay, không gì khác ngoài “BĐS – Bất Động Sản”.

 

Mà khi đề cập đến bất động sản ở Việt Nam hiện nay, người ta dùng thước đo … Tiền Tỷ. Một tỷ có trị giá tương đương với khoảng trên dưới 41 ngàn 500 đô la Mỹ. Có nghĩa là, một căn nhà giá 10 tỷ đồng thì tương đương với 410 ngàn đô la Mỹ. Thực tế thì khá ngạc nhiên, những căn nhà chen chúc, chật chội, được xây khá bèo, nằm trong những con hẻm có độ 3,4 cái sẹc, ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Hà Nội thì có giá 5,7 tỷ là chuyện thường tình. Ở những vùng cận biên, cách trung tâm thành phố độ 4,5 cây số, thì cái giá 3,4 tỷ đồng, cũng không có gì lạ lẫm cho lắm. Ở Việt Nam, tấc đất tấc vàng, chuyện có một mảnh vườn nho nhỏ, thì chỉ có thể tìm thấy được ở … thôn quê mà thôi.

 

Phải mất nhiều giây đồng hồ, để tôi hiểu ra được những câu quảng cáo như: Đất 5 mét x 20 mét, PHUN thổ cư hoặc đất 4 mét x 15 mét PHUN thổ cư … Có nghĩa là, miếng đất có bao nhiêu săng ti mét, chủ đất đã xin được phép cất nhà kín hết, không chừa lại tí gì, và sân trước nhà, thường được chiếm dụng một số lòng lề đường để đặt mấy chậu cây cảnh, nhìn cho nó được mắt.

 

Những người đã sống lâu ở Mỹ, thì khó có thể cảm nhận được “sự chịu đựng” cái gò bó, chật hẹp của người dân ở trong nước. Tuy vậy, đối với người dân Việt Nam thì đó chỉ là chuyện thường tình vì họ đã quá quen như vậy rồi, cái câu phương ngôn của cha ông để lại “Ăn Nhiều, Ở Có Bao Nhiêu” thật là đúng.

 

Chỉ riêng ở Sài Gòn, những đề án xây dựng, những dự án xây dựng, những công trình xây dựng còn dang dở và những công trình xây dựng đã hoàn tất nhiều vô số và rất là to lớn. Có những “khu đô thị” lớn hàng vài chục mẫu hoặc cả trăm mẫu ta và có vài trăm đến cả ngàn “căn hộ”. Các tập đoàn đầu tư và xây dựng bắt chước theo các mô hình của ngoại quốc, mở đường đi lại to lớn, các tiện ích điện nước chạy ngầm dưới lòng đất, với công viên, với khu giải trí, với đầy đủ các thứ tiện ích tiện nghi như người ta có thể thấy ở những nước đã và đang phát triển quanh khu vực Đông Nam Á.

 

*** Viết thử nhiêu đây, để coi xem phản ứng của độc giả ra sao, rồi … tính tiếp …

.

Hình :

https://www.facebook.com/photo?fbid=8356802181000411&set=pcb.8356803287666967

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=8356802441000385&set=pcb.8356803287666967

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=8356802694333693&set=pcb.8356803287666967

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=8356802914333671&set=pcb.8356803287666967

 

68 BÌNH LUẬN  

 

                                                   *****

 

KINH TẾ PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM: ẢO GIÁC hay HIỆN THỰC?  

PHẦN 2 : HỆ THỐNG ĐƯỜNG XÁ và XE CỘ  

Phạm Thanh Giao  

https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/pfbid0Vs4iHgd1X91FDevoMDHM7hzkuLZ4e3RHtinXK8C5GDnp9QutZujjjRCsGgQNy5PHl

 

Trong nhiều năm gần đây, đường xá ở Việt Nam được phát triển và mở rộng rất nhiều, mục đích chính là để giải quyết nạn kẹt xe ở khắp nơi. Công việc này trước đây, được thực hiện bởi các tập đoàn và các công ty của nước ngoài (kiến trúc sư ngoại quốc, điều khiển nguồn nhân lực lao động nội địa) nhưng hiện nay, đã có nhiều công ty nội địa đảm trách tất cả các công việc này từ A đến Z.

 

Theo tôi nhận xét, có lẽ sự phát triển về đường xá đã tăng vọt lên hơn 50% so với trước đây, đặc biệt là những công trình mang tên “Đường Cao Tốc” mà theo tôi nghĩ, nó giống như những “Expressway hay Highway” ở Mỹ, tốc độ giao thông cao hơn vì không có đèn đường và không bị cắt bởi các ngã ba ngã tư, mỗi bên có 2 làn xe chạy và có sự kiểm soát khi xe đi vào và đi ra.

 

Những “Đường Cao Tốc” này thường được kết nối từ thành phố này sang thành phố khác và thường được khởi công xây dựng và hoàn thành ở nhiều thời điểm khác nhau. Hiện tại, những đường cao tốc này đã được thực hiện xong, với chiều dài, khoảng hơn 2/3 chiều dài của đất nước, nối liền từ Nam ra Bắc. Lẽ dĩ nhiên, muốn xử dụng những con đường cao tốc này, thì phải trả một khoản lệ phí nào đó tùy theo chiều dài mà người xử dụng muốn đi qua, ở Mỹ gọi là “toll fees".

 

VẬY MÀ VẪN KẸT XE … Tại sao vậy?

 

Đơn giản thôi, vì lượng xe hơi nhập vào Việt Nam cũng tăng vọt theo thời gian. Chính quyền phát triển đường xá nhưng không bắt kịp theo lượng xe người dân mua thêm. Ở khắp các tỉnh thành trên đất Việt Nam, sự gia tăng nhập cảng xe hơi của giới tiêu thụ, của người dân, đã và đang tăng với tốc độ chóng mặt, mặc dù theo các bản báo cáo thì Việt Nam là quốc gia có lượng xe hơi thấp nhất trong khu vực trên tổng số trung bình của 1000 đầu người.

 

Cũng theo các bản báo cáo, thì một cặp vợ chồng ở Việt Nam, nếu có nguồn lương (thu nhập) cộng lại trên 30 triệu đồng một tháng (tương đương với khoảng $1,250.00) thì đã đủ khả năng về tài chánh để mua trả góp một chiếc “ô tô con” rồi. Đó chính là lý do dẫn đến việc gia tăng số lượng xe hơi ở những tỉnh thành trên toàn quốc. Diện tích trung bình của một căn nhà ở Việt Nam khá chật chội, thế nhưng đại đa số người dân vẫn phải nhường một số đất cho những chiếc xe gắn máy cư ngụ vào ban đêm. Hiện nay, ở những vùng cận biên của thành phố, những căn nhà mới xây, thường có dành ra một khoảnh sân phía trước để đậu xe “ô tô” nữa. Còn những người ở trong hẻm, xe hơi không vào được, thì đã có dịch vụ cho thuê chỗ đậu xe hơi … gần nhà. Giá cho thuê ở những nơi này tương đối không quá đắt và còn có “bảo vệ, cổng ra vào và cameras” để chống trộm an toàn.

 

Có bao nhiêu phần trăm dân số ở các thành phố lớn, có khả năng và có nguồn lương trên 30 triệu đồng một tháng? Xin thưa, con số này hiện nay có tỷ lệ không nhỏ ở Việt Nam. Và tiện đây, nhà em cũng xin thưa với mấy bác, nếu không về Việt Nam trong nhiều chục năm, hoặc có về mà chỉ có … “đi thăm thú” hoặc chỉ “cưỡi ngựa xem hoa” mà không … “đi sâu và tìm hiểu” thì xin đừng phang tứ lung tung nhé. Nhà em cũng có thể đoán được là nhiều bác lại rất muốn phang thêm “dường như tay này về Việt Nam, để quảng cáo cho Việt Cộng”, nhà em cũng chẳng cần phải đính chính hay thanh minh thanh nga cái con mẹ gì ráo. Nhà em thuộc dạng ăn ở không, thích đi lông bông và thích viết theo sự chú tâm quan sát rồi đưa ra nhận xét cá nhân, giúp cho những ai muốn tìm hiểu thêm mà chưa có cơ hội. Đơn giản có thế.

 

Điều chính yếu tạo ra cảnh kẹt xe (ùn tắc) ở Việt Nam cũng khá đơn giản, Việt Nam là một quốc gia Nông Nghiệp, nguồn thu nhập dựa vào Nông Sản, do vậy, đại đa phần tỷ lệ dân số, đều tập trung sống ở các tỉnh thành và nhường đất lại cho nhà nông trồng cấy. Vì lẽ đó, người dân Việt Nam sống co cụm ở những vùng đất nhỏ, gọi là đô thị, phần đất đô thị chỉ chiếm một diện tích nhỏ của Việt Nam, phần còn lại là nông thôn, dành cho việc trồng cấy. Bên cạnh đó, nền công nghệ, công nghiệp được chính quyền thúc đẩy, chiếm dần những khu đất còn sót lại ở đô thị, để xây dựng nhà máy và xí nghiệp, qui tụ số nhân công rất lớn dẫn đến sự kiện kẹt xe trong những giờ cao điểm là không tránh khỏi.

 

Chính quyền đã mở ra những tuyến xe buýt, với hi vọng làm giảm lượng xe cộ vào thành phố và đến các khu công nghiệp, nhưng giải pháp này dường như đã thất bại toàn tập vì người dân Việt chưa có đủ ý thức và hi sinh cá nhân để xử dụng phương tiện đi lại … bất tiện này. Gần mười năm qua, chính quyền Việt Nam đã hoạch định và cho khởi công xây dựng những tuyến metro (xe điện ngầm) dưới lòng thành phố, bắt đầu từ khu Nguyễn Huệ và Lê Lợi, bung ra nhiều tuyến đường dài, tiến xa đến những vùng cận biên của Sài Gòn, cũng với hi vọng giảm lượng xe cộ vào thành phố, nhưng tốc độ xây dựng khá chậm chạp, đến nay mới … gần xong và chưa biết khi nào sẽ đi vào hoạt động.

 

Bên cạnh đó, việc di dời phi trường (sân bay) Tân Sơn Nhất ra tận mãi ngoài Long Thành, cũng nằm trong mục tiêu giải tỏa lượng xe cộ di chuyển ra vào ở chung quanh khu vực gần phi trường dẫn đến nạn kẹt xe ở khu vực này như hiện nay. Phi trường ở Long Thành hiện đã và đang được khởi sự xây dựng. Đến khi nào thì hoàn tất, chưa ai chắc chắn. Tuy nhiên, sự kiện dời phi trường quốc tế ra khỏi trung tâm thành phố, cũng là một dự án và là một công trình dài nhiều năm. Thành công hay không, cũng chưa ai dám quả quyết, nhưng cái kế hoạch nối liền những tuyến Metro với các khu vực ngoại thành, cộng thêm việc di dời phi trường, chắc chắn là đã được nhắm vào để giải quyết nạn kẹt xe triền miên ở thành phố, gây ra nạn ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm.

 

*** Phụ ghi:

 

Thế nào cũng có bác ở Mỹ phang rằng: “Chính quyền Cộng Sản mở ra những “dự án phát triển” này chỉ nhằm mục đích để ĂN CHẶN ĂN BỚT ĂN DỌNG ĂN BẨN” vân vân, thôi thì để nhà em viết luôn ra ở đây để các bác … khỏi mệt công, tốn sức …

 

Ở Mỹ có ĂN CHẶN ĂN BỚT ĂN DỌNG ĂN BẨN không? Cứ hỏi các bác CCCC (Cầm Chuông Chống Cộng) về việc thánh Bóp xây bức tường biên giới xem sao? Thời cựu tổng thống Barack Obama xây tường tốn phí 4 triệu đô một dặm tường. Đến thời Đô La Chôm dựng lên cái dậu thưa bằng sắt, cưa 5 phút đứt, tốn phí đến 20 triệu đô một dặm cơ đấy ...

 

Hình : https://www.facebook.com/photo?fbid=8361292160551413&set=a.508054802541894

 

.

26 BÌNH LUẬN   

 

 

                                                         *****

 

KINH TẾ PHÁT TRIỂN ở VIỆT NAM: ẢO GIÁC hay HIỆN THỰC?    

PHẦN 3 : DU LỊCH NỘI ĐỊA HIỆN NAY  

Giao Thanh Pham

18-7-2022  22:45  

https://www.facebook.com/giao.pham.127/posts/pfbid02qAgkmSuRaJoeCeG3cqZKxDkXoxdaaJvNYsRoUFMPptDNm79wsvwZbFSG7DxQVinml

  · 

Mấy tuần rồi, chúng tôi có 2 cô em từ Mỹ đi Việt Nam nghỉ hè, mời tôi đi làm “tour guide” ở một vài nơi và bao trọn gói, vì chúng nó nghĩ, tôi có kinh nghiệm cùng mình ở đất nước này, không sợ bị gạt … Thực ra điều này không hoàn toàn đúng, vì tôi cũng đã từng bị cả lừa lẫn gạt, nhỏ thôi nhưng vui nhiều hơn buồn giận và tôi cũng đã từng viết về “kinh nghiệm đau thương” này của mình trước đây trên Facebook.

 

Trong chuyến đi du lịch này, 2 cô em tôi không phải là “dân bụi” mà cũng chẳng phải thuộc dạng “Mít Ba Lô” như tôi, chúng nó lại không muốn cho tôi book bất kỳ thứ gì, vé máy bay chúng nó booked, khách sạn chúng nó cũng booked luôn. Tôi chỉ còn 1 nơi để phải ra tay, đó là booked xe riêng, có sẵn tài xế để đi những chuyến đường xa như từ Sài Gòn ra Đà Lạt, từ Đà Lạt sang Nha Trang, từ Nha Trang xuống Phan Thiết (Mũi Né và La Gi), từ Phan Thiết xuống Vũng Tàu và từ Vũng Tàu về lại Sài Gòn.

 

Hành trình của chuyến thứ 2 là sẽ bay từ Sài Gòn ra Phú Quốc và ở lại đó chơi 4 ngày. Một trong 2 cô em của tôi là Đại Gia Chi Tiền tài trợ cho các chuyến đi này bởi thế, việc thuê khách sạn, chúng tôi không được phép có ý kiến ý cò gì ráo, mặc dù chúng tôi rất thường thuê nhà riêng và rất ghét ở khách sạn. Trong khi cô em tôi lại thích khách sạn thương hiệu Vinpearl, thế là đi đến đâu cũng Vinpearl Resorts.

 

Đây là hệ thống chuỗi khách sạn có mặt hầu như ở tất cả các thành phố du lịch lớn ở Việt Nam, thuộc hạng 5 sao và giá thuê mỗi đêm không rẻ chút nào, một phòng thường, trung bình khoảng hơn 3 triệu đồng tương đương với 120 đô, có view đẹp thường có giá hơn 4 triệu đồng, tương đương với $160 đô một đêm. Giá này còn đắt hơn so với các quốc gia trong vùng, ngoại trừ Singapore. Đặt thuê phòng xịn, thường có bao luôn bữa ăn sáng và đưa đón từ phi trường đến khách sạn và ngược lại, miễn phí.

 

Đây là giá khuyến mãi (sale) của hiện tại vào sau mùa đại dịch khi khách du lịch nước ngoài còn vô cùng ít. Gía trước dịch đắt hơn khá nhiều.

 

Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là có tới 99% khách ở các khu resorts này, là khách du lịch người Việt trong nước, chả thấy có ma Vịt Kiều nào ngoài chúng tôi cả, rất ít thấy một khuôn mặt ngoại quốc nào ngoài người Nam Hàn, nhưng cũng chỉ loe ngoe vài mống. Chẳng những thế, nhiều nơi còn bị tình trạng “cháy phòng” vào cuối tuần, hết phòng đặt vì lượng khách quá đông vào mùa Hè khi học sinh được nghỉ học.

 

Những chi phí cho một chuyến nghỉ hè này tính ra thật không nhỏ, nào là vé máy bay, phòng khách sạn, phương tiện đi lại, vé vào cửa ở những khu du lịch, ở các điểm “tham quan”, ăn uống ở các nhà hàng … vân vân. Chi phí tất cả cho một gia đình 2 vợ chồng và 2 đứa con trong 3-4 ngày, dễ dàng lên hơn 1 ngàn đô hoặc có thể hơn thế nữa. Khách sạn cũng đông mà resorts cũng chật cứng ở Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu và Phú Quốc trong thời gian chúng tôi đi du lịch.

 

Chúng tôi cũng thuê xe đi thăm những khu dinh thự “villa cao cấp” cho khách du lịch thuê ở Phú Quốc, cũng vậy, cứ cuối tuần, hầu như không có dư biệt thự cho thuê. Mà giá cả thuê những căn biệt thự mà người dân trong nước gọi là “bungalow” này thường rất đắt, vài trăm cho tới vài ngàn đô một đêm là chuyện bình thường. Mỗi căn biệt thự riêng biệt này thường rất lớn, 4-5-6 phòng ngủ và 5-6-7 phòng tắm, rộng trên 350m vuông, tương đương với trên dưới 4 ngàn sf, đầy đủ mọi thứ tiện ích và thường có hồ bơi riêng.

 

Chả thế mà những căn shop-house (nhà ở các tầng bên trên, buôn bán ở tầng trệt), có giá rất “khủng”, khủng đến kinh hoàng, năm bảy chục tỷ và những căn villas "bungalow" này thường có giá hơn trăm tỷ (24 tỷ là 1 triệu đô la), cứ thế tính ra.

 

Phải thực tình công tâm, quan sát mà nói, thì số lượng du khách Việt trong nước đi du lịch vào mùa Hè năm nay, nhiều khủng khiếp. Nhiều đến độ nhìn vào, ai cũng tưởng đây là người dân của các quốc gia phát triển, dân chúng dư ăn dư để … Cứ nhìn vào lượng khách ở các phi trường nội địa lớn nhỏ trong nước mới hết hồn, đông như … quân Nguyên. Cảnh trí check in trước giờ bay nhìn không khác gì … chạy loạn và các chuyến bay sắp hàng bốc lên trời liên tu bất tận. Và lẽ đương nhiên, tình trạng các chuyến bay bị delayed cũng nhiều.

 

Thế thì, làm sao ai có thể quả quyết rằng Kinh Tế Ở Việt Nam Phát Triển Chỉ Là Ảo Giác?

 

Hình :

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=8361969097150386&set=pcb.8361970227150273

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=8361969377150358&set=pcb.8361970227150273

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=8361969657150330&set=pcb.8361970227150273

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=8361970130483616&set=pcb.8361970227150273

 

.

16 BÌNH LUẬN

 





No comments: