Còn
ai đang giấu mặt, 'tọa hưởng kỳ thành'?
Nhà Đầu Tư
25, Tháng 12, 2021 | 07:03
https://nhadautu.vn/cafe-cuoi-tuan-con-ai-dang-giau-mat-toa-huong-ky-thanh-d61956.html
Lạ thay, tà ma bỗng chốc hóa thánh thần! Việt Á được
trao tặng Huân chương lao động hạng Ba, nhờ “thành tích xuất sắc” trong việc
nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng kit xét nghiệm COVID-19 (!). Nén bạc không chỉ
đâm toạc tờ giấy mà nó còn xuyên thủng bức tường thành pháp luật và cơ quan
công quyền.
Suốt tuần qua báo chí cả nước và mạng xã hội
tràn ngập tin bài về vụ nâng giá kinh hoàng và chi “hoa hồng” khủng cho kit xét
nghiệm COVID-19. Sau khi Cơ quan điều tra khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan
Quốc Việt - Tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á; Phạm Duy Tuyến
- Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương và các đồng phạm để điều
tra. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo phải khẩn trương điều tra toàn diện,
xử lý nghiêm minh và công khai trên báo chí.
Bị can Phạm Duy Tuyến,
Giám đốc CDC Hải Dương (trái) và bị can Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản
trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á. (Ảnh: Bộ Công an)
Vậy là cái nhọt bọc đã vỡ. Sau khi lôi hai kẻ
đầu trò ra ánh sáng, C03, Bộ Công an đang tiếp tục điều tra, làm rõ sai phạm
liên quan 16 địa điểm tại 8 địa phương, gồm Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Nghệ An,
Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Long An, Cần Thơ. Rất may, nhiều địa phương đã tỉnh
táo không bị dính “bẫy hoa hoa hồng” khủng mà nhắm mắt mua loại kít dởm, dẫn đến
đánh giá sai kết quả xét nghiệm, có thể gây hậu quả khôn lường.
Thật quá sức tưởng tượng! Trong lúc vụ Giám đốc
CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị bắt giam vì vi phạm quy định về đấu thầu, nâng
giá thiết bị gấp ba lần, nhận tiền tỷ trong việc mua sắm máy xét nghiệm COVID-19
còn chưa lắng xuống; trong lúc Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường, cựu Giám đốc
bệnh viện Bạch Mai (Nguyễn Quang Tuấn) vừa bị khởi tố, bắt giam, cũng vì tội chống
lưng cho cấp dưới làm bậy, “thổi giá” và “ăn giá”, thì Việt và Tuyến cùng đồng
phạm vẫn nhắm mắt làm liều. Tuyến mua kít test với tổng giá trị 151 tỷ đồng, bù
lại y được lại quả gần 30 tỷ đồng, gấp hàng chục lần số tiền mà Nguyễn Nhật Cảm
đã tham ô trước đó.
Trong lúc hàng vạn cán bộ y tế đang dũng cảm
chiến đấu ngày đêm chống dịch, cứu người, với đồng lương từ 5-6 triệu đồng/tháng
(mức lương cán bộ y tế cơ sở có khoảng 20 năm công tác), lòng tham không đáy của
nhóm người này thật đáng “chém”!
Còn Công ty Việt Á, trong mấy tháng trời đã
cung ứng kit test COVID-19 cho CDC và các cơ sở y tế khác của các địa phương, với
doanh thu khoảng gần 4.000 tỷ đồng. Phan Quốc Việt và các đối tượng của Công ty
Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết
minh cơ cấu giá, xác định giá bán lên tới 470.000 đồng/kit. Bù lại Việt thỏa
thuận và chi tiền % "trên trời" cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các địa
phương mua sản phẩm. Vì thế họ đã tiêu thụ hàng dởm rất nhanh, nhờ có khoản bật
tường mà không người lao động lương thiện nào dám nghĩ tới.
Điều đáng chú ý là, những ai đứng đằng sau vụ
việc tày trời này? Có lợi ích nhóm không? Có hình bóng của maphia không? Và những
quan chức nào đã suy thoái về đạo đức lối sống, dung túng tiếp tay cho tội ác?
Cần phải làm rõ, xử lý nghiêm minh. Vì đâu công ty Việt Á, được quảng cáo ầm ĩ
về quy mô, sản phẩm tốt như thế mà chỉ có một căn phòng rộng hơn 10m2 dành cho
các kỹ thuật viên làm công tác pha chế, phối trộn các sinh phẩm để tạo ra bộ
kit xét nghiệm PCR? Nhếch nhác như thế nhưng mỗi ngày họ có thể pha chế được
30.000 bộ kit.
Vì sao chất lượng kit test không được WHO chấp
nhận, nhưng đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua “công trình khoa học” thần
tốc như thế. Từ “không chấp nhận” bỗng hóa phép thành “chấp nhận”. Rồi Bộ Y tế,
tại sao có thể “tin tưởng” mà cho phép đưa sản phẩm ra thị trường nhanh đến thế?
Cụ thể là, ngày 2/3/2020, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ra Quyết định
thông qua kết quả đề tài “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và realtime
RT-PCR phát hiện chủng virus corona mới 2019”. Ngay hôm sau, 3/3, Hội
đồng đánh giá, nghiệm thu kết quả giai đoạn 1 đề tài này đã họp và đề nghị Bộ Y
tế cấp phép sử dụng cho 2 bộ sinh phẩm realtime PCR chẩn đoán SARS-CoV-2.
Thần tốc hơn nữa, ngày 4/3, Bộ Y tế đồng ý cấp phép cho kit test của
VietACorp và Học viện Quân y.
Lạ thay, tà ma bỗng chốc hóa thánh thần! Việt
Á được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, nhờ “thành tích xuất sắc” trong
việc nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng kit xét nghiệm COVID-19 (!). Nén bạc không
chỉ đâm toạc tờ giấy mà nó còn xuyên thủng bức tường thành pháp luật và cơ quan
công quyền. Thật không có nhà viết kịch nào tưởng tượng nổi cái màn tung hứng,
ngụy tạo, lừa đảo cả lãnh đạo cấp cao!
Công việc điều tra của cơ quan chức năng vẫn
đang tiếp tục. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm vụ việc này. Nhân dân cả nước
phẫn nộ, khẩn thiết đề nghị pháp luật trừng trị những kẻ táng tận lương tâm đã
làm vẩn đục thanh danh của đội ngũ y sĩ, bác sĩ, nhân viên y tế, khi mà ngày Thầy
thuốc Việt Nam 27/2 đang đến gần.
Một lần nữa xin được nhắc lại lời đồng chí
Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư, Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu
cực: “Tiền bạc lắm làm gì, danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Một
lần nữa xin được đề nghị siết chặt hơn nữa các quy chế, quy định về đề bạt, bổ
nhiệm, miễn nhiệm cán bộ; về đấu thầu mua sắm trang, thiết bị, nhất là trong những
hoàn cảnh đặc biệt, khẩn cấp. Chủ động, linh hoạt nhưng không được ký bừa, làm
liều, làm ẩu.
Vụ việc ăn tiền của Việt, Tuyến và đồng phạm một
lần nữa rung lên hồi chuông cảnh báo về sự băng hoại đạo đức, suy thoái quyền lực
của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Và phía sau những kẻ bất lương vừa
lộ diện còn có những ai giấu mặt, “tọa hưởng kỳ thành” (ngồi không hưởng lộc lớn)?
Cần dũng cảm, kiên trì, kiên quyết đấu tranh để
loại bỏ những kẻ tham nhũng, cơ hội - những “con rắn nước”, như cách dùng chữ của
V.I. Lênin vĩ đại - ra khỏi đội ngũ.
------------------
Bài liên quan
Khởi
tố tổng giám đốc Công ty công nghệ Việt Á vì nâng khống giá bộ xét nghiệm
COVID-19
WHO nói
gì về bộ xét nghiệm PCR do Công ty Việt Á sản xuất?
Bộ
Y tế nói 'làm đúng quy định' vụ cấp phép cho kit xét nghiệm của Công ty Việt Á
Giám
đốc CDC Nghệ An: 'Tôi chưa từng nhận khoản tiền nào từ Công ty Việt Á'
.
.
======================================================
.
.
Báo
động tỷ lệ mắc ung thư của Việt Nam tăng 9 bậc so với thế giới
Thanh
Niên Online
14:09 - 24/12/2021
So với thế giới, tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam đang ở mức báo động
(tăng 9 bậc) là số liệu được Hội Ung thư Việt Nam công bố tại Hội nghị
Khoa học Phòng chống ung thư thường niên tại Thừa Thiên-Huế
Trong hai ngày 23 và 24.12, tại TP.Huế, Thừa
Thiên - Huế, đã diễn ra Hội nghị Khoa học Phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9, với hai
hình thức trực tiếp và trực tuyến do Bệnh viện Trung ương Huế và Đại học Y dược
(Đại học Huế) tổ chức. Hội nghị đã công bố số liệu cập nhật cho thấy tỷ lệ mắc
ung thư tại Việt Nam đã tăng đến mức báo động, 9 bậc so với thế giới.
Hội nghị đã nhận được 88 bài báo cáo khoa học
về điều trị và phòng ngừa ung thư, cũng như những bước phát triển vượt bậc
trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng điều trị ung thư. Trong đó có 10 báo cáo của các chuyên gia
nước ngoài (đến từ Mỹ, Nhật, Singapore, Đài Loan) về những nghiên cứu,
phương pháp, kỹ thuật điều trị ung thư mới nhất của thế giới.
https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2021/rutmht/2021_12_24/img-20211224-114728-8265.jpg
Các đại biểu tham dự
hội nghị trực tiếp tại Bệnh viện Trung ương Huế
Trong khuôn khổ hội nghị có chương trình tập
huấn điều trị ung thư đa chuyên khoa ((Multi-disciplinary Cancer Management
Course-MCMC) với các chủ đề về Ung thư vú - phụ khoa, Ung thư Nhi khoa và Chăm
sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư.
Tỷ lệ ung thư tăng
ở mức báo động
Báo cáo đề dẫn tại hội nghị, dẫn nguồn từ số
liệu cập nhật Ghi nhận ung thư toàn cầu, Globocan - 2020, cho biết đến
năm 2020 tại Việt Nam, tỷ lệ mắc mới đã tăng lên 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc
gia) và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia) so với
ghi nhận năm 2018.
https://image.thanhnien.vn/w2048/Uploaded/2021/rutmht/2021_12_24/img-20211224-114719-6472.jpg
GS.TS Phạm Như Hiệp,
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, phát biểu tại hội nghị
B.V.H
Cả nước hiện có khoảng hơn 350.000 bệnh nhân đang sống với bệnh ung thư.
Riêng tại Bệnh viện Trung ương Huế, số liệu thống kê cũng cho thấy số lượt bệnh
nhân ung thư vào điều trị tại Trung tâm Ung Bướu tăng qua từng năm, mức tăng từ
30-45%.
Thời điểm cuối năm 2019 và đầu năm 2020, do ảnh
hưởng của dịch Covid-19 nên số bệnh nhân đến khám và điều trị
ung thư có giảm nhẹ nhưng thời gian gần đây số lượng bệnh nhân nhập viện đã
tăng trở lại. Tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam đang tăng ở mức báo động và các loại
ung thư thường gặp nhất vẫn là ung thư phổi, gan, đại trực tràng, vú, dạ dày,
các ung thư vùng đầu- cổ.
No comments:
Post a Comment