Tổng
thống Joe Biden ký dự luật hạ tầng cơ sở $1,2 nghìn tỉ thành luật
Cali
Today
November 15, 2021
(CNET) – Tổng thống Joe Biden vào thứ Hai ký
luật hạ tầng cơ sở $1,2 nghìn tỉ Mỹ kim, trong đó tài trợ cho các dự án công
trình công cộng có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi nơi trên quốc gia.
Tổng thống Joe Biden ngày 15/11 ký ban hành luật chi tiêu hạ tầng cơ sở 1,2 ngàn tỉ đô la
tại một buổi lễ ở Tòa Bạch Ốc
“Chúng ta sẽ một lần nữa có đường sá, cầu cống, hải
cảng và phi trường tốt,” Biden nói khi ký dự luật
thành luật. “Chúng ta sẽ dẫn đầu thế giới vào thế kỷ 21 với xe hơi, xe tải
và hệ thống vận chuyển hiện đại.”
Tuy nhiên, luật sẽ không có một đợt cứu trợ tiền
mặt nữa, hay mở rộng tín dụng thuế trẻ em (mặc dù tín dụng thuế trẻ em có thể
bao gồm trong một dự luật khác), nhưng đạo luật Infrastructure Investment and Jobs 2021 sẽ giải
quyết những vấn đề quan trọng như internet tốc độ cao và xây dựng phi trường tốt
hơn.
Luật mới hoàn toàn khác với đạo luật Build Back Better Act, mà Quốc hội vẫn đang tiếp tục
thương lượng và có thể bao gồm ngân quỹ cho tín dụng thuế trẻ em, tiền tài trợ
gia cư, y tế và tín dụng chăm sóc trẻ em, tất cả được gọi là “hạ tầng cơ sở về
con người.”
Tốc độ internet sẽ nhanh hơn trên khắp nước Mỹ
Trọng tâm lớn và phần tốt trong luật hạ tầng
cơ sở với $65 tỉ Mỹ kim để mở rộng internet tốc độ cao đến các vùng xa xôi, bao
gồm $14 tỉ Mỹ kim giúp các gia đình thu nhập thấp trả tiền kết nối internet
hàng tháng, mở rộng trợ cấp băng thông rộng khẩn cấp mà chính phủ thực hiện
trong thời gian đại dịch.
Sửa chữa đường sá, xa lộ và cầu cống mới: $110 tỉ Mỹ
kim.
Hạng mục chi tiêu lớn nhất trong luật dành cho
đường sá và cầu cống quốc gia. Theo Toà Bạch Ốc, 173.000 dặm đường sá chính và
xa lộ của đất nước, cũng như 45.000 cây cầu cũ trong tình trạng xấu. Luật
dành $40 tỉ Mỹ kim trong số này để sửa chữa và thay thế cầu.
Đầu tư xe điện và hệ thống các trạm sạc xe trên
toàn quốc: $15 tỉ Mỹ kim
Luật sẽ đầu tư $7,5 tỉ Mỹ kim vào xe điện và một
chuỗi trạm sạc xe điện dọc trên xa lộ xuyên bang. Ngoài ra, ngân quỹ cũng sẽ được
sử dụng cho xe bus điện, kể cả xe bus trường học, và phà. Trong nỗ lực thúc đẩy
xe điện, Quốc hội trong năm nay dự tính khởi xướng tín dụng thuế xe điện.
Phi trường hiện đại và an toàn hơn: $25 tỉ Mỹ
kim.
Luật dành tiền bảo dưỡng và cải tạo phi trường,
trong đó sửa chữa và nâng cấp phi đạo, cổng và hiện đại hoá nhà ga và tháp kiểm
soát không lưu.
An toàn nước: $55 tỉ Mỹ kim
Một mục chi tiêu lớn khác dành cho cải tạo hệ
thống nước quốc gia. Trong số những khu vực luật sẽ giải quyết bao gồm thay thế
hệ thống ống nước chì trên khắp quốc gia, và xây cất hạ tầng nước ở những cộng
đồng thu nhập thấp và bộ lạc.
Nâng cấp mạng lưới điện: $73 tỉ Mỹ kim
Theo Toà Bạch Ốc, mất điện gây thiệt hại nền
kinh tế Mỹ lên đến $70 tỉ Mỹ kim hàng năm. Nâng cấp mạng lưới điện quốc gia bằng
cách thay thế đường dây điện cũ và đầu tư vào nghiên cứu năng lượng sạch.
Mở rộng vận chuyển công cộng – $39 tỉ Mỹ kim
Cải thiện hệ thống vận chuyển quốc gia bao gồm
sửa chữa xe bus và xe điện ngầm. Luật cũng sẽ tài trợ cải tiến hệ thống vận
chuyển và mở rộng vận chuyển cho nhiều hành khách hơn. Toà Bạch Ốc cho hay, có
24.000 xe bus, 5000 xe điện, và 200 trạm vận chuyển cần phải sửa chữa.
Hương Giang (Theo CNET)
.
=================================================
.
.
Tổng
thống Biden ký ban hành luật chi tiêu ngàn tỉ đô cho hạ tầng cơ sở
16/11/2021
https://gdb.voanews.com/0CEA19DA-02B0-4136-8270-32FD57546B11_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tổng thống Joe
Biden ngày 15/11 ký ban hành luật chi tiêu 1.000 tỉ đô la cho hạ tầng cơ sở tại
một buổi lễ ở Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Joe Biden ngày 15/11 ký ban hành luật
chi tiêu 1.000 tỉ đô la cho hạ tầng cơ sở tại một buổi lễ ở Tòa Bạch Ốc.
Luật này nhằm tạo công ăn việc làm trong nước
bằng cách phân phối hàng tỉ đô la cho các chính quyền tiểu bang và địa phương để
sửa chữa cầu đường hư hỏng và mở rộng việc tiếp cận internet rộng rãi cho hàng
triệu người Mỹ.
Trước khi ký luật này, Tổng thống Biden ký một
sắc lệnh chỉ thị rằng các vật liệu làm tại Mỹ phải được ưu tiên trong các dự án
hạ tầng cơ sở, Tòa Bạch Ốc cho hay. Sắc lệnh cũng thành lập một lực lượng đặc
nhiệm gồm các quan chức cao cấp trong Nội các để hướng dẫn việc thi hành luật.
Luật chi tiêu hạ tầng cơ sở đã trở thành một
tiêu điểm. Đảng Cộng hòa than phiền là đảng Dân chủ, phe kiểm soát Hạ viện, trì
hoãn việc thông qua luật để đảm bảo sự ủng hộ của đảng đối với luật về chính
sách xã hội và biến đổi khí hậu trị giá 1.750 tỉ đô la mà đảng Cộng hòa bác bỏ.
.
=========================================
.
Sinh
viên quốc tế đến Mỹ giảm 15%
16/11/2021
https://gdb.voanews.com/8B0D95DF-BE5A-4D82-9374-B129C56A6FFA_w1023_r1_s.jpg
Sinh viên đang trên
đường đến lớp học ở Đại học Indiana, bang Indiana
Số lượng sinh viên nước ngoài theo học tại các trường
cao đẳng và đại học Mỹ đã giảm mạnh trong năm học khai giảng vào tháng 9 năm
2020. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do đại dịch COVID-19.
Một cuộc khảo sát gần 3.000 đơn vị giáo dục bậc
cao ở Mỹ cho thấy số lượng sinh viên quốc tế theo học trong năm học 2020-2021
đã giảm 15%.
Số lượng sinh viên mới nhập học đã giảm 45,6%.
Tổng số sinh viên quốc tế theo học ở Mỹ là
914.095 và là lần đầu tiên kể từ năm học 2015-2016, con số này giảm xuống dưới
1 triệu sau một thập kỷ gia tăng nhanh chóng.
Sinh viên quốc tế chiếm 4,6% trong số gần 20
triệu sinh viên theo học đại học ở Mỹ.
Số lượng sinh viên Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục
chiếm ưu thế tại các trường cao đẳng và đại học Mỹ. Nếu gộp chung lại, họ vẫn
chiếm hơn một nửa số sinh viên quốc tế ở Mỹ.
Sinh viên Trung Quốc giảm 14,8% so với năm trước,
xuống còn 317.299, tương đương mức 34,7% tổng số sinh viên quốc tế.
Sinh viên từ Ấn Độ giảm 13,2% so với năm trước,
xuống còn 167.583, tương đương mức 18,3% tổng số sinh viên quốc tế.
Đại dịch bắt nguồn từ Trung Quốc vào tháng
12/2019. Sinh viên quốc tế rời Mỹ để về nước nghỉ đông, và nhiều sinh viên
trong số đó trở lại trường ở Mỹ vào tháng 1/2020. Các trường học ở Mỹ đóng cửa
vào tháng 3/2020 khoảng kỳ nghỉ xuân, và tất cả sinh viên được cho về nhà hay ở
lại Mỹ khi các trường chuyển sang học trực tuyến.
Nghiên cứu do Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) có
trụ sở tại New York thực hiện và được công bố hôm 15/11.
Đại học New
York vẫn là điểm đến hàng đầu cho sinh viên quốc tế
trong số tất cả các trường cao đẳng và đại học Hoa Kỳ. Tiểu bang New York có số
lượng du học sinh quốc tế lớn thứ hai – chiếm 106.894 trong tổng số 914.095 –
sau bang California với 132.758 sinh viên. Đại học Nam California rơi từ
vị trí thứ ba sang vị trí thứ tư – bị Đại học Columbia ở New York vượt
qua - nhưng các phân nhánh của Đại học California ở San Diego, Los Angeles,
Berkeley, Irvine và Davis đều nằm trong top 18.
Đại học
Northeastern ở Boston là trường được sinh viên
quốc tế cho nhiều thứ hai: 15.880 trong số 66.273 sinh viên ở Massachusetts. Có
10.646 sinh viên quốc tế theo học tại Đại học Boston gần đó.
No comments:
Post a Comment