Wednesday, September 1, 2021

TRAO ĐỔI VỚI ÔNG NHỊ LÊ (Nguyễn Đình Cống)

 


Trao đổi với ông Nhị Lê

Nguyễn Đình Cống

31/08/2021

https://baotiengdan.com/2021/08/31/trao-doi-voi-ong-nhi-le-2/

 

Nhà báo Nhị Lê, cựu Phó tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã viết bài “Âm mưu phủ nhận chế độ xã hội chủ nghĩa từ việc cổ xúy chủ nghĩa hội tụ, đăng báo QĐND ngày 30/8/2021.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/1-83.jpg

Nhà báo Nhị Lê, cựu Phó tổng Biên tập TCCS. Nguồn: Báo GT

 

Chủ nghĩa hội tụ cho rằng, nhân loại đang phát triển theo những con đường ngày càng xích lại gần nhau và cuối cùng sẽ hòa nhập vào nhau, hình thành nên một xã hội mới, trong đó kết hợp những tính chất tích cực của chế độ tư bản và chế độ xã hội chủ nghĩa. Theo ông Nhị Lê, đây là một lập luận ngụy khoa học, ông khẳng định “Xu hướng tiến hóa của thế giới không phải là chủ nghĩa hội tụ”.

 

Xin chưa bàn đến sự đúng, sai, hay, dở của chủ nghĩa hội tụ, chỉ nhận xét rằng ông Nhị Lê vẫn kiên trì con đường xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo Mác-Lê. Ông cho rằng:

 

Con đường xây dựng CNXH luôn gặp phải trắc trở, thậm chí sai lầm nghiêm trọng và rơi vào thoái trào. Đó là điều bình thường...

Nhưng sự sụp đổ của mô hình CNXH kiểu cũ không phải là do thế giới quan phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin là sai lầm, mà là sự sai lầm của những người cơ hội và phản bội lại chính Chủ nghĩa Mác-Lênin. Nhưng từ đó đã mở ra một không gian mới cho nhận thức đích thực sáng tạo và đúng đắn về Chủ nghĩa Mác-Lênin, CNXH khoa học, với những bài học mới trên con đường XHCN của các quốc gia dân tộc Việt Nam, Cuba, Trung Quốc…”

 

Để chứng minh rằng con đường mà Đảng CSVN lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn, ông Nhị Lê dẫn ra những ‘sự thật lịch sử’. Đó là lời phát biểu của đại diện Đảng Cộng sản Ấn Độ tại đại hội Đảng, là lời trong các bức điện chúc mừng đại hội ĐCSVN của các Đảng Cộng sản Brazil, Chile, Mexico… trong đó có các câu như: 

 

“Thành tựu mà nhân dân Việt Nam có được là do các đồng chí đã nghiêm túc nỗ lực áp dụng học thuyết mác-xít lê-nin-nit vào điều kiện cụ thể của Việt Nam... Có thể khẳng định con đường mà Việt Nam lựa chọn là đúng đắn... Chúng tôi hoàn toàn nhất trí và chia sẻ với nhận định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: ‘Đất nước Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay’.”

 

Bài viết của ông Nhị Lê làm tôi thấy là lạ, hoặc về nhận thức, hoặc về động cơ. Lạ về nhận thức khi ông cho rằng, Chủ nghĩa Mác- Lê (CNML) là một học thuyết khoa học nghiêm chỉnh. Ở thế kỷ 21 chỉ còn những kẻ hoặc ngu trung vào CNML hoặc quá kém trí tuệ mới tin như vậy. Vì sao?

 

Vì rằng một tập hợp lý luận được xem là học thuyết khoa học chỉ có thể chưa được hoàn chỉnh chứ không được sai cơ bản. Thế mà CNML đã phạm phải những cái sai từ gốc, những sai lầm về luận cứ, là những cơ sở làm tiền đề để suy luận. Đó là những điều sau:

 

1- Vật chất có trước và quyết định ý thức.

2- Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.

3- Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển xã hội loài người.

4- Tư bản bóc lột công nhân bằng giá trị thặng dư.

5- Quy luật thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.

6- Giai cấp công nhân là đại diện cho nền sản xuất công nghiệp tiên tiến.

 

Những sai lầm vừa kể đã được nhiều học giả chứng minh, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của rất nhiều người trên thế giới, đặc biệt là của tầng lớp trí thức tinh hoa. (Để tránh cho bài quá dài nên ở đây không nhắc lại các chứng minh).

 

Nó cũng được những người bảo vệ CNML phản bác lại một cách yếu ớt. Ở Việt Nam đã từng có nhiều đề nghị đem các vấn đề trên ra cho tự do ngôn luận hoặc đối thoại công khai. Nhưng những đề nghị như thế, không được chính quyền chấp nhận.

 

Mác và Lênin đã dựa vào những luận cứ kể trên để xây dựng nên học thuyết về đấu tranh giai cấp, về cách mạng vô sản, về chuyên chính vô sản, về giai cấp lãnh đạo, về công hữu hóa tư liệu sản xuất, về con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản v.v… Những người theo Mác vô cùng khâm phục ông vì ông đã suy luận rất hấp dẫn, rất thuyết phục, rất chặt chẽ. Nhưng mọi suy luận đó lại dựa vào các luận cứ sai, các tiên đề dối trá thì không thể công nhận được sự đúng đắn của kết luận. Đó là nguyên lý của khoa học.

 

Có thể ông Nhị Lê, các trí thức, các cán bộ và đảng viên của Đảng cũng đã từng biết đến những chứng minh Mác – Lê sai và những phản bác cho rằng Mác – Lê vẫn đúng, cũng như các đề nghi tự do ngôn luận hoặc đối thoại. Nhưng các vị tin vào lời phản bác mà không thấy được sự đúng đắn của các chứng minh, không dám ủng hộ các đề nghị.

 

Một điều lạ nữa về nhận thức là ông Nhị Lê cho rằng:

 

“Con đường xây dựng CNXH luôn gặp phải trắc trở, thậm chí sai lầm nghiêm trọng và rơi vào thoái trào. Đó là điều bình thường… Sự sụp đổ của phe XHCN là sự sai lầm của những người cơ hội và phản bội lại chính Chủ nghĩa Mác-Lênin…”

 

Nếu việc làm là hợp quy luật, là hết sức tốt đẹp thì làm sao lại xem là bình thường khi phạm sai lầm nghiêm trọng và tại sao lãnh đạo cao cấp của rất nhiều Đảng Cộng sản lại là kẻ phản bội CNML. Phải chăng đây chỉ là những lời ngụy biện ngây ngô.

 

Rồi nữakhông biết ông Nhị Lê định đánh lừa ai khi cho câu nói của vị đại diện Đảng Cộng sản Ấn Độ là sự thật lịch sử, khi tin vào những lời sáo mép trong các bức điện của các đảng Cộng sản, không biết dựa vào đâu để viết rằng “Xu hướng tiến hóa của thế giới không phải là chủ nghĩa hội tụ”.

 

Lạ về động cơ khi xét thời điểm viết bài. Lúc ông đang là Phó tổng Biên tập mà viết những điều như trên là bình thường vì có viết như thế mới mong giữ ghế, mong giữ được miếng cơm manh áo. Thế nhưng, khi đã về hưu mà vẫn viết được như vậy thì có thể có gì đó về động cơ.

 

Nếu ông Nhị Lê tuyệt đối tin vào Mác – Lê thì động cơ viết bài để bảo vệ XHCN là đáng được tổ chức Đảng đánh giá cao. Nhưng như thế ông sẽ bị mang tiếng ở lĩnh vực khác. Còn nếu ông có biết đến những chỗ sai của Mác – Lê mà vẫn viết như thế thì, phải chăng ông còn muốn đạt được một thứ gì đó.

 

 

6 COMMENTS



 

No comments: