Hà
Nội biến thành nhà tù lộ thiên để chiến đấu chống lại vi rút corona
Le Singulier/AFP.
Người dịch: Nguyễn Chí Thành
Những hàng rào sắt, tre, kẽm gai, và vỏ thùng
bia được vội vã dựng lên trên đường phố Hà Nội để ngăn người dân đi lại và ngăn
vi rút corona lây lan khiến thủ đô Việt Nam giống như một nhà tù lộ thiên.
“Cảm giác giống như một trại giam vậy,” bà Ho
Thi Anh, 72 tuổi, sống gần đó, trong những rào chắn tạm bợ vây quanh trông giống
như một chiến hào. “Tất cả các con đường vào nhà tôi đều bị phong tỏa.
Bà con để thực phẩm trước hàng rào ba ngày một
lần”. Bà cho biết. Chưa khi nào như vậy,
tính từ năm 1945 đến năm 1975 kể cả những giờ phút đen tối trong chiến tranh chống
Pháp và chống Mỹ.
Tám triệu cư dân đã được lệnh tự giam mình
trong nhà từ cuối tháng 7, nhưng các hạn chế đi lại ngày càng thắt chặt khi làn
sóng vi rút corona, tuy vẫn còn tương đối xa thành phố, tàn phá khu vực phía
Nam, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội hiện nay được chia thành nhiều
khu vực khiến việc đi lại trở nên rất khó khăn.
Mục đích lập hàng rào: cô lập một khu vực ngay
khi phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 và phong tỏa các khu vực lân cận để chống
dịch. “Vùng chúng tôi là vùng xanh, không có vi rút. Tôi trực để đảm bảo không
có người ngoài nào vào đây (…) Chúng tôi không muốn bị mắc Covid ở nhà”, Nguyen
Ha Van, tình nguyện viên đứng gác trước con ngõ hẹp dẫn vào nhà mình, cho biết.
Bị trừng phạt vì chiến dịch tiêm chủng chậm chạp,
Việt Nam, dù được ca ngợi vào năm 2020 như một quốc gia kiểu mẫu trong phòng chống
dịch với chính sách kiểm dịch và giám sát người nhiễm nghiêm ngặt, hiện đang gặp
làn sóng phản ứng dữ dội. Chính quyền đã ghi nhận hơn 10.000 trường hợp tử vong
kể từ cuối tháng 7, so với chỉ vài chục ca tử vong vào năm ngoái.
Hàng nghìn binh sĩ và quân dự bị được điều động
Thành phố Hồ Chí Minh, đầu tàu kinh tế của cả nước, hiện đang là tâm bão và giống
thành phố bị bao vây. Quân đội đã triển khai hàng nghìn binh sĩ và quân dự bị ở
đó để cưỡng chế thực hiện các hạn chế và phân phát các túi thực phẩm cho người
dân đang sống trong nhà.
Hệ thống y tế của chín triệu dân đang chịu nhiều
áp lực. “Ca trực của tôi là từ 7 giờ sáng đến nửa đêm, có khi suốt cả đêm”,
Truong Van Anh, bác sĩ tại một bệnh viện dã chiến với hơn 2.000 giường bệnh, đã
ngủ ở đó hơn một tháng, kể từ giữa tháng 8. Từ thời điểm đó, 17.000 nhân viên
chăm sóc từ các tỉnh khác đã được điều động đến để tiếp viện.
Hơn một nửa trong số 98 triệu người Việt Nam
hiện đang bị hạn chế đi lại. Ít ai dám công khai chỉ trích chính sách độc đảng
vì sợ bị trả thù. Quốc gia này đang triển khai chiến dịch tiêm chủng rất chậm:
chỉ 17% dân số được tiêm một liều vắc xin, 2,6% được tiêm chủng đủ liều.
Chế độ Cộng sản phải vật lộn để kiếm tiền và
kêu gọi sự đóng góp của dân chúng. Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cung cấp vài triệu
liều và các thỏa thuận thương mại đã được ký kết với các hãng dược phẩm Pfizer
và Moderna của Hoa Kỳ, AstraZeneca của Thụy Điển-Anh và Sinovac của Trung Quốc.
Mục tiêu: Ít nhất phải đạt được tỷ lệ 70% dân
số được tiêm một liều vắc xin vào tháng 4 năm 2022.
--------
NGUỒN :
No comments:
Post a Comment