Saturday, September 4, 2021

CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 : VẤN ĐỀ LOGISTICS KHI PHONG TỎA ĐẠI ĐÔ THỊ (Vũ Minh Khương)

 


Chống đại dịch COVID-19: Vấn đề logistics khi phong tỏa đại đô thị

Vũ Minh Khương

29 Tháng Tám, 2021

https://usvietnam.uoregon.edu/chong-dai-dich-covid-19-van-de-logistics-khi-phong-toa-dai-do-thi/

 

VIDEO :

Chống đại dịch COVID-19: Vấn đề logistics khi phong tỏa đại đô thị (phần 1)  

https://www.youtube.com/watch?v=eXc6VWmYoA0&t=2s

 

Trung tâm Nghiên cứu Việt Mỹ (Đại học Oregon) trò chuyện cùng Nhà nghiên cứu Vũ Minh Khương, Phó giáo sư Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.

 

Chủ đề trò chuyện: “Chống đại dịch COVID-19: Vấn đề logistics khi phong tỏa đại đô thị” 

 

Ngày 28 tháng 8 năm 2021

 

Tóm tắt một số thông điệp của Nhà nghiên cứu Vũ Minh Khương:

 

1. Khi làm chính sách, cần chú ý ba yếu tố quan trọng:

 

·         Tư duy nhận thức (Conceptual thinking): Nhận thức về vấn đề có chính xác và đầy đủ hay không.

·         Ý chí (Commitment): Lòng quyết tâm cao đến mức độ nào.

·         Năng lực (Competency): Khả năng, kỹ năng thực thi chính sách của hệ thống

 

2. Lực cản lớn nhất của Việt Nam: tư duy, nhận thức

 

Điều cản trở Việt Nam phát triển từ trước đến nay là yếu tố “tư duy nhận thức”. Riêng đối với đại dịch COVID-19, Việt Nam cũng có nhiều lúng túng về mặt nhận thức, tư duy.

 

·         Lockdown nhưng phải chú ý không để tổn thất quá lớn.

·         Hệ thống logistics phải bảo đảm, những người làm trong mạng lưới logistics như lực lượng giao hàng (shippers) được tiêm vaccine và đối xử không kém gì với bác sỹ ở tuyến đầu chống dịch.

·         Logistics là vấn đề chuyên nghiệp, phải để lực lượng chuyên nghiệp làm. Sử dụng quân đội, một  lực lượng hoàn toàn chưa có kinh nghiệm, vào việc đi chợ cho từng hộ dân, là sai lầm. (Quân đội có thể hỗ trợ ở vấn đề khác. Phải chọn đúng thế mạnh cho từng lực lượng mình có).

·         Việt Nam vẫn thường gặp vấn đề lớn vì bị cuốn theo “xúc cảm” (ý chí, mong ước…) mà không đi theo sự khai sáng (lý trí, khoa học…). Singapore là nước nhỏ, hiểu rằng mình không đủ nguồn lực để trả giá cho xúc cảm, nên luôn tuân theo thực tiễn một cách lý trí. Việt Nam thì có quyết tâm cao, nhưng chạy theo cảm xúc, không minh định trước hậu quả trước khi ra quyết định.

 

3. Mục tiêu sắp tới của Việt Nam

 

Đây là lúc trí tuệ dân tộc phải tập trung lại với nhau, bên cạnh yếu tố xúc cảm. Ba yếu tố quan trọng nhất cần xem xét khi tính toán các quyết định:

 

·         Sinh mạng con người

·         Sinh kế của người dân

·         Sự sẵn sàng cho tương lai

 

Việt Nam nên xác định mục tiêu sắp tới đối với việc chống đại dịch như sau:

 

·         Việt Nam phải nỗ lực để sẵn sàng mở cửa trở lại vào đầu năm 2022. Cả nhân loại đều đang đối đầu với một bi kịch lớn, Việt Nam cũng phải chấp nhận có những thiệt hại nhất định. Một kết quả hoàn hảo là không thể có được trong hoàn cảnh này.

·         Lockdown một đại đô thị để đạt kết quả hoàn hảo là điều sẽ không thể có được trong hoàn cảnh Việt Nam. Ngay cả Singapore, một quốc gia đô thị có nguồn lực lớn hơn Tp. HCM, dân số chỉ hơn một phần ba, cũng không đặt ra mục tiêu “vét sạch F0” bằng lockdown mà chỉ cố gắng giảm thiểu ca bệnh, chữa trị ca không nặng tại nhà, để giúp các bệnh viện không quá tải.

·         Việt Nam chỉ nên thực hiện các phương pháp để cầm cự trước dịch bệnh, sao cho có thời gian để tiêm vaccine cho các khu vực đông dân cư (các thành phố lớn, các trung tâm công nghiệp lớn…)

·         Không nên quá lo lắng rằng nếu Việt Nam không chống được dịch bệnh thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ra đi. Thế giới nơi nào cũng phải chống dịch. Và đại dịch cũng không phải là một thảm họa dài hạn. Điều khiến họ có thể ra đi nằm ở chính sách và cách hệ thống vận hành. Đây mới là điều đáng lo. Nếu Việt Nam đã “bị ốm” nhưng không sẵn sàng cho tương lai thì họ mới có thể bỏ đi.

·         Cần có những hành động cụ thể để thế giới thấy Việt Nam vẫn mạnh mẽ trong đại dịch, từ những điều nhỏ bé nhất, ví dụ, người dân Việt Nam trong thời gian đại dịch thậm chí còn giảm béo phì vì vẫn tập thể dục nghiêm túc.

·         Có thể nhìn đại dịch ở góc độ lạc quan. Nhiễm bệnh nhưng nếu vượt qua được thì cũng có thể xuất hiện kháng thể mới, tức là một cuộc tiến hóa mới, chuẩn bị tốt hơn cho tương lai. Không bao giờ nhìn vấn đề chỉ ở góc độ bi quan.

·         Chính quyền và nhân dân cần tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ những người bị bệnh. Lãnh đạo Tp. HCM cho quân đội đưa tro cốt những người mất vì COVID đi chôn cất, coi họ như là những người hi sinh trong chiến tranh, là một nghĩa cử đáng trân trọng. Cả dân tộc cần nương vào nhau để đi lên trong thảm họa, nhưng không nên duy ý chí, với mong muốn giải quyết theo hướng cầu toàn, mong muốn xóa sổ hoàn toàn đại dịch này trong một khoảng thời gian nhất định.

 

.

------------------------------

.

.

US-Vietnam Research Center - University of Oregon

Hôm qua lúc 13:46  · 

Các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 ở Việt Nam nhìn từ góc độ luật pháp

Tác giả: Phan Thanh Hà, nguyên Phó Vụ trưởng Tài chính-Tiền tệ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, hiện đã nghỉ hưu.

https://usvietnam.uoregon.edu/cac-bien-phap-phong-chong.../




No comments: