Báo Anh nói 'dân nghèo
VN bị đói' vì phong tỏa Covid
BBC
Tiếng Việt
9 tháng 9 năm 2021, 16:30 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58446245
Thảm cảnh 'đói' của người dân nghèo Việt Nam trong
phong tỏa ở các đô thị phía Nam mới đây được tường thuật trên The
Guardian của Anh Quốc.
Việt Nam từng là nước kiềm chế Covid thành
công, nhưng những đợt phong tỏa mới đây, không cho người dân ra ngoài kể cả để
mua thức ăn, đã khiến hàng ngàn người bị đói, tờ báo viết.
Với tên các nhân vật trong bài được đổi để bảo
vệ họ, bài "'Hunger was something we read about': lockdown
leaves Vietnam's poor without food" mô tả kỹ vì sao một số nhóm
cư dân đô thị đông người nhất VN rơi vào cảnh thiếu đói.
Covid-19: Việt Nam phạt
5 năm tù người ‘làm lây lan dịch bệnh’
Covid-19: Tại sao châu
Âu viện trợ nhiều vaccine cho Việt Nam?
Covid-19: Dân nhận gạo,
biến thành nhận tiền?
Bà Trần Thị Hảo, một công nhân ở TP Hồ Chí
Minh, được tờ The Guardian trích lời rằng chính phủ hứa gia đình bà sẽ no đủ,
khi họ áp lệnh phong tỏa. Nhưng trong suốt 2 tháng, gia đình bà chỉ ăn cơm với
nước mắm.
Bà Hảo bị nợ lương trong tháng Bảy, trong khi
chồng bà, một công nhân xây dựng, đã thất nghiệp nhiều tháng nay.
Bà Hảo cho biết các gia đình xung quanh cũng
chịu cảnh cùng quẫn như vậy mà không có sự hỗ trợ nào từ chính phủ, theo The
Guardian.
Nhiều người là lao động nhập cư không giấy tờ,
không đăng ký thường trú, thậm chí trở nên 'vô hình' trong mắt chính quyền và
không thể tiếp cận với các gói hỗ trợ.
Lệnh phong tỏa mới có thể kéo dài tới ngày
15/9. Trong khi lệnh ở yên trong nhà hồi tháng Tám cũng đủ khiến bà Hảo rơi vào
nợ nần.
"Quân đội được chính phủ cử 'đi chợ hộ'
dân. Nhưng nhiều người dân không nhận được gì. Các siêu thị và doanh nghiệp xã
hội được phép hoạt động thì bị ngập trong hàng ngàn đơn hàng không thể xử lý nổi."
Hiện tượng quân đội được điều vào
Sài Gòn để kiểm soát an ninh và tham gia cung ứng thực phẩm được báo
chí Việt Nam và nước ngoài nói đến nhiều thời gian qua.
Nhưng cuộc thí nghiệm này xem ra đã thất bại
và TP HCM đã phải cho phục hồi một số hoạt động lưu thông kinh tế có kiểm
soát.
Saigon Children, một NGO, trong 8 tuần qua đã
giúp được 16,000 trường hợp, nhưng cho hay chỉ là 'trên bề mặt'. "Con số
người đói hiện thời là quá lớn," đại diện tổ chức nói.
Tại sao Úc chuyển từ
'Covid Zero' sang sống chung với virus?
Thư Sài Gòn: Chờ mong ngày
'sống chung với dịch'
Anh Quốc: Sống chung với
Covid là sống thế nào?
Vì sao hàng nghìn trẻ em
Việt Nam phải 'cách ly tập trung' thời Covid?
Đợt bùng phát mới với biến thể Delta đã đẩy TP
Hồ Chí Minh và các địa phương lân cận vào cảnh 'hỗn loạn', theo The Guardian.
Để kiềm chế dịch, chính phủ Việt Nam cho đóng
cửa nhà máy, chợ, khiến công nhân, người bán hàng dạo, lái taxi… vốn đã nghèo,
nay không kiếm được chút tiền nào trong hàng tháng trời, mắc kẹt trong các khu
nhà tồi tàn, chật chội ở các khu điểm nóng Covid-19.
Khoảng 3-4 triệu người chỉ riêng ở TP Hồ Chí
Minh lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính do đại dịch, theo số liệu chính
thức của Việt Nam.
Trong khi đó, ngành y tế đã quá tải. Bác sỹ Trần
Hoàng Đăng Khoa nói với The Guardian rằng khu điều trị bệnh nhân Covid 700 giường
lúc nào cũng hết chỗ. 'Thiếu đủ thứ, nhân viên, máy thở, thuốc men… Nhưng tôi
không biết đổ lỗi cho ai," ông nói.
Nguyễn Tuấn Khôi, chủ một doanh nghiệp xã hội
đã hoạt động từ thiện hơn 20 năm, nói với The Guardian rằng chưa bao giờ chứng
kiến cảnh tượng này. Website và Facebook của họ mỗi ngày nhận các lời đề nghị
giúp đỡ nhiều gấp 3 lần trước đây.
Ông Khôi nói ông sinh ra sau chiến tranh, nên
chỉ nghe nói về chết chóc và nạn đói và đọc trong sách vở. Bây giờ ông mới thực
sự thấu hiểu.
Covid và cuộc khủng
hoảng lan rộng ở VN
Những ngày này, dễ dàng đọc được vô vàn các lời
xin giúp đỡ, kêu cứu, kêu đói trên các trang mạng xã hội tiếng Việt.
Không chỉ người dân trong các khu phong tỏa
đói, người trong khu cách ly tập trung cũng đói.
Một video trên Facebook gần đây cho thấy cảnh
hỗn loạn trong khu cách ly tập trung 13.000 F0 ở Thới Hòa, Bình Dương. Người
dân được cho là quá đói nên đã tranh cướp đồ ăn sáng được phát vào lúc 1h chiều.
Các video khác cho thấy hàng trăm người dân
hôm 27/8/2021 ở các dãy nhà trọ lụp xụp ở phường Phú Hữu, Quận 9 kéo nhau ra đường
đòi tiền hỗ trợ của thành phố do chưa ai được nhận.
Khó có thể tính toán hết số người lao động phải
ngừng việc, mất việc trong dịch COVID-19.
Con số tính được rất khiêm tốn. Đến đầu tháng
9, Bảo hiểm xã hội Việt Nam mới chỉ xác nhận danh sách trên 795.160 người mất
việc được hưởng hỗ trợ, theo truyền thông Việt Nam.
Trong một bài viết gần đây trên BBC News Tiếng
Việt, tác giả T.K.
Tran nêu ra vấn đề giới chức Việt Nam "tuyên bố đã hỗ trợ khoảng
1.223 tỷ đồng cho hơn 1 triệu người" lao động, công nhân gặp khó khăn.
"Tuy nhiên, so với khối lượng tiền trong
ngân hàng của Công đoàn là 29.000 tỷ, theo các nguồn chính thức ở VN (xem thêm
báo Thanh
Niên 22/09/2020), thì số tiền hỗ trợ cho dân nghèo mới chỉ bằng khoảng
4,2% tiền mà Công đoàn hiện có."
Tác giả này đề nghị dùng quỹ Công đoàn VN để cứu
trợ mạnh hơn cho người lao động nước này.
Không chỉ đói ăn, thất nghiệp, nhiều trẻ em
lâm vào cảnh mồ côi do bố mẹ, ông bà chết do Covid. Chỉ riêng TP Hồ Chí Minh tới
nay đã có hơn 250 trẻ mồ côi do dịch Covid, theo thống kê sợ bộ của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội.
Bên cạnh đó, các bất cập trong các chống dịch
cũng đẩy dân nghèo vào cảnh khốn cùng. Mới đây chính quyền TP Cà Mau bắt phạt
tiền và bỏ tù 5
năm ông Lê Minh Trí, một lao động nghèo, với cáo buộc 'làm lây lan dịch
bệnh', gây ra nhiều ý kiến phản đối, trong đó có giới luật sư.
Tin ông Trí bị tù được nhiều báo quốc tế đăng
tải và cho rằng đây là biện pháp "quá hà khắc".
Không
chỉ các kênh BBC News ở Anh, mà các đài Mỹ, báo Thái Lan, Ấn Độ như The
Times of India đều chạy tin trong tuần về vụ tòa án ở Cà Mau xử tù ông
Lê Minh Trí.
https://ichef.bbci.co.uk/news/720/cpsprodpb/14009/production/_119492918_img_4537.jpg
Mạng xã hội ở VN
chia sẻ ảnh chụp nhóm em bé tại một điểm cách ly tập trung ở Phú Yên
TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hà Nội vẫn đang
là điểm nóng của cả nước về số ca nhiễm.
Các
quy định về giấy đi đường, chính sách đi chợ hộ, phong tỏa chặt kéo dài... đang
là các bất cập gây nhiều tranh cãi.
Trong đợt bùng phát mới, trung bình mỗi ngày Việt
Nam có trên 12.000 ca nhiễm mới. Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 563.676 ca
nhiễm, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong khi vaccine được coi là giải pháp tối ưu
để có thể sớm quay lại cuộc sống bình thường, khôi phục kinh tế, tỷ lệ tiêm chủng
ở Việt Nam hiện ở mức thấp nhấp Đông Nam Á. Nguyên nhân được cho là do chính phủ
đã chậm trễ mua vaccine cho dân vào giai đoạn đầu của dịch.
Tới nay mới chỉ có khoản 3,6% trên tổng số 75%
người trưởng thành ở Việt Nam được tiêm đủ 2 mũi, tính đến 1/9, theo Bộ Y tế Việt
Nam.
Thành phố Hà Nội mới đây công bố một kế hoạch
đầy tham vọng là "tiêm mũi một cho tất cả người dân trên 18 tuổi trở lên
"trên địa bàn theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 và các chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/09", tờ Lao
Động ngày 08/09 cho hay.
Báo này cũng viết trong ngày 08/09, HN đạt kỷ
lục tiêm 268.027 mũi tiêm chống Covid.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến
nay là 14.135 ca, cao hơn 0,4% so với tỷ
lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%), đứng số 44 trên thế giới, cao hơn
nước láng giềng Thái Lan một bậc.
***
TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Tại sao Úc muốn
chuyển từ 'Covid zero' sang sống chung với virus?
4 tháng 9 năm 2021
.
Nhờ tiêm chủng cao, Anh Quốc
nay bắt đầu 'sống chung với Covid'
2 tháng 9 năm 2021
.
Covid-19: Việt Nam phạt
5 năm tù người ‘làm lây lan dịch bệnh’
7 tháng 9 năm 2021
.
TPHCM: Dân nhận gạo cứu
trợ, biến thành nhận tiền?
9 tháng 9 năm 2021
.
Đài DW của Đức hỏi 'Vì
sao EU cho Việt Nam hàng triệu liều vaccine'?
8 tháng 9 năm 2021
.
Cùng chống Covid, Anh khác
VN là không bắt trẻ em đi cách ly tập trung
20 tháng 7 năm 2021
No comments:
Post a Comment