ĐA SỐ
DÂN MỸ CHẤP NHẬN HỆ QUẢ CỦA CUỘC RÚT QUÂN KHỎI AFGHANISTAN
https://www.facebook.com/nhantuan.truong/posts/4578989862132780
Cuộc thăm dò dư luận của Pew thực hiện từ 23 đến
28 tháng Tám, về quyết định Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Kết quả 54% cho rằng
việc Mỹ rút quân là "quyết định đúng", 42% "quyết định
sai". 62% cho rằng Mỹ đã thất bại hầu hết trong các mục tiêu (đã đặt ra ở
Afghanistan), 27% có ý kiến ngược lại.
Về khả năng ứng phó của Mỹ trong cuộc rút
quân, 42% cho rằng cách ứng xử của chính phủ Biden là "tệ hại", 21%
cho là "tuyệt vời" và 29% cho là "tốt". Nếu ta cộng tỉ số
"tuyệt vời" và số "tốt", kết quả là 50%. Tức là đa số dân Mỹ
chấp nhận hệ quả của cuộc rút quân, cho rằng diễn tiến của cuộc rút quân ở phi
trường Kaboul như vậy là "tốt". Điều này trái ngược với những phê
bình của báo chí, trong và ngoài nước Mỹ. Nhứt là các nghị sĩ, dân biểu đảng Cộng
hòa.
Dân biểu Greg Steube thuộc đảng Cộng hòa
"tuýt" rằng "đó không phải là một cuộc rút quân. Đó là một cuộc
đầu hàng".
Một cuộc rút quân có xác suất thành công cao nếu
cấp chỉ huy áp dụng phương pháp "catimini", tức rút lui "lén
lút", không kèn không trống. Điều này quân Mỹ đã thực hiện trên thực địa.
Nhiều căn cứ của Mỹ, Đức... trên lãnh thổ Afghanistan đã bỏ thành vào ban đêm,
không một người hay biết. Cuộc rút quân kiểu "catimini" rõ ràng không
gây thiệt hại nào hết cả.
Cuộc chiến VN, khi lên kế hoạch rút quân, qua
hiệp định Paris 1973 người Mỹ gọi là "Việt nam hóa chiến tranh". Còn
VN thì (ông Nguyễn Tiến Hưng) gọi đó là "khi đồng minh tháo chạy".
Lính Mỹ có thời gian 2 năm thu xếp hành trang. Cho tới giây phút cuối cùng 30
tháng tư 1975, phi trường Tân sơn Nhứt vẫn nằm trong vòng kiểm soát của quân
VNCH.
Trường hợp Afghanistan, khi Trump đơn phương
ngồi ngang hàng ký "hòa ước" với Taliban tháng hai 2020 tại Doha,
Trump đã nhượng bộ tất cả những yêu sách phi lý của Taliban. Cam kết của
Taliban chỉ có hai điều là không cản trở Mỹ rút quân và không để đất nước
Afghanistan làm cái nôi nuôi khủng bố. Quyết định của Trump như vậy là "bỏ
rơi" đồng minh Kaboul, bạn chiến đấu với Mỹ từ năm 2001.
Hiệp ước Doha của Trump thực tế là một
"hiệp ước đầu hàng có điều kiện". Vấn đề là không có điều kiện nào bảo
đảm hâu sự cho phe thân Mỹ ở Kaboul.
Quân thân Mỹ ở Kaboul không có lý do phải đổ
máu "kềm chân" quân Taliban để quân Mỹ rút lui.
Cái khó khăn của TT Biden là ông này cố gắng sửa
chữa nội dung tệ hại trong "hiệp ước đầu hàng" của Trump, bằng cách cố
gắng cứu mạng những người Afghanistan có cộng tác với quân đội Mỹ và Đồng minh.
Thử tưởng tượng, hàng trăm ngàn người dân
Afghanistan đổ xô vô phi trường Kaboul với nguyện vọng được ra đi. Sứ mạng của
chính phủ Biden phải nói là cực kỳ khó khăn. Trong một thời gian là một tuần lễ,
làm thế nào di tản hàng trăm ngàn người dân, trong một tình huống quân đội
Kaboul thân Mỹ bỏ súng đầu hàng và quân Taliban đã tràn ngập thành phố ?
TT Biden đã có lý khi cho rằng, trong tình trạng
tồi tệ như vậy, cuộc rút quân là một thành công.
Trong khi T Biden có thể lựa chọn một phương
pháp bất nhân, kiểu tổng thống tiền nhiệm đã làm ở VN, là không ra chính sách
đón người tị nạn Afghanistan. Hiệp ước Doha của Trump không có một lời nào về
những người Afghanistan đã cộng tác với Mỹ. Điều này Biden khác với Trump một
trời một vực.
Nghĩa cử cuối cùng của Biden đã "rửa mặt"
nước Mỹ, ngoài chuyện "thua bạc chạy làng" của Trump (qua hàng ước
Doha) làm mất uy tín của nước Mỹ.
Đối với người VN, mặc dầu mùi vị cay đắng từ
30 tháng tư 1975 đến nay vẫn chưa hết. Nhưng ta phải nhìn nhận rằng người Mỹ
chưa hề "bội ước" với bất kỳ quốc gia nào.
Mỹ đến VNCH không thông qua một hiệp ước nào
có hiệu lực, kiểu hiệp ước an ninh hỗ tương (như với Thái lan, Phi, Nam Hàn, Nhật
hay với các quốc gia thuộc khối NATO)... Thì dĩ nhiên, đến một lúc nào đó thì Mỹ
bỏ đi. Người Việt có trách thì trách lãnh đạo VNCH tồi dở, không biết tiên liệu,
không nhìn thấy tình hình thế giới đã biến chuyển. Người Việt chỉ trích Mỹ
"bỏ rơi đồng minh" như thực tế VNCH chưa bao giờ là "đồng
minh" của Mỹ hết cả. Không có bất kỳ một kết ước nào giữa hai bên định
nghĩa về quan hệ "đồng minh".
Ở Afghanistan cũng vậy. Mỹ không hề có cam kết
nào về việc "xây dựng quốc gia" Afghanistan. Ngay cả cuộc rút quân,
qua hiệp ước Doha 2020, Mỹ cũng không hề "bội ước" một điều gì.
Trở lại chuyến công du VN của bà Kamala
Harris. Đa số "trí thức VNXHCN" không ủng hộ TT Biden, do đó tỏ ra
"dị ứng" với các đề nghị của bà phó Tổng thống Mỹ. Họ lập luận rằng
người Mỹ không đáng tin cậy. Vụ Afghanistan là thí dụ điển hình. Đối với họ
"thương cha thương mẹ thương chồng, thương ông thương một thương Trump thường
mười". Rốt cục tình cảm vớ vẩn trở thành mỡ heo che mắt. Họ thà theo TQ
hơn là theo Mỹ thời Biden. Rốt cục "trăng Trung quốc tròn hơn trăng nước Mỹ".
Tình hình "sĩ phu" VN thời đại Trọng
Phú không khác gì sĩ phu thời Tự Đức. Đất nước bị xâm thực lần hồi, nền độc lập
đã vuột khỏi tay, nhưng cái đầu vẫn hướng về Trump. Họ sợ "theo Mỹ"
thời Biden thì đặc quyền đặc lợi của họ sẽ bị mất đi.
No comments:
Post a Comment