Khi
Trung Quốc chọn Biển Đông để “chuyển lửa” ra ngoài
Trần
Việt Trung
15/08/2021
https://baotiengdan.com/2021/08/15/khi-trung-quoc-chon-bien-dong-de-chuyen-lua-ra-ngoai/
Qua
màn đấu khẩu của hai Ngoại trưởng Trung Quốc và Hoa Kỳ, việc Trung Quốc gây
xung đột trên Biển Đông để giảm bớt các mâu thuẫn về nội trị là chuyện có thể xảy
ra. Chỉ những ai quên bài học lịch sử cũng như chưa giải mã thấu đáo các thông
điệp của Bắc Kinh lâu nay mới mơ hồ về việc Trung Quốc sẽ “ra tay” ở Biển Đông.
Mỹ phản đối hiếp
đáp của Tàu
Biển Đông hiện nay đã trở thành một trong những
điểm nóng nổi bật, thách thức quan hệ Mỹ – Trung đầy cam go. Washington bác bỏ
điều mà họ gọi là “tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi pháp của Bắc Kinh” tại vùng
biển giàu tài nguyên thiên nhiên này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã báo động động
công luận về việc Trung Quốc ngày càng hiếp đáp trên Biển Đông và cảnh báo Hội
đồng Bảo an Liên hiệp quốc rằng một cuộc xung đột có thể mang lại những hậu quả
nhiêm trọng toàn cầu về an ninh và thương mại.
“Một quốc gia (như Trung Quốc) không gánh
chịu hậu quả khi phớt lờ các quy tắc thì ngày càng có nhiều nước khác (theo
đuôi mà) không bị trừng phạt và gây bất ổn ở khắp nơi”. Ông Blinken nhấn mạnh tại phiên họp của HĐBA/LHQ về
an ninh hàng hải ngày 9/8/2021.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển
Đông, trùng với những vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Brunei,
Indonesia và Philippines. Hàng tỉ đô la thương mại mỗi năm đi qua hải lộ này,
cũng là nơi giàu trữ lượng cá và những mỏ dầu khí.
“Chúng ta đã chứng kiến những cuộc chạm
trán nguy hiểm giữa các tàu bè trên biển và những hành động khiêu khích để thúc
đẩy các tuyên bố chủ quyền hàng hải bất hợp pháp.”
Ngoại trưởng Mỹ phát biểu như trên và cho biết
thêm, Washington quan ngại trước các hành động “đe dọa và ức hiếp các nước khác
không cho tiếp cận hợp pháp các nguồn tài nguyên biển của họ. Và chúng tôi cùng
các nước khác, bao gồm cả các bên tranh chấp Biển Đông, đã phản đối hành vi như
vậy và các yêu sách hàng hải trái pháp luật ở Biển Đông”.
Trước tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken 3
ngày, hôm 5/8/2021, trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng toàn văn bài
phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị về vấn đề Biển Đông mà ông ta vừa công bố
trước đó một ngày.
Đấy là bài phát biểu trong cuộc họp trực tuyến
với các đồng nhiệm ASEAN ngày 3/8. Bài phát biểu được cho là đề cập các nguyên
tắc cần tôn trọng là: sự thật lịch sử, luật pháp quốc tế, sự đồng thuận để giải
quyết vấn đề Biển Đông dựa trên cơ sở hòa bình và tôn trọng các nước trong khu
vực để tránh bị bên ngoài “can dự”.
Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược với
tuyên bố của Vương Nghị! Trong khi Việt Nam, Hoa Kỳ và nhiều nước khác lâu nay
đều tôn trọng 4 nguyên tắc trên, thì Trung Quốc hành động ngược lại. Báo chí
trong nước nêu đích danh Trung Quốc khi tố cáo Ngoại trưởng Vương Nghị, không chỉ bóp méo sự thật mà
còn đánh tráo khái niệm.
Năm 2016, Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague đã
đưa ra phán quyết bác bỏ chủ quyền “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Vốn dĩ, tòa
phân xử khi đó được thành lập dựa theo các thủ tục đề ra tại Phụ lục VII của
UNCLOS 1982. Chính vì thế, phán quyết vừa nêu được nhiều nước thừa nhận như một
căn cứ pháp lý quốc tế.
Tuyên bố đi đôi với
hành động
Nước Mỹ không tuyên bố suông, nói đi đối với
làm. Các nước, vì vậy, không chỉ hoan nghênh mà còn ủng hộ sự hiện diện quân sự
của Mỹ ở Biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh quân sự hóa các thực thể nhân tạo, đồng
thời quân sự hóa cả những đội tàu tuần duyên và tàu đánh cá trên vùng biển này.
Một quan chức Nhà Trắng mới đây khẳng định
trên báo chí: “Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ nước nào thống trị khu
vực hoặc ‘cậy thế cậy quyền’ để gây phương hại đến chủ quyền của các nước khác”.
Trong nhiều năm gần đây, Mỹ đã đặt đối trọng với Trung Quốc trong chính sách an
ninh quốc gia của mình và chính quyền Biden xem sự cạnh tranh với Bắc Kinh là
“thử thách địa chính trị lớn nhất” trong thế kỷ này.
Chuyến viếng thăm của bà Harris tới châu Á (20
– 24/8/2021) cho thấy quyết tâm mới của chính quyền Biden đối với sự hung hăng
từ Trung Quốc. Phó Tổng thống Mỹ sẽ nhấn mạnh đến tự do hàng hải trên toàn Biển
Đông và rằng, không một nước nào được chèn ép lợi ích của các nước
khác.
Theo một số nhà phân tích chính trị từ Hà Nội,
nếu chiến tranh xảy ra trên Biển Đông thì Đức sẽ bảo vệ Mỹ, đồng minh của mình.
Chiến hạm Đức vào Biển Đông cũng từ từ, không có gì đặc biệt. Không như Anh hoặc
Pháp. Tàu ngầm Pháp cách đây mấy tháng, khi vào Biển Đông thì họ tuyên bố khá mạnh
mẽ.
Việt Nam có lý do để hoan nghênh những nước
này, bởi những hoạt động của họ trên Biển Đông thứ nhất là phù hợp với luật
pháp quốc tế, thứ hai, đó là những tín hiệu về chính trị để nhắc nhở Trung Quốc phải
tôn trọng luật pháp quốc tế.
Tập Cận Bình muốn theo chân Mao đi vào lịch sử.
Kể từ khi lên cầm quyền, Chủ tịch Trung Quốc đi theo di sản của “Người cầm lái
vĩ đại” đến mức được đặt biệt danh “Người cầm lái vĩ đại 2.0”. Ông Tập hiện nay
tứ bề thọ địch để giữ được quyền lực thêm một nhiệm kỳ thứ ba trong Đại hội
ĐCSTQ sang năm. Trong nội bộ Đảng, đang có một cuộc đấu đá không hồi kết giữa
các phe nhóm.
Báo Vision Times đưa tin, trang web của Ban Kiểm
tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc vào ngày 7/8/2021 thông báo, trong nửa đầu
năm nay, hơn 90 quan chức cấp cao của hệ thống Chính trị và Pháp luật đã bị điều
tra và xử lý, trong đó có cả quan chức cấp cao đã nghỉ hưu.
Để thoát khỏi thế “gân gà” hiện nay, cần “rút
củi dưới nồi”, cần hạ bớt các mâu thuẫn trong nội bộ, do đó, ông Tập có thể “ra
tay” ở Biển Đông.
Vẫn trong phát biểu tại phiên họp của
HĐBA/LHQ, Ngoại trưởng Blinken xác quyết vai trò và lợi ích của Washington
trong việc giải quyết cách tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông.
Ông nói: “Một số ý kiến cho rằng việc giải quyết
tranh chấp ở Biển Đông không phải là việc của Hoa Kỳ hay bất kỳ quốc gia nào
không phải là bên có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và vùng biển. Nhưng đây
là sứ mệnh, và hơn thế nữa, là trách nhiệm của mỗi quốc gia thành viên trong việc
bảo vệ các quy tắc mà tất cả chúng ta đã đồng thuận tuân thủ và giải quyết các
tranh chấp hàng hải một cách hòa bình”.
Trong trường hợp Trung Quốc chuyển lửa ra Biển
Đông, Việt Nam có thể đứng ngoài cuộc? Rõ ràng là không! Bởi vì Biển Đông gắn
liền với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Lợi ích quốc
gia đòi hỏi Việt Nam phải hành động. Hãy nghe “nhạc hiệu” để “đoán chương
trình”!
Tối 6/8, tiếp tục buổi làm việc của Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54), Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN lần
thứ 28 (ARF-28), Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn đã tái khẳng định lập trường nguyên
tắc của Việt Nam, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy lòng tin, kiềm chế
không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình và gây tổn hại tới môi trường
biển.
Lập trường của Việt
Nam
Việt Nam mong muốn các nước tham gia tích cực
và đóng góp xây dựng vào đối thoại và hợp tác, vì hòa bình và an ninh bền vững ở
khu vực. Lập trường Việt Nam trình bày sau phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị
với các đồng nhiệm ASEAN (ngày 3/8) và trước bài nói của Ngoại trưởng Blinken tại ĐHĐ/LHQ (ngày
9/8) hầu như chẳng chuyển tải bất cứ một đột phá nào trong câu chữ.
Thậm chí, mặc dù Vương Nghị khẳng định chủ quyền
của Trung Quốc ở Biển Đông, chỉ trích Mỹ và Phương Tây, Thứ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Quốc Dũng vẫn cho rằng, Trung Quốc giờ đây đã chấp nhận quan điểm của
ASEAN. Điều đó sẽ định hướng quá trình thương lượng COC thời gian tới.
Khác với phát biểu theo kiểu “mõ làng” của Ngoại
giao, các quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam nhìn nhận tình hình Biển Đông có phần
nghiêm trọng hơn nhiều.
Trong một diễn biến mới nhất hồi đầu hè năm
nay, sự việc khoảng 200 tàu Trung Quốc neo đậu dài ngày, từ tháng 3 đến tháng 4
năm nay, ở Bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa, một lần nữa xới lên những xung
đột cũ và tiềm tàng những xung đột mới.
Theo các chuyên gia, Bãi Ba Đầu nằm trong phạm
vi lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát, do đó thuộc chủ quyền
của Việt Nam. Trong khi đó, phía Trung Quốc luôn coi tất cả những gì nằm trong
phạm vi “đường lưỡi bò” là thuộc về họ.
Lúc bấy giờ trên cương vị là Tổng Tham mưu trưởng
Quân đội, tại một Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 28/3/2021, Thượng tướng Phan Văn Giang đã đánh giá môi trường
chính trị, an ninh khu vực và thế giới nói chung tiếp tục phức tạp, khó lường.
Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, trên biển, đảo diễn ra căng thẳng, quyết liệt
hơn.
Hòa bình, ổn định, tự do an ninh, an toàn hàng
hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước những thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ
xung đột, vẫn theo ý kiến ông Giang, người hiện nay là Bộ trưởng Quốc phòng và
vừa được phong hàm Đại tướng.
Về Biển Đông, ông Giang phân tích thêm là đang
có những diễn biến căng thẳng, đặt ra thách thức lớn trong bảo vệ chủ quyền biển
đảo. Hiện đang có sự tranh chấp giữa các nước có liên quan đến Biển Đông như
vùng tranh chấp, vùng chồng lấn, vùng chưa phân định rõ ràng, vùng nước lịch sử,
vùng cùng đánh cá, thềm lục địa… chưa giải quyết được.
Ngay sau khi ngồi vào ghế Bộ trưởng Quốc
phòng, ông Phan Văn Giang đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin và
cho biết Việt Nam tiếp tục hợp tác lâu dài trong việc giải quyết các vấn đề di
chứng chiến tranh như khắc phục chất độc da cam, hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân
chất độc dioxin và rà phá bom mìn, như cũng như nâng cao năng lực thực thi pháp
luật hàng hải.
Ba lĩnh vực hợp tác mới đã được thống nhất:
quân y để chống lại COVID-19; các cuộc thảo luận trong tương lai để khám phá
nhu cầu và khả năng của nhau trong ngành công nghiệp quốc phòng; và Bản ghi nhớ
về việc Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm, xác định danh tính và hồi hương hài cốt
quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh Việt Nam.
Được biết tại chuyến thăm Việt Nam cuối tháng
này của Phó Tổng thống Mỹ, Washington và Hà Nội có thể sẽ công bố những quyết định
quan trọng, quan hệ Mỹ – Việt có thể được nâng cấp sau chuyến
thăm lịch sử sắp tới, trong bối cảnh chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
(FOIP) của Tổng thống Biden sẽ có những triển khai căn cơ trên thực địa.
Một số nhà nghiên cứu về Biển Đông có vể quan
ngại, vì thời gian qua những căng thẳng do Trung Quốc gây ra trong khu vực ít
được thế giới nhắc đến nhiều như so với vài năm trước đây. Lý do là vì, có quan
niệm cho rằng, các bên hầu như đã chấp nhận hiện trạng tại đây. Tuy nhiên, theo
Tiến sĩ Nguyễn Nam Dương, Phó viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao
Việt Nam, hiện trạng do Trung Quốc tạo ra trên Biển Đông là bất hợp pháp.
Tại Hội thảo lần thứ 11 do Trung tâm Nghiên cứu
Quốc tế & Chiến lược (CSIS / Washington) tổ chức hôm 30/7/2021 ông Dương kiến
nghị, Biển Đông phải là trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương (FOIP) của Hoa Kỳ. TS. Dương đánh giá việc Philippines kiện Trung Quốc
cách đây 5 năm là hành động dũng cảm. Về khả năng Việt Nam áp dụng công cụ pháp
lý tương tự, ông khẳng định: “Chính phủ Việt Nam không bao giờ nói rằng chúng
tôi từ bỏ công cụ pháp lý này. Cho đến nay chúng tôi coi đó như một giải pháp
tùy thuộc vào tình hình ở Biển Đông. Tôi tin rằng quyến lợi hàng hải của chúng
tôi có cơ sở pháp lý vững chắc”.
Trong một diễn tiến khác liên quan đến hợp tác
quốc phòng đa phương, hôm 11/8/2021, truyền thông quốc tế loan tin, Việt Nam sẽ
có mặt các cuộc tập trận quân sự Hợp tác và Đào tạo (SEACAT) của 21 nước, do
Hoa Kỳ dẫn đầu đang diễn ra tại khu vực Đông Nam Á.
Đây là năm thứ 20 cuộc tập trận hàng năm này
được tổ chức bao gồm các nước Úc, Bangladesh, Brunei, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ,
Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Maldives, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc,
Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam
.
Trong một tuyên bố khác, Hạm đội 7 của Hải quân
Hoa Kỳ cho biết các cuộc tập trận được thiết kế để khuyến khích các quốc gia sử
dụng lực lượng hàng hải của họ để nâng cao hiểu biết về môi trường hoạt động,
xây dựng năng lực cho các sứ mệnh hỗ trợ nhân đạo, và tuân thủ luật pháp và chuẩn
mực quốc tế.
Tin còn cho biết, trong các cuộc tập trận
SEACAT, một trạm điều hành tại Trung tâm Hợp nhất Quốc tế ở Singapore sẽ đóng
vai trò là trung tâm điều phối khủng hoảng và chia sẻ thông tin.
No comments:
Post a Comment