Monday, September 5, 2011

TÔN GIÁO & CÁI ÁCH CỘNG SẢN [1] - Bảo Giang



“Tôn Giáo dưới ách cộng sản”. Là những câu chuyện, hay những bài viết kể lại những nỗi khốn khổ, bất hạnh mà người có tín ngưỡng phải gánh chịu thêm khi sống dưới chế độ cộng sản mà không một người nào không nghe biết. Gọi là gánh chịu thêm bởi vì, ngoài việc phải chấp nhận chung một số phận bất công là bị tước đoạt hết sự Tự Do, Nhân Quyền, Công Lý…. như những người công dân khác, người theo một tôn giáo còn phải chịu thêm một sức ép, một gánh nặng ghê gớm khác đè lên trong sinh hoạt thường nhật của họ. Đó là những cấm cản, ngăn trở, những ức chế cách này hay cách khác từ chủ thuyết, từ chế độ, từ tổ chức vô thần, vô tín ngưỡng luôn tạo ra cho cuộc sống tinh thần của họ. Nhưng cái ách cộng sản là cái “ách” gì?

“Ách” là một đoạn (khúc) gỗ được tạo hình dáng hơi cong, to chừng bắp đùi, được bào trơn các góc cạnh, chiều dài của nó vào khoảng 1.8 đến 2.2 mét ( tôi phỏng chừng như thế) được sử dụng như là một cái cùm lớn, đặt lên cổ hai con trâu hay bò để buộc chúng làm những công việc nặng nhọc như kéo cày, kéo xe. Đóng ách là chỉ hành động đặt ách lên cổ hai con vật đứng ngang nhau, mỗi con vào một bên. Chúng bị khóa chặt vào ách bằng hai cái chốt dài, khá lớn nằm xuyên qua cái ách từ trên xuống hai bên cần cổ con trâu, bò. Hai cái chốt này còn nhiệm vụ khóa, giữ chặt sợi dây nhợ có bản lớn vòng qua ở phía dười cổ con vật, để chúng không có cách nào thoát ra khỏi cái ách trong lúc kéo cày, kéo xe. Đã thế, chúng phải cùng đi, cùng cày, cùng kéo xe theo lệnh là cái roi trong tay nguòi điểu khiển. Không thể có tình trạng một con kéo một con nghỉ.

Chúng phải kéo cày bao nhiêu giờ một ngày và trọng tải của chiếc xe bò đặt lên mình chúng là bao nhiều?
Thưa thật với bạn thế này, tôi xuất thân từ đồng quê, nhưng chưa bao giờ biết đóng ách trâu hay bò để cho nó kéo xe, kéo cày. Nhưng tôi đã có dịp nhìn thấy ngưòi ta đóng ách cho trâu, bò để chúng kéo cày, kéo xe. Về thời gian cày thì tùy theo, có khi vài ba tiếng thì ngưòi ta tháo ách cho trâu, bò nghỉ một lúc, nhưng đôi khi vì nhu cầu phải cày cho xong thửa ruộng thì thời gian kéo cày sẻ lâu hơn và lúc nghỉ, chủ nhân chỉ hút vội điếu thuốc lào là lại “ách”, nghĩa là lại ra lệnh cho cặp trâu bò tiếp tục công việc. Như thế thật khó kể thời gian lắm. Nói thế không có nghĩa là người ta không nương con trâu con bò của mình đâu. Nhưng vì công việc đồng áng đòi hỏi cho kịp vụ mùa mà trâu bò chịu khổ nhiều hơn những ngày tháng khác.

Còn về trọng tải của chiếc xe ư? Chẳng ai cân đo bao giờ, và cũng chẳng có sách vở nào ghi về trọng tải của chiếc xe bò là bao nhiêu. Thường họ chỉ ước chừng thôi, cứ chất thóc lúa lên ngang thành xe, lúc chuyển bánh thấy trâu bò chân vẫn đứng thẳng được là…. đi! Khi nào nó bị xa lầy hay qụy xuống thì tính sau.! Tuy thế, bạn chả nên trách những người nông dân này có máu lạnh. Tôi đã thấy họ khóc khi con trâu, bò đau yều vì lao nhọc qúa mức. Hay bất chợt chiếc xe bị xa lầy và con trâu không đứng lên được nữa. Nói cách khác, họ không vui gì khi những con vật này phải lao nhọc qúa mức. Nhưng không có cách chọn lựa khác. Theo đó, cái roi họ cầm trong tay khi điều khiển trâu bò kéo cày, kéo xe là để giữ cho chúng đi đều nhịp bước hơn là cái roi hận thù của người đối vói chúng.
Ngày nay, nhờ khoa học tiến bộ, nông cơ được đem về đồng ruộng, các phương tiện chuyên chở được cài tiến nhiều, nên đa phần trâu bò ở trên thế giới đã được giải phóng khỏi những công việc lao nhọc này, trừ ra các nước còn nghèo và chưa phát triển, như ở Việt Nam và một số nước ở vùng Đông Nam Á, Nam Mỹ. Tả thế, tôi đóan là bạn sẽ thương cảm cho những con vật này nhiều lắm nhỉ?

Thương là phải, nhưng đây chỉ là hình ảnh để bạn có thể qua đó, nhìn ra cái ách mà cộng sản khoác lên cổ người dân ta mà thôi. Trong thực tế, cái ách mà cộng sản khoác lên cổ dân ta còn nặng nề, khốn nạn gấp trăm lần cái ách mà người nông dân khoác lên cổ con trâu hay con bò trong những ngày mùa. Nó nặng nề khốn nạn ngay từ những khác biệt cơ bản giửa nhân bản tính của người nông dân cầm cái roi và đảng tính của người cộng sản.

1. Thường thì con người không có lòng thù hận với loài vật, đặc biệt là với trâu bò, những gia súc đã phụ giúp trong đời sông lao động của người. Cái roi trong tay ngừời nông dân cần có để nhắc chừng cho một công việc, không đem theo lòng thù hận. Nhưng con dao mã tấu trong tay ngưòi đoàn đảng viên Việt cộng, trong tay Hồ chí Minh đối với đồng bao ta là một hận thù sâu sắc.

2. Người nông dân không hãnh diện, không tỏ ra có uy khi cầm cái roi vụt lên lưng con trâu hay con bò. Nên họ không làm công việc này thường xuyên trong thích thú. Không làm vì niềm vui lẽ sống! Cộng sản đối với con ngưòi thì ngược lại. Con dao mã tấu, cái roi điện trong tay đoàn đảng viên phải là một hãnh diện lớn, là uy quyền lớn. Nó đòi sự khuất phục khi chém vào cần cổ nhân dân. Nó là lẽ sống của cộng sản. Vỉ không còn khủng bố nhân dân, cộng sản không còn lẽ sống!.

3. Người nông dân không đóng ách vào cổ con cái hay thân nhân của mình, nhưng là vào cổ những con vật có sức mạnh để nó phụ cho những phần việc lao nhọc với lòng biết ơn chúng. Cộng sản cũng không đóng ách vào cổ con mình, nhưng đóng tất cả mọi loại ách vào cổ nhân dân, thân nhân, có khi là cà cha mẹ nữa, để đày ải những thành phần nhân bản này phải nhận chịu một cuộc sống như tôi đòi, như nô lệ, hoặc như tội phạm và hứng chịu mọi bất công từ tinh thần cũng như vật chất do chúng tạo ra với lòng độc ác.

Như trên tôi đã nói, ngày nay, những cái ách đặt lên cổ con trâu con bò người ta chỉ bắt gặp ở những nước chưa phát triễn, nghèo đói và chậm tiến. Cũng thế, cái ách cộng sản cũng chỉ có cơ hội đến và tồn tại một thời gian ở những nước nghèo đói và chưa phát triển mà thôi. Nó không thể tồn tại trong những quốc gia có trình độ văn hóa và nhận thức cao. Đó là định luật của đào thải để đưa đến tiến bộ.

Khi Angel, Marx đưa ra thuyết cộng sản, nó đã làm chao đảo cuộc sống của xã hội. Nhiều kẻ cho đó là một cứu cánh cho xã hội thoát khỏi cái ách của Phong Kiến quân quyền, nên đã tiếp tay truyên truyền và đem vào thực hành cái lý thuyết này. Kết qủa, khi chưa có thực nghiệm sống dưói chế độ cộng sản, ngưòi ta không thể nào hiểu được giá trị của Tự Do, Nhân Quyền, Công Lý… hoặc không thấu hiểu được triết lý trong đời sống đạo đức, luân lý của gia đình, của tôn giáo.

Đến khi bị áp đặt dưới sự kiểm soát của cộng sản người ta mới hiểu ra rằng: Tất cả những mất mát về Tự Do, về Nhân Quyền, về Công Lý, về tài sản của nền đạo hạnh trong gia đình, trong xã hội mà con ngưòi đã cố công, dù duới chế độ phong kiến, ra sức xây dựng, là không thể nào bù đắp được. Bởi vì nó đã tước đoạt mất quyền sống của con ngừời. Nó là một thứ bạo lực đẩy con người trở về đời nô lệ. Nó là cái ách thống khổ mà cộng sản đóng lên đầu, lên cổ của con ngưòi không một lúc ngơi nghỉ và buộc con người phải đi dưới mệnh lệnh chết của sự tước đoạt vô nhân tính. Đó chính là cái ách tàn bạo hơn tất cả mọi loại ách của phong kiến chuyên chế và thời kỳ thực dân góp lại. Tuy nhiên, trong tất cả mọi mất mát ấy, tôi cho rằng chủ trương phá bỏ nền tảng luân lý của tôn giáo là cái cách tồi tệ, nguy hại và tàn phá đời sống con nguòi nhiều hơn tất cả những cái ách khác cộng lại.

Nó tác hại vì con người sẽ mất dần ý niệm đạo đức trong Tôn Giáo là một ý niệm khởi nguyên trong chuỗi những nhận thức để biết về sự kiện thiện hay ác trong đời sống. Từ đó, nó xóa mờ dần đi khả năng phán đoán về sự thật, về công lý, về gỉa dối, về đa trá. Rồi nó tự tạo ra những phương thức, ngôn từ gỉa dối mà người nói không còn biết mình đang nói dối. Tệ hơn, nó dẫn đưa con người trở lại cuộc sống hoang dã, tìm mồi trong bạo hành, chết chóc. Không còn ý niệm về luân lý khi hành động.

Thật vậy, với ngưòi Công Giáo, ý niệm về tôn giáo, về sự tội đã bắt nguồn từ đoạn kinh thánh trong sách Sáng Thế Ký, thuật về câu chuyện ông Adong và bà Eva thấy xấu hổ, biết thiện, biết ác sau khi họ ăn trái cấm: “Thiên Chúa gọi con người và hỏi: “Ngươi ở đâu? “Con người thưa: “Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn.” ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa hỏi: “Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không? “( Gn 3:9-11) Rồi ngay sau đó sự tội đã xâm nhập vào thế gian qua sự kiện Cain giết em mình là Abel để đưa đến câu hỏi đau thương, nhức nhối cho kẻ phạm tội, nếu như kẻ phạm tội còn ý niệm thiện ,ác ( tôn giáo) Thiên Chúa phán hỏi Ca-in: “A-ben em ngươi đâu rồi? ” Ca-in thưa: “Con không biết. Con là người giữ em con hay sao? ” ĐỨC CHÚA phán: “Ngươi đã làm gì vậy? từ dưới đất tiếng của em ngươi đã kêu tới ta” ( Gn 4: 9-11). Nhưng ở chiều ngược lại, câu hỏi ấy có cũng bằng không nếu như kẻ phạm tội đã không còn ý niệm tôn giáo, không còn biết phân biệt thiện ác ở trong lòng y. Đó chính là tai hoạ.

Đối với những người không hề nghe biết đến đoạn kinh thánh này thì sao. Ý niệm về tôn giáo có phát khởi trong lòng họ hay không?

Tôi tin rằng, ngay từ khì có một người nam và một người nữ muốn, rồi sống gắn bó với nhau, dù họ chưa có ý niệm về việc tổ chức thành tập thể, thành bộ lạc, thành xã hội thì ý niệm về thiện ác, về xấu hổ, về tội lỗi là những ý niệm tôn giáo đã phát sinh ở trong lòng họ. Nó phát sinh ngay từ lúc họ chỉ vào người nam hay người nữ và bảo rằng: Người nam ấy, người nữ ấy là của tôi. Xin đừng lấy ra khỏi tay tôi. Những đứa bé ấy là con cái của chúng tôi, thuộc về chúng tôi. Chúng tôi phải bảo vệ cho nhau. Trong ý thức bảo vệ che chở ấy, phát sinh ý niềm về quyền tư hữu. Cùng lúc sự mặc cảm, xấu hổ, hay ý niệm tội lỗi, biết đúng, biết sai sẽ phát sinh nếu như người này muốn chiếm đoạt lấy cái thuộc về người khác bằng bạo lực, hay bằng sự lừa dối. Đó là ý niệm khởi nguyên về tôn giáo. Nó còn đến trước ý niệm về sự thưởng phạt.

Theo đó, ý niệm về Tôn Giáo là một ý niệm khởi nguyên từ khi có con người. Nó phát sinh một cách tự nhiên ( như những người chưa bao giờ biết đến sách Sáng Thế Ký) rồi được hệ thống hóa, biến thành lề luật sống. Hoặc là từ lề luật, ( qua sách Sáng thế Ký, lệnh cấm ăn trái cấm) biến thành sự ràng buộc êm ái tôn trọng nhau. Cả hai đều quy về một mục đích duy nhất là giải thoát con ngưòi khỏi những gian trá, tội lỗi để đưa con ngưòi vào một cuộc sống an vui và đem lại hạnh phúc cho con ngưòi. Dẫu rằng lúc ấy con nguòi chưa đặt ra câu hỏi chết rồi mình sẽ đi đâu?
Như thế, ý niệm về Tôn Giáo là một ý niệm tốt đẹp nhất cho con người. Vì từ ý niệm tôn giáo đã phát sinh ra ý thức Đạo Giáo. Đạo trở thành Đường , thành hướng đi phát khởi từ Tâm nguyện, rồi được xây dựng, hệ thống hóa thành Đạo để hướng, đưa con người tới đích Chân Thiên Mỹ. Xa lánh cái ác và làm điều thiện theo nhân bản. Nói cách khác, ý niệm Tôn Giáo chính là gốc sinh ra nền tảng của luân lý học, đạo đức học, Kitô học, Phật học, Khổng học , Nho học… Rồi thành Đạo, làm căn bản cho đời sống an vui của con người. Là một tài sản vô giá của nhân loại và là nền tảng của mọi tư duy lương thiện và hướng thiện. Nghỉa là, người có tín ngưỡng là ngươi đi theo một tôn giáo rồi nhờ đời sống Tôn Giáo hướng dẫn bản thân mình tìm đến đích Chân Thiện Mỹ. Hành sử Đạo trong tình Bác Ái, Hỷ Xả theo nhân bản tính tự nhiên hay lề luật. Từ đó, Đạo trở thành lẽ sống Nhân Bản của Con người. Đạo Có khả năng triệt tiêu những tệ nạn của xã hội, giảm thiểu những thói hư hèn của cá nhân và san bằng những bất công dối trá trong xã hội.

Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, lý thuyết cộng sản và biện chứng duy vật ra đời đã làm chao đảo đời sống luân lý của xã hội. Nó đối nghịch trực tiếp với ý niệm về tôn giáo và lật ngược luân lý nhân bản xã hội. Coi tôn giáo (ý niệm thiện, ác) như là một loại thuốc phiện để ru ngủ con người và nó chối bỏ sự hiện hữu của thần linh. Chủ thuyết này đã biến thành hệ thống lãnh đạo nhà nước cộng sản tại Liên Sô, mau chóng lan rộng ra khắp Âu Châu và có khả năng khống chế các quốc gia kém mở mang. Đến sau đệ nhị thế chiến, cộng sản đã gây được một thế lực hùng mạnh và có thể áp đảo thế giới bằng những khẩu hiệu như “ tiến lên thế giới đại đồng” nghe ra rất dễ lôi cuốn những quôc gia chưa phát triển tham gia vào vùng ành hưởng và thần phục chủ thuyết này. Kết qủa, vì chối bỏ ý niệm thiện, ác trong tôn giáo, xa rời nền luân lý, đạo đức xã hội, chủ thuyết này sớm bộc lộ nét vô đạo trong những cuộc tàn sát mang tính cách diệt chủng vói nhân loại ngay tại gốc sinh là Liên Xô và sang đến Tây Ban Nha (1931) và các quốc gia Đông Âu.

Lúc ấy, thế giới đã lên án cộng sản trong nỗi lo âu. Một sự lo âu trong thụ động, chống đỡ hơn là tìm cách giảì trừ. Ngoại trừ một quan niệm rắn rỏi, vững chắc của Đức Pio XI với nhận định là:” Chủ nghĩa xã hội và cộng sản xem ra tưởng chừng hùng mạnh, vững chắc lắm, nhưng chẳng bao lâu sẽ thấy cái cơ cấu đó không có nền tảng vững chắc, chúng sụp đổ liên tục một cách thảm hại, như số phận của bất cứ cơ cấu nào không dựa vào hòn đá góc tường duy nhất là Chúa Giêsu Ky-tô.” Và đó chính là cơ sở để vào ngày 10 tháng 3 năm 1931, Ngài ban hành Tông thư Thiên Chúa Cứu Chuộc (Divini Redemptoris). Tông thư này được coi là nền tảng học thuyết bác bỏ chủ nghĩa Cộng sản. Chính sự can đảm, sắc bén trong sự phân tích về chủ nghĩa Cộng sản của Ngài đã cung cấp những cơ sở lý luận cho khuynh hướng chống Cộng sản của học thuyết chính trị – xã hội của Tòa thánh cho đến những năm đầu công đồng Vatican II.

Khơi nguồn tứ Tông Thư Thiên Chúa Cứu Cuộc, và để bảo toàn ý niệm về tôn giáo, về thần linh, về luân lý và sự thanh thiện của giáo hội, Đức cố Giáo Hoàng Pio XII đã ban hành Sắc Lệnh về tà thuyết cộng sản năm 1949, nghiêm cấm tất cả mọi tín hữu Công Giáo, không trừ ai, truyệt đối không được tham dự vào những việc như cổ võ, sinh hoạt với thuyết cộng sản. Trong đó, điều số 4 đã quy định như sau.

(Q.4- If Christians declare openly the materialist and antichristian doctrine of the communists, and, mainly, if they defend it or promulgate it, “ipso facto”, do they incur in excommunication (“speciali modo”) reserved to the Apostolic See? R. Affirmative). Đó là điều khoản công bố áp đặt vạ tuyệt thông cho tất cả những người Công Giáo nào hợp tác với các tổ chức Cộng Sản. Theo đó, tất cả những tín hữu nào bảo vệ hay cổ võ học thuyết Cộng sản thì “đương nhiên” bị khai trừ khỏi Giáo Hội. Nghĩa là không cần phảỉ có các đấng bản quyền công bố sự khai trừ này. Tự ngưòi sinh hoạt vời cộng sản biết mình đã không còn thuộc về giáo hội công giáo theo giáo triều Roma nữa. Đây là điều khoản xác định, không thể cò một chút nghi ngờ nào về tính cách pháp lý/ án vạ của điều khoản này.
Ngày nay dầu không muốn, không thích hay kể cả những kẻ chống đối giáo hội Công Giáo cũng đều phải công nhận một điều là: Nhân loại đã thoát được tai kiếp cộng sản vô thần thống trị thế giới, một phần lớn là do ảnh hưởng từ Sắc lệnh về tà thuyết cộng sản đã được Đức Pio XII công bố vào năm 1949. Sắc Lệnh này về mặt xã hội thì được coi là một bức tường thành kiên cố ngăn chặn làn sóng đỏ lan truyền đi khắp nơi và dồn cộng sản vào cuộc tự hủy diệt. Về mặt đời sống thi bảo vệ vững chắc ý niệm về tôn giáo trong từng cá nhân và bảo vệ sự thánh đức tinh tuyền của Giáo Hội.

a. Với cộng đồng nhân loại:
Trong lúc cả thế giới còn bàng hoàng lo sợ vì con quái vật cộng sản xuất hiện và trở thành hiện tượng dũng mãnh như sẵn sàng nuốt trửng cả thế giói vào ái bụng gian ác của nó. Giáo Hội công giáo, dù không có một tấc sắt trong tay đã trở thành một vị tướng kiệt xuất của thời đại, đưa ra một hưóng đi, vẽ ra một con đường ngay chính để đưa thế giới thoát khỏi tay thần gian trá cộng sản bằng cách: Bày tỏ một thái độ mạnh mẽ, bảo vệ ý niệm thiện ác trong tôn giáo và bảo vệ sự thánh đức của Giáo hội. Công khai đặt để lý thuyêt này cũng như những sinh hoạt của nó ra ngoài vòng sinh hoạt thường nhật trong đời sống của xã hội.

Thật vậy sau khi đã công bố sắc lệnh về tà thuyết này. Vào tháng 6 1951. Đức Pio XII trong thông điệp Evengeli Praecones (Sứ giả phúc âm) Ngài đã huấn thị cho thế giới công giáo là:”tuyệt đối phải ngăn ngừa mọi dân tộc khỏi bị tiêm nhiễm tà thuyết cộng sản lầm lạc và nguy hại, phải giải phóng dân chúng khỏi ách nô lệ của một thứ lý thuyết đang đặt ra mục đích buộc sinh hoạt của con người vào sự khoái lạc của thế giới hiện đại..”

Riêng ở Á châu, sau khi cộng sản chiếm được lục địa Trung Hoa, ngày 20 tháng 11-1 năm 1950,Trung cộng phát động phong trào Tam Tự Lập, muốn tách rời giáo hội công giáo ở Trung cộng ra khỏi Giáo Triều Tông Truyên ở Roma. Năm 1954, Đức Giáo Hoàng Piô XII ra một thông điệp cấm tham gia Tam Tự Lập. Năm 1957, Hội Công giáo Ái Quốc tại Trung cộng ra đời, tổ chức bầu giám mục và xin Rôma phê chuẩn. Tháng 6 năm 1958, Giáo hoàng kết án đích danh hội Ái Quốc và không chấp nhận những việc làm của tổ chức gỉa hiệu này..

Dĩ nhiên, với sắc lệnh năm 1949 và những việc cương quyết đối với kiểu gỉa hiệu Tam Tự Lập ở Trung cộng. Lúc đầu có nhiều ngưòi cho rằng sắc lệnh này qúa khắt khe và có phần bất công với một lý thuyết được gọi là duy vật biện chứng vừa phát sinh trong cộng đồng thế giới. Nhưng sau khi chứng kiến những cảnh tàn sát sinh mệnh con người một cách qúa dã man từ Liên Sô sang Âu Châu, rồi vào Trung cộng, Việt Nam , mọi ngưòi đều nhìn ra được Nguồn Thật và Sức Mạnh đã đến từ Sắc lệnh của Đức PioXII. Đó là sự đứng dậy của ý thức tôn giáo để diệt trừ căn tính gian ác từ tà thuyết này.

b. Mặt cá nhân
Sắc lệnh năm 1949 đã đặt các tìn hữu công giáo vào một cuộc chiến trực diện với lương tâm của chính mình. Một là trung thành đi theo sự hướng dẫn của giáo hội để giữ lấy ấn tín của đưc tin trong sự hiện hữu của Thần Linh. Xa lánh, không tham dự vào bất cứ một sinh hoạt nào của tà thuyết này đẻ ra. Hai là bước vào vũng bùn hôi tanh, dứt bỏ ý niệm tội lỗi trong đam mê, đi theo sinh hoạt của các tổ chức phản thần linh do lý thuyết này thực hiện. Không có trưòng hợp một chân bên tả một chân bên hữu.

Kết qủa, lương tâm hướng thiện của ngưòi công giáo đã chiến thắng. Tuyệt đại đa số những người công giáo đã từ bỏ, hoặc lánh xa những sinh hoạt đầy gian dối của tổ chức cộng sản, dù chính bản thân của họ và gia đình nhiều khi đã bị đẩy vào trong sự nghèo đói, gặp khó khăn về mặt kinh tế trong những nơi mà cộng sản nắm quyên, Nhưng trong các nước mà cộng sản chưa đến như Pháp Ý, tây Đức, Bỉ…và các quốc gia khác thì đã có hàng triệu tín đồ công gíao từ bỏ các sinh hoạt của cộng sản. Việc thiếu hụt trầm trọng các cán bộ cũng như không kết nạp thêm được các đoàn đảng viên mới mà các đảng cộng sản ở những nơi này rơi vào thế bị cô lập, và đi vào cuộc tự hủy. Đưa đến cuộc sụp đổ đồng bộ vào năm 1989.

Tuy thế, cũng có một số kẻ tự cho mình là cái túi khôn bằng cách đi hàng hai. Lao đầu theo cộng sản với những gian ác của chúng, chống lại giáo huấn của giáo hội., Thành phần này ở đâu cũng có. Về số lượng người ta có thể đếm được trên đầu ngón tay. Thi dụ như ở Việt Nam, một nhóm có tên gọi là “ hội công giáo yêu nước” được lãnh đạo bời “ tứ nhân bang” Huỳnh công Minh, Trương bá Cần, Phan khắc Từ, Vương đình Bích… Nghe thì lừng lẫy nhưng chính gia đình, là gốc sinh ra họ thì cũng đã từ chối sự hiện diện của họ trong những ngày lễ, họp mặt của gia đình từ lâu. Trong nhóm này, đảng viên Trương bá Cần đã đi theo Kark Marx cách đây vài năm. Phan khắc Từ, Huỳnh công Minh dù đã chối bỏ sự hiện hữu của Thần Linh khi trở thành đảng viên đảng cộng sản nhưng vẫn cố bám lấy cái áo LM của công giáo để thi hành những thủ đoạn tiêu diệt nền luân lý, đạo hạnh của tôn giáo theo lệnh của đảng cộng.

Vậy những ngưòi đã gia nhập đảng công sản còn tư cách là người công giáo hay không?. Nếu không tại sao không công bố?

Theo luật, những người này đã bị khai trừ ra khỏi giáo hội bởi Sắc Lệnh 1949 mà không cần phải có đấng bản quyền công bố việc khai trừ này. Nghĩa là, việc khai trừ đương nhiên có hiệu lực ngay khi họ gia nhập vào đảng cộng sản. Như thế, từ bản chất, họ không còn là ngưòi Công Giáo ( nếu luật vẫn còn dược áp dụng) thì nói chi đến cái “phẩm hàm” và “ năng quyền” Linh Mục của giáo hội Thiên Chúa Gìao trước kia đã trao cho họ. Họ có đeo vào ngưòi thì cũng như là món hàng gỉa hĩệu. Nhưng cộng sản lại không bỏ lỡ cơ hội, chúng dùng những món hàng gỉa hieu này như là một thứ ách tối độc ác để khoác lên cổ người dân trong mưu toan triệt hạ niềm tin tôn giáo, và phá hủy truyền thống đạo đức, lành thánh của giáo hội bằng kế sách” dùng mỡ heo để rán thịt heo”. Một kế sách ác độc và tỏ ra khá lợi hại vì chúng đã cài cắm được một số nhân sự vào trong những sinh hoạt cũa tôn giáo. Nó gây ra tác hại vì không có thông tin mở rộng nên người công giáo không thể nắm vững được tin tức, hay không được giải thích rộng rãi về những điều luật của sắc lệnh năm 1949. Riêng các Đấng Bản Quyền, dưới áp lực của cộng sản và ngay cái tổ chức này, chưa thể công khai hóa Án / Vạ với họ. Tuy nhiên, ngày ấy phải đến. Cái ách này phải bị bẽ gẫy, dẹp bỏ.

Riêng trong lúc này, xem ra là lúc vinh hoa của Giuđa khi Y cầm ba mưoi đồng bạc. Nhưng thời gian chẳng là bao! Vì nó là cái giá của phù vân, và vì sau đó, nó đi thắt cổ! Lời trong sách Thánh còn đây “thà nó đừng đinh ra thì hơn “( Mc14-21) Dĩ nhiên, câu nói này không phải là sự nguyền rủa cá nhân những người này, nhưng là việc lên án cái tệ hại của sự phản bội. Nhất là việc phản bội sự Chân Thiện Mỹ và tình yêu thương tuyệt dối của Thiên Chúa.

Tóm lại, vì hoàn cảnh chiến tranh lâu dài và thực trạng xã hội trong chế độ vô thần đã làm sai lạc ý thức về tội về thiện ác và về các luật lệ trong Giáo Hội. Nay thiết tưởng đã đến lúc các vị có thẩm quyền cần chấn chỉnh lại vấn đề chăng?.

Phần 2. Hồ chí Minh và cái ách cộng sản tại Việt Nam .

© Bảo Giang
© Đàn Chim Việt

.
.
.

No comments: