(09/11/2011)
Thế giới nhìn như thế nào về những trường hợp ngoại cảm tìm mộ tại Việt Nam? Đặc biệt là dưới mắt phóng viên phương Tây?
Báo The Economist trên ấn bản ngày 10-9-2011 đã có bài viết nhan đề “Talking to the dead in Vietnam: Visa procedures” (Nói Chuyện Với Người Chết tại VN: Thủ Tục Chiếu Khán Nhập Cảnh), trong đó tường thuật về hiện tượng sử dụng ngoạị cảm để tìm mộ tại VN.
Phóng viên báo này nói rằng, trong một khu phố văn phòng 4 tầng lầu cũ kỹ, ông Vũ Thế Khánh điều hành cái mà ông gọi là một trong những “tòa đại sứ” bận rộn nhất tại Hà Nội. Nhưng không giống như bất kỳ sứ quán bình thường nào, các vị khách của ông là những người đã chết.
Ông giám đốc tóc bạc của cơ quan được mệnh danh kỳ dị là Science and Technology Union for IT Application (Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng, thường viết tắt là UIA) giải thích, “Chúng tôi trao visa cho người chết tới đây và nói chuyện với thân nhân của họ.”
Mỗi ngày, tổ chức của ông giúp khoảng 100 người tìm xác người thân đã chết trong những cuộc chiến đẫm máu trong thế kỷ 20 của VN.
Nhiều người Việt tin rằng cần phải có nghi lễ mai táng tử tế cho tiền nhân để bảo đảm rằng họ sẽ là những vị thiện thần bảo vệ, chứ không thì lại trở thành những con ma giận dữ về quấy rối con cháu, mang theo bệnh hoạn và xui xẻo.
Gần 4 thập niên sau khi Bắc Quân thuộc phe CS chiến thắng Nam Quân VN thuộc phe tự do với hỗ trợ của Mỹ, hàng trăm ngàn xác bộ đội vẫn còn mất tích, gây nỗi đau buồn và (nhiều người nói là) xui xẻo cho gia đình của họ.
Đời sống khá giả hơn tại đất nước 87 triệu dân này đã thúc đẩy nhu cầu lên đồng và ngoại cảm được cho là có thể dò tìm xác bộ đội chết trận. Những trung tâm ngoại cảm giúp tìm mộ đã mọc lên, một số trung tâm tính tiền rất đắc.
Đời sống khá giả hơn tại đất nước 87 triệu dân này đã thúc đẩy nhu cầu lên đồng và ngoại cảm được cho là có thể dò tìm xác bộ đội chết trận. Những trung tâm ngoại cảm giúp tìm mộ đã mọc lên, một số trung tâm tính tiền rất đắc.
Những hoạt động như thế trước kia bị cấm vì nghịch với ý thức hệ Cộng Sản, những người quy chụp là “dị đoan lạc hậu.” Nhưng niềm tin truyền thống của dân tộc đã hồi phục mạnh mẽ, trong khi chính phủ cho người dân thêm cởi mở kinh tế và xã hội trong thập niên qua.
Cùng lúc đó, theo lời ông Ngô Đức Thịnh, người điều hành một trung tâm nghiên cứu niềm tin truyền thống ở Hà Nội, xã hội ngày càng nhiều bất bình đẳng đang thúc đẩy những người thất thế trong xã hội hướng về thế giới tâm linh để được an ủi.
Bây giờ thì có thêm nỗi lo là nhiều gia đình đau khổ đang bị lừa gạt bởi những kẻ gian lận tự xưng là nối kết được thế giới bên kia. Hai tờ báo VietnamNet và Tuổi Trẻ đã có những bài viết lật tẩy các nhà ngoại cảm dỏm.
“Có lẽ chỉ có chừng 20 nhà ngoaị cảm thực tại VN, trong khi hàng trăm là đồ dỏm,” theo lời ông Vũ Thế Khanh, nơi trung tâm của ông nói là đã dò ra được trung bình từ 5,000 tới 10,000 xác liệt sĩ mỗi năm miễn phí.
Chính phủ CSVN ở thế khó xử. Mặc dù biểu lộ thù địch đối với các chuyện dị đoan, nhưng vẫn phải bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình nhiều triệu bộ đội đã hy sinh.
Một cách công khai, chính phủ nói là mặc dù biết ơn các nhà ngoaị cảm giúp tìm mộ liệt sĩ, nhưng không chính thức chấp thuận các phương pháp như thế. Chính phủ khuyến khích các gia đình sử dụng cách thử nghiệm DNA để tìm liên hệ thân tộc với hài cốt mà họ tìm được.
Vào giữa tháng 8-2011, chính phủ mở ra trang web có tên là “Honouring Martyrs” (Vinh danh liệt sĩ), trong đó cho người sử dụng trao đổi thông tin về những nơi có thể tìm được người thân đã chết trận, một trường hợp hiếm hoi được chính phủ CSVN cho “tụ tập đông người” trong một quốc gia toàn trị vẫn ngăn cản các trang web xã hội kiểu như Facebook.
Một cách lặng lẽ hơn, những kiểu được như ông Khanh và ông Thịnh đang làm việc với các nhà ngoại cảm và các cán bộ nhà nước để lọc ra những nhà ngoaị cảm dỏm chỉ muốn làm tiền.
Các quan chức VN vẫn còn cảm thấy nhu cầu can thiệp trong hầu hết lĩnh vực của đời sống kinh tế, nhưng họ có lẽ không muốn dính vào chuyện phân biệt xem ai là nhà ngoaị cảm thực và ai là dỏm.
Đó là toàn văn các thông tin từ bài viết trên tờ The Economist.
Tất nhiên, dưới mắt phóng viên phương Tây, ngôn ngữ lúc nào cũng dè dặt, cẩn trọng.
Có một câu hỏi lẽ ra nên đưa ra: bao giờ các nhà ngoại cảm Trung Quốc sẽ vào lãnh thổ VN để tìm mộ các chiến binh TQ đã chết trong những năm trước đây?
.
.
.
No comments:
Post a Comment