04:31:pm 31/07/1
http://www.danchimviet.info/archives/40076
Tình hình tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và khu vực Biển Đông càng ngày càng phức tạp và gay gắt do Trung Cộng không ngừng ngang ngược tuyên bố chủ quyền của họ trên hai quần đảo và khu vực ấy là điều không tranh cãi.
Việc Trung Cộng xua quân bắn giết chiến sĩ hải quân VNCH để cướp đoạt Hoàng Sa năm 1974, rồi giết chết hải quân CSVN để chiếm cứ một vùng thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1988 đã làm cho người dân Việt Nam không còn kiên nhẫn chịu đựng được nữa.
Dân Hà Nội và Sài Gòn trong đó có cả nhiều nhân sĩ trí thức đã liên tục xuống đường thực hiện 8 cuộc biểu tình trong một thời gian ngắn (cuộc biểu tình thứ 8 diễn ra ngày 24/7/2011) chống cuộc xâm lăng của Trung Cộng, dứt khoát đòi “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.” Oái oăm thay! Nhà cầm quyền CSVN chẳng những không đứng về phía nhân dân giành lại chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo trên, mà còn tung Công an Mật vụ hung hăng khiêng, kéo, xô, đấy, bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn và cả bỏ tù một số người bày tỏ lòng yêu nước của mình.
Trong khi đó phía Trung Cộng cứ lâu lâu lại hâm nóng tình hình bằng cách phơi bày cái Công hàm Ngoại giao năm 1958 của Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng như là bằng cớ hiển nhiên chính quyền CSVN xác nhận chủ quyền “không tranh cãi” của Trung Cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phía nhà cầm quyền CSVN từ trước đến nay vẫn im thin thít về Công hàm trên và cũng im lặng hoặc chỉ tuyên bố ỡm ờ về thái độ hống hách, ngạo mạn cùng các hành vi thô bạo của Trung Cộng đối với người dân Việt, cụ thể là ngang nhiên cắt đứt dây cáp tàu thăm dò khoáng sản của VN hoặc dùng vũ lực uy hiếp ngư dân chất phác chỉ biết cặm cụi kiếm sống ngay trên vùng biển thuộc về Việt Nam được quốc tế công nhận.
Nhân một bài báo, thử bàn về cái Công hàm 1958
Ngày 20/7/2011 có lẽ là lần đầu tiên người dân Việt đọc một bài báo chính dòng bàn về Công hàm trên. Bài báo có nhan đề “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” do “Nhóm Phóng viên Biển Đông” viết, đăng tải trên báo Đại Đoàn Kết (ĐĐK) của Mặt Trận Tổ QuốcViệt Nam (MTTQVN).
Trước khi tìm hiều cách lý giải bài báo trên liên quan tới Công hàm 1958, chúng ta cùng xem lại nội dung Công hàm và hoàn cảnh đã đẻ ra nó.
Đó là cái Công hàm mà trước mặt là công khai chối bỏ (không nhìn nhận) quyền sở hữu chủ của quốc gia đối với tài sản máu xương thiêng liêng vô cùng trân quý của cả dân tộc, và đằng sau sự chối bỏ ấy là hành vi phản bội tổ tiên, tổ quốc, phỉ báng dân tộc, bất trung, bất nghĩa và bất hiếu với các bậc tiền bối! Một hành động phản quốc có tính toán, có mưu lược từ một bè đảng vô tổ quốc!
Thật ra, cá nhân Phạm Văn Đồng (PVĐ) chỉ là kẻ thừa hành, vai Thủ tướng của PVĐ chỉ là vai tuồng! Bộ Chính Trị (BCT) Đảng CSVN chính là đầu não định đoạt mọi việc lớn nhỏ của cả nước.
Năm 1958 là thời kỳ vàng son của CSVN do Hồ Chí Minh (HCM) làm Chủ tịch Đảng, kiêm nhiệm chức Tổng Bi Thư, kiêm luôn chức Chủ tịch nước! Bộ Chính Trị (BCT) Đảng CSVN thời điểm ấy gồm những tay sừng sỏ nhất của Đảng CS như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Văn Lương, Võ Nguyên Giáp, Lê Duẩn, Phạm Hùng, Tố Hữu…
Thực ra Trường Chinh đã là Tổng Bí Thư từ năm 1951, nhưng do thất bại trong Cải Cách Ruộng Đất, Hồ Chí Minh (HCM) thu hồi chức Tổng Bí Thư Đảng về tay mình và thay thế Trường Chinh từ Tháng 10/1956 tới Tháng 11/1958 trong chức vụ ấy, trong khi vẫn đảm nhiệm chức Chủ tịch Đảng kiêm Chủ tịch Nước. Công hàm Phạm Văn Đồng ra đời trong thời điểm quyền uy tột đỉnh ấy của HCM – ngày 14/9/1958.
Theo nguyên tắc tổ chức Đảng CSVN “tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách,” PVĐ không có quyền ký một Công hàm thuộc tầm cỡ quốc tế mà không thông qua HCM và quyết định của BCT.
Phủ nhận quyền làm chủ
Ngày 4/9/1958 Trung Cộng đưa ra Bản Tuyên Bố khẳng định vùng biển Đông với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ của Trung Quốc. Hai hôm sau, ngày 6/9/1958, tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN tung ra bài tường thuật rất chi tiết về Bản Tuyên Bố ấy và nêu rõ rằng “kích thước lãnh hải của nước Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý và điều này được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của phía Trung Hoa, bao gồm tất cả các quần đảo trên biển Nam Trung Hoa.”
Vào thời điểm năm 1958, Tố Hữu là Ủy viên BCT giữ chức Trưởng ban Tuyên Huấn Đảng. Ban Tuyên Huấn kiểm soát mọi phương tiện truyền thông trong nước VNDCCH ở Miền Bắc. Riêng báo Nhân Dân là tiếng nói CHÍNH THỨC của Đảng CSVN, do chính Ban Tuyên Huấn điều hành và kiểm soát trực tiếp.
Việc kiểm tra, sàng lọc từng chữ từng câu một bài báo trên báo Nhân Dân là “sứ mạng quan trọng” của Ban Tuyên Huấn này. Tố Hữu và BCT không thể không biết tới bài báo quan trọng ấy. Bài viết trên báo Nhân Dân đã làm nhiệm vụ “tiền trạm” cho Công hàm do PVĐ ký mười ngày sau Bản Tuyên Bố của Trung Cộng và 8 ngày sau bài báo của tờ Nhân Dân, tức ngày 14/9/1958. Công hàm này chính thức tuyên bố Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) “tán thành” Bản Tuyên bố của Trung Cộng, minh thị nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa! Tức là công khai khước từ chủ quyền của Việt Nam trên hai hải đảo ấy, một chủ quyền mà sử sách đã khẳng định từ hàng trăm năm về trước và bao thế hệ đã đổ cả máu ra để bảo vệ.
Như vậy, nói mà không sợ lầm rằng HCM và BCT Đảng CSVN đã “nhất trí thông qua” nội dung Công hàm trước khi PVĐ ký tên và đệ nạp lên “Đồng chí Chu Ân Lai, Tổng lí Quốc vụ viện Trung Quốc.” Đúng là “tập thể phản quốc, cá nhân chịu tiếng.”
Công hàm 1958 đâu phải là một tờ giấy nguệch ngoạc mấy chữ vội vàng hay một lời nói cao hứng bất chợt! Nó cũng không phải là một “bức thư” như nhà ngoại giao CS “lão thành” Lưu Văn Lợi biện hộ. Nó là một văn kiện chính thức đã được cân nhắc kỹ càng, được tính toán lợi hại hơn thiệt và được báo Nhân Dân dọn đường trước.
Thật ra trước báo Nhân Dân, từ năm 1956 khi tiếp ông Li Zhimin, xử lý thường vụ Toà Ðại Sứ Trung Cộng tại Việt Nam, Thứ trưởng ngoại giao (VNDCCH) Ung Văn Khiêm cũng đã tuyên bố: “theo những dữ kiện của Việt Nam (?), hai quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) là một bộ phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc.” Ông Lê Lộc, quyền Vụ trưởng Á châu Sự vụ thuộc Bộ Ngoại giao VNDCCH, có mặt lúc đó, xác nhận thêm rằng xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này đã hoàn toàn thuộc về Trung quốc từ thời nhà Tống (!?)
Cũng như PVĐ, Ung Văn Khiêm hay Lê Lộc đâu có quyền phát ngôn “bừa bãi” và tuyên bố “lếu láo” ngay tại nước ngoài một vấn đề quốc gia hệ trọng mà không thỉnh thị trước ý kiến của lãnh đạo cấp cao? Một bài viết trên báo tường, một bài cảm tưởng của học sinh ngày kết thúc niên học… mà còn bị sửa đi sửa lại đến không mất hết chữ nghĩa của bản thảo được người viết đệ trình huống hồ là một văn bản chính trị hay một lời phát biểu mang tínhchất quốc tế.
Phạm Văn Đồng nói gì về Công hàm 1958?
Năm 1977, đề cập đến cái Công hàm do chính mình đã ký, ông Phạm văn Đồng gượng gạo bảo rằng «đó là thời chiến nên phải nói như vậy thôi». Ông Đồng đâu phải “nói như vậy thôi.”
Thời chiến hay thời bình đều không phải là cái cớ để biện minh cho hành vi phản quốc! Thời chiến với một cuộc chiến tiến hành nhân danh “cứu nước” càng không cho phép viện cớ để phát biểu vung vít vô trách nhiệm như vậy. Một người lính đào ngũ trong cuộc chiến vệ quốc phải ra tòa đại hình về “tội phản quốc trong thời chiến” thì tội chối từ chủ quyền quốc gia trên một phần lãnh thổ của Tổ quốc giữa cuộc chiến thì chỉ có án tử hình là thích hợp nhất thôi!
Hơn nữa, PVĐ đâu chỉ nói mà thôi. Ông ký tên đóng dấu trên giấy trắng mực đen hẳn hoi với lời lẽ hết sức trịnh trọng “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Đổng lý rõ: Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm1958 của nước Cộng Hòa nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”
Rõ ràng PVĐ không tự mình “tán thành.” Ông chỉ làm nhiệm vụ thông tri cho phía Trung Cộng biết “Chính phủ VNDCCH tán thành…” dầu bản thân ông có muốn tán thành hay không. Chính phủ đó do Hồ Chí Minh đứng đầu và đó là một Chính phủ do Đảng lãnh đạo! Về mặt Đảng, ông Hồ cũng là nhân vật chóp bu: Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư Đảng! Quyền lực của Tổng Bí Thư Đảng cùng với BCT Đảng luôn luôn là quyền tuyệt đối!
Một kinh nghiệm gần đây nhất cho thấy quyền tuyệt đối ấy. Quốc Hội CSVN mặc sức bàn cãi, tha hồ đưa ra nghị quyết này nọ! Nhưng khi Đảng bảo rằng Đảng đã quyết, thì chuyện Quốc Hội cãi nhau, rồi đồng thuận, rồi đưa ra Nghị quyết… đều trở thành trò hề! Nó hoàn toàn vô giá trị! Vụ Bauxite Tây Nguyên là một trong trăm ngàn điển hình!!! Ông Đồng ơi! Ông đâu có nói khơi khơi cho có nói! Bút sa gà chết! Verba volant, scripta manent! Lời nói bay đi, chữ viết tồn tại! Công hàm 1958 của nước VNDCCH còn sờ sờ đó! Người dân Việt Nam không ai nghĩ Công hàm đó là sản phẩm của cá nhân ông đâu!
Lập luận của Lưu Văn Lợi
Theo sự nhìn nhận của ông Lưu Văn Lợi trong quyển sách của ông dưới nhan đề “CUỘC TRANH CHẤP VIỆT-TRUNG VỀ HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA” do Nhà xuất bản CÔNG AN NHÂN DÂN xuất bản năm 1995 (Chương V), thì cái gọi là Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CS miền Bắc) năm 1965 cũng đã cả quyết Hoàng Sa và Trường là của Trung Quốc.
Ông Lợi khẳng định: “Việc nói Tây Sa [Hoàng Sa] là của Trung Quốc trong bản tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1965 … hay câu nói của thứ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây Sa là có thật.” Nhưng liền sau lời xác nhận này, ông Lợi vội biện bạch: “Đó không phải là lời tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, càng không phải là từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.”
Sau khi biện hộ cho bản tuyên bố năm 1963 của nước VNDCCH và cho câu nói của Ung Văn Khiêm, ông Lợi cũng dùng một kiểu nói ấy để bênh vực Công hàm năm 1958 của PVĐ. Rất tiếc, ông Lợi chẳng những không đưa ra một lý luận hay chứng từ nào cụ thể có giá trị thuyết phục mà còn làm nổi rõ hơn tính chất phản quốc hàm súc trong Công hàm ấy.
Lưu Văn Lợi vốn là một nhà ngoại giao kỳ cựu của CSVN, từng tham gia hòa đàm Paris với tư cách trợ lý của Lê Đức Thọ và Xuân Thủy (1972-1973), sau đó là Trợ lý Bộ Ngoại giao CSVN, rồi Trưởng ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989). Lời chứng của ông đáng tin cậy. Tuy nhiên, lý luận của Lưu Văn Lợi chỉ xoay quanh cái trục “tình đồng chí” và “nghĩa vụ quốc tế” của CSVN đối với CS Trung Quốc, “mối quan hệ giữa nhân dân hai nước ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’, trong ý nghĩ ‘Trung-Việt nhất gia’, do đó coi bản công hàm đó là biểu hiện của tình hữu nghị Trung-Việt.”
Lưu Văn Lợi vốn là một nhà ngoại giao kỳ cựu của CSVN, từng tham gia hòa đàm Paris với tư cách trợ lý của Lê Đức Thọ và Xuân Thủy (1972-1973), sau đó là Trợ lý Bộ Ngoại giao CSVN, rồi Trưởng ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng (1978-1989). Lời chứng của ông đáng tin cậy. Tuy nhiên, lý luận của Lưu Văn Lợi chỉ xoay quanh cái trục “tình đồng chí” và “nghĩa vụ quốc tế” của CSVN đối với CS Trung Quốc, “mối quan hệ giữa nhân dân hai nước ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’, trong ý nghĩ ‘Trung-Việt nhất gia’, do đó coi bản công hàm đó là biểu hiện của tình hữu nghị Trung-Việt.”
Ông Lợi nhấn mạnh: “Việt Nam lại là một nước xã hội chủ nghĩa, một nước láng giềng anh em, ‘núi liền núi, sông liền sông’ đối với Trung Quốc. Trong tình hình đó, Trung Quốc trở thành đồng minh trên thực tế của Việt Nam về chính trị, tinh thần và vật chất. Họ đã gửi sang Việt Nam vũ khí, đạn dược, lương thực, xe cộ và dành con đường quá cảnh cho hàng viện trợ của Liên Xô và Đông Âu và các nước khác. Người Việt Nam và Trung Quốc coi quan hệ giữa hai nước như “môi với răng”.
Từ lý luận trên đây, Lưu Văn Lợi kết luận rằng cả Công hàm 1958 lẫn các lời tuyên bố cùng các văn kiện sau đó của phía CSVN với Trung Cộng là một biểu hiện của “tình đoàn kết quốc tế.”, là “bổn phận ơn đền nghĩa trả” của Việt Nam đối với người đồng-chí-anh-em-răng-liền-răng mà CSVN phải thực thi.
Lưu Văn Lợi vô tình hay cố ý bỏ qua yếu tố trách nhiệm của các quan chức và bộ máy công quyền đã sản sinh ra Công hàm, các văn bản và những lời tuyên bố phản bội trắng trợn chống lại lịch sử cũng như quốc gia dân tộc!
Mặc dầu quanh co bao biện cho phe đảng, Lưu Văn Lợi cũng đã phải công nhận điều này: “Về mặt hành chính, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 Việt Nam tạm chia làm hai miền với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời trong khi chờ đợi thống nhất. Miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đã tiếp quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương và từ đó đã tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính, tổ chức khảo sát và khai thác tài nguyên về biển đồng thời kiên quyết bảo vệ hai quần đảo chống lại những hành động và ý đồ xâm chiếm của Bắc Kinh cũng như các nước khác. Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cũng bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mình tại các hội nghị và tổ chức quốc tế.”
Sự công nhận quá muộn màng ấy của một cá nhân Lưu Văn Lợi (1995) chẳng nói lên được gì cả, bởi vì trước đó, năm 1974, tập đoàn CSVN tại Hà Nội chẳng những dửng dưng im hơi lặng tiếng mà còn đứng đằng sau tán dương và cổ súy Trung Cộng xua quân tấn công bắn giết Hải quân VNCH trấn thủ đảo Hoàng Sa để chiếm đoạt hải đảo này.
Chúng ta biết, Hiệp ước Paris về Việt Nam đã ký và có hiệu lực kể từ năm 1972. Theo Hiệp ước này, lực lượng Hoa Kỳ chấm dứt hoàn toàn trách nhiệm quân sự của họ tại Việt Nam kể từ thời điểm đó. Cho nên, cả Trung Cộng lẫn CSVN đều biết rõ Hoa Kỳ không còn có thể can thiệp bằng vũ lực vào bất cứ biến cố quân sự nào xảy ra ở bất cứ phần đất nào của VNCH. Đó là cơ hội ngàn vàng để CSVN “bật đèn xanh” cho Trung Cộng “lấy mạnh hiếp yếu” xua quân tàn sát chiến sĩ hải quân VNCH và xâm chiếm Hoàng Sa.
Chưa nói tới những xúi giục ngấm ngằm đằng sau, chỉ cái việc Hà Nội hoàn toàn im lặng trước cuộc xâm lăng này của Trung Cộng vào lãnh hải của nước Việt Nam cũng đủ tố cáo tội ác tày trời của CSVN đối với đất nước và dân tộc, ít ra họ phản bội chính họ và chống lại chính lời họ tuyên bố “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…” hoặc “Các Vua Hùng có công dựng nước, bác cháu ta cùng nhau GIỮ NƯỚC.” Nực cười thay! Hô hào “chống Mỹ cứu nước” để mà “rước Tàu cướp nước!” Mâu thuẫn và giả dối đến thế là cùng!
Cho nên thật là ngụy biện mơ hồ khi cho rằng vào các thời điểm ấy (1956, 1958, 1963, 1965, 1974), Việt Nam gồm hai quốc gia riêng rẽ: Miền Bắc là VNDCH; miền Nam là VNCH; và rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về miền Nam tức là của VNCH chứ không dính dáng gì tới VNDCCH!
Sau này (năm 1995) Lưu Văn Lợi xác nhận “Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 Việt Nam tạm chia làm hai miền với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời trong khi chờ đợi thống nhất.” Có bao giờ HCM và tập đoàn CS miền Bắc coi VNCH là một nhà nước chính danh đâu! Trái lại luôn luôn họ gắn chữ “ngụy” lên đầu chính quyền và quân đội VNCH – ngụy quân, ngụy quyền!
Nhân đây chúng ta lại xét tới một điểm khác mà Lưu Văn Lợi đã đề cập đến trong sách của ông. Sau khi nhìn nhận VNCH “kiên quyết bảo vệ hai quần đảo,” ông Lợi viết thêm: “Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam cùng với Chính phủ Sài Gòn đã tham gia ký kết Định ước về Việt Nam và đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”
Không rõ cái gọi là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam – công cụ của Hà Nội có ký một Định ước nào không và có “tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” hay không và vào lúc nào? Nhưng bảo rằng Chính phủ ma ấy đã “cùng với Chính phủ Sài Gòn” (tức chính quyền VNCH) tham gia ký kết Định ước là điều rất đáng ngờ bao lâu tác giả chưa dẫn nguồn chứng minh thời điểm, địa điểm, hoàn cảnh và nội dung văn kiện về sự kiện ấy!
Phải chăng phịa ra “sự kiện” này, ông Lợi nhằm đánh lừa dư luận quần chúng về tính hợp pháp của chính thể “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ít ra trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trên danh nghĩa là một chính phủ nối tiếp một chính phủ của Miền Nam Việt Nam (!?) trong khi mọi người đều biết Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam chỉ là lá bài của CS Bắc Việt để thôn tính Miền Nam VN.
Chính thể “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” sau năm 1975 là sự tiếp nối chính thể “Việt Nam dân chủ cộng hòa” của Miền Bắc cũng do những khuôn mặt chính quyền miền Bắc ấy tiếp tục nắm quyền cai trị trên cả nước như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười… Trong khi Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Huỳnh Tấn Phát, Tạ Bá Tòng, Nguyễn Hộ, Nguyễn Thị Bình… chỉ đóng vai bù nhìn để rồi bị đẩy dần vào bóng tối… vỡ mộng công hầu!
Thế nên trong các vụ Hoàng Sa, Trường Sa, đường ranh biển và biên giới phía Bắc Việt Nam, toàn dân đã rõ ai chính, ai tà! Ai chính nghĩa, ai phi nghĩa! Ai vì dân vì nước, ai phản dân bán nước! Như vậy, chúng ta đã có đủ cơ sở để mà xác quyết rằng chính thể Cộng sản là một chính thể phi nghĩa, vô tổ quốc.
Nguyễn Mạnh Cầm ca ngợi nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị
Trước Lưu Văn Lợi, ông Nguyễn Mạnh Cầm, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao CSVN, nhân buổi họp báo ngày 2 tháng 12 năm 1992 tại Hà Nội, cũng đưa ra những lý luận quái gở mà Thông tấn xã CS Việt Nam đã đăng tải ngày 3 tháng 12 năm 1992: “Các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa [thuộc về Trung Cộng] như vậy là do theo hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến thứ 17 trở vào Nam là thuộc chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.”
Đem Hiệp định Genève để biện hộ tức là tự tố cáo mình vậy. Cộng sản VN từng rêu rao “Hiệp Định Genève tạm chia hai miền Nam Bắc,” chứ có bao giờ nói Việt Nam là hai nước riêng rẽ biệt lập đâu. Không lạm dụng danh nghĩa “Nước Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một…” HCM và tập đoàn CSVN chắc chắn không thể nào lôi kéo được người Việt nào theo họ. Vì trót nghe lời tuyên truyền xảo quyệt của Hồ Chí Minh và CS Bắc Việt, một số “nhân sĩ, trí thức” Miền Nam Việt Nam đi theo CS, cuối đời ân hận thì sự đã muộn.
Ông Cầm còn biện bạch: “Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt-Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung Quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị. Trong tinh thần đấy thì do tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.” Nại tới “tình hữu nghị thắm thiết”, nại tới “nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị” để mang lãnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc ra dâng nộp thì còn gì quái gở khốn nạn bằng?
Ông Nguyễn Mạnh Cầm còn đưa ra một lý luận khác khá ấu trĩ và hồ đồ. Ông nói: “Đặc biệt, việc này [việc Công hàm 1958 nhìn nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Cộng] còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo ấy để tấn công chúng ta.” Ngăn ngừa đế quốc Mỹ sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta, chúng ta lại rước tên tướng cướp Tàu hung hãn gấp bội vào chiếm đóng và hoành hành như vậy sao?
Cũng liên quan tới Công hàm 1958, Nguyễn Mạnh Cầm còn lớn tiếng ngụy biện: “lãnh đạo ta tạm công nhận như thế!” Ôi! Phải chi PVĐ ghi thêm bên dưới cái Công hàm lời ghi chú “lãnh đạo ta tạm công nhận” thì bây giờ báo Đại Đoàn Kết đâu phải vất vả biện luận lý giải quanh co?
Một chi tiết mà Nguyễn Mạnh Cầm luôn lặp đi lặp lại, đó là mọi quyết định đều do “lãnh đạo ta” tức do Bộ Chính Trị, bộ phận lãnh đạo cao nhất của Đảng CSVN ở mọi thời kỳ quyết định, chứ chẳng phải ông Phạm Văn Đồng, ông Ung Văn Khiêm hay ông Lê Lộc nào trách nhiệm cả. Nhắc lại: BCT Đảng CSVN vào thời kỳ 1958 do Hồ Chí Minh đứng đầu với 2 tư cách: Chủ Tịch kiêm Tổng Bí Thư!
Lời bào chữa mới nhất từ tiếng nói của Mặt Trận Tổ Quốc VN
Chúng ta trở lại với bài báo “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” của Nhóm PV báo Đại Đoàn Kết thuộc Mặt Trận Tổ Quốc VN (do CSVN chi phối).
Để biện hộ cho Công hàm 1958 của PVĐ, bài báo nêu rằng “theo Thạc sĩ Hoàng Việt, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ VNDCCH – Trung Quốc lúc đó “vừa là đồng chí vừa là anh em”.
Hoặc: “Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ…”
Hoặc: “Về thực chất, công hàm 1958 chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi.”
Và còn nhiều những lời biện bạch lý giải như vậy. Giống hệt những gì Nguyễn Mạnh Cầm và Lưu Văn Lợi đã nói tới. Cũng vẫn luận điệu: “cử chỉ hữu nghị… tranh thủ sự ủng hộ…”, “biểu lộ ơn đền nghĩa trả” “vừa là đồng chí vừa là anh em”…
Thiết tưởng MTTQVN có cả quyền hạn và trách nhiệm lên tiếng phân bua biện bạch với Trung Quốc, muốn nói sao với người “anh em, đồng chí” thì nói. Nhưng không nói với Trung Quốc mà chỉ nói với chính người dân Việt Nam, thì không chừng đảng và nhà nước CSVN càng lộ bản chất phản dân hại nước đấy!.
Thôi thì cứ ôm lấy 16 chữ vàng: “Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện” và 4 tốt (tứ hảo): “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” như là bản sắc phong của Hán triều ban câp cho bầy tôi trung, nên… im mồm đi có lẽ hay hơn! Phần quan thầy Trung Quốc, trước sau họ cứ như một, chỉ muốn thủ đắc một tốt mà thôi – “nhất hảo” là “hảo xực”cái món… LƯỠI BÒ Biển Đông”.
Chuyện “bên lề” Hội Nghị Genève 1954
Một chi tiết khác trong bài viết trên báo chính dòng CSVN nghe hay hay thiết tưởng cũng cần nêu ra để chúng ta cùng cười lên một tiếng cho vui nhà vui cửa. Chi tiết gì đây? Thưa, đó là lời tiết lộ của bài báo, rằng: “Tất cả những hành động ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong công hàm 1958 có thể hiểu không phải là ông không nhìn thấy mọi ý đồ của Trung Quốc đối với cách mạng Việt Nam vì ông đã có kinh nghiệm trong bàn đàm phán Genève năm 1954, khi mà Trung Quốc đã có không ít động thái rất bất lợi cho VNDCCH.”
Động thái gì của Trung Cộng trong Hội nghị Genève năm 1954 “rất bất lợi cho VNDCCH” đến nay mới lôi ra? CSVN từ hơn nửa thế kỷ qua có thấy điều đó không và đã có lần nào dám nói thẳng sự phản đối của mình chống lại động thái của Tàu Cộng chưa? Hay đã phải “ngậm miệng” ăn tiền, chấp nhận một sự đồng lõa đáng ghê tởm?
Sự thật là thế này:
Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc ngày 26/4/1954, và kết thúc ngày 21/6/1954 với sự tham dự của 9 phái đoàn: Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Cộng, Quốc gia Việt Nam, Cộng sản Việt Nam, Lào, Campuchia.
Riêng phái đoàn Trung Cộng do Chu Ân Lai (Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng) dẫn đầu là lực lượng đông đảo hùng hậu nhất: 200 người! (Xem quyển “Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954”) (1). Qua quyển sách về họ Chu này, người ta còn thấy phái đoàn Trung Cộng hoàn toàn khống chế phái đoàn Cộng sản Bắc Việt của Phạm Văn Đồng.
Kết thúc Hội nghị, người quyết định tuyến phân ranh (vĩ tuyến 17) là Chu Ân Lai và Pháp, chứ không phải Phạm Văn Đồng. Điều ấy đủ bộc lộ cái nham hiểm của Tàu Cộng và sự lệ thuộc hèn hạ của Cộng sản Bắc Việt vào người “đàn anh nước lớn” của họ. Chưa kể việc Phạm Văn Đồng hạ bút ký Hiệp định, dâng phần đất phía nam vĩ tuyến 17 cho Pháp và đặt phần đất bắc vĩ tuyến 17 dưới sự kềm chế và lũng đoạn của Trung Cộng, dọn đường cho những mưu toan xâm lược của bắc phương vào Việt Nam sau này!
Kết thúc Hội nghị, người quyết định tuyến phân ranh (vĩ tuyến 17) là Chu Ân Lai và Pháp, chứ không phải Phạm Văn Đồng. Điều ấy đủ bộc lộ cái nham hiểm của Tàu Cộng và sự lệ thuộc hèn hạ của Cộng sản Bắc Việt vào người “đàn anh nước lớn” của họ. Chưa kể việc Phạm Văn Đồng hạ bút ký Hiệp định, dâng phần đất phía nam vĩ tuyến 17 cho Pháp và đặt phần đất bắc vĩ tuyến 17 dưới sự kềm chế và lũng đoạn của Trung Cộng, dọn đường cho những mưu toan xâm lược của bắc phương vào Việt Nam sau này!
Lúc bấy giờ phía Quốc gia Việt Nam do Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn, sau đó được thay thế bởi Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ. Ngày 16/6/1954, giữa lúc Hội nghị Genève đang tiến hành, ông Ngô Đình Diệm được mời làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam. Tại Hội nghị Genève, nhận chỉ thị của tân Thủ Tướng, ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, nhân danh chính phủ quốc gia Việt Nam tuyên bố: “Đoàn đại biểu Quốc Gia Việt Nam dứt khoát từ chối ký vào bất kỳ hiệp định đình chiến nào dẫn tới Việt Nam phân trị” (Sđd trên: Vai trò…).
Do không ký tên, Quốc Gia Việt Nam, tức Việt Nam Cộng Hòa, không hề nhìn nhận Hiệp định Genève về Đông Dương nói chung, về Việt Nam nói riêng do các cường quốc, đặc biệt là Liên Xô, Trung Cộng và Pháp với Cộng sản Bắc Việt cùng âm mưu áp đặt, chia để trị.
Nhắc lại biến cố Hội nghị Genève năm 1954, sách Chính Đề Việt Nam (CĐVN) của tác giả Tùng Phong viết từ thời kỳ 1960 (ấn bản 2011) cho biết, tham dự Hội nghị trên, Trung cộng đạt 3 điều lợi, mà điều lợi thứ hai của họ lại là hiểm họa to lớn cho Việt Nam.
Điều lợi thứ hai đó là gì?
Tác giả CĐVN cho biết: “Điều lợi thứ nhì cho Trung cộng là một thắng lợi về ranh giới và lãnh thổ.”
Theo CĐVN, khi Hội nghị Genève đặt vấn đề phân chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền, CSVN ban đầu “yêu sách lấy vĩ tuyến 13 làm ranh giới,” vì họ muốn thâu tóm luôn các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định… vào miền Bắc… còn Pháp thì đòi vĩ tuyến 18. Nhưng, “dưới áp lực của Trung cộng, ranh giới đã lui lại đến vĩ tuyến 17… Những tham vọng đất đai của Trung Cộng đối với Việt Nam đã thỏa mãn.” (207). Tác giả Tùng Phong giải thích: “…vùng đất thiết yếu cho nước Tàu là các vùng hai bên sông Nhị Hà, con đường tháo ra biển, thiên nhiên của vùng Tây Nam Trung Hoa.”
Theo tác giả CĐVN, “việc ấn định ranh giới ở vĩ tuyến 17, vừa xác nhận tham vọng đất đai, bất di bất dịch của Tàu đối với Việt Nam, vừa chứng minh sự lệ thuộc của chính phủ Bắc Việt đối với Trung Cộng.” (Chính Đề Việt Nam, trang 209).
Như vậy, ý đồ của Trung Cộng dẫu sao cũng mang lại phần lợi cho đàn em là CSVN. Nếu không, HCM và BCT Đảng CSVN đã chẳng cho Phạm Văn Đồng ký vào Hiệp Định để nhận lấy phần đất phía bắc và nhận cả những viện trợ to lớn của đàn anh, chia phần phía nam cho Pháp! Bây giờ CSVN bỗng trở giọng kêu ca đàn anh chơi xỏ… Tập đoàn CSVN lộ chân tướng bán nước! Bán nước chinh thức bắt đầu từ năm 1954!
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là… quốc gia thứ ba
Bài báo “Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” trên tờ Đại Đoàn Kết của MTTQVN có mấy đoạn đáng chú ý sau đây:
· “Theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì Chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế.”
· “Trên phương diện pháp lý, nước VNDCCH lúc đó không phải là một quốc gia trong cuộc tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước năm 1975, các quốc gia và lãnh thổ tranh chấp gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam Cộng hòa và Philippines. Như vậy, những lời tuyên bố của VNDCCH xem như lời tuyên bố của một quốc gia thứ ba không có ảnh hưởng đến vụ tranh chấp. Nếu đặt giả thuyết VNDCCH và CHXHCN Việt Nam là một thì dựa trên luật quốc tế, những lời tuyên bố đó cũng không có hiệu lực.”
Hai đoạn nghị luận trên cho thấy chính quyền Hà Nội tự mâu thuẫn nghiêm trọng: Vừa hô hào rằng chính quyền Sài Gòn là NGỤY QUYỀN, vừa nhìn nhận VNCH hoàn toàn có tư cách là một QUỐC GIA được quốc tế công nhận. Nếu bảo rằng trong vụ tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, VNDCCH ở Miền Bắc chỉ là một quốc gia thứ ba, thì đương nhiên VNCH là “quốc gia thứ nhất” có đầy đủ chủ quyền và tư cách tranh chấp với Trung Quốc. Như vậy việc CSVN xua quân vào Nam đánh đổ chính thể VNCH là một hành động xâm lược trắng trợn cũng giống như Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa năm 1974!
Mặt khác, Hà Nội xem Chính phủ VNCH chỉ “tạm thời quản lý” các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tự nhận mình được “nhân dân” trao phó nhiệm vụ lãnh đạo công cuộc “CỨU NƯỚC” và “DỰNG NƯỚC,” cụ thể là “trọng trách GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM” khỏi “bè lũ ngụy quyền” Sài Gòn? Giải phóng cái gì mà liên tiếp 2 lần dâng đảo cho Tàu Cộng? Lần 1: minh thị bằng Công hàm 1958. Lần 2: biểu lộ lòng trung thành với lời cam kết ghi trong Công hàm khi Tàu Cộng đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 – không một lời phản đối – dù là phản đối suông bằng một vài ngôn từ công thức.
Căn cứ vào lập luận của báo Đại Đoàn Kết cũng như của một số nhân vật chóp bu CSVN, chúng ta khẳng định rằng: Trung Cộng đã xâm lăng hải đảo Hoàng Sa của VNCH bằng vũ lực thế nào thì CS Miền Bắc cũng dùng vũ lực xâm lăng nội địa VNCH thế ấy! CSVN còn mắc thêm tội dối lừa cả một dân tộc cốt để phục vụ cho quyền lợi đảng trị và cướp bóc mà thôi!
Một sự nhìn nhận… thiếu vắng lòng sám hối
Bài báo trên tờ Đại Đoàn Kết viết: “Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục hành xử chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.”
Trước hết, xin nhắc lại, phía VNCH không ký vào Hiệp định Genève 1954, nên không hề bị Hiệp định ấy ràng buộc hay chi phối. VNCH hành động bảo vệ “chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” là vì ý thức dân tộc, vi tinh thần quốc gia, vì trách nhiệm thiêng liêng đối với từng tấc đất do tiền nhân để lại chứ không vì Hiệp định Genève. VNCH khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không phải chỉ bằng văn bản mà bằng sự hiện diện của mình trên hai quần đảo ấy…. Và cụ thể năm 1974 chiến sĩ hải quân VNCH đã đổ máu đào của mình để xác định chủ quyền quốc gia trên Hoàng Sa…chứ không ngồi ở một xó góc co ro cúm rúm tuyên bố, phát biểu vu vơ! Biến cố ấy tỏ rõ bản lãnh yêu nước và giữ nước của tập thể dân và quân VNCH. Sự khác biệt này chứng minh chính xác ai là chính nghĩa, kẻ nào là phi nghĩa!
Cho nên việc Mặt Trận Tổ Quốc VN hay Nguyễn Mạnh Cầm, Lưu Văn Lợi (đã trưng dẫn trên) hoặc bất kỳ quan chức CSVN nhìn nhận vai trò đúng đắn của phía VNCH trong nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên bất cứ phần đất nào của Việt Nam chỉ là sự nhìn nhận què quặt và dối trá bao lâu sự nhìn nhận ấy không được thể hiện bằng một thái độ và hành động sám hối tích cực. Điều này thật khó có thể xảy ra nơi người CSVN trừ phi Đảng của họ bị triệt tiêu hoàn toàn!
Cho nên việc Mặt Trận Tổ Quốc VN hay Nguyễn Mạnh Cầm, Lưu Văn Lợi (đã trưng dẫn trên) hoặc bất kỳ quan chức CSVN nhìn nhận vai trò đúng đắn của phía VNCH trong nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia trên bất cứ phần đất nào của Việt Nam chỉ là sự nhìn nhận què quặt và dối trá bao lâu sự nhìn nhận ấy không được thể hiện bằng một thái độ và hành động sám hối tích cực. Điều này thật khó có thể xảy ra nơi người CSVN trừ phi Đảng của họ bị triệt tiêu hoàn toàn!
Lời dạy của tiền nhân
Trên báo điện tử Talawas (đã đóng cửa) trước đây diễn ra một cuộc tranh luận khá sôi nổi và lý thú về vấn đề Biển Đông.
Có ý kiến (Trương Nhân Tuấn) (2)cho rằng công hàm ô nhục năm 1958 đã “làm cho lý lẽ của phía Việt Nam yếu đi” và cũng là một “yếu tố quan trọng được Trung Cộng khai thác tối đa để xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa,” công hàm ấy đã hợp thức hóa chủ quyền của Trung Hoa CS trên Biển Đông. Nhưng Dương Danh Huy thì lại bảo rằng: “Chưa chắc gì Công hàm 1958 có hiệu lực ràng buộc VN ngày nay. Chưa chắc gì thế giới cho là nó có hiệu lực ràng buộc VN ngày nay. Chưa chắc gì Toà sẽ cho như thế.”
Cứ “chưa chắc, chưa chắc” mà không chứng minh cái “chắc” nó ở đâu, Dương Danh Huy (3) lại trách cứ: “Điều đáng buồn là thay vì nghiên cứu nghiêm túc nó có hiệu lực gì và tìm lý lẽ phản biện nó thì có khi người ta lại đem nó ra để phê phán nhau, vv.” Ông Huy cảnh báo “người Việt không nên góp phần làm tăng giá trị tuyên truyền cho Trung Quốc.”
Thật ra, TÁC NHÂN “làm tăng giá trị tuyên truyền” cho Trung Quốc chính là Công hàm 1958 chứ không ai khác hay cái gì khác. Mỗi lần Biển Đông dậy sóng là mỗi lần Trung Cộng trưng cái Công hàm ấy ra trước công luận, vì sao? Có nhục không? Có đau không?
Đặt lại vấn đề Công hàm 1958, chúng tôi không “nối giáo cho giặc” Trung Cộng, không tạo cho họ cái cớ để xâm chiếm đất nước Việt Nam! Chính những kẻ ám muội âm mưu cấu kết đẻ ra cái quái thai “Công hàm 1958” cùng các văn kiện cắt đất nhượng biển khác cho quân xâm lược phương bắc mới là thủ phạm đích thực “nối giáo cho giặc”!
Tuy thuộc hàng dân dã quê mùa, chúng tôi dám thách thức bất cứ ai chứng minh điều ngược lại với những gì trình bày trên!
Tuy thuộc hàng dân dã quê mùa, chúng tôi dám thách thức bất cứ ai chứng minh điều ngược lại với những gì trình bày trên!
Hãy nghe đây chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông dẫn từ Đại Việt Sử ký Toàn thư, Bản kỷ Thực lục, Kỷ Nhà Lê: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại có thể vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước sông, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội tru di!”
Hãy nghe đây di chúc của Vua Trần Nhân Tôn: “… Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải… Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”
Kết luận
Chúng ta biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng, khí thế yêu nước hừng hực, lẽ nào chúng ta lại quên lột mặt nạ kẻ nội thù phản dân hại nước khoác áo “giải phóng dân tộc” sặc sỡ để âm mưu cấu kết với giặc ngoại xâm bắc phương “nô lệ hóa dân tộc”?
Bao lâu cái Đảng đẻ ra Công hàm 1958 còn tồn tại trị vì đất nước và dân tộc Việt Nam với lá cờ đỏ sao vàng, bấy lâu dân tộc Việt Nam còn khốn đốn, không sao thoát khỏi nanh vuốt Tàu Cộng do thái độ yếu hèn của CSVN.
Xét về mặt tình tự dân tộc, những kẻ phản dân phải bị đào thải và không xứng đáng thuộc về huyết tộc con Rồng cháu Tiên.
Xét về phương diện quốc gia, phải hạ bệ tức khắc bọn phản quốc khỏi mọi quyền bính trong xã hội và lấy luật nước nghiêm minh sửa trị.
Có người bảo: Công hay tội, xin đừng xét vội mà hãy để lịch sử phán xét.
Lịch sử ư? Lịch sử mãi quốc cầu vinh kéo dài liên tục đã hơn 50 năm… Dân tộc Việt Nam mất đất, mất đảo đang bị đẩy vào chỗ diệt vong! Còn chờ đợi lịch sử nào nữa?
Chúng ta hãy cùng vùng lên, đáp lời sông núi!
Chúng ta hãy cùng vùng lên, đáp lời sông núi!
Hoàng Sa, Trường Sa là máu thịt Việt Nam.
Chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ Việt Nam thuộc về toàn dân Việt Nam, dứt khoát không thuộc về một nhóm nhỏ đảng trị “ươn hèn với giặc, mặt sắt với dân!”
© Lê thiên
© Đàn Chim Việt
—————————————————
Ghi chú:
(1) Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 là bản dịch cuốn sách “Chu Ân Lai Dữ Nhật Nội Ngoã Hội Nghị”, nhà xuất bàn Trung Cộng Đảng Sử Xuất Bản Xá, 2005, tác giả là Tiền Giang, dịch giả là Dương Danh Dy.
(1) Vai trò của Chu Ân Lai tại Genève năm 1954 là bản dịch cuốn sách “Chu Ân Lai Dữ Nhật Nội Ngoã Hội Nghị”, nhà xuất bàn Trung Cộng Đảng Sử Xuất Bản Xá, 2005, tác giả là Tiền Giang, dịch giả là Dương Danh Dy.
(2) Xin đọc thêm “Tìm hiểu hồ sơ thềm lục địa của Việt Nam” của Trương Nhân Tuấn trên Talawas ngày 16/5/2009 cùng các bài viết và các ý kiện phản biện chung quanh cuộc tranh luận về Biển Đông..
(3) (Dương Danh Huy trả lời Nguyễn Hòa ngày 14/5/2009. Phần phản hồi sau bài viết của Dũng Vũ trên Talawas ngày 13/5/2009: Hoàng Sa – Trường Sa, một bài học cho xứ nhược tiểu).
“Năm 1473 khi Lê Duy Cảnh đi trấn giữ ở vùng biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây, vua Lê Thánh Tông đã trao cho ông một sắc dụ, trong đó viết: “Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi nên cố cãi
“Năm 1473 khi Lê Duy Cảnh đi trấn giữ ở vùng biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây, vua Lê Thánh Tông đã trao cho ông một sắc dụ, trong đó viết: “Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi nên cố cãi
.
.
.
No comments:
Post a Comment