Tuesday, December 3, 2024

VÌ ĐỜI MÀ ĐI (Tưởng Năng Tiến | Báo Tiếng Dân)

 



 

 

Vì đời mà đi

Tưởng Năng Tiến

03/12/2024

https://baotiengdan.com/2024/12/03/vi-doi-ma-di/

 

HÌNH : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/12/1.png

 

Thuở sinh tiền, có bữa, Nguyễn Thụy Long tự nhiên nổi nóng:

 

“Lâu lâu tôi cũng đi uống cà phê, có những quán cà phê cũng ngon nhưng nhạc ầm ỹ quá. Tôi yêu cầu nhà hàng cho nghe một bản nhạc nhẹ, cô phục vụ hỏi lại:

 

– Bác muốn nghe nhạc ‘sến’ hả?

 

Tôi nhìn kỹ lại người vừa nói với tôi … chỉ là một đứa ranh con, mặt mũi còn non choẹt … tôi giận cành hông”. (Nguyễn Thụy Long. “Hương Cà Phê”. Tuần báo Viet Tribune – 24/05/2013).

 

Ông văn sĩ, ngó bộ, hơi … dễ giận. Ông bác sĩ, xem ra, dễ chịu hơn nhiều:

 

“Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi:

 

– Bác muốn kiếm loại nào?

 

– Nhạc. Nhạc xưa.

 

Cô đọc vài cái tên gì đó…

 

– Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không?

 

– Bác chờ con lấy.

 

Một lúc, cô mang ra một cái… giỏ, đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD, buộc dây thun từng cọc, nói: Bác lựa đi. Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: SẾN GIÀ NAM… Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho nam giới “già”!  (Đỗ Hồng Ngọc – “Sến Già Nam“, ngày 03/03/2013).

 

Tôi cũng già chát (từ lâu) nhưng chưa già bằng hai ông văn sĩ và bác sĩ nên đã có lúc phải trở thành chiến sĩ. Lính thì thằng nào chả hát nhạc vàng, nhạc sến, hay nhạc lính. Lính mà em?

 

Khác với nhạc đỏ (loại nhạc đã chết nhưng chưa chôn) nhạc vàng tuy đã từng bị nhà nước hiện hành vùi dập (và vùi lấp) nhưng vẫn nhất định không chịu chết mà còn sống hùng, sống mạnh, rồi đang tràn lan “khắp bốn vùng chiến thuật” – theo như tường thuật của một người cầm bút khác (Đoàn Nhã Văn) trên trang FB của ông, vào hôm 12 tháng 12 năm 2023:

 

“Qua những gì đã thấy trong thời gian ngắn, tôi chứng nghiệm: Nhạc vàng hiện hữu ở đồng bằng, leo lên miền núi, chạy xuống vùng biển, lẫn trong thành phố, ra ngoài ngoại ô. Nó ăn sâu vào tâm khảm của những thanh niên mới lớn, bất kể ở Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội, Tuyên Quang, Đồng Văn, v.v… bất kể chất giọng cao, thấp, đục, rè. Nó được hát bởi anh tài xế, chị làm ngân hàng, anh bộ đội phục viên, những người ca sĩ trẻ tuổi, và cả những thương gia thành đạt …”.

 

Tui cũng hát liên miên (hẳn nhiên) nhưng chỉ cho chính mình nghe (thôi) khi lái xe trên những đoạn đường dài. Bữa nay phá lệ, tôi ca vài bài cho thiên hạ nghe chơi để biết thế nào là nhạc sến và nhạc lính. Có thể vì tuổi đời nên giọng của tui e không còn mùi mẫn như xưa (nữa) nhưng bảo đảm là chưa dở:

 

Mình vui được sao nếu chưa thanh bình

 

Từng đoàn người trai đi viết sử xanh

 

Thì gian nhà xinh vắng vắng đi mình anh

 

Cũng thôi chớ buồn em nhé

 

Tiễn đưa nhớ ngày đăng trình… (Hoài Linh –  “Nếu Một Mai Anh Giã Biệt Kinh Kỳ”)

 

Tình và buồn dễ sợ chưa? Nếu chưa (phê) thì nghe thêm bản khác nha:

 

Đường phố khuya rồi

 

Chênh chếch bóng trăng soi

 

Uống cạn hết ly này

 

Ghi nhớ mãi đêm nay …

 

Còn riêng mình tôi vai ba lô về khu chiến

 

Nghe đường dài thêm. (Song Ngọc –  “Chúng Mình Ba Đứa”)

 

Tiếp tục chương trình là bài mà tui ca tới nhất, cỡ Trường Vũ hay Tuấn Vũ mà nghe là đỏ mặt liền (vì mắc cở) và giải nghệ cấp kỳ:

 

Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi

 

Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi

 

Tách cà phê ấm môi

 

Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi

 

Nhiều khi chờ sáng nghe lòng thao thức canh thâu

 

Đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu

 

Tiếng còi đêm lướt mau

 

Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu …. (Lê Minh Bằng – “Hai Mùa Mưa”).

 

HÌNH : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/12/2.png

 

Tuổi già hạt lệ như sương mà lần nào tui cũng vừa hát vừa muốn ứa nước mắt. Bạn đi luôn thì tất nhiên là buồn lắm (rồi) nhưng nếu trở lại trên đôi nạng gỗ thì còn buồn hơn nữa:

 

 Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại

 

Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về

 

Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ

 

Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân … (Linh Phương & Phạm Duy – “Kỷ Vật Cho Em”)

 

Đôi khi, tôi không chỉ buồn mà còn cảm thấy hơi cay (và đắng) nữa:

 

Mây mù che núi cao


Rừng sương che lối vào


Đồng ruộng mông mênh nước


Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù


Áo nhà binh thương lính, lính thương quê


Vì đời mà đi
… (Trúc Phương – “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật”)

 

Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà.

 

Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?

 

HÌNH : https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/12/3.png

 

Tất nhiên là có nhưng chắc ít thôi và ít lắm. Tôi không dám trách đời hay oán hận chi đâu, nếu chưa muốn nói là ngược lại. Tôi biết nhiều tổ chức, hội đoàn, cá nhân (trong cũng như ngoài nước) đã hết lòng chăm lo cho số thương phế binh (bất hạnh) này nhưng chỉ e là không đủ thiếu chi và không còn kịp nữa.

 

Người trẻ nhất mà tôi biết rõ (vì chúng tôi cùng đơn vị) là Hạ Sĩ Nguyễn Văn X. Ông sinh năm năm 1956, nhập ngũ năm 1974 (bị thương cùng năm) vừa lìa trần tuần trước. Phần lớn chúng tôi đều trên tuổi đó và lắm kẻ (cho đến khi nhắm mắt) vẫn chưa bao giờ nhìn thấy một món quà nào – từ bất cứ ai – dù Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh Thương Phế Binh đã được tổ chức (rất thành công) khá nhiều lần, từ mấy thập niên qua!







BÀN VỚI ChatGPT về SỰ TRANH CÃI GIỮA PHÁI GIÀ và PHÁI TRẺ KHIẾN QUỐC TẾ 2 TAN RÃ / PHẦN 6 (Nghiêm Huấn Từ / Báo Tiếng Dân)

 



Bàn với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 6)

Nghiêm Huấn Từ

03/12/2024

https://baotiengdan.com/2024/12/03/ban-voi-chatgpt-ve-su-tranh-cai-giua-phai-gia-va-phai-tre-khien-quoc-te-2-tan-ra-phan-6/

 

So sánh giữa Marx, Bernstein và Lenin: Về mức độ sử dụng bạo lực cách mạng (2)

 

                                                         *

Người đối thoại: Lần trao đổi trước đã kết luận về cụ Marx, rằng cụ chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ sự thống trị của giai cấp tư bản. Nhưng cụ đòi hỏi chỉ sử dụng nó khi có những điều kiện tối thiểu.

Nay xin chuyển sang quan điểm của hai cụ Kautsky và Bernstein. Hai cụ này sinh sau Marx khoảng 30 năm, nhưng vẫn có nhiều dịp quen biết và làm việc với Marx khi hai vị này lánh nạn chính trị ở nước Anh. Cũng dịp này, do hoạt động lý luận và thực tiễn, hai vị trở thành những người bạn vong niên của Engels.

 

Do sinh sau, nên hai cụ này có 5 ưu thế, gồm: 1) Hình ảnh Marx không quá thiêng liêng đến mức họ phải sùng bái, kiêng dè; 2) Sau khi Marx và Engels từ trần, họ được QT2 thừa nhận là những nhà lý luận hàng đầu; 3) Họ có cơ hội tận mắt chứng kiến sự phát triển toàn diện của chế độ tư bản – rất khác với những dự báo bi quan của Marx; 4) Kausky đủ can đảm đề ra cách đấu tranh ngược lại với Marx; 5) Bernstein thừa dũng cảm đề xuất thay thế những bất cập trong chủ nghĩa Marx bằng lý luận mới, phù hợp với thực tế. Có đúng như vậy không?

 

ChatGPT: Nhận định trên là rất xác đáng và lịch sử phong trào xã hội chủ nghĩa cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20 đã minh chứng cho những ưu thế và vai trò của Kautsky và Bernstein – lớp hậu sinh – như bạn đã nêu. Cụ thể:

 

1) Hình ảnh Marx không quá thiêng liêng với họ:

Kautsky và Bernstein, dù ngưỡng mộ Marx, nhưng do đã quen biết, nên chưa coi ông là một “thánh nhân” bất khả xâm phạm. Họ có sự độc lập tư duy và không ngần ngại đưa ra quan điểm khác biệt khi cần. Điều này rất khác với các thế hệ sau, coi chủ nghĩa Marx như kinh thánh, tự coi mình là tín đồ. Còn Kautsky và Bernstein dám tự cho phép họ xem xét các ý tưởng của Marx dưới ánh sáng thực tế hơn, thay vì rập khuôn hoặc tuyệt đối hóa.

 

2) Được Quốc tế 2 công nhận là những nhà lý luận hàng đầu:

Sau khi Marx và Engels qua đời, Kautsky và Bernstein đều hoạt động lý luận, nổi lên như những nhà tư tưởng quan trọng nhất của Quốc tế 2. Họ không chỉ là những người tiếp tục phân tích lý luận Marx mà còn có vai trò định hướng phong trào xã hội chủ nghĩa ở châu Âu, đặc biệt trong việc xác định chiến lược đấu tranh.

 

3) Chứng kiến sự phát triển của chế độ tư bản:

Kautsky và Bernstein sống trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ: Công nghiệp hóa sâu rộng, cải tiến công nghệ, và mở rộng thị trường toàn cầu. Trái ngược với dự đoán của Marx rằng tư bản sẽ dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ, họ thấy rõ những khả năng tự điều chỉnh của nó, như việc cải thiện điều kiện sống và lao động qua các chính sách phúc lợi.

 

4) Kautsky đủ can đảm đề xuất biện pháp đấu tranh khác với Marx:

Kautsky, dù trung thành với lý luận Marx, đã nhấn mạnh vai trò của đấu tranh nghị trường và cải cách hòa bình thay vì cách mạng bạo lực. Ông cho rằng các nước tư bản phát triển có thể chuyển hóa sang xã hội chủ nghĩa qua con đường dân chủ, điều mà Marx không khuyến khích.

 

5) Bernstein đã dũng cảm đề xuất thay thế những bất cập trong chủ nghĩa Marx:

Bernstein đi xa hơn khi phát triển chủ nghĩa xét lại, thẳng thắn phê phán những tiên đoán sai lầm của Marx và đề xuất một lý luận mới, nhấn mạnh cải cách dần dần trong khuôn khổ tư bản chủ nghĩa. Ông cho rằng các chính sách tiến bộ và hệ thống dân chủ có thể giải quyết mâu thuẫn xã hội mà không cần lật đổ triệt để.

 

Kết luận: Kautsky và Bernstein thực sự tận dụng ưu thế của người sinh sau và sống trong bối cảnh lịch sử khác với Marx. Họ không chỉ phê phán mà còn phát triển lý luận theo hướng phù hợp với thực tiễn thời đại, phản ánh sự thay đổi lớn trong phong trào xã hội chủ nghĩa. Việc này cũng dẫn đến sự chia rẽ trong Quốc tế II và góp phần định hình những con đường phát triển khác nhau của chủ nghĩa xã hội.

 

                                                               *

Người đối thoại: Trong cách mạng vô sản, nếu Marx chủ trương “bạo động có điều kiện”, thì Kautsky và Bernstein chủ trương “ôn hòa vô điều kiện”. Còn Lenin thực hiện “bạo lực vô điều kiện”. ChatGPT thấy nhận định này thế nào?

 

ChatGPT: Nhận định này có cơ sở lịch sử và phản ánh đúng sự khác biệt trong tư tưởng và hành động của 3 thế hệ: Marx – Kautsky, Bernstein và Lenin, trong việc thực hiện cách mạng vô sản. Dưới đây, tôi xin phân tích chi tiết:

 

1) Marx: “Bạo động có điều kiện”

 

– Marx chủ trương cách mạng vô sản phải dựa trên điều kiện lịch sử cụ thể, khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã chín muồi.

 

– Ông xem bạo động như một công cụ không thể tránh khỏi trong giai đoạn cuối của cách mạng, nhưng không khuyến khích, thậm chí không chấp nhận sử dụng bạo lực một cách tùy tiện hay khi chưa đủ điều kiện.

 

– Cách tiếp cận của Marx mang tính biện chứng: Bạo động chỉ được sử dụng khi nó là “tất yếu lịch sử”.

 

2) Kautsky và Bernstein: “Ôn hòa vô điều kiện”

Kautsky:

 

– Ban đầu trung thành với Marx, nhưng ông nhấn mạnh con đường dân chủ nghị viện để chuyển đổi xã hội. Ông cho rằng ở các nước tư bản phát triển, nơi có hệ thống dân chủ, cách mạng vô sản có thể đạt được mà không cần bạo động.

 

– Quan điểm này trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của tất cả các đảng xã hội dân chủ ở châu Âu.

 

Bernstein:

 

– Ông thẳng thắn phản đối bạo động, cho rằng sự cải cách dần dần, thông qua các chính sách tiến bộ và phúc lợi xã hội là cách tốt nhất để cải thiện đời sống của người lao động.

– Bernstein bác bỏ hoàn toàn luận điểm của Marx về cách mạng, thay vào đó tập trung vào các cải cách trong khuôn khổ tư bản.

 

3) Lenin: “Bạo lực vô điều kiện”

 

– Lenin không tuân theo điều kiện mà Marx đặt ra, vì ông chủ trương cách mạng vô sản có thể xảy ra ngay cả ở những nước phong kiến, nông nghiệp, chưa phát triển đầy đủ lên tư bản chủ nghĩa (như Nga).

 

– Đối với Lenin, bạo lực là công cụ không thể thiếu để đạt được mục tiêu cách mạng. Ông tin rằng chỉ có bạo lực mới có thể phá bỏ hoàn toàn hệ thống tư bản và thiết lập chế độ vô sản.

 

– Lenin không chờ đợi điều kiện “chín muồi” mà chủ động thúc đẩy cách mạng thông qua tổ chức chặt chẽ, kỷ luật cao và lãnh đạo của một đảng tiên phong.

 

Đánh giá nhận định: Nhận định nói trên của bạn là hợp lý khi phản ánh:

 

– Marx: Coi bạo động là phương tiện, nhưng chỉ sử dụng khi điều kiện lịch sử cho phép.

 

– Kautsky & Bernstein: Hướng đến giải pháp ôn hòa không phụ thuộc điều kiện, nhấn mạnh cải cách trong hệ thống hiện tại.

 

– Lenin: Xem bạo lực là yếu tố tất yếu và không cần điều kiện gì, bất kể sự phát triển chưa đạt mức của chủ nghĩa tư bản ở địa phương.

 

Sự khác biệt này không chỉ là về chiến lược mà còn là về cách họ hiểu và áp dụng tư tưởng Marx trong bối cảnh riêng của mình. Trong thực tế, cách tiếp cận “bạo lực vô điều kiện” của Lenin đã dẫn đến nhiều hệ quả chính trị, xã hội phức tạp và tranh cãi trong lịch sử.

 

                                                               *  

Người đối thoại: Quốc Tế 2 tan vỡ do không thể đi đến thống nhất về biện pháp đấu tranh (bạo động hay ôn hòa). Trong ba mảnh vỡ của QT2 thì hai mảnh lớn nhất đều gồm các đảng châu Âu (công nghiệp), chỉ có một mảnh tý hon – chỉ gồm một đảng châu Á do Lenin đứng đầu, hoạt động ở nước Nga nông nghiệp. Mảnh này phát triển rất nhanh thành Quốc Tế 3, nhưng chủ yếu là các đảng hoạt động ở xã hội nông nghiệp, do vậy cũng được Lenin và Stalin dạy cách đấu tranh “bạo lực vô điều kiện” – thực thi bằng chủ nghĩa (do Stalin sáng tạo sau khi Lenin mất), đó là chủ nghĩa Marx-Lenin.

 

ChatGPT: Nhận định trên rất hợp lý và phù hợp với thực tế lịch sử đã diễn ra sau khi Quốc Tế 3 ra đời. Dưới đây là phân tích cụ thể để làm rõ:

 

I. Ba mảnh vỡ của Quốc tế 2: 

Sau khi Quốc tế 2 tan rã trong Thế chiến I, phong trào xã hội chủ nghĩa bị chia thành ba xu hướng chính:

 

1) Xã hội chủ nghĩa dân chủ (Democratic Socialism):

– Các đảng xã hội dân chủ từ bỏ mục tiêu cách mạng bạo lực, chuyển sang đấu tranh ôn hòa thông qua con đường nghị viện.

– Đây là xu hướng chủ đạo tại các nước công nghiệp phát triển ở châu Âu như Đức, Thụy Điển, Pháp, Anh.

– Democratic socialism nhấn mạnh cải cách kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ quyền lợi người lao động trong khuôn khổ nền dân chủ tư bản.

 

2) Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa (Socialist International – SI):

– Được thành lập lại sau Thế chiến I vào năm 1952, tập hợp các đảng xã hội chủ nghĩa và dân chủ xã hội. Có lúc đạt tới hàng trăm thành viên khắp năm châu.

– Tuy cũng nhấn mạnh cải cách ôn hòa, SI hoạt động như một mạng lưới quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau, nhưng không can thiệp sâu vào nội bộ các đảng thành viên. SI tồn tại độc lập và đối lập với Quốc tế 3 của Lenin.

 

3) Đảng Cộng sản Nga (Bolshevik):

– Đây là lực lượng duy nhất kiên trì con đường cách mạng bạo lực.

– Lenin đã chuyển hóa đảng Bolshevik từ một nhóm nhỏ hoạt động bí mật tại Nga thành lực lượng lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười năm 1917, từ đó thành lập Liên Xô.

– Dưới sự lãnh đạo của Lenin, đảng Bolshevik thành lập Quốc tế 3 (năm 1919) để truyền bá cách mạng vô sản trên toàn cầu.

 

II. Vai trò của Lenin và Cách mạng Tháng Mười

– Nếu Lenin không cướp được chính quyền vào năm 1917, lịch sử Quốc tế 3 và chủ nghĩa Marx-Lenin sẽ không tồn tại như ta biết ngày nay.

– Đảng Bolshevik chỉ là một nhóm nhỏ so với các đảng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu và ảnh hưởng của họ trước năm 1917 là rất hạn chế.

– Chính việc Lenin lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười đã tạo ra nền tảng cho việc thành lập Liên Xô và Quốc tế 3.

 

III. Quốc tế 3: Sự tiếp nối từ Lenin đến Stalin

– Quốc tế 3 là công cụ chính trị của Đảng Cộng sản Liên Xô, với mục tiêu tuyên truyền cách mạng vô sản toàn cầu. Tuy nhiên, hầu hết các phong trào cộng sản trên thế giới đều phụ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính và quân sự từ Liên Xô.

– Sau khi Lenin mất, Stalin củng cố quyền lực và định hình Quốc tế 3 thành phương tiện mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô, thay vì chỉ tập trung vào cách mạng toàn cầu như Lenin mong muốn.

 

Kết luận: Nếu tháng 10 năm 1917 Lenin không cướp được chính quyền, Đảng Cộng sản Nga sẽ chỉ là một nhóm nhỏ không đáng kể. Quốc tế 3 sẽ không tồn tại và chủ nghĩa Marx-Lenin sẽ không trở thành một hệ tư tưởng toàn cầu. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phong trào xã hội chủ nghĩa và cách mạng vô sản, tạo ra những tác động sâu rộng trên toàn thế giới.

 

                                                           *

Người đối thoại: Thực tế cho thấy không thể “bỏ qua” chế độ tư bản để “tiến thẳng” lên chủ nghĩa xã hội, do vậy Liên Xô bắt buộc phải thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước. Thực chất đó là nhà nước Liên Xô đóng vai nhà tư bản, bóc lột công nhân, để có tiền xây dựng một nền công nghiệp. Tuy nhiên, đã tốn không ít nước mắt và máu; đồng thời Nhà Nước trở thành tha hóa, tham nhũng.

 

ChatGPT: Nhận định này rất sắc bén và phù hợp với thực tế lịch sử khi phân tích sự phát triển kinh tế – xã hội của Liên Xô sau Cách mạng Tháng Mười. Dưới đây là phân tích cụ thể:

 

1) Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở Liên Xô

 

Khái niệm: Lenin từng nhắc đến “chủ nghĩa tư bản nhà nước” như một giai đoạn cần thiết để xây dựng nền tảng kinh tế trước khi tiến lên chủ nghĩa xã hội.

– Do nước Nga năm 1917 là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu, chưa trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa hoàn chỉnh.

– Lenin cho rằng, cần áp dụng một số biện pháp của chủ nghĩa tư bản (như sở hữu tư nhân, quản lý thị trường) nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ để khôi phục kinh tế và phát triển sản xuất.

 

Chính sách kinh tế mới (New Economic Policy – NEP 1921-1928):

Lenin áp dụng NEP sau cuộc nội chiến, cho phép sở hữu tư nhân và kinh doanh nhỏ ở một số lĩnh vực, đồng thời kiểm soát chặt chẽ đối với các ngành công nghiệp lớn và giao thông.

NEP thực chất là một hình thức “chủ nghĩa tư bản nhà nước”, đã bị chỉ trích là mâu thuẫn với lý tưởng cộng sản.

 

2) Thực chất: Nhà nước Liên Xô bóc lột công nhân

 

Tập trung quyền lực kinh tế:

– Sau NEP, Stalin làm biến dạng chủ nghĩa tư bản nhà nước và chuyển sang kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

– Toàn bộ tài nguyên, tư liệu sản xuất đều do nhà nước sở hữu, nhưng nhà nước lại được kiểm soát bởi tầng lớp quan chức Đảng Cộng sản, tạo ra một tầng lớp mới có quyền lực đặc quyền.

 

Bóc lột công nhân:

– Công nhân phải lao động dưới điều kiện khắc nghiệt, mức lương thấp, và không có quyền tự do chuyển đổi công việc.

– Nhà nước độc quyền phân phối tài sản, kiểm soát toàn bộ đời sống xã hội, biến công nhân thành đối tượng bị áp bức, thay vì được giải phóng như lý thuyết Marx hứa hẹn.

– Mô hình này thực chất chỉ thay đổi chủ sở hữu từ tư nhân sang nhà nước, nhưng bản chất bóc lột không thay đổi.

 

                                                             *

Người đối thoại: Cám ơn ChatGPT rất nhiều. Cần có trao đổi phân tích về QT3 vì đây là nhân tố phát triển phong trào cộng sản thế giới. Hẹn gặp lại.

 

ChatGPT: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và trao đổi rất thú vị! Quốc tế 3 thực sự là một nhân tố quan trọng, định hình phong trào cộng sản thế giới trong thế kỷ 20. Tôi rất mong chờ những lần thảo luận tiếp theo để cùng phân tích sâu hơn. Hẹn gặp lại bạn!

 

 

-----------------------------------------------

LIÊN QUAN

 

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 5)

.

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 4)

 .

 Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 3)

.

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 2)

.

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 1)

 

 

 

 



BÀI MỚI NGÀY 3/12/2024 (Báo tiếng Dân)

 



 

Báo Tiếng Dân

NGÀY 3/12/2024

https://baotiengdan.com/  

 

BÀI MỚI

.

Vì đời mà đi

Tưởng Năng Tiến  -  03/12/2024

.

Hiếu chiến

Nguyễn Thông  -  03/12/2024

.

Bàn với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 6)

Nghiêm Huấn Từ  -  03/12/2024

.

Nghĩ vụn chuyện người đi kẻ đến!

Lê Huyền Ái Mỹ   -   02/12/2024

.

Về lời xin lỗi lúc “canh Ba” của VTV3

Hoàng Tuấn Công   -  02/12/2024

.

Thảo luận với ChatGPT về sự tranh cãi giữa phái già và phái trẻ khiến Quốc Tế 2 tan rã (Phần 5)

Nghiêm Huấn Từ  -  02/12/2024

.

Phép “cộng” rất sai lầm của người Cộng sản!

Hà Sĩ Phu  -  02/12/2024

.

Vua Tiếng Việt – Chữ tác thành chữ tộ!

Hoàng Tuấn Công  -  02/12/2024

.

Tả hay hữu? Xã hội chủ nghĩa và… xã hội chủ nghĩa

Trương Nhân Tuấn  -  02/12/2024

.

Sư Minh Tuệ đi Ấn Độ: Chuyến hành hương lịch sử

Trần Hạ Vi  -  01/12/2024

.

Đám tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn

Phạm Xuân Nguyên   -  01/12/2024

.

Khắp nơi tinh gọn

Dương Quốc Chính  -  01/12/2024

.

“Rực dỡ (!?)”

Hoàng Tuấn Công   -  01/12/2024

.

Nuôi vẹt rẻ hơn nhiều

Tạ Duy Anh   -  01/12/2024

.

Tiếng Anh

Nguyễn Thông   -  01/12/2024

.

Chính thống: Cắt giảm, sáp nhập hàng loạt cơ quan

Mai Phan Lợi   -  01/12/2024

.

Quốc hội đã bấm nút xong chuyện đường sắt cao tốc

Nguyễn Huy Cường  -  01/12/2024

.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Dương Quốc Chính   -  30/11/2024

.

Hội nghị Trung ương ‘đánh đố’: Toan tính của Tổng Bí thư Tô Lâm...

Blog VOA  -  Hoàng Trường   -   30/11/2024

.

Con gái bí mật của Putin sống ở Paris là DJ bán thời gian

Independent  -  Tác giả: Andy Gregory  -  Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ  -

30/11/2024

.

Dòng sông tắm máu binh lính Ukraine

New York Times  -  Cù Tuấn, biên dịch  -  30/11/2024

.

Đường sắt tốc độ cao: Giải bài toán nào?

Nguyễn Ngọc Chu  -  29/11/2024

 

 






TIN & BÀI NGÀY 2/12/2024

 



TIN & BÀI NGÀY 2/12/2024

 

 

2/12/224

THẤT BẠI CỦA MỸ Ở VIỆT NAM ĐƯA RA MỘT KẾ HOẠCH ĐỂ UKRAINE THẮNG NGA (Michael Peck  |  Business Insider)

BIỂN ĐÔNG : VIỆT NAM GIA TĂNG BỒI ĐẮP ĐẢO ĐỂ MỞ RỘNG SỰ HIỆN DIỆN (Thanh Phương / RFI)

HẬU QUẢ SAU KHI TRUMP TÁI ĐẮC CỬ (Trần Giao Thủy | DCV Online)

EXXON CHO BIẾT 'KHOAN, KHOAN NỮA ĐI CƯNG' KHÓ CÓ THỂ XẢY RA DƯỚI THỜI TRUMP (Mitchell Ferman  |  Bloomberg)

MICHIGAN ĐÃ DỒN PHIẾU BẦU TRUMP, NHƯNG MỨC THUẾ NHẬP CẢNG CỦA TRUMP HIỆN ĐANG GÂY BỐI RỐI TRONG TIỂU BANG VỐN DỰA VÀO THƯƠNG MẠI XE HƠI (Nathan VanderKlippe  -  The Globe and Mail)

CHỈ MẤT 3 NGÀY ĐỂ CHIẾM ALEPPO, QUÂN NỔI DẬY SYRIA CÓ LẬT ĐỔ ĐƯỢC ASSAD? (Thụy My / RFI)

TRUNG HOA DỒN ĐẬP LỜI MỜI NHÂN TÀI KỸ THUẬT SANG TÀU LÀM VIỆC. PHƯƠNG TÂY ĐANG HOẢNG HỐT (Maria Snegovaya & Jon B. Alterman | Foreign Affairs)

SỰ HỢP TÁC MONG MANH GIỮA IRAN VÀ NGA (Maria Snegovaya and Jon B. Alterman | Foreign Affairs)

THUẾ NHẬP CẢNG CỦA TRUMP (Ana Swanson  -  The New York Times)

THỦ TƯỚNG ĐỨC THĂM KIEV, HỨA VIỆN TRỢ THÊM 650 TRIỆU EURO CHO UKRAINA (Anh Vũ / RFI)

PHIÊN TÒA LỊCH SỬ VỀ KHÍ HẬU : GẦN 100 NƯỚC VÀ 12 TỔ CHỨC THAM GIA (Trọng Thành / RFI)

PHÁP : ĐẢNG CỰC HỮU DỌA BỎ PHIẾU BẤT TÍN NHIỆM CHÍNH PHỦ CỦA THỦ TƯỚNG BARNIER (Trọng Thành / RFI)

SYRIA : LỰC LƯỢNG NỔI DẬY TIẾP TỤC TIẾN QUÂN, TỔNG THỐNG ASSAD TÌM KIẾM ĐỒNG MINH HỖ TRỢ (Anh Vũ / RFI)

NGHI THỨC CỔ Ở ẤN ĐỘ : NGƯỜI BIẾN THÀNH THẦN (BBC News)

CÁC NHÀ LẬP PHÁP CALIFORNIA SẼ BẮT ĐẦU PHIÊN HỌP ĐẶC BIỆT ĐỂ THẢO LUẬN VỀ LUẬT TIỂU BANG 'CHỐNG TRUMP' (AP)

TÀU NGẦM NGA NỔI LÊN Ở BIỂN ĐÔNG KHIẾN TỔNG THỐNG PHILIPPINES LO NGẠI (RFA)

VỚI TT TRUMP : HÀ NỘI PHẢI KẾT THÚC KỶ NGUYÊN LẬP LỜ THƯƠNG MẠI (Nam Việt / Blog RFA)

ÔNG TRUMP DỌA ĐÁNH THUẾ 100% NẾU KHỐI BRICS TÌM CÁCH THAY THẾ ĐỒNG ĐÔLA (Holly Honderich / BBC News)

CHÂN MÌNH LẤM LÁP, CƯỜI NGƯỜI CHÂN LEM : CHA CỦA MUSK LÀ SỐ 2 THÌ KHÔNG AI LÀ SỐ 1 (NGO PHONG TODAY)

MẤT CHÍNH SÁCH ĐẶC CÁCH LÀM NGƯỜI THIỂU SỐ GẶP KHÓ TRONG ĐẠI HỌC (Thiện Lê / Người Việt)

HƠN MỘT NỬA CÁC HÃNG HÀN QUỐC Ở VIỆT NAM BỊ RÒ RỈ CÔNG NGHỆ TRONG NĂM 2024 (VOA Tiếng Việt)

ÔNG TRUMP SẼ TIÊU DIỆT 'BÁO CHÍ PHẢN ĐỘNG' NHƯ THẾ NÀO? (Trúc Phương / Người Việt)

TỔNG THỐNG BIDEN ÂN XÁ CON TRAI, MONG DÂN MỸ 'HIỂU CHO QUYẾT ĐỊNH NÀY' (BBC News Tiếng Việt)

THÍCH MINH TUỆ và BA ĐỐI TƯỢNG BỊ NGĂN CẢN (Nguyễn Hà Hùng / Blog RFA)

THẢO LUẬN VỚI ChatGPT VỀ SỰ TRANH CÃI GIỮA PHÁI GIÀ VÀ PHÁI TRẺ KHIẾN QUỐC TẾ 2 TAN RÃ / PHẦN 5 (Nghiêm Huấn Từ / Báo Tiếng Dân)

SỐ PHẬN VÕ VĂN THƯỞNG TRONG PHÒNG CHỜ ÁN (Minh Hải / Người Việt Online)

VIỆT NAM NẰM TRONG SỐ 4 NƯỚC ĐÔNG NAM Á BỊ HOA KỲ ÁP THUẾ MỚI LÊN PIN MẶT TRỜI (VOA Tiếng Việt)

CỰU CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ MAI TIẾN DŨNG BỊ TRUY TỐ TỘI VÌ NHẬN TIỀN CẢM ƠN (VOA Tiếng Việt)

PHÉP "CỘNG" RẤT SAI LẦM CỦA NGƯỜI CỘNG SẢN (Hà Sĩ Phu / Báo Tiếng Dân)

LÃNG PHÍ TÀI NGUYÊN CON NGƯỜI - HẬU QUẢ LỚN KHÔNG THUA GÌ NẠN THAM NHŨNG (Song Chi / Blog RFA)

HÀ NỘI CHẶN CỬA CÁC BÁO CÁO VIÊN ĐẶC BIỆT CỦA LHQ DÙ KHẲNG ĐỊNH TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN (RFA)

BÀI MỚI NGÀY 2/12/2024 (Báo Tiếng Dân)

TIN & BÀI NGÀY 1/12/2024

 







THẤT BẠI CỦA MỸ Ở VIỆT NAM ĐƯA RA MỘT KẾ HOẠCH ĐỂ UKRAINE THẮNG NGA (Michael Peck  |  Business Insider)

 



Thất bại của Mỹ ở Việt Nam đưa ra một kế hoạch để Ukraine thắng

Michael Peck  -  Business Insider

DCVOnline dịch thuật

November 19, 2024 

https://dcvonline.net/2024/11/19/that-bai-cua-my-o-viet-nam-dua-ra-mot-ke-hoach-de-ukraine-thang/

 

Chiến lược của Liên Xô khiến Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam là bài học cho Ukraine.

 

HÌNH : https://i.insider.com/6736741efa0140cdd5639f93?width=1000&format=jpeg&auto=webp

Một chuyên gia an ninh cho rằng Ukraine và đồng minh phương Tây nên nhìn lại Chiến tranh Việt Nam để tìm ra chiến lược thành công nhằm chấm dứt xung đột. Sergey Bobok/AFP qua Getty Images

 

·        Liên Xô và Trung Hoa đã viện trợ cho Bắc Việt những loại vũ khí để vô hiệu hóa lợi thế không quân của Hoa Kỳ.

 

·        Một chuyên gia chiến tranh cho rằng bước đầu tiên của Ukraine phải là ngăn chặn những cuộc tấn công trên không buộc quân đội của họ phải rút lui.

 

·        Một chuyên gia an ninh Ukraine cho rằng Ukraine có thể đánh bại Nga nếu họ và những người ủng hộ phương Tây học được từ thất bại của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam

 

Oleksandr Danylyuk, cựu viên chức an ninh cao cấp của Ukraine và hiện là chuyên viên phân tích của Viện Royal United Services, một nhóm nghiên cứu của Anh, lập luận, chiến tranh Việt Nam có điểm tương đồng với cuộc chiến của Ukraine ngày nay. Bắc Việt đã ngăn chặn hỏa lực vượt trội của Hoa Kỳ bằng những chiến lược được hậu thuẫn bằng viện trợ quân sự lớn của Liên Xô và Trung Hoa. Chúng là một cuốn cẩm nang hướng dẫn cách Ukraine có thể buộc Nga phải đi đến hòa bình trong vòng hai năm. Danylyuk nói trong một luận văn viết cho RUSI,

 

“Ví dụ về Chiến tranh Việt Nam quan trọng phần lớn vì chiến thắng của Ukraine chỉ có thể đạt được nếu quân đội Nga rút khỏi lãnh thổ của nước này. Đó là việc tạo ra những điều kiện mà Nga không thể và không muốn tiếp tục chiến tranh, và do đó buộc phải rời khỏi Ukraine, phải là mục tiêu chiến lược của liên minh ủng hộ Ukraine.”

Oleksandr Danylyuk


Danylyuk cho rằng thất bại của Mỹ ở Việt Nam là do “chiến lược đa chiều kéo dài của Liên Xô, và Bắc Việt đã hoàn toàn phụ thuộc vào sự hậu thuẫn của Liên Xô.” Liên Xô và Trung Hoa đã viện trợ cho Hà Nội rất nhiều vũ khí và những loại viện trợ khác, gồm cả vũ khí phòng không để vô hiệu hóa lợi thế về sức mạnh của không quân của Hoa Kỳ. Liên Xô đã cử 15.000 chuyên gia quân sự như chuyên gia phòng không, trong khi Trung Hoa đã phái 320.000 quân nhân phần lớn giữ nhiệm vụ yểm trợ như hậu cần, để toàn bộ lực lượng chính quy Bắc Việt Nam giữ nhiệm vụ chiến đấu.

Trong khi đó, gánh nặng của nền kinh tế Hoa Kỳ trong chiến tranh ngày trở nên không thể chịu đựng được, vì chính quyền Johnson đã từ chối tăng thuế hoặc cắt giảm những chương trình xã hội, dẫn đến thâm hụt chi tiêu và lạm phát. Những cuộc biểu tình phản chiến — một số do khối Cộng sản kích động và tài trợ — và sự mệt mỏi vì chiến tranh trong quần chúng đã khiến chính quyền Nixon phải rút quân đội Hoa Kỳ vào năm 1973. Vào thời điểm xe tăng Bắc Việt tiến vào Sài Gòn năm 1975, Hoa Kỳ đang choáng váng vì suy thoái kinh tế và giá dầu cao, không còn tinh thần muốn viện trợ cho Nam Việt Nam nữa.

Danylyuk xác nhận rằng tình hình của Ukraine khác với Bắc Việt Nam ở nhiều mặt. “Không cần sự hiện diện của quân đội đồng minh để đẩy lùi sự xâm lăng, không phải là một quốc gia lạc hậu về kỹ thuật và đã chứng minh rằng họ không chỉ có thể sử dụng mà còn có thể sản xuất những loại vũ khí hiện đại nhất.

Tuy nhiên, trớ trêu thay, Danylyuk tin rằng chìa khóa để đánh bại cuộc xâm lược của Nga hiện nay có thể tìm thấy trong chiến lược đa ngạnh của Liên Xô tại Việt Nam.

 

https://i.insider.com/67367530ede4eeae3927ba84?width=800&format=jpeg&auto=webp

Oleksandr Danylyuk cho biết những cách quan trọng để đánh bại cuộc xâm lăng của Nga có thể tìm thấy được trong chiến lược đa ngạnh của Liên Xô tại Việt Nam. Trong ảnh, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lội qua một cánh đồng lúa trong cuộc tấn công vào những vị trí của Việt Cộng năm 1965. Ảnh AP/John T. Wheeler

 

Ngạnh đầu tiên của chiến lược này là “ổn định tiền tuyến và khiến bất kỳ hành động tấn công thành công nào của quân đội Nga đều không thể thực hiện được.” Điều này đòi hỏi phải ngăn chặn những cuộc tấn công bằng bom lượn của Nga đang tàn phá những vị trí tiền tuyến của Ukraine. Thay vì cố gắng ngăn chặn những quả bom, Danylyuk đề nghị phương Tây cung cấp thêm máy bay chiến đấu được trang bị hoả tiễn không đối không tầm xa — đặc biệt là máy bay phản lực Gripen của Thụy Điển với hoả tiễn Meteor — để bắn hạ máy bay Nga trước khi chúng có thể thả bom lượn. Bài báo của ông lưu ý rằng Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam 155 máy bay chiến đấu MiG chỉ trong ba năm.

Hoặc, nếu phương Tây sẵn sàng cung cấp “vài tỷ đô la”, Ukraine có thể sản xuất đủ hoả tiễn đạn đạo tầm xa Neptune để phá hủy những căn cứ không quân và máy bay của Nga từ đó những cuộc ném bom đã được thực hiện. Những vũ khí này cũng sẽ buộc Nga phải đem những hệ thống phòng không, chẳng hạn như hoả tiễn phòng không S-300 và S-400, từ Ukraine về lại Nga. Ngoài ra, Ukraine cũng nên cố gắng giết càng nhiều quân Nga càng tốt để buộc Điện Kremlin phải huy động một cuộc động viên khác có thể sẽ rất làm mất lòng dân. Danylyuk cho biết “Việc hoàn thành nhiệm vụ này phụ thuộc trực tiếp vào khả năng của Ukraine trong việc đạt được sự cân bằng hỏa lực trên mạt trận, điều này đòi hỏi phương Tây phải sản xuất đủ số đạn đại pháo.

Năm 1965, khi những cuộc hành quân lớn của Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu, phần lớn công chúng Mỹ ủng hộ sự can thiệp của Hoa Kỳ. Nhưng cam kết của Hoa Kỳ đã tăng lên 543.000 lính và nhân viên vào năm 1969, cùng với sự phẫn nộ ngày càng tăng đối với lệnh động viện và 58.000 người lính Hoa Kỳ thiệt mạng, đã làm xói mòn sự ủng hộ đó.

Ở mặt trận kinh tế, Danylyuk thúc giục phương Tây phá sản nỗ lực chiến tranh của Nga bằng cách tìm cách hạ giá dầu, nguồn cung cấp phần lớn doanh thu của Nga. Ông chỉ ra sự sụp đổ của Liên Xô, một phần là do giá dầu giảm vào những năm 1980. Điều này đòi hỏi những quốc gia khác phải tăng sản lượng dầu để hạ giá đầu thế giới.

Danylyuk nói, “Cần phải công nhận rằng những nỗ lực áp dụng hạn chế đối với giá dầu của Nga không hiệu quả và nếu không thay thế thị phần của Nga trên thị trường thế giới bằng cách tăng sản lượng ở nơi khác, tình hình sẽ vẫn có lợi cho Moscow.

Thật vậy, Ả Rập Saudi và một số đồng minh OPEC có kế hoạch sản xuất nhiều dầu hơn và sẽ giảm giá.

Về mặt tâm lý, phương Tây nên khai thác tình cảm phản chiến của dân Nga — dù bị chính phủ của Vladimir Putin đàn áp mạnh mẽ, nhưng vẫn âm ỉ. Danylyuk nói,

 

“Giải thích duy nhất cho việc thiếu phong trào phản chiến quần chúng và những cuộc biểu tình cỡ lớn là do không có phe đối lập có tổ chức và phổ biến ở Nga. Trong những điều kiện như vậy, không có giải pháp thay thế nào khác ngoài việc hậu thuẫn về mặt tổ chức và tài chính cho một phong trào như vậy từ bên ngoài.”

 

Kế hoạch của Danylyuk có thể nói là đầy tham vọng. Việc buộc Nga phải đi đến hòa bình trên chiến trường có vẻ không khả thi ít nhất là trong ngắn hạn, vì quân Nga tiến chậm, một cách đau đớn, nhưng không thể không lay chuyển được. Liệu Ả Rập Saudi và những nước sản xuất dầu khác có chọn cách hạ giá dầu trong dài hạn hay không vẫn còn phải chờ xem. Việc trông chờ vào tình cảm phản chiến của công chúng Nga là điều may rủi khi sự đàn áp và tuyên truyền dữ dội của chính phủ Putin vẫn tiếp diễn.

Nhưng Danylyuk cảnh cáo rằng phương án thay thế thậm chí còn tệ hơn. Nếu không có chiến lược buộc Nga chấm dứt chiến tranh, kết quả sẽ là “làm kiệt quệ Ukraine và phương Tây và cho phép Nga thực hiện kế hoạch đa chiều của riêng họ để chấm dứt sự hỗ trợ cho Ukraine, theo đó Kyiv sẽ được thêm vào danh sách những thành phố đã trở thành biểu tượng cho thất bại địa chính trị của phương Tây: Kabul và Sài Gòn.

Tác giả |
Michael Peck là một ngòi bút viết về quốc phòng, tác phẩm của ông đã xuất hiện trên Forbes, Defense News, tạp chí Foreign Policy và những ấn phẩm khác. Ông có bằng Thạc sĩ khoa học chính trị của Đại học Rutgers. Theo dõi ông trên Twitter và LinkedIn.

 

© 2024 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net

________________________

Nguồn: America’s defeat in Vietnam offers a game plan for Ukrainian victory | Michael Peck | Business Insider | November 2024