Friday, July 5, 2024

HỘI CÂY KIỂNG VIỆT NAM USA TRIỂN LÃM, KẾT HỢP TRỒNG TRỌT VÀ NGHỆ THUẬT (Đằng-Giao/Người Việt)

 



Hội Cây Kiểng Việt Nam USA triển lãm, kết hợp trồng trọt và nghệ thuật

Đằng-Giao/Người Việt   

July 2, 2024

 https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/ukraine-tuyen-bo-pha-am-muu-dao-chinh/

 

GARDEN GROVE, California (NV) – Hội Cây Kiểng Việt Nam USA tổ chức cuộc triển lãm cây kiểng và non bộ năm thứ 25 trong hai ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật, 29 và 30 Tháng Sáu, tại chùa Việt Nam, Garden Grove, trong không khí rộn ràng, đầm ấm.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/DP-Bonsai-Chua-VN-1-1536x1152.jpg

Hội Cây Kiểng Việt Nam USA đã triển lãm tại Little Saigon 25 năm qua. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

 

Khách viếng cuộc triển lãm đa số ở độ tuổi trung niên trở lên, có cả người gốc Việt lẫn ngoại quốc và dù lạ hay quen, tất cả cùng thân thiện vì có cùng sở thích.

 

“Cuộc sống hiện tại quá máy móc và xô bồ làm người ta dễ bị căng thẳng, cần phải giải trí nhiều hơn. Với tôi, đi du lịch ngắm phong cảnh thiên nhiên là thoải mái nhất. Nhưng không lẽ tuần nào cũng đi ngắm cây trên núi. Vì vậy, tôi đam mê chơi ‘bonsai’ để được gần gũi với thiên nhiên hằng ngày,” ông Đan Nguyễn, hội trưởng, chia sẻ.

 

Có lẽ đây là quan niệm chung của những người trong hội.

 

“Tôi cũng thấy rằng chơi ‘bonsai’ là cách xả ‘stress’ dễ dàng và ít tốn kém nhất,” ông Phạm Ngọc Lân, hội viên, đồng ý. “Tôi hay sinh hoạt từ thiện và chính trị trong cộng đồng nên thường bị căng thẳng. Nhưng cứ hễ ngắm mấy cây ‘bonsai’ là tôi thấy tinh thần dịu ngay.”

Dĩ nhiên cũng có người đến với cây kiểng vì lý do khác.

 

Bà Nguyễn Thị Tính, ở Westminster, nói: “Tôi tập ‘yoga’ hằng ngày nên không bị ‘stress’ nhưng tôi rất mê những cây kiểng dễ thương này vì cái đẹp dịu dàng của nó, cái đẹp trầm mặc, uy nghi của rừng thẳm âm u.”

 

Bà cười: “Tôi không có ‘green thumb’ nên mua cây nào về cũng được có vài tuần là úa vàng dù có chăm sóc kỹ lưỡng đến đâu đi nữa. Bây giờ tôi không dám mua rồi. Tôi cứ đi những cuộc triển lãm như hôm nay rồi chụp hình về, khi nào thích ngắm thì lấy ra coi.”

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/DP-Bonsai-Chua-VN-2-1536x1152.jpg

“Bonsai” luôn gây hứng thú cho người thưởng lãm. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

 

Có khách ngoại quốc chịu khó lái xe ngắm kiểng.

 

Bà Gladys Harpole, ở Riverside, tấm tắc: “Tôi rất thích mấy cây ‘California Juniper’ ở đây. Đây quả là một cuộc hôn nhân đẹp đôi giữa thiên nhiên và nghệ thuật. Những cây này phải cả ngàn năm tuổi và trải qua bao nhiêu cái nóng gay gắt và dông tố bão bùng ở sa mạc, nay được mấy ông này tìm ra, đem về và dùng kỹ thuật canh nông, trồng tỉa phối hợp với nghệ thuật uốn nắn cây kiểng để có những tuyệt tác này.”

 

Ông Charles Harpole, chồng bà, góp chuyện: “Tôi cũng thích cây ‘California Juniper’ này nhưng nếu ai có cho, tôi cũng không dám nhận. Tôi ví nó như một cô thiếu nữ đẹp và tự biết mình không có điều kiện để giữ cô nên cứ đứng xa mà ngắm là tốt nhất.”

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/DP-Bonsai-Chua-VN-4-1536x1152.jpg

Gốc bông giấy rực cả góc phòng. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

 

Cuộc triển lãm cây kiểng này cũng là dịp để một người gốc Việt xa nhà hồi tưởng lại những chậu cây quý báu của mình trong những ngày còn ở quê nhà.

 

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, ở Anaheim, không hề biết gì về buổi triển lãm này và rất vui được tham dự.

 

Ông mới ở Chicago dọn về California.

 

“Tình cờ tôi lái xe qua đây, thấy treo bảng triển lãm ‘bonsai,’ tôi mừng quá, quay đầu xe vô coi liền,” ông nói.

 

“Loại cây ‘bonsai’ thì mỗi nơi, mỗi khác. Ở Quy Nhơn, Việt Nam, tôi có một vườn cây kiểng. Qua đây mấy năm nay ở Chicago, tôi không quen ai thích chơi kiểng nên chỉ cặm cụi chơi một mình. Bên này có hội thì vui quá. Tôi sẽ ghé nữa,” ông cho hay.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/06/DP-Bonsai-Chua-VN-5-1536x1152.jpg

Ông Thông Phạm nói về cây “California Juniper” già ngàn năm của mình. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

 

Bà Tuyết Phạm, ở Garden Grove, thích cuộc triển lãm mùa Xuân của hội hơn.

 

Bà nói: “Hội này mỗi năm có hai lần triển lãm. Lần này đa số là cây xanh còn lần Tết thì sẽ có nhiều màu sắc hơn như cây hồng có trái và nhiều bông giấy rực rỡ màu. Tôi thích lần triển lãm Tết hơn. Mấy năm nay thì hội làm ở bên trong (thương xá) Phước lộc Thọ.”

 

Mọi thắc mắc xin liên lạc trực tuyến hoicaykiengvietnamusa.com, hay gọi điện thoại Đan Nguyễn (949) 331-4050. [qd]

—–
Liên lạc tác giả: 
ngo.giao@nguoi-viet.com

 

 

 





ĐI THĂM CAPE CANAVERAL, NƠI PHÓNG SPACEX Ở FLORIDA (Trần Nguyên Thắng / Saigon Nhỏ)

 




Đi thăm Cape Canaveral, nơi phóng SpaceX ở Florida

Trần Nguyên Thắng  -  Saigon Nhỏ

1 tháng 7, 2024

 https://saigonnhonews.com/doi-song/di-dong-den-tay/di-tham-cape-canaveral-noi-phong-spacex-o-florida/

 

Cách đây hơn 50 năm, ngày 20 Tháng Bảy, 1969, phi hành gia Neil Armstrong của Hoa Kỳ là người đầu tiên của nhân loại được vinh dự khi ông đặt bước chân đầu tiên đến thăm “ngôi nhà chị Hằng” trên mặt trăng.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/06/Florida-Cape-Canaveral-1024x769.jpg

Phi thuyền Space Shuttle Atlantis trưng bày tại Kennedy Space Center. (Hình: ATNT Tours & Travel)

 

Ông đã nói một câu để đời “That’s one small step for a man, one giant leap for mankind” (tạm dịch: Đây là một bước chân nhỏ bé của một người, nhưng là một bước tiến nhảy vọt vĩ đại của nhân loại).

 

Phi thuyền vũ trụ Apollo 11 đã mang theo ba phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin, Michael Collins được phóng đi từ Trung Tâm Không Gian Kennedy (Kennedy Space Center/ KSC) năm 1969 tại Cape Canaveral, tiểu bang Florida, đã mở ra một trang sử mới cho ngành thám hiểm vũ trụ của Hoa Kỳ.

 

Cape Canaveral Center (tên cũ Kennedy Space Center) nằm trên mũi đất Cape Canaveral thuộc tiểu bang Florida. Nếu bạn có dịp đến Florida vào Tháng Sáu, đây là tháng bắt đầu vào Hè của tiểu bang “Sunshine State.” Thời tiết Tháng Sáu hãy vẫn còn dễ chịu so với Tháng Bảy, Tháng Tám ở đây. Tháng này hoa phượng vĩ đã nở đỏ ở nhiều nơi, dọc theo từ vùng đất này xuống đến thành phố Miami.

 

Phượng nơi đây là loại phượng đỏ chứ không là phượng tím như ở miền Nam California. Ngược lại với phía miền Tây Hoa Kỳ, miền Đông Nam Florida thì không thấy phượng tím mà chỉ thấy loài hoa phượng đỏ, gọi là “đỏ” chứ thực ra màu sắc đúng nhất là màu “đỏ cam,” nhưng nhờ màu đỏ cam mà không gian hoa phượng đỏ ở đây tạo cho du khách một cảm giác lâng lâng rộn ràng vui hơn so với màu hoa phượng tím.

 

Nhưng tôi không chủ ý đến khu vực Cape Canaveral – Fort Lauderdale để ngắm không gian hoa phượng đỏ. Trung Tâm Không Gian Vũ Trụ Cape Canaveral Center mới chính là một yếu tố thôi thúc tâm tư tôi muốn trở lại thăm nơi đây.

 

Ngày xưa nơi đây còn được gọi là Trung Tâm Kennedy Space Center, nơi tập trung tất cả mọi kỹ thuật cao cấp về ngành không gian. Một nhà bảo tàng không gian vũ trụ được thành lập để đón nhận du khách từ khắp nơi trên thế giới đến đây để có dịp nhìn tận mắt sự phát triển vượt bực của ngành vũ trụ không gian NASA của Hoa Kỳ.

 

Ngày ấy, vào năm 1961, nhìn thấy sự thua thiệt và lép vế của ngành không gian vũ trụ của đất nước Hoa Kỳ trước Liên Bang Xô Viết. John F. Kennedy, vị tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, không ngần ngại tuyên bố trước Quốc Hội “ I believe that this nation should commit itself to achieving the goal, before this decade is out, of landing a man on the moon and returning him safely to Earth” (Tôi tin tưởng rằng đất nước chúng ta có đủ khả năng để đưa người lên mặt trăng và trở về trái đất an toàn vào cuối thập kỷ này. Chúng ta có đủ tự tin khắc phục được điều này).

 

Cơ quan NASA đã không phụ lòng ông! Năm 1969, Neil Armstrong là người Hoa Kỳ đầu tiên của nhân loại đặt bước đầu tiên của nhân loại lên mặt trăng. Người thứ hai là Buzz Aldrin, người bạn đồng hành của ông. Chương trình phi vụ vũ trụ của Apollo chấm dứt vào năm 1972. Tính cho đến hết các chương trình Apollo của Hoa Kỳ, có tất cả 12 phi hành gia Hoa Kỳ đã đặt chân đến mặt trăng. Ngoài ra, cho đến tận năm 2019 chưa có thêm bất cứ một người nào khác có dịp đặt chân đến “căn nhà chị Hằng.”

 

Duy nhất chương trình Apollo chỉ có phi vụ Apollo 13 đã gặp trở ngại trên đường bay đến mặt trăng và đã phải quay trở về trái đất an toàn. Còn các phi vụ Apollo 12, 14, 15, 16, 17 đều thành công đáp xuống mặt trăng. Hoa Kỳ đã giành chủ quyền các vùng rộng lớn trên mặt trăng.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/07/GettyImages-1249311447.jpg

Một hỏa tiễn Falcon 9 của SpaceX mang theo 56 vệ tinh Starlink được phóng từ Cape Canaveral, Florida ngày Tháng Ba 2023 (Hình: Paul Hennessy/SOPA Images/LightRocket via Getty Images)

 

Ngoài ra, các phi hành gia cũng đã đem về các mẫu đất đá lấy từ “nhà chị Hằng” về cho nhân loại xem mặt “chị Hằng” còn trẻ hay già. Mỗi tối nhân loại nhìn ngắm “chị Hằng” từ xa 300,000 km và quả thật hình dáng “chị” trông hãy còn rất trẻ nên các nhạc sĩ, thi sĩ, văn sĩ toàn thế giới đầu mê mệt nét đẹp “chị Hằng.” Trong số đó có nhạc sĩ Phạm Duy của Việt Nam, có lẽ ông là một người dám “bất lịch sự” để hỏi tuổi “chị Hằng:”

 

“Trăng bao nhiêu tuổi, trăng già
Mà sao ta ngỡ, ta già như Trăng
Ta già như em. Hỡi em trăng tà
Trăng vẫn thướt tha!”

 

Bây giờ thì Cape Canaveral Space Center có câu trả lời cho nhạc sĩ Phạm Duy về tuổi “chị Hằng.” “Chị” vẫn còn “rất trẻ,” tuổi chị chỉ chừng 3.7 tỷ năm, bằng tuổi của trần gian!

 

Đến Cape Canaveral Space Center, thế nào bạn cũng phải ghé thăm trung tâm bảo tàng Apollo/ Saturn V Center, nơi cho du khách có dịp nhìn lại cuộc hành trình của các con tàu vũ trụ Apollo. Trước đó, du khách có dịp xem lại các cuộc phóng thử nghiệm chương trình như chương trình Mercury rồi đến sự thành công của chương trình Gemini.

 

Cơ quan NASA đã cho nối tiếp với chương trình Apollo mà đỉnh điểm cao nhất là sự đáp xuống mặt trăng và an toàn trở về trái đất của Apollo 11. Người ta đã cho trưng bày phần đầu Command Module (khoang chứa ba phi hành gia trở về trái đất bằng cách đáp xuống biển) của Apollo 14, hỏa tiễn Saturn V loại hỏa tiễn dùng để đẩy phi thuyền Apollo vào quỹ đạo đều được để đây cho du khách xem tận mắt và hiểu sơ qua về con đường bay lên mặt trăng của các con tàu vũ trụ Apollo. Sự thành công của Apollo đã cho Hoa Kỳ cơ hội “cắm cờ nhiều khu vực” trên đó và có “chủ quyền” nhiều vùng đất khác nhau trên mặt trăng.

 

Ngoài ra, đến thăm Cape Canaveral Center du khách còn có cơ hội đến xem những chiếc xe chuyên chở (crawler-transporter) các dàn hỏa tiễn và phi thuyền đến dàn bệ phóng. Có khá nhiều bệ phóng được xây dựng chung quanh khu vực này, nhưng dàn bệ phóng của chương trình Space Shuttle được xem như đồ sộ lớn và đẹp nhất.

 

Tòa nhà lắp ráp các con tàu vũ trụ và hỏa tiễn có tên là Vehicle Assembly Building rất lớn, đứng sừng sững giữa Mũi Cape Canaveral. Du khách có thể ngồi trên xe chụp hình quay phim thoải mái, nhưng xe bus tour không cho phép xuống xe để “đi dạo” vì trong khu vực Mũi Kennedy này có khoảng năm ngàn con cá sấu sống vây quanh. Đây là những “body guard” rất trung thành của Cape Canaveral Center.

 

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/11/GettyImages-1142090017.jpg

Hỏa tiễn SpaceX Falcon Heavy trong lần phóng ngày 11 Tháng Tư 2019 tại Titusville, Florida; mang theo vệ tinh truyền thông của Lockheed Martin (Hình: Joe Raedle/Getty Images)

 

Sau khi thăm Apollo/Saturn V Center, bạn nên vào thăm Atlantis Space Shuttle Building, con tàu vũ trụ Atlantis nguyên thủy nằm đây khoe với bạn nét phong sương vũ trụ mà con tàu đã bay lượn trong suốt 26 năm. NASA đã chi ra hơn $100 triệu để hoàn thành nhà bảo tàng không gian này. Trước cửa là hai hỏa tiễn được nối ghép vào bình nhiên liệu khổng lồ External Tank, hệ thống này có tên “External tank and two solid rocket booster” dùng để đưa con tàu vũ trụ Space Shuttle vào quỹ đạo trái đất. Đây cũng là hình ảnh trở thành quen thuộc cho thế giới mỗi khi xem Hoa Kỳ phóng con tàu vũ trụ Space Shuttle vào không gian.

 

Cơ quan NASA có lẽ cũng chuẩn bị cho các chuyến đổ bộ lên Cung Trăng trong tương lai, nên đã có chương trình không gian vũ trụ tiếp theo là Space Shuttle Program, chương trình của các chuyến tàu vũ trụ bay vào quỹ đạo trái đất, ráp nối các trạm không gian, và các phi hành gia phải sống một thời gian dài trong chân không trước khi bay trở về trái đất. Đã có tất cả 135 phi vụ phi hành vũ trụ như thế để hoàn thành một trạm không gian trên quỹ đạo trái đất. Đây được xem như một trạm chuyển tiếp trước khi tiếp tục cuộc hành trình đến mặt trăng.

 

Riêng con tàu vũ trụ Atlantis, sau 33 chuyến bay vào vũ trụ, Atlantis đã được đem về trưng bày để du khách có thể xem tận mắt kỳ công của nhân loại. Vào trong nhà trưng bày, đứng đối diện với con tàu vũ trụ Atlantis, tôi mới cảm nhận được một tinh thần vĩ đại của các nhà bác học lẫn các nhà phi hành vũ trụ. Họ đã thay mặt cho toàn thể nhân loại gửi “tín hiệu đến các hành tinh ngoài trái đất” về sự thông minh và lòng quả cảm của con người trên hành tinh địa cầu của chúng ta.

 

John F. Kennedy Space Center không những là nơi có tòa nhà khổng lồ ráp nối các con tàu vũ trụ, mà còn là nơi khởi hành các cuộc hành trình đi thám hiểm vũ trụ của Hoa Kỳ. Các Mercury Redstone Rocket, Atlas Rocket, Saturn V Rocket, cũng như loại hỏa tiễn hiện đại nhất thế giới “The external tank with two solid rocket,” các con tàu vũ trụ Apollo Command Module, Space Shuttle đều được phóng đi từ đây.

 

Tất cả kỹ thuật về ráp nối, kỹ thuật phóng các con tàu vũ trụ, kỹ thuật ráp nối trong chân không, kỹ thuật đáp xuống và rời mặt trăng của các phi thuyền nhỏ đều nói lên sự tiến bộ vượt bực về lãnh vực không gian vũ trụ của Hoa Kỳ nói riêng và của nhân loại nói chung.


Con người đang trên đường tìm hiểu nhiều hơn về không gian vô cùng sâu thẳm trong vũ trụ. Kennedy Space Center giúp tôi ngờ ngợ nhìn ra được “cõi vũ trụ” trong tâm tưởng mình. Nhìn quanh để tìm thấy đâu là “mười phương thế giới,” tìm thời gian của sự “vô thủy vô chung” – không bắt đầu và không chấm dứt.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DL-Florida-Cape-Canaveral-5-1536x1176.jpg

Những tọa điểm trên mặt trăng nơi con người đã đặt chân đến. (Hình: ATNT Tours & Travel)

 

Tôi chợt nhớ đến một người ngồi dưới gốc cây pippala chiêm nghiệm và khám phá ra điều đó từ hơn 2,500 năm trước. Ông cũng như Aristotle, Copernicus, Kepler, Newton, Galileo, Einstein và nhiều nhà bác học khác, đã nói về “vũ trụ qua sự thông thái” hay giác ngộ của họ, không ai thực chứng và nghiệm chứng được các điểm khoa học của vũ trụ. Nhưng Kennedy Space Center giúp cho tôi cái nhìn thực tại và hiểu biết thêm về vũ trụ, nhìn rõ hơn về cái vô cùng nhỏ bé và vô thường của một kiếp nhân sinh.

 

Tôi tin rằng những nhà bác học về vũ trụ, các phi hành gia vũ trụ trên toàn thế giới đều có một suy tư vượt qua lằn biên giới quốc gia hạn hẹp để tìm kiếm thêm những điều tốt đẹp bên ngoài hành tinh địa cầu đem về cho con người. Họ đã chấp nhận tất cả rủi ro, kể cả sinh mạng họ, 24 phi hành gia Hoa Kỳ và không biết bao nhiêu phi hành gia Liên Bang Xô Viết đã trở thành những anh hùng vô danh cho nhân loại.

 

Trong các phi vụ Space Shuttle, hai chuyến bay Challenger và Columbia đã gặp “rủi ro” cho phi hành đoàn. Cả thế giới đã chứng kiến sự hy sinh của các phi hành gia trên hai chuyến bay trên. Challenger Space Shuttle đã nổ tung trên bầu trời chỉ sau khi phóng hơn một phút. Còn Columbia trên đường trở về trái đất cũng đã nổ tung khi chuyến bay bay vào bầu khí quyển. Bao nhiêu phi hành gia của Liên Xô (cũ) đã hy sinh mà đến nay vẫn chưa được công bố. Không gian vũ trụ còn rất nhiều “rủi ro” cho những người muốn chinh phục nó.

NASA’s Kennedy Space Center đâu phải chỉ muốn bay lên thăm một mình “chị Hằng,” họ còn toan tính lên thăm cả Mars và Saturn. Đi lên thăm “chị Hằng” chỉ mất có bốn ngày đi và bốn ngày về. Còn đi thăm Mars thì hơi phiền, đi lâu quá phải mất mấy năm trời con tàu vũ trụ mới đến nơi, sau đó còn phải tính đường quay về.

 

Ngày 30 Tháng Năm, 2020, một thế hệ rocket mới ra đời, rocket siêu mạnh Falcon Heavy đã phóng thành công đưa hai phi hành gia của NASA lên trạm không gian ISS để tiếp tục nghiên cứu tham vọng chinh phục Sao Hỏa (Mars) trong tương lai gần của NASA.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/04/DL-Florida-Cape-Canaveral-6-1536x1019.jpg

Con tàu vũ trụ tương lai Dream Chaser. (Hình: ATNT Tours & Travel)

 

Tuy nhiên, chắc cơ quan này cũng cảm thấy đường xa diệu vợi nên họ vẫn đang tiếp tục chương trình dọn nhà lên ở với “chị Hằng” cũng đang có một chương trình xây cất nhà cửa trên đó. Có ai muốn đầu tư không? Riêng tôi, tôi cũng đang toan tính làm tour “Chị Hằng trong tầm tay Bạn” để du khách Việt Nam đi thăm “chị Hằng” một chuyến. Giá cả thì chưa có bảng giá, nhưng xin nói sơ một chút để du khách có chút khái niệm về giá chuyến du lịch vũ trụ. Giá một chuyến bay lên quỹ đạo trái đất chỉ trong vòng nửa tiếng (?) chỉ chừng $250,000 đến $300,000. Du khách cần phải đặt ngay từ bây giờ và tên của bạn cũng mới chỉ được nằm trong “waiting list.” Còn giá chuyến bay lên đến mặt trăng thì chưa có giá chắc chắn trong thời điểm hiện tại. Cần giữ chỗ ngay từ bây giờ và giá thành cuối cùng sẽ được thông báo sau.

 

Nhưng bạn cần để ý một điều, nếu bạn đã 50 tuổi thì lâu lắm là 40 năm nữa, chúng ta không cần đáp phi thuyền vũ trụ để đến mặt trăng làm gì cho tốn kém. Lúc đó, thân thể chúng ta đã biến thành các hạt ánh sáng bay trong cõi vũ trụ mênh mông. Chúng ta chỉ mất có một giây để bay đến gặp mặt “chị Hằng.”

 

Rời Kennedy Space Center trên đường về nhà, tôi gặp lại những hàng cây phượng tím. Tôi ngờ ngợ màu tím của hoa phượng có chút gì thay đổi, không biết màu hoa tím đậm hơn hay nhạt hơn hay tại tâm tôi vẫn còn vương vấn đến các con tàu vũ trụ.

 


 

Các chuyến tour do ATNT Tours tổ chức và hướng dẫn (tour guide nói tiếng Việt và tiếng Anh chuyên nghiệp)

 

=> Có bán vé máy bay về Việt Nam. Xin gọi ngay ATNT Travel để biết thêm thông tin chi tiết về chuyến bay.

 

=> Bus Tour sáng đi chiều về: 1-Santa Barbara – Solvang; 2-La Jolla – San Diego

 

=> ATNT Bus Tours: Las Vegas – Zion Park – Valley Of Fire – Hoover Dam – Premium Outlets (3 ngày 2 đêm)

 

=> Tour Yellowstone National Park & Mt. Rushmore (6 ngày/Air tour), du lịch bằng máy bay cùng ATNT Tours đến Mt. Rushmore & Yellowstone N.P, quý khách sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian: Yellowstone – Mt. Rushmore – Crazy Horse – Devils Tower – Idaho Falls – Great Salt Lake

 

=> Tour Nevada – Utah (5 ngày 4 đêm): Valley Of The Fire – Zion N.P – Bryce Canyon – Delicate Arches N.P – Las Vegas

 

=> Tour National Parks of The Southwest (6 ngày): Salt Lake City – Zion Park – Arches N. P – Bryce Canyon – Antelope – Grand Canyon South Rim – Sedona

 

=> Tour Canada – USA: Niagara Falls – Toronto – Thousand Islands – Ottawa – Montréal – Quebec – Boston – New York

 

=> Tour Niagara Falls – Toronto – Montreal – Quebec – Boston – New York

 

=> Tour Tây Bắc Hoa Kỳ: Sacramento – San Francisco – Lake Tahoe – Portland – Seattle

 

=> Tour Niagara Falls (US side) – Albany – Boston – New York – Philadelphia – Washington DC

 

=> Tour Hawaii (7 ngày): Hai đảo Oahu (Honolulu – Waikiki Beach – Pearl Harbor – Polynesian Cultural Center) và Big Island (Black Sand Beach – Rainbow Falls – Volcano N.P – Akaka Falls – Kalapana Lava Flow Beach)

 

=> Tour Salt Lake City – Arches N.P – Bryce Canyon – Horseshoe Bend – Grand Canyon South Rim – Sedona (6 ngày)

 

=> Tour Tây Âu: Anh – Pháp – Thụy Sĩ – Monaco – Ý

 

=> Tour Tây Nam Âu Châu: Morocco – Tây Ban Nha – Bồ Đào Nha=> Tour Đông Âu (15 ngày): Poland – Hungary – Austria – Czech – Slovakia – Slovenia – Croatia – Germany

 

=> Mysteries of Peru: Lima – Machu Picchu – Cusco – Lake Titicaca

 

=> Tour Turkey – Greece

 

=> Tour Israel – Jordan – Egypt

 

=> Tour Israel – Jordan – Dubai – Abu Dhabi

 

=> Tour South Africa – Zimbabwe Safari

 

=> Tour South America: Brazil – Argentina – Peru

 

=> Tour Chile: Atacama – Santiago – Patagonia

 

=> Tour Fiji Island – New Zealand: Auckland – Bay of Islands

 

=> Tour Australia: Melbourne – Phillip Island – Canberra – Sydney

 

=> Tour Nepal – Bhutan – Dubai – Abu Dhabi

 

=> Tour Nepal – Bhutan – Tibet (optional)

 

=> Tour Nhật Bản – Đài Loan – Nam Hàn: Mùa Xuân – Mùa Thu

 

=> Tour Singapore – Malaysia – Thailand

 

=> Tour Singapore – Malaysia – Indonesia

 

=> Tour Thailand – Lao – Cambodia

 

=> Tour Việt Nam: Những nẻo đường Việt Nam (15 ngày & 23 ngày)

 

 

Nhận làm các dịch vụ:
=> Có bán vé máy bay về Việt Nam, vé máy bay trong nước Hoa Kỳ, và khắp nơi trên thế giới.
=> Visa nhập cảnh Ấn Độ, Việt Nam, Miến Điện, Úc.
=> Renew passport Mỹ khẩn cấp và passport Việt Nam.
=> Xin lại Giấy Quốc Tịch Hoa Kỳ (đã làm mất bản chính).

 

 

Xin liên lạc văn phòng ATNT Tours để biết thêm chi tiết:
9106 Edinger Ave., Fountain Valley, CA 92708
Điện thoại: (714) 841-2868 – (888) 811-8988
Website: 
www.ATNTtour.com
Email: 
info@atnttravel.com

 

*Đón xem trên YouTube: “ATNT Travel & Tours.”

*Đón nghe chương trình Radio VNR 106.3 FM mỗi tối Thứ Bảy từ 10 PM đến 10:30 PM.

*Đón xem chương trình TV “Thế Giới Trong Tầm Tay Bạn” mỗi tuần vào Thứ Sáu, Thứ Bảy, và Chủ Nhật trên đài VBS 57.6.

 

 

 




HAMAS ĐANG GIÀNH CHIẾN THẮNG (Robert A. Pape  -   Foreign Affairs)

 



Hamas đang giành chiến thắng

Robert A. Pape  -   Foreign Affairs 

03/07/2024

https://nghiencuuquocte.org/2024/07/03/hamas-dang-gianh-chien-thang/ 

 

Chín tháng không kích và tác chiến mặt đất tại Gaza, Israel vẫn không đánh bại được Hamas, và cũng chưa tiến gần tới việc tiêu diệt hoàn toàn nhóm khủng bố này. Trái lại, xét theo những tiêu chí quan trọng, Hamas đang mạnh hơn so với thời điểm ngày 7 tháng 10.

Kể từ cuộc tấn công khủng khiếp của Hamas hồi tháng 10 năm ngoái, Israel đã xâm chiếm miền Bắc và miền Nam Gaza với khoảng 40.000 quân, buộc 80% dân số phải di dời, giết chết hơn 37.000 người, thả ít nhất 70.000 tấn bom xuống lãnh thổ này (vượt tổng trọng lượng bom ném xuống London, Dresden và Hamburg trong toàn bộ Thế chiến II), phá hủy hoặc làm hư hại hơn một nửa số tòa nhà ở Gaza, và hạn chế khả năng tiếp cận nước, thực phẩm và điện của Gaza, đẩy toàn bộ dân số đến bờ vực của nạn đói.

 

Mặc dù nhiều nhà quan sát đã nhấn mạnh sự vô đạo đức trong hành vi của Israel, các nhà lãnh đạo Israel vẫn luôn khẳng định rằng mục tiêu đánh bại Hamas và làm suy yếu khả năng phát động các cuộc tấn công mới chống lại thường dân Israel phải được ưu tiên hơn bất kỳ mối quan ngại nào về sinh mạng của người Palestine. Sự trừng phạt đối với người dân Gaza phải được chấp nhận là cần thiết để tiêu diệt sức mạnh của Hamas.

 

Nhưng nhờ cuộc tấn công của Israel, sức mạnh của Hamas thực sự đang tăng lên. Cũng giống như Việt Cộng đã lớn mạnh hơn trong các chiến dịch “tìm và diệt” lớn tàn phá phần lớn miền Nam Việt Nam vào năm 1966 và 1967 khi Mỹ đổ quân vào nước này trong một nỗ lực vô ích cuối cùng nhằm xoay chuyển tình thế chiến tranh theo hướng có lợi cho mình, Hamas vẫn ngoan cường và đã phát triển thành một lực lượng du kích nguy hiểm ở Gaza – với việc nối lại các chiến dịch chết người ở các khu vực phía Bắc được cho là đã bị Israel san bằng chỉ vài tháng trước.

 

Sai lầm trung tâm trong chiến lược của Israel không phải là thất bại về chiến thuật hoặc việc áp đặt các hạn chế đối với lực lượng quân sự – giống như thất bại của chiến lược quân sự của Mỹ ở Việt Nam không liên quan nhiều đến trình độ kỹ thuật của quân đội hoặc các giới hạn chính trị và đạo đức đối với việc sử dụng quyền lực quân sự. Thay vào đó, thất bại lớn nhất là sự hiểu lầm nghiêm trọng về nguồn gốc sức mạnh của Hamas. Tự gây bất lợi lớn cho chính mình, Israel đã không nhận ra rằng sự tàn sát và tàn phá mà họ gây ra ở Gaza chỉ khiến kẻ thù của họ mạnh hơn.

 

 

Tập trung vào số kẻ thù bị chết là sai lầm

 

Trong nhiều tháng, các chính phủ và nhà phân tích đã tập trung vào số lượng chiến binh Hamas bị Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tiêu diệt như thể thống kê này là thước đo quan trọng nhất cho sự thành công của chiến dịch chống lại nhóm này của Israel. Chắc chắn là nhiều chiến binh Hamas đã bị giết. Israel cho biết 14.000 trong số khoảng 30.000 đến 40.000 chiến binh mà Hamas có trước chiến tranh hiện đã chết, trong khi Hamas khẳng định họ chỉ mất 6.000 đến 8.000 chiến binh. Các nguồn tin tình báo Mỹ cho biết số người thiệt mạng thực sự của Hamas là khoảng 10.000 người.

 

Tuy nhiên, việc tập trung vào những con số này khiến việc đánh giá thực sự sức mạnh của Hamas trở nên khó khăn. Bất chấp tổn thất, trên thực tế, Hamas vẫn kiểm soát các vùng rộng lớn ở Gaza, bao gồm cả những khu vực tập trung dân thường. Nhóm này vẫn nhận được sự hỗ trợ to lớn từ người dân Gaza, cho phép các chiến binh chiếm đoạt nguồn cung cấp nhân đạo gần như theo ý muốn và dễ dàng quay trở lại các khu vực trước đây đã bị lực lượng Israel “dọn dẹp”. Theo đánh giá gần đây của Israel, Hamas hiện có nhiều chiến binh hơn ở các khu vực phía bắc Gaza, nơi IDF chiếm giữ vào mùa thu với cái giá là hàng trăm binh sĩ đã thiệt mạng, so với ở Rafah ở phía nam.

 

Hamas hiện đang tiến hành một cuộc chiến tranh du kích, bao gồm các cuộc phục kích và việc sử dụng các loại bom tự chế (thường được làm từ bom đạn chưa nổ hoặc vũ khí IDF bị thu giữ). Cố vấn an ninh quốc gia của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gần đây đã nói rằng các chiến dịch này có thể kéo dài ít nhất đến cuối năm 2024. Hamas vẫn có thể tấn công Israel; họ có khả năng huy động khoảng 15.000 chiến binh – gấp khoảng 10 lần số chiến binh đã thực hiện các cuộc tấn công vào ngày 7 tháng 10. Hơn nữa, hơn 80% mạng lưới đường hầm ngầm của nhóm này vẫn có thể sử dụng để lập kế hoạch, cất giữ vũ khí và trốn tránh sự giám sát, bắt giữ và tấn công của Israel. Hầu hết các lãnh đạo hàng đầu của Hamas ở Gaza vẫn còn nguyên vẹn. Tóm lại, cuộc tấn công nhanh chóng của Israel vào mùa thu đã nhường chỗ cho một cuộc chiến tiêu hao mệt mỏi, khiến Hamas có khả năng tấn công dân thường Israel ngay cả khi IDF tiếp tục chiến dịch ở miền nam Gaza.

 

Những chiến dịch chống du kích thất bại trong quá khứ thường tập trung vào việc đếm số lượng kẻ thù bị tiêu diệt. IDF hiện đang tham gia vào trò chơi đập chuột (whack-a-mole) quen thuộc vốn khiến quân đội Mỹ sa lầy ở Afghanistan trong nhiều năm. Sự chú ý mù quáng vào số lượng thương vong có xu hướng gây nhầm lẫn giữa thành công chiến thuật và chiến lược, đồng thời bỏ qua các thước đo quan trọng cho thấy liệu sức mạnh chiến lược của đối phương có đang tăng lên hay không ngay cả khi tổn thất trước mắt của Hamas đang tăng lên. Đối với một nhóm khủng bố hoặc nổi dậy, nguồn sức mạnh chính không phải là quy mô của thế hệ chiến binh hiện tại mà là tiềm năng thu hút những người ủng hộ từ cộng đồng địa phương trong tương lai.

 

 

Nguồn gốc sức mạnh

 

Sức mạnh của một nhóm chiến binh như Hamas không đến từ các yếu tố vật chất điển hình mà các nhà phân tích thường sử dụng để đánh giá sức mạnh của các quốc gia – bao gồm quy mô nền kinh tế, trình độ công nghệ của quân đội, mức độ hỗ trợ từ bên ngoài và sức mạnh của hệ thống giáo dục. Thay vào đó, nguồn sức mạnh quan trọng nhất của Hamas và các nhóm phi nhà nước khác thường được gọi là “khủng bố” hoặc “nổi dậy” là khả năng tuyển mộ, đặc biệt là khả năng thu hút các thế hệ chiến binh và đặc vụ mới, những người thực hiện các chiến dịch chết người của nhóm và sẵn sàng hy sinh vì lý tưởng. Và khả năng tuyển mộ đó, về cơ bản, bắt nguồn từ một yếu tố duy nhất: quy mô và cường độ ủng hộ mà một nhóm nhận được từ cộng đồng xung quanh.

 

Sự ủng hộ của cộng đồng cho phép một nhóm khủng bố bổ sung lực lượng, có được tài nguyên, tránh bị phát hiện và nhìn chung có nhiều khả năng tiếp cận các nguồn lực con người và vật chất cần thiết để huy động và duy trì các chiến dịch bạo lực chết người. Hầu hết những kẻ khủng bố, bao gồm cả các nhóm Hồi giáo ở Trung Đông, đều là những tình nguyện viên tự nguyện, thường là do tức giận vì mất người thân hoặc bạn bè, hoặc nói chung là phẫn nộ trước việc một nhà nước mạnh sử dụng vũ lực quân sự nặng nề. Những người này thường tìm tới những nhà tuyển mộ mà danh tính của họ hoàn toàn có thể dễ dàng bị tiết lộ cho lực lượng an ninh nếu không có sự sẵn lòng bảo vệ của các thành viên cộng đồng. Các nhóm khủng bố có xu hướng chiến đấu bằng vũ khí được chế tạo lại từ vật liệu dân sự hoặc thu giữ từ lực lượng an ninh nhà nước, thường là với thông tin tình báo và hỗ trợ từ các thành viên của cộng đồng địa phương.

 

Quan trọng nhất, sự ủng hộ của cộng đồng là cần thiết để nuôi dưỡng tâm thức sùng bái tử vì đạo. Mọi người ít có khả năng tình nguyện tiến hanh các nhiệm vụ có mức độ nguy hiểm cao nếu sự hy sinh của họ không được chú ý. Một cộng đồng vinh danh những chiến binh chết trận của một nhóm khủng bố sẽ giúp duy trì sự sinh tồn của nhóm đó; sự tử vì đạo hợp pháp hóa các hành động khủng bố và khuyến khích sự gia nhập của các tân binh. Những kẻ khủng bố sẽ hành động theo cách họ thấy phù hợp, nhưng chính cộng đồng xung quanh cuối cùng mới quyết định xem sự hy sinh của một cá nhân có được coi trọng hay không, hay liệu nó có được xem rộng rãi là phi lý, tội phạm và đáng bị khinh miệt hay không.

 

Không có gì ngạc nhiên khi các nhóm khủng bố thường cố gắng hết sức để lấy lòng cộng đồng địa phương. Bằng cách gắn kết vào các tổ chức xã hội, như trường học, trường đại học, tổ chức từ thiện và các hội đoàn tôn giáo, các nhóm khủng bố trở thành một phần của kết cấu cộng đồng, có khả năng giành được nhiều tân binh và sự ủng hộ của những người không tham gia chiến đấu.

 

Nhiều ví dụ thể hiện rõ những động lực này. Hezbollah phát triển mạnh mẽ với sự ủng hộ ngày càng tăng của người Hồi giáo dòng Shiite trong thời gian Israel chiếm đóng miền nam Lebanon từ năm 1982 đến 1999, phát triển từ một nhóm khủng bố bí mật nhỏ thành một đảng chính trị chính thống với một cánh vũ trang khoảng 40.000 chiến binh ngày nay. Sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng đã thúc đẩy các chiến dịch khủng bố kéo dài của nhóm Những con hổ Tamil (Tamil Tigers) ở Sri Lanka, Con đường Tỏa sáng (Shining Path) ở Peru, Đảng Công nhân Kurdistan ở Thổ Nhĩ Kỳ, Taliban ở Afghanistan, và cái gọi là Nhà nước Hồi giáo (ISIS) và al Qaeda ở nhiều quốc gia khác.

 

Mất đi sự ủng hộ của cộng đồng có thể là thảm họa đối với các nhóm khủng bố. Sau cuộc chiếm đóng Iraq của Mỹ vào năm 2003, số lượng chiến binh trong cuộc nổi dậy của người Sunni đã tăng từ 5.000 vào mùa xuân năm 2004 lên 20.000 vào mùa thu năm 2004 và lên 30.000 vào tháng 2 năm 2007, theo ước tính của Mỹ. Mỹ càng giết nhiều người, cuộc nổi dậy càng phát triển nhanh hơn. Thật vậy, cuộc nổi dậy không sụp đổ cho đến khi Mỹ chuyển sang một cách tiếp cận mới, đưa ra các ưu đãi chính trị và kinh tế để khuyến khích các bộ lạc Sunni chống lại những kẻ khủng bố. Sự thay đổi đó cuối cùng đã làm suy yếu cuộc nổi dậy, vì việc mất đi sự ủng hộ của cộng đồng địa phương đã dẫn đến sự đào ngũ hàng loạt, thông tin tình báo hiệu quả và sự trỗi dậy của các lực lượng đối lập Sunni được gọi là Anbar Awakening. Đến năm 2009, cuộc nổi dậy hầu như đã sụp đổ vì một lý do chính: việc mất đi sự ủng hộ của cộng đồng khiến những kẻ khủng bố không thể bổ sung lực lượng của mình.

 

 

Thuyết phục nhân tâm

 

Những động lực này giúp giải thích cho sức mạnh bền bỉ của Hamas trong cuộc chiến với Israel. Để đánh giá sức mạnh thực sự của Hamas, các nhà phân tích nên xem xét các khía cạnh khác nhau từ sự ủng hộ của người Palestine đối với nhóm này. Những điều này bao gồm mức độ phổ biến của nhóm so với các đối thủ chính trị, mức độ mà người Palestine coi bạo lực của Hamas đối với thường dân Israel là có thể chấp nhận được và bao nhiêu người Palestine đã mất người thân trong cuộc xâm lược Gaza đang diễn ra của Israel. Những yếu tố này, hơn cả những yếu tố vật chất, là thước đo tốt nhất về sức mạnh của Hamas để họ có thể tiến hành một chiến dịch khủng bố kéo dài trong tương lai.

 

Các cuộc khảo sát về quan điểm của người Palestine có thể giúp đánh giá mức độ ủng hộ của cộng đồng đối với Hamas. Để giải quyết những thách thức trong việc khảo sát dân số ở Gaza kể từ ngày 7 tháng 10, Trung tâm Nghiên cứu Khảo sát và Chính sách Palestine (PSR), một tổ chức khảo sát được thành lập năm 1993 sau hiệp định Oslo và có hợp tác với các tổ chức của Israel, đã tiến hành các cuộc phỏng vấn những người vô gia cư trong các khu trú ẩn tạm thời và đã có gần gấp đôi số lượng người đã được phỏng vấn so với thông thường do sự phân bổ dân số không chắc chắn và liên tục thay đổi trên vùng lãnh thổ.

 

Năm cuộc khảo sát của PSR từ tháng 6 năm 2023 đến cuộc khảo sát gần đây nhất, hoàn thành vào tháng 6 năm 2024, cho thấy một phát hiện đáng chú ý: trên hầu hết mọi thước đo, Hamas ngày nay nhận được nhiều sự ủng hộ của người Palestine hơn so với trước ngày 7 tháng 10.

 

Sự ủng hộ chính trị dành cho Hamas đã tăng lên, đặc biệt là so với các đối thủ cạnh tranh. Ví dụ, mặc dù Hamas và đối thủ chính của họ, Fatah, nhận được mức ủng hộ gần như tương đương vào tháng 6 năm 2023, nhưng đến tháng 6 năm 2024, số người Palestine ủng hộ Hamas đã tăng gấp đôi (40% so với 20% của Fatah).

 

Việc Israel ném bom và xâm lược Gaza đã không làm giảm sự ủng hộ của người Palestine đối với các cuộc tấn công chống lại thường dân Israel bên trong Israel cũng như không hề làm suy giảm sự ủng hộ rõ rệt đối với chính cuộc tấn công ngày 7 tháng 10. Vào tháng 3 năm 2024, 73% người Palestine tin rằng Hamas đã đúng khi phát động cuộc tấn công ngày 7 tháng 10. Những con số này cực kỳ cao, không chỉ sau khi các cuộc tấn công thúc đẩy chiến dịch tàn bạo của Israel mà còn vì thực tế là con số thấp hơn, 53%, người Palestine ủng hộ các cuộc tấn công vũ trang vào dân thường Israel vào tháng 9 năm 2023.

 

Hamas đang tận hưởng khoảnh khắc “tập hợp quanh ngọn cờ lý tưởng”, giúp giải thích tại sao người dân Gaza không cung cấp thêm thông tin tình báo cho lực lượng Israel về nơi ở của các thủ lĩnh Hamas và các con tin Israel. Sự ủng hộ dành cho các cuộc tấn công vũ trang chống lại thường dân Israel dường như đã tăng lên, đặc biệt là trong số những người Palestine ở Bờ Tây, hiện ngang bằng với mức độ ủng hộ cao liên tục đối với các cuộc tấn công này ở Gaza, cho thấy Hamas đã đạt được nhiều lợi ích trên toàn xã hội Palestine kể từ ngày 10 tháng 7.

 

Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy chiến dịch quân sự của Israel đã ảnh hưởng đến người Palestine như thế nào. Tính đến tháng 3 năm 2024, sức nặng tới từ cái giá mà cuộc chiến gây ra đối với người dân Palestine là rất cao. 60% người Palestine ở Gaza cho biết có một thành viên trong gia đình thiệt mạng trong cuộc chiến hiện tại, trong khi hơn 3/4 cho biết có một thành viên trong gia đình bị giết hoặc bị thương, cả hai con số đều cao hơn đáng kể so với tháng 12 năm 2023. Hình phạt này không có tác dụng răn đe đáng kể đối với những người Palestine ở Gaza. Người Palestine, không giảm bớt sự ủng hộ của họ đối với các cuộc tấn công vũ trang chống lại thường dân Israel và sự ủng hộ của họ đối với Hamas.

 

Trước ngày 7 tháng 10, Hamas đã ổn định như một lực lượng chính trị và đang có dấu hiệu suy tàn. Nhóm này lo ngại rằng lý tưởng của họ – và nói rộng hơn là hoàn cảnh khó khăn của người Palestine – đang bị gạt ra ngoài lề bởi Hiệp định Abraham, những thỏa thuận nhằm tìm cách bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các nước Ả Rập. Trước cuộc tấn công trắng trợn vào Israel vào ngày 7 tháng 10, Hamas đã tính đến một tương lai mà mình bị đẩy ra ngoài rìa, khi người Palestine ngày càng có ít lý do để ủng hộ nhóm này.

 

Sau ngày 7 tháng 10, sự ủng hộ của người Palestine dành cho Hamas đã tăng lên, gây bất lợi cho an ninh của Israel. Đúng vậy, Israel đã giết chết hàng nghìn chiến binh Hamas ở Gaza. Nhưng những tổn thất này đối với thế hệ chiến binh hiện tại đã được bù đắp bằng sự gia tăng ủng hộ Hamas và do đó khả năng tuyển dụng thế hệ tiếp theo của nhóm này đã trở nên tốt hơn. Trong khi chờ đợi, cho đến khi những tân binh xuất hiện, tất cả các dấu hiệu đều cho thấy các chiến binh hiện tại của Hamas có thể đang háo hức hơn bao giờ hết để tiến hành một cuộc chiến tranh du kích kéo dài chống lại bất kỳ mục tiêu Israel nào mà họ có thể tấn công.

 

 

Sức mạnh của thông điệp

 

Hình phạt khủng khiếp mà Israel tung ra ở Gaza chắc chắn đang khiến nhiều người Palestine cảm thấy thù hận hơn nữa đối với nhà nước Do Thái. Nhưng tại sao Hamas lại được hưởng lợi từ phản ứng này? Suy cho cùng, cuộc tấn công của nhóm này vào Israel là nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến đã san bằng những vùng đất rộng lớn ở Gaza và giết chết rất nhiều người.

 

Câu trả lời phần lớn nằm ở chiến dịch tuyên truyền phức tạp của Hamas, trong đó nhóm này xây dựng cách giải thích có lợi về các sự kiện và thêu dệt nên những câu chuyện giúp nhóm giành được nhiều người ủng hộ hơn. Dẫn lại quan điểm của nhà phân tâm học người Mỹ Edward Bernays, tuyên truyền không hoạt động bằng cách tạo ra và gieo rắc nỗi sợ hãi và phẫn nộ mà bằng cách chuyển hướng những cảm xúc này sang các mục tiêu cụ thể. Những nỗ lực của Hamas là một ví dụ điển hình cho chiến thuật này. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, nhóm này đã phổ biến một lượng lớn tài liệu, chủ yếu là trực tuyến, nhằm tập hợp người dân Palestine xung quanh sự lãnh đạo của họ và việc theo đuổi chiến thắng trước Israel.

 

Nhóm Phân tích Tuyên truyền Ả Rập—một nhóm gồm các nhà ngôn ngữ học Ả Rập chuyên thu thập và phân tích tuyên truyền quân sự bằng tiếng Ả Rập—tại Dự án An ninh và Đe dọa của Đại học Chicago đã kiểm tra các hình thức tuyên truyền bằng tiếng Ả Rập do Hamas và cánh quân sự của nó, Lữ đoàn Qassam, và được phát tán trên kênh Telegram chính thức của lữ đoàn sau ngày 7 tháng 10. Kênh Telegram này, có hơn 500.000 người đăng ký, đã phát hành các tin nhắn, hình ảnh, video và các nội dung tuyên truyền khác hầu như hàng ngày kể từ vụ tấn công ngày 7 tháng 10. Một báo cáo của Mohamed Elgohari, trưởng nhóm nghiên cứu này, đã phân tích hơn 500 đoạn tuyên truyền từ ngày 7 tháng 10 năm 2023 đến ngày 27 tháng 5 năm 2024. Không rõ có bao nhiêu người Palestine tiêu thụ các tài liệu trực tuyến này, nhưng Gaza và Bờ Tây có truy cập Internet hàng ngày, mặc dù không liên tục. Nội dung kỹ thuật số của Hamas tương tự như các nỗ lực tuyên truyền analog của tổ chức này ở các mạng lưới cộng đồng địa phương.

 

Nội dung tập trung vào ba chủ đề: người dân Palestine không có lựa chọn nào khác ngoài việc chiến đấu vì Israel nhất quyết thực hiện những hành động tàn bạo không thể diễn tả được đối với tất cả người Palestine ngay cả khi họ không tham gia vào các chiến dịch quân sự; dưới sự lãnh đạo của Hamas, người Palestine có thể đánh bại Israel trên chiến trường; và những chiến binh chết trong trận chiến sẽ được vinh danh và đạt được vinh quang. Hamas đã đăng một số lượng lớn video, tuyên bố và tài liệu khác để chứng minh rằng cuộc tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 là một phản ứng cần thiết và chính đáng đối với sự chiếm đóng, hành động tàn bạo và gây hấn của Israel đối với người dân Palestine, bao gồm cả các cuộc xâm nhập thường xuyên vào nhà thờ Hồi giáo al Aqsa linh thiêng ở Jerusalem bởi lực lượng an ninh Israel và các nhà hoạt động và người định cư Israel.

 

Hãy xem xét một tuyên bố của Hamas ban đầu được đăng vào ngày 22 tháng 1 và được lan truyền rộng rãi ngay cả trên các phương tiện truyền thông Israel. Tuyên bố sâu rộng này giải thích sâu sắc các lý do biện minh của nhóm khi tấn công Israel, tập trung vào những gì nhóm này mô tả là những bất mãn lâu năm về hành động của chính phủ và những người định cư Israel, bao gồm cả việc Israel xâm nhập vào Nhà thờ Hồi giáo al Aqsa ở Jerusalem và những hạn chế áp đặt lên những tín đồ Palestine ở đó; việc tiếp tục mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây; sự đối xử được cho là khủng khiếp đối với những người Palestine bị giam giữ ở Israel; và cuộc bao vây và phong tỏa của Israel đối với Gaza cũng như việc áp đặt các chính sách giống như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Bờ Tây. Tuyên bố này chỉ là một trong hàng chục bài đăng có quan điểm tương tự.

 

Nhiều video, hình ảnh và áp phích nhấn mạnh sức mạnh quân sự của Hamas, thể hiện các cuộc tấn công thành công vào các mục tiêu của Israel, đặc biệt là xe bọc thép và xe tăng. Những bài đăng này nhằm mục đích thể hiện sức mạnh và tính hiệu quả của Hamas, cho thấy nhóm này có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho đối thủ vượt trội về công nghệ. Trong chiến dịch tuyên truyền này, các chiến binh xuất hiện với trang bị chiến đấu và đồng phục tác chiến đầy đủ, được trang bị mũ bảo hiểm, kính bảo hộ và vũ khí tiên tiến, làm nổi bật khả năng sẵn sàng tác chiến của họ. Các biểu tượng tôn giáo, chẳng hạn như các câu kinh Koran, cũng có xuất hiện một cách dày đặc, thể hiện rằng cuộc đấu tranh của Hamas là một cuộc chiến mang yếu tố tâm linh. Tuyên truyền giúp thăng cấp những chiến binh đã ngã xuống trở thành những liệt sĩ, những người đã chết khi chiến đấu với Israel để phục vụ cho một mục đích cao cả và một lý tưởng được thánh thần bảo hộ. Việc tôn vinh sự tử đạo của họ đã truyền cảm hứng cho những tân binh tiềm năng.

 

Chiến dịch tuyên truyền của Hamas kể từ ngày 7 tháng 10 hoàn toàn phù hợp với kết quả tìm thấy trong cuộc khảo sát của PSR về thái độ của người Palestine. Sự phù hợp chặt chẽ giữa nội dung tuyên truyền của Hamas và sự ủng hộ ngày càng tăng dành cho Hamas nói riêng và cho cuộc đấu tranh vũ trang chống lại Israel nói chung trong các cuộc khảo sát của PSR cho thấy rằng Hamas đang kích thích sự ủng hộ đó hoặc chiến dịch tuyên truyền của Hamas phản ánh những lý do chính cho sự ủng hộ đó. Dù thế nào đi nữa, Hamas đang lợi dụng cuộc chiến để phát triển mạnh mẽ hơn thông qua mối liên kết ngày càng rộng giữa cộng đồng bản địa và nhóm chiến binh.

 

 

Thực tế khốc liệt

 

Sau chín tháng chiến tranh khốc liệt, đã đến lúc nhận ra một thực tế rõ ràng: không có giải pháp quân sự nào để đánh bại Hamas. Nhóm này được đại diện không phải chỉ bằng tổng số lượng chiến binh mà nhóm sở hữu ở thời điểm hiện tại. Nó còn hơn cả một ý tưởng gợi nhiều liên tưởng. Hamas là một phong trào chính trị và xã hội với cốt lõi là bạo lực và nó sẽ không sớm biến mất.

 

Chiến lược dựa vào tiến hành các chiến dịch quân sự mạnh mẽ hiện nay của Israel có thể tiêu diệt một số chiến binh Hamas, nhưng chiến lược này chỉ củng cố mối liên kết giữa Hamas và cộng đồng địa phương. Trong 9 tháng, Israel đã theo đuổi các chiến dịch quân sự gần như không bị cản trở ở Gaza mà không có nhiều tiến triển rõ ràng đối với bất kỳ mục tiêu nào của mình. Hamas không bị đánh bại cũng như không đứng trên bờ vực thất bại, lý tưởng của tổ chức ngày càng phổ biến hơn và sức hấp dẫn của nó mạnh mẽ hơn trước ngày 7 tháng 10. Trong trường hợp không có kế hoạch cho tương lai của Gaza và người dân Palestine vốn có thể được người Palestine chấp nhận, những kẻ khủng bố sẽ tiếp tục quay trở lại với số lượng lớn hơn.

 

Nhưng các nhà lãnh đạo Israel dường như không còn sẵn sàng nghĩ đến một kế hoạch chính trị khả thi như vậy so với trước ngày 7 tháng 10. Thảm kịch tiếp tục diễn ra ở Gaza vẫn chưa có hồi kết. Chiến tranh sẽ tiếp tục kéo dài, nhiều người Palestine sẽ chết và mối đe dọa đối với Israel sẽ chỉ gia tăng.

 

------------

Rober A. Pape là giáo sư khoa học chính trị và giám đốc dự án Chicago về Anh ninh và Các mối đe dọa tại Đại học Chicago.

 

Nguồn: Robert A. Pape, “Hamas Is Winning”, Foreign Affairs, 21/06/2024

 

 





HIỆP ƯỚC PUTIN - KIM LÀ CƠ HỘI CHO PHƯƠNG TÂY (Ana Palacio / Project Syndicate)

 



Hiệp ước Putin-Kim là cơ hội cho Phương Tây

Ana Palacio 

Hồ Hải dịch 

Posted on 03/07/2024 by Boxit VN

https://boxitvn.online/?p=89407#more-89407

 

[Với] Hiệp ước quốc phòng Nga – Triều, không còn nghi ngờ gì về quyết tâm của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc lật đổ trật tự quốc tế hiện có. Nhưng thỏa thuận này cũng có thể làm căng thẳng mối quan hệ của Điện Kremlin với Trung Quốc, có khả năng làm gián đoạn các nỗ lực nhằm làm suy yếu sự thống nhất của phương Tây của Trung – Nga.

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=339874399160535&set=a.126115163869794

Kim Jong Un và Vladimir Putin

 

Madrid – Tháng Sáu là một tháng bận rộn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao Nga, ông đã vạch ra các điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine và đề xuất thiết lập một hệ thống an ninh quốc tế thay thế với sự cộng tác của Trung Quốc.

 

Một tuần sau, trong chuyến thăm Bình Nhưỡng kéo dài hai ngày, ông đã ký hiệp ước phòng thủ chiến lược với nhà độc tài Triều Tiên Kim Jong-un. Nga và Triều Tiên cam kết cung cấp cho nhau sự hỗ trợ quân sự ngay lập tức trong trường hợp xảy ra chiến tranh, không còn nghi ngờ gì nữa về quyết tâm của Điện Kremlin nhằm phá hoại trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu bằng cách hình thành liên minh với các chính quyền trên thế giới.

 

Trong bài phát biểu kéo dài một giờ vào ngày 14/6, ngay trước Hội nghị thượng đỉnh hòa bình do Ukraine dẫn đầu ở Thụy Sĩ, Putin đã đề cập đến nhiều chủ đề. Ông bắt đầu với cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, thảo luận về sự xuất hiện “không thể tránh khỏi” của một trật tự thế giới đa cực mới và đề cập đến những nỗ lực của phương Tây nhằm “kiềm chế sự phát triển của Nam bán cầu”, lưu ý đến vai trò chủ tịch của Nga trong nhóm BRICS+. (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, cũng như Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất).

 

Ngoài những bất bình thường thấy, Putin còn nêu ra các điều kiện của Nga để có được hòa bình ở Ukraine, yêu cầu các lực lượng Ukraine rút khỏi 4 khu vực bị Nga sáp nhập vào năm 2022. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhanh chóng bác bỏ những điều khoản này, tương tự như phản ứng với tối hậu thư do Putin đưa ra ngay từ đầu cuộc xâm lược. Lời từ chối của Zelensky được lặp lại bởi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, người nhấn mạnh rằng chính Nga phải rút khỏi lãnh thổ Ukraine. Ngay cả các nhà bình luận nổi tiếng của Nga cũng thừa nhận những yêu cầu của Putin là phi thực tế, coi chúng như một nỗ lực nhằm gây áp lực lên phương Tây hơn là một nỗ lực thực sự nhằm đạt được hòa bình.

 

Putin cũng khẳng định một lần nữa rằng Nga đang có chiến tranh không chỉ với Ukraine –quốc gia được nước này coi là ủy nhiệm – mà còn với phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Dự đoán sự sụp đổ sắp xảy ra của “toàn bộ hệ thống an ninh Châu Âu – Đại Tây Dương” và lên án các chiến lược của phương Tây nhằm đảm bảo khả năng phòng thủ của Châu Âu, Putin đã vạch ra kế hoạch gồm 5 bước nhằm thiết lập một hệ thống đảm bảo an ninh tập thể song phương và đa phương của Á-Âu.

 

Putin lập luận rằng khuôn khổ này sẽ bổ sung cho các sáng kiến ​​an ninh toàn cầu của Trung Quốc, đánh dấu một giai đoạn khác trong quan hệ đối tác “không giới hạn” của Nga với Trung Quốc. Nhấn mạnh rằng liên minh an ninh mới sẽ mở cửa cho các thành viên NATO, ông Putin kêu gọi các nước châu Âu xem xét lại sự hiện diện quân sự của “các cường quốc bên ngoài ở khu vực Á-Âu” – một sự đi chệch khỏi các nguyên tắc của NATO.

 

Mặc dù những lập luận này không phải là mới, nhưng việc nhấn mạnh vào các nước phía Nam bán cầu, đặc biệt là Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, vẫn nổi bật. Giống như các nhà mị dân và độc tài khác, Putin nhấn mạnh tầm quan trọng của BRICS+ như một đối trọng địa chính trị đối với quyền lực phương Tây và bày tỏ sự ủng hộ đối với nỗ lực phát triển hệ thống thanh toán độc lập cho các nước thành viên, không chịu sự kiểm soát của phương Tây. Đây là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Nga nhằm làm suy yếu cấu trúc tài chính toàn cầu hiện có, từ đó giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế do Mỹ dẫn đầu.

 

Thời điểm Putin phát biểu không phải ngẫu nhiên. Nó phản ánh nỗ lực không ngừng của Điện Kremlin nhằm định hình các cuộc tranh luận chính sách quan trọng ở phương Tây và gây ảnh hưởng đến các chiến dịch bầu cử ở các quốc gia như Pháp, nơi cuộc mít tinh toàn quốc cực hữu của Marine Le Pen có thể làm suy yếu các nỗ lực của châu Âu trong việc vạch ra một chiến lược chặt chẽ cho Nga.

 

Một phần đáng kể trong bài phát biểu của Putin được dành cho Liên minh châu Âu, nơi mà từ lâu ông coi là phụ thuộc vào Mỹ. Trong một nỗ lực rõ ràng nhằm vực dậy những chia rẽ cũ, ông đã đề cập đến “các chính trị gia thực sự có quy mô châu Âu và toàn cầu”, những người là “những người yêu nước đối với đất nước và dân tộc của họ” và những người, giống như cố Tổng thống Pháp Charles de Gaulle, hiểu rằng sự thịnh vượng của châu Âu phụ thuộc vào duy trì quan hệ hữu nghị với Nga.

 

Tất nhiên, Putin đã bỏ qua việc đề cập đến những nỗ lực của chính mình nhằm làm suy yếu trật tự toàn cầu hiện có. Cùng với Trung Quốc, Nga từ lâu đã đóng vai trò là kẻ phá hoại trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Nhưng những hành động gần đây của Nga – chẳng hạn như sử dụng quyền phủ quyết để chấm dứt sứ mệnh nhân đạo tới các khu vực do phiến quân kiểm soát ở Syria và đóng cửa một nhóm chuyên gia giám sát việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên – đã khiến các nhà ngoại giao quốc tế cảnh báo.

Các điều khoản của hiệp ước an ninh với ông Kim phản ánh hiệp ước năm 1961 giữa Liên Xô và Triều Tiên và thể hiện sự leo thang đáng kể, ngay cả theo tiêu chuẩn của Putin. Ngoài sự ủng hộ của Triều Tiên đối với cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Putin, thỏa thuận này còn báo hiệu sự ủng hộ ngày càng tăng của Nga đối với tham vọng hạt nhân của ông Kim, gây bất lợi cho các nước láng giềng của Triều Tiên, bao gồm cả Trung Quốc.

 

Đáp lại, Hàn Quốc đã triệu tập đại sứ Nga và tuyên bố sẽ xem xét việc gửi vũ khí tới Ukraine. Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên, đã tìm cách tránh xa liên minh lừa đảo này. Nhưng những tiến bộ của Nga cuối cùng có thể làm xói mòn ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên và làm leo thang căng thẳng với phương Tây, do đó gây nguy hiểm cho tham vọng địa chính trị lâu dài của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cho rằng Putin khó có thể từ bỏ nỗ lực làm xói mòn sự đoàn kết của phương Tây và làm suy yếu trật tự quốc tế hiện tại, phương Tây nên tập trung khai thác bất kỳ rạn nứt tiềm tàng nào, ngay cả những rạn nứt nhỏ, giữa Nga và Trung Quốc. Về vấn đề này, liên minh giữa Putin với Kim mang đến cơ hội lý tưởng để làm suy yếu quan hệ đối tác Trung-Nga.

A.P.

 

Ana Palacio là cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha và nguyên Phó chủ tịch cấp cao kiêm Tổng cố vấn của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là giảng viên thỉnh giảng tại Georgetown University.

 

Bản quyền của Project Syndicate tháng 6 năm 2024.

 

Nguồn bản dịch: FB Hải Hồ