Sunday, November 26, 2017

SINH VIÊN VIỆT NAM NGHĨ GÌ KHI ĐI DU HỌC ? (Matthew D Edward)


Matthew D Edward
DCVOnline dịch
Posted on November 25, 2017 by editor Posted in Giáo Dục — 0 Comments

Cô Nguyễn “Rosie” Nhung, 28 tuổi, một giảng viên chính sách công tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, nói “Phần lớn trong số 100 đại học hàng đầu trên thế giớ là đại học ở Hoa Kỳ. Lấy dược tiến sĩ ở một đại học Hoa Kỳ đưa sự nghiệp của tôi tiến xa hơn.”

Nguyễn “Rosie” Nhung, người vừa mới bắt đầu học gạo để thi tuyển vào bậc hậu đại học (Graduate Record Exam, GRE) với một giảng viên đồng nghiệp, đã có bằng thạc sĩ về chính sách công từ Đại học Bristol ở Anh và đã dạy tài chính công cho giới chức chính phủ Việt Nam hơn một năm qua.

Tuy nhiên, gần đây của chính phủ khẳng định đòi tất cả các giảng viên phải có bằng tiến sĩ đưa đến kết quả là Nguyễn “Rosie” Nhung bị cắt giờ giảng dạy một cách giảm nghiêm, và nay cô ấy đang muốn học lấy tiến sĩ ở nước ngoài.

Nguyễn “Rosie” Nhung nghiên cứu về cách các quốc gia chuyển đổi sang nền dân chủ, coi Hoa Kỳ như một môi trường lý tưởng để theo đuổi chuyên môn của mình, và hạng các trường đại học, cũng như chương trình tiến sĩ và các cơ hội tài trợ là các nhân tố chính.
Sinh viên nói chung và các tổ chức giáo dục đồng tình với cô Nguyễn “Rosie” Nhung. Mặc dù có những tu từ khoa trương trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và sự thất bại của những sắc lệnh của chính phủ trong thời gian đầu, cha mẹ sinh viên Việt Nam đã quay lại chú trọng đến phẩm chất và giá trị, điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ vẫn là điểm đến hàng đầu cho sinh viên Việt Nam.

Tuy nhiên, giới quan sát trong lãnh vực giáo dục cũng cảnh cáo rằng các sinh viên ở vùng quê và những sinh viên con nhà giầu mới cũng quan tâm đến phí tổn – một yếu tố mà Hoa Kỳ có thể thua cuộc đối với các đối thủ cạnh tranh như Canada, Úc hay Anh và các trung tâm giáo dục khu vực như Singapore hoặc ngay cả ở những thị trường mới nổi cho sinh viên Việt Nam như nước Đức.

Những người ưa hàng hiệu
Việt Nam là một thị trường đầy hứa hẹn cho các đại lý giáo dục và các trường đại học nước ngoài muốn tuyển sinh viên bản địa. Theo Viện Thống kê của UNESCO, Việt Nam đã gới 53.546 sinh viên đại học ra nước ngoài vào năm 2015. Và số liệu từ công ty tin tức thị trường toàn cầu, StudentMarketing, cho thấy có thêm 5.257 học sinh du học lớp 12 ở nước ngoài.

Tuy nhiên, bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã đưa ra những số liệu rất khác, nói rằng có hơn 100.000 sinh viên ở nước ngoài – số liệu công bố năm ngoái của Bộ Giáo dục và Đào tạo là số liệu cho năm 2013, trong đó Bộ đưa ra số lượng là 125.000.

Mặc dù có nhiều dữ liệu khác nhau, nhưng khuynh hướng này đang tăng lên. Theo Viện Giáo dục Quốc tế của Hoa Kỳ (IIE), năm 2015/2016 là năm thứ 16 số sinh viên Việt Nam sang du học ở Hoa Kỳ liên tiếp tăng lên.

Và, theo UNESCO, hai điểm đến hàng đầu của sinh viên Việt Nam là Mỹ, nơi có hơn 16.000 người theo học bậc đại học vào năm 2015 (Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho con số này là 18.722), và tại Úc, có nhiều hơn 12,000 sinh viên Việt Nam được ghi danh theo học trường cao đẳng hoặc đại học.

Pháp đứng thứ 3 (khoảng 5.500 người), tiếp theo là Anh và Nhật, trong đó có 4.000 và 5.000 sinh viên Việt Nam.

Hà Nội. Nguồn ảnh: Roger Harris

Nhóm tư vấn Boston, trong một báo cáo năm 2013, liệt kê Việt Nam là nước có “tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á”. Báo cáo nàymô tả lớp nhà giầu mới phân tán khắp mọi miền ở Việt Nam, chứ không chỉ quy tụ tại các trung tâm đô thị như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, và Văn phòng Đối ngoại và Khối thịnh vượng chung Anh quốc cũng chia sẻ quan điểm này.

Bản tường trình của FCO về môi trường kinh doanh của Việt Nam nói, “Các thị trấn ở Việt Nam bây giờ đã đầy những người mua sắm hiểu biết về hàng hiệu thúc đẩy bới những kỹ thuật tiếp thị tinh vi.” Chính nhận thức về thương hiệu này đã thúc đẩy cha mẹ sinh viên suy nghĩ đến việc cho con đi học ở nước ngoài.

Kenneth Cooper, Chủ tịch công ty Access American Education Vietnam, LLC, nói: “Cả nước, không ai không nhận thức được những điểm yếu trong hệ thống giáo dục ở đây [Việt Nam].”
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, chính phủ Việt Nam đã đặt ưu tiên cho vấn đề nâng cao phẩm chất giáo dục trong nước, tuy nhiên số lượng giảng viên đại học đủ năng lực đã không theo kịp tốc độ gia tăng của sĩ số sinh viên ghi danh.

Ông Lê Đình Hiếu, Tổng giám đốc của Học viện G.A.P., một công ty tư vấn du học, nói sự hiểu biết kỹ thuật cũng đã đưa sinh viên nông thôn vào cuộc,

“Học sinh ở nông thôn bây giờ có thể tiếp cận được nhiều thông tin … Và chuẩn bị cho kỳ thi SAT, SAT II, ​​[và] cách viết tiểu luận xin học cũng như học sinh ở các khu đô thị, và chuyện của họ thậm chí còn hấp dẫn hơn đối với giới xét đơn xin học ở những đại hộc của Mỹ.”

Tuy không có con số chính thức nào, ông Lê Đình Hiếu nói, nhưng Học viện G.A.P. tin rằng hơn một nửa số cha mẹ gửi con đi học ở nước ngoài là các doanh nhân ngành dịch vụ. Ông Lê Đình Hiếu nói, 30% khác là nhân viên quản lý tại các công ty đa quốc gia và phần còn lại là các nhân viên chính phủ; tuy nhiên ông cũng nói rằng đây là số liệu dựa trên kinh nghiệm của Học viện G.A.P..

“Đã có một cộng đồng người Việt lớn mạnh ở Mỹ”

Trưởng hợp của cô Nguyễn“Rosie” Nhung phù hợp với tần lớp đó; cha cô làm việc trong ngành công nghiệp dầu khí, và mẹ cô là nhân viên kế toán của chính phủ. Bố mẹ cô đã trả tốn phí cho cô học thạc sĩ, nhưng cô dự định sẽ xin việc phụ giảng dạy để tài trợ cho học trình tiến sĩ của mình.

Tu từ, chuyển hướng nhận thức

Ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11, các sinh viên quốc tế hiện tại và tương lai trên toàn thế giới đã sử dụng những mạng truyền thông xã hội để giải toả sự thất vọng của họ trước chiến thắng vào giờ chót của Trump.

Tại Việt Nam, số người đi tìm các chương trình du học tại Hoa Kỳ trên Hotcourses – một trang để sinh viên tìm trường học ở nước ngoài – đã giảm 7,3% trong bốn tháng trước và ngay sau cuộc bầu cử. Trong khi đó, số lượng tìm kiếm các chương trình đi học tại Anh và Úc vẫn ổn định.

Tuy nhiên, những lo lắng này có thể chỉ là hiện tượng nhất thời ở Việt Nam. Nhiều người cho rằng cha mẹ sinh viên ít quan tâm đến chính trị. Cooper của AAE nói rằng một số tổ chức của Canada đang cố gắng “lợi dụng” những tuyên bố lung tung của Trump để làm giảm nhiệt tình muốn sang Mỹ du học, nhưng cho đến nay, cha mẹ sinh viên dường như không bị ảnh hưởng.

CEO của Học viện G.A.P nói, “Ngày nay, người Việt Nam đi khắp nơi.”

CEO của Học viện G.A.P nói,

“Ngày nay, người Việt Nam đi khắp nơi. Các vấn đề chính trị không phải là yếu tố ảnh hưởng hàng đầu đối với người Việt Nam; yếu tố tài chính mới quan trọng.”

Ông Lê Đình Hiếu nói thêm rằng đi học gần với một cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài cũng rất quan trọng đối với cha mẹ sinh viên. Ông nói tiếp,

“Đã có một cộng đồng người Việt lớn mạnh ở Hoa Kỳ. Nhiều bậc cha mẹ muốn con cái của họ ở gần một số người thân hoặc bạn bè của họ.”

Tuy nhiên, nghiên cứu của IDP đã cho thấy rằng nhận thức của người Việt Nam về nước Mỹ là một “môi trường an toàn” đã giảm đi trong những năm gần đây. Trong khi đó sự hiểu biết rằng các trường đại học ở Canada có chương trình giáo dục phẩm chất cao đã có tiến bộ.

Varaporn Dhamcharee, giám đốc của IDP khu vực Đông Nam Á nói, tuy nhiên, các quy định về chiếu khán nhập cảnh của Canada và Úc được coi là “ít ân cần hơn”. Ông hy vọng, hoàn cảnh hiện nay có thể làm một số thay đổi suy nghĩ.

Ông Bùi Xuân Tùng, giáo sư chương trình MBA Executive tại Đại học Hawaii Shidler College ở Honolulu, cho biết sinh viên Việt Nam có khả năng (nói) tiếng Anh tốt – nhưng khả năng viết là ngoại lệ – và thường cần sự giúp đỡ thêm để hiểu được tầm quan trọng của việc trích dẫn chính xác vì hệ thống giáo dục của Việt Nam khăng khăng đòi hỏi lặp lại nguyên văn những dữ kiện [đã được nhồi nhét].

Ông Bùi Xuân Tùng nói, “Nhưng họ cũng không tệ hơn các bạn học ở các nước châu Á khác.” Tài chính vẫn là vấn đề then chốt đối với người dân vùng quê.”

Cooper nói, “Năm gia đình sẽ hỗ trợ một đứa trẻ. Ở Việt Nam “có nhiều tiền hơn” hơn số liệu thống kê chính thức có thể cho thấy vì các đại gia đình sẽ tập hợp nguồn lực. Cooper đánh giá thấp việc coi phí tổn là một rào cản và nhấn mạnh đến sáng kiến ​​mới của Hoa Kỳ ghi tên vào học ở các trường cao đẳng cộng đồng, từ đó họ sẽ chuyển sang các trường đại học bốn năm.

Tuy nhiên, ông nói rằng hầu hết các gia đình Việt Nam không muốn trả học phí quá 20.000 USD mỗi năm. Lê Đình Hiếu lưu ý rằng một nửa số khách hàng của ông có học bổng và những nguồn tài trợ khác có giá trị trung bình 40% tổng chi phí cho việc học của họ.

Số lượng khách hàng (sinh viên) tìm các chương trình du học tại Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore, và những nơi khác đã tăng lên trong những năm gần đây, theo ông Lê Đình Hiếu, khuynh hướng này sẽ tiếp tục cho đến khi Việt Nam có một đại học nội địa nổi bật trong khu vực. Ông cho rằng đại học Fullbright với sự hậu thuẫn của Mỹ và Việt Nam có thể giữ được vai trò này. Ông Lê Xuân Tùng nói.

“Lý do căn bản rất đơn giản – 5% dân giàu nhất nước vẫn chọn Mỹ, Anh, Úc, Canada, nhưng làn sóng du học sinh mới thực sự xuất phát từ tầng lớp trung bình cao hoặc tầng lớp có thu nhập trung bình, và họ nhạy cảm với vấn đề giá cả. Năm năm trước, sinh viên Việt Nam hiếm khi chọn Đức, Ý, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Hoà Lan, Na Uy, Cyprus, v.v.. Ngày nay, sinh viên Việt Nam đi học ở khắp nơi.”

Bài viết này đăng lần đầu ở Tạp chí PIE, ra 4 số mỗi năm.

© 2017 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net



Nguồn: What do Vietnamese think about their choices when it comes to study abroad?. Matthew D Edward. The PIE Review, Nov 24, 2017.

Matthew D Edward | Tác giả là một nhà báo và nhà giáo người Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ông là một giảng viên thỉnh giảng về báo chí và cũng dạy tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ tư.









No comments:

Post a Comment