26/11/2017
Hai ngày vừa qua, cộng đồng mạng, đặc biệt trên
facebook đã dậy sóng vì một bài viết của ông PGS-TS Bùi Hiền trong cuốn sách mới
xuất bản, tựa đề Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội Nhập Và Phát Triển (Tập 1). Nhiều tờ
báo trong nước như Thanh Niên, Dân Trí, Tuổi Trẻ…đều lên tiếng về bài viết này.
Bài “ Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả
Bùi Hiền nói trên với đề xuất thay đổi một số mẫu tự khi viết, dựa theo cách
phát âm trong tiếng Việt như : – Záo Zục (giáo dục), N` à nướk (nhà nước), qười
zân tộk (người dân tộc), Qôn qữ (ngôn ngữ), wủ tướq (thủ tướng)..đã gây rất nhiều
tranh cãi. Hầu hết độc giả đều không chấp nhận đề án mang tính cách mạng chữ viết
theo sự “ nghiên cứu” của tiến sĩ Bùi Hiền. Hai chữ nghiên cứu được người viết
mở, đóng ngoặc kép vì không hiểu đây có thật sự là môt công trình nghiên cứu
nghiêm túc, có tính hàn lâm hay chỉ là cơn bốc đồng của một người muốn nổi tiếng,
chơi bạo, lấy tiếng…ngu và điên.
Đang tò mò tìm kiếm bài viết của ông Bùi Hiền xem
ngang dọc ra sao thì có người nhấn chuông. Mở cửa, vừa vui vừa ngạc nhiên,
khách là ông thầy Ng. dạy Việt văn ở trung học, sống cùng thành phố. Mời thầy
vào phòng khách, trong lúc tôi pha cà phê, thầy nhin quanh, thấy laptop đang chạy,
thầy Ng hỏi:
“– Em đang làm việc hả?”
-Dạ không! Em đang coi thiên hạ ném đá một ông
PGS-TS về ngôn ngữ học đưa ra dự án thay đổi cách viết tiếng Vịệt và định viết
một bài về chuyện đó. Thầy biết chuyện đó không?
“-Thầy có nghe nói, chuyện ông PGS- TS Bùi Hiền
phải không?”
-Dạ! Thầy nghĩ sao?
Thầy Ng. không trả lời ngay. Chờ tôi mang cà phê ra,
bỏ hai cục đường nhỏ vào trong tách, vừa khuấy nhẹ tách cà phê cho tan đường,
thầy hỏi:
“-Em định viết gì về việc đó?”
-Em định phân tích bài viết của ông Bùi Hiền.
“-Em ở tù cải tạo 3 năm, sống thêm 3 năm với cộng
sản rồi mới ra đi. Coi như 6 năm sống với cộng sản, dường như em vẫn chưa học
được nhiều kinh nghiệm xương máu về họ. Thầy có đọc một số bài viết của em trên
báo mạng Đàn Chim Việt, báo Tiếng Dân, trước đây là trang Anh Ba Sàm…thầy thấy
đa số các bài viết của em dường như chỉ chạy theo sự kiện, phê phán, chỉ trích
chế độ CS, ít khi đưa ra được phương thức, kế hoạch hành động nào để thúc đẩy sự
đấu tranh của người dân trong nước. Trước đây em có những bài viết khá, đưa ra
được những chiến thuật, chiến lược hoạt động, nên tiếp tục viết theo hướng đó”
Lời nhận xét của thầy Ng khiến tôi ngỡ ngàng. Hứng
thú viết phân tích bài của ông Bùi Hiền tan biến, tôi im lặng nhìn thầy. Thầy
Ng nhìn tôi độ lượng:
“-Em phí nhiều thời gian vào những chuyện không
đáng để mình bận tâm. Điều cần thiết là xây dựng ý thức, hướng dẫn họ nên đấu
tranh ra sao, làm cách nào để liên kết sức mạnh, đạt được hiệu quả... “
Nhấp một ngụm cà phê, thầy Ng tiếp:
“-Nội dung đề xuất của Bùi Hiền không quan trọng,
chẳng có gì đáng bàn. Cho dù đó có là một công trình nghiên cứu mang tính hàn
lâm đi chăng nữa cũng khó lòng áp dụng trong điều kiện xã hội VN hiện nay.”
“Điểm cần phải nói là dân trên mạng xã hội, dân
trong nước, báo chí… ồn ào phê phán, đả kích đề xuất của Bùi Hiền mà quên đi những
thực tế đang diễn ra từng ngày, từng giờ cần phải, không những chỉ lên án, chỉ
trích mà còn phải có hành động tức khắc, như việc bộ Tài Nguyên và Môi Trường
cho phép Công ty Gang Thép Hưng Nghiệp xả thải quá mức quy định. Một
việc khác cũng không kém phần quan trọng là phiên tòa phúc thẩm xử Mẹ Nấm Nguyễn
Ngọc Như Quỳnh vào ngày 30.11.2017 sắp tới đây.”
“Em hãy đi hết một vòng bạn bè trên Facebook rồi
đếm xem có bao nhiêu stt nói về phiên tòa phúc thẩm xử Mẹ Nấm Như Quỳnh vào
ngày 30.11.2017, bao nhiêu người đưa tin hay viết ý kiến về việc bộ TN&MT
cho phép Formosa xả thải vượt tiêu chuẩn? Cái nguy hiểm, gian manh của truyền
thông cộng sản là khi có một biến cố quan trọng cần phải đánh lạc hướng dư luận,
họ sẽ tung ra một hai sự kiện giật gân cho những người đang bực tức, căm phẫn
chế độ có nơi xả áp lực.”
“Khoan bàn đến nội dung đúng hay sai, hữu ích hay
không từ cái đề xuât thay đổi cách viết trong tiếng Việt. Khi mọi người xúm
xít, ồn ào, mê mãi, chúi đầu, chúi mũi vào bình luận, phê phán, khen, chê, ủng
hộ, chống đối…đề xuất đó, chế độ cộng sản VN đã thành công trong việc di chuyển
áp lực trong vụ xả thải vượt tiêu chuẩn của Formosa, vụ xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc
Như Quỳnh sang một hướng khác. Thầy gọi đó là mắc bẫy định hướng dư luận”
“Nó đánh đúng vào tâm lý xốc nổi của đám đông, do
áp lực bị chèn ép, ức hiếp trong đời sống, không dám vùng lên phản đối chế độ,
có một nơi dễ dàng trút sự giận dữ bằng cách chửi rủa những người không đồng
quan điểm với mình. Chính thái độ đó của nhiều người sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự
khách quan trong phán đoán, tôn trọng sự khác biệt nhận thức, suy nghĩ của người
khác. Thế thì đấu tranh cho tự do, dân chủ để làm gì khi mà sự một khác biệt, một
ý kiến thay đổi hiện trạng, dù hay hoặc dở đã bị bóp chết ngay từ đầu?
Tôi ngồi yên lặng, không uống nổi một hớp cà phê. Những
lời của thầy Ng xoáy mạnh vào đầu. Quả thât không có lời cảnh tỉnh của thầy,
suýt chút nữa tôi cũng đã chạy theo đám đông, viết bài phân tích đề xuất của
PGS-TS Bùi Hiền mà quên đi những chuyện khác. Thấy tôi ngồi yên không nói gì,
thầy Ng tiếp:
–“Cộng sản nó ngu, nó ít học, nhưng ít ra nó còn
biết rút kinh nghiệm. Còn người dân Việt, nhất là anh em, tạm gọi là thành phần
cấp tiến, thì đến cái đầu sợi dây kinh nghiệm nằm ở đâu còn không biết nên sau
nhiều vụ việc vẫn chẳng rút được chút kinh nghiệm nào. Vẫn để bản thân bị dẫn dắt
vào những điều vớ vẩn mà cứ nghĩ mình thông tuệ. Và đó chính là nỗi đau, nỗi mất
mát, là điều càn phải sửa, phải bàn chứ không phải là việc tìm coi một đề xuất
ngu ngốc nó ngu chỗ nào.”
Nói xong, thầy Ng cầm tách cà phê uống cạn, đứng
lên:
-”Thôi! Thầy về! Em hãy suy nghĩ lại xem thầy nói có
đúng không? Nếu thấy sai, em cứ qua gặp thầy. Lúc nào thầy cũng sẵn sàng nghe lời
phản biện của em.
Thạch
Đạt Lang
No comments:
Post a Comment