31/03/2017
Nga đã tiến hành một
một chiến dịch chưa từng có và hết sức thành công nhằm gây ảnh hưởng tới dư luận
ở Mỹ trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm ngoái, theo các chuyên gia
khai chứng trước Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Năm, 30/3/2017.
Clint Watts (phải),
nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, điều trần trước
Ủy ban Tình báo Thượng viện trong Điện Capitol ở Washington, ngày 30 tháng 3,
2017, về những hoạt động tình báo của Nga.
"Nga hy vọng
giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Lạnh thứ hai thông qua sức mạnh chính
trị thay vì vũ lực," chuyên gia an ninh mạng Clinton Watts của Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại nói. Ông
Watts mô tả chi tiết việc Nga sử dụng các cuộc tấn công trên mạng Nga và một
chiến dịch thông tin sai lạc nhằm khiến cử tri Mỹ ngộ nhận và đẩy người Mỹ vào
thế chống lại nhau.
Lời
khai chứng này xác nhận những gì mà các nhà lập pháp của cả hai đảng đã nói suốt
nhiều tháng.
"Tổng thống Nga
Vladimir Putin đã chỉ thị tiến hành một chiến dịch có chủ ý, được hoạch định một
cách cẩn thận để làm suy yếu cuộc bầu cử của chúng ta," Thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mark Warner của bang Virginia
nói.
Trước
cuộc điều trần công khai, ông Putin đã lên tiếng đả kích những cáo buộc Nga can
dự vào cuộc bầu cử ở Mỹ là "những hành động khiêu khích và lời nói dối
trá." Khi được hỏi trên một chương trình truyền hình liệu Moscow có tìm
cách ảnh hưởng đến kết quả bầu cử tổng thống Mỹ hay không, ông Putin nói,
"Nhìn môi tôi này: không."
Các
nhân chứng trước Ủy ban Tình báo Thượng viện mô tả những bằng chứng đồ sộ và
không thể chối cãi được.
"Chúng tôi đã có
10 năm theo dõi," Kevin Mandia,
Giám đốc điều hành của công ty an ninh mạng FireEye ở Mỹ, nói. "Cho rằng Nga không dính dáng là điều
hoàn toàn viển vông."
Thượng
nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio của
bang Florida chia sẻ trải nghiệm từ nỗ lực tranh cử bất thành của ông hồi năm
ngoái.
"Các cựu thành
viên của ban vận động tranh cử tổng thống của tôi, những người có quyền tiếp cận
thông tin nội bộ của chiến dịch tranh cử tổng thống của tôi, đã bị nhắm mục
tiêu bởi những địa chỉ IP với địa điểm không rõ là ở đâu tại Nga. "Nỗ lực
này đã không thành công."
Ông Watts nói rằng Nga đã được tiếp tay
bởi nhiều bản tin của các cơ quan truyền thông Mỹ về những tài liệu bị tin tặc
Nga xâm nhập và tung lên những trang như WikiLeaks,
cũng như những lần mà ban vận động tranh cử của ông Trump lặp lại thông tin sai
lệch mà Moscow phát tán về đối thủ của ông, Hillary Clinton. Ông nói thêm rằng
Nga một ngày nào đó có thể dùng sức mạnh thông tin của mình để quay sang chống
ông Trump.
Đây
là phiên điều trần đầu tiên trong nhiều phiên điều trần mà ủy ban dự kiến sẽ tổ
chức trong những tháng tới - một số phiên mở cửa cho công chúng tham dự, nhưng
nhiều phiên diễn ra sau cánh cửa đóng kín. Chủ
tịch ủy ban Richard Burr, một thành viên Đảng Cộng hòa đến từ bang North
Carolina, đã nhiều lần tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc truy tìm sự thật một cách
vô tư và thấu đáo, và ông khẩn cầu các thành viên khác của ủy ban tránh đưa ra
những phát biểu mang tính đảng phái.
Ông
Trump vẫn nhất quyết phủ nhận bất kỳ mối liên hệ nào với Nga trong suốt hoặc
sau chiến dịch tranh cử. Ông đặt nghi vấn về kết luận của giới tình báo Mỹ về sự
can thiệp của Nga và cáo buộc giới truyền thông tiến hành một chiến dịch bôi nhọ
ông. Mặc dù vậy, Tòa Bạch Ốc thừa nhận cuộc điều tra cần phải tiếp diễn.
------------------------
Thùy Dương – RFI
Đăng
ngày 30-03-2017
Chủ tịch Uỷ Ban Tình
Báo của Thượng Viện Mỹ hôm nay 30/03/2017 chính thức mở cuộc điều tra về sự can
thiệp của Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua theo hướng có
lợi cho ứng viên Donald Trump.
Thượng
nghị sĩ Richard Burr, chủ tịch Ủy Ban Tình Báo của Thượng Viện Mỹ hôm qua phát
biểu trong cuộc họp báo là mục đích của phiên điều trần hôm nay là cung cấp
thông tin cho công chúng, không chỉ ở Mỹ mà ở khắp nơi trên thế giới biết về những
gì Nga đã làm.
Theo
thượng nghị sĩ Burr, ủy ban điều tra của Thượng Viện có trách nhiệm cho tất cả
mọi người biết thông tin vì các nước hiện đang phải đối đầu với nạn vu khống ứng
viên tổng thống, và nước Mỹ nên cảnh báo các nước sắp có bầu cử về khả năng và
ý đồ của Nga.
AFP
cho biết cũng trong cuộc họp báo này, thượng nghĩ sĩ Burr khẳng định là
Matxcơva cũng can thiệp vào chiến dịch tranh cử tổng thống ở Pháp.
Ứng
viên tổng thống cực hữu Marine Le Pen của Pháp hôm thứ Sáu tuần trước đã được tổng
thống Nga Vladimir Putin đón tiếp tại điện Kremlin. Tuy nhiên, chủ nhân điện
Kremlin khẳng định Matxcơva không can thiệp vào bầu cử tổng thống Pháp.
VOA Tiếng Việt
31/03/2017
Chính quyền Trump từ
chối bình luận về một bài báo cho biết hai quan chức Nhà Trắng được nói là đã
cung cấp cho người dẫn đầu cuộc điều tra của Quốc hội những thông tin tình báo
cho thấy các thành viên của nhóm chuyển tiếp quyền hành của ông Trump đã lọt
vào tầm ngắm của hoạt động do thám nước ngoài do các cơ quan tình báo của Mỹ thực
hiện.
Báo The New York Times loan
tin các "quan chức" Nhà Trắng này là Ezra Cohen-Watnick, một giám đốc cao cấp của Hội đồng An ninh Quốc
gia, và Michael Ellis, một luật sư tại
Văn phòng Luật sư Nhà Trắng.
Khi
được hỏi về bài báo này tại cuộc họp báo thường ngày hôm thứ Năm, phát ngôn
viên của Tổng thống Sean Spicer nói với các phóng viên: "Chúng tôi sẽ
không bắt đầu bằng việc bình luận về các nguồn tin ẩn danh nhất thời."
Chủ tịch Ủy ban Tình
báo Hạ viện, Dân biểu Devin Nunes, đã gặp gỡ một nguồn tin trong khuôn viên
Nhà Trắng trước khi tiết lộ những báo cáo tình báo vào tuần trước cho biết rằng
đội ngũ chuyển tiếp của Donald Trump đã lọt vào tầm ngắm của hoạt động do thám,
theo phát ngôn viên Jack Langer. Ông Langer hôm thứ Hai nói rằng ông Nunes muốn
"ở gần một vị trí an toàn nơi mà ông ấy có thể xem thông tin do nguồn này
cung cấp."
Trước
đó, ông Nunes không cho biết ông đã gặp nguồn tin của mình ở đâu, và vẫn chưa
tiết lộ danh tính của nguồn tin này.
Ông Nunes đã nói chuyện với các phóng
viên và Tổng thống về tài liệu này vào tuần trước mà không báo cho 21 thành
viên khác của Ủy ban Tình báo Hạ viện biết, khiến các thành viên Đảng Dân chủ
trong ủy ban nổi giận và đặt nghi vấn về uy tín của ông Nunes. Ông Nunes sau đó
xin lỗi ủy ban vì đã không báo cho họ biết về thông tin này.
Bài
báo, cho thấy các quan chức Nhà Trắng đã giúp sức trong việc tiết lộ những báo
cáo tình báo, có thể sẽ khơi lên thêm nhiều chỉ trích nói rằng ông Nunes, từng
là quan chức trong ban vận động tranh cử của ông Trump, quá nhiệt tình giúp đỡ
chính quyền Trump hơn là tiến hành một cuộc điều tra độc lập, khách quan.
No comments:
Post a Comment