Đăng
ngày 25-11-2016
.
Ông Mạnh Hồng Vĩ, tân
giám đốc Interpol. REUTERS/Stringer
.
Ngày 10/11/2016,
Interpol đã bầu ông Mạnh Hồng Vĩ (Meng Hongwei), thứ trưởng Công An Trung Quốc,
làm giám đốc tổ chức cảnh sát có 190 nước thành viên, thay thế bà Mireille
Ballestrazzi, giám đốc cảnh sát tư pháp của Pháp.
Cuộc
bầu cử diễn ra khá âm thầm tại đại hội đồng lần thứ 85 ở Bali (Indonesia), đúng
một ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, với hai ứng viên, ông Mạnh Hồng Vĩ với
123 phiếu đã thắng đối thủ duy nhất, một người Namibia chỉ nhận được 28 phiếu,
để đảm trách nhiệm kỳ 4 năm.
Theo
nhật báo Libération (16/11/2016), ngoài quốc tịch của tân giám đốc Interpol, lý
lịch nghề nghiệp của Mạnh Hồng Vĩ, cũng khiến giới quan sát lo ngại, trong khi
Trung Quốc vẫn thụt lùi trong vấn đề tôn trọng nhân quyền.
Interpol
làm nhiệm vụ gì?
Tên
gọi chính thức của Interpol là Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, có trụ sở tại
thành phố Lyon, Pháp. Interpol là tổ chức liên chính phủ lớn thứ hai trên thế
giới, sau Liên Hiệp Quốc.
Được
thành lập năm 1923 tại Vienna, tổ chức cảnh sát này từng nằm trong quyền kiểm
soát của Đức quốc xã và được cải tổ lại sau Thế Chiến II. Các nước thành viên
đóng góp để Interpol hoạt động. Tuy nhiên, tổ chức không hành động như một lực
lượng cảnh sát mà chỉ làm nhiệm vụ lưu trữ, phân tích, điều phối thông tin được
cảnh sát các nước thành viên cung cấp về các nghi phạm hay đối tượng bị tình
nghi hoạt động khủng bố.
Theo
yêu cầu của các nước, Interpol công bố các “lệnh truy nã đỏ”, nhưng không phải
là lệnh bắt quốc tế. Đây là cách để Interpol thông báo một lệnh bắt đã được một
cơ quan tư pháp của nước thành viên liên quan (đôi khi cũng là của một tòa án
quốc tế) phát đi.
Mạnh
Hồng Vĩ là ai?
Theo
Libération, tân giám đốc Interpol có lý lịch khá đặc biệt. Ông Mạnh Hồng Vỹ, 63
tuổi, là thứ trưởng phụ trách an ninh Trung Quốc. Bộ của ông vẫn bắt giữ, thẩm
vấn, bỏ tù các nhà đối lập chính trị, nhà bảo vệ môi trường, luật sư bảo vệ
nhân quyền… mà theo khẳng định của bà Maya Wang, thuộc tổ chức Human Rights
Watch, họ “có các bằng chứng về tình trạng lạm dụng của bộ Công An, ví
dụ tra tấn, giam giữ bữa bãi và trấn áp các nhà bảo vệ nhân quyền”.
Trong
quá khứ, ông Mạnh Hồng Vỹ từng đứng đầu lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân Dân, một
đơn vị bán quân sự từng xuất hiện trong các đợt trấn áp các cuộc biểu tình, kể
cả ở Tây Tạng hay Tân Cương.
Một
mối bận tâm khác là ngoài việc giữ chức thứ trưởng Công An, ông Mạnh Hồng Vỹ
còn là một nhân vật quan trọng trong đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tờ New York
Times từng lưu ý năm 2014 rằng, trong một bài diễn văn trước các sĩ quan cảnh
sát, ông Mạnh đã truyền đạt mệnh mệnh cho họ là phải đưa“chính sách, tổ chức
của đảng và ý thức hệ lên hàng đầu”.
Ông
Bequelin Bequelin, giám đốc Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) tại khu vực
Đông Á, nhận định: “Ông Mạnh cũng là phó chủ tịch Uỷ ban tổ chức của Đảng,
nằm ngay trong bộ máy an ninh đất nước. Đây là một bộ phận quan trọng, phụ
trách bổ nhiệm nhân sự dựa trên cơ sở chính trị, chứ không phải trên tiêu chí
chuyên ngành cảnh sát. Nói một cách khác, người ta đang đưa đảng Cộng Sản Trung
Quốc vào Interpol”.
Trung
Quốc sử dụng Interpol như nào?
Trên
website của Interpol, có 160 người bị Trung Quốc truy bắt vì “gian lận”,
đó là chưa kể đến các “lệnh truy nã đỏ” không được công bố rộng
rãi. Chỉ riêng năm 2015, Bắc Kinh đã phát 100 “lệnh truy nã đỏ”. Một
trong số khía cạnh của chiến dịch bài trừ tham nhũng do chủ tịch Tập Cận Bình điều
hành từ bốn năm nay, là chiến dịch Skynet với mục tiêu hồi hương các nghi phạm
tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài. Theo Tân Hoa Xã, 409 nghi phạm trốn ở nước
ngoài đã được đưa về Trung Quốc vào tháng 09/2016.
Thế
nhưng, chiến dịch chống tham nhũng này bị nghi ngờ nhằm loại bỏ các nhà đối lập
chính trị, trong khi Interpol không có đủ phương tiện để kiểm trả hết các dấu
hiệu nhận dạng mà họ nhận được. Tổ chức cảnh sát quốc tế nhắc lại là “các
hành động được lực lượng cảnh sát nước thành viên thông qua trong nội bộ không
bị quy chế của tổ chức chi phối”.
Libération
nêu một trường hợp có thể sẽ bị Bắc Kinh lạm dụng Interpol để phục vụ lợi ích
riêng, đó là trường hợp của Dolkun Isa. Nhà đấu tranh ôn hòa người Duy Ngô Nhĩ
bảo vệ quyền lợi của tộc người thiểu số Trung Quốc theo Hồi Giáo, hiện đang tị
nạn chính trị và được nhập quốc tịch Đức, thường xuyên được mời đi diễn thuyết
về nhân quyền trên khắp thế giới. Thế nhưng, vào tháng 06/2016, ông bị Ấn Độ từ
chối cấp thị thực do bị Trung Quốc ra lệnh “truy nã đỏ” vì tội “khủng
bố”. Điều này lại đi ngược lại hoàn toàn với quy chế của Interpol, theo đó,
cấm “mọi hành động can thiệp mang tính chính trị, quân sự, tôn giáo hay
chủng tộc”, “mọi cách thức liên quan đến hành động can thiệp như sử
dụng các kênh hay công cụ”.
Ông
Nicolas Bequelin lưu ý : “Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố tính đến việc
sử dụng vị trí của ông Mạnh Hồng Vỹ để hỗ trợ chiến dịch chống tham nhũng. Thế
nhưng, phần lớn các chiến dịch này lại do Uỷ ban Kỷ luật Trung ương Đảng điều
hành và nằm ngoài hệ thống tư pháp hợp pháp. Điều này đi ngược với nhiệm vụ của
Interpol” hoạt động theo “tinh thần của bản Tuyên ngôn Quốc tế
về Nhân quyền”.
Một
điểm bất thường khác cũng được bà Maya Wang nêu bật : “Chính phủ Trung
Quốc đã sử dụng rất nhiều lệnh truy nã đỏ của Interpol với mục đích trao đổi nội
bộ, để chứng tỏ cuộc chiến chống tham nhũng có nhiều tiến triển. Vấn đề ở chỗ
cuộc chiến này lại do một cơ quan kỷ luật tiến hành và sử dụng hệ thống bắt giữ
bất hợp pháp các hanggui” (nghi phạm bị giam giữ bí mật và
không có luật sư bảo vệ).
Việc
bổ nhiệm này có ảnh hưởng đến các quyết định của Interpol?
Tổng
thư ký của Interpol, Jurgen Stock, người Đức, khẳng định mạng lưới Interpol rất
rộng. Chính tổng thư ký là người giám sát công việc hàng ngày của tổ chức, chứ
không phải là người đứng đầu ủy ban hành pháp, thường đảm nhiệm “xác định
chiến lược của tổ chức và định hướng hành động”.
Nỗi
lo lớn nhất của các tổ chức phi chính phủ là cơ chế kiểm soát sẽ bị suy yếu do
ban điều hành lại nằm trong tay các nước có xu hướng lạm dụng hệ thống. Thực vậy,
bên cạnh giám đốc Interpol là người Trung Quốc, cũng tại Bali, đại diện các nước
đã bầu Alexandre Propoktchouck, người Nga, làm phó giám đốc khu vực châu Âu. Dường
như để trấn an, phát ngôn viên của Interpol nhấn mạnh rằng đại biểu các nước “cũng
đã thông qua những biện pháp mới nhằm tăng cường tính minh bạch của các cơ chế
thông tin, trong đó có lệnh truy nã đỏ”.
Hơn
nữa, ngay trong trường hợp Interpol ra lệnh truy nã đỏ, các nước thành viên
không bị bắt buộc phải dẫn độ những cá nhân bị một chính phủ khác hay một tòa
án quốc tế truy nã. Tại Pháp, đã có một trường hợp bắt giữ trong khuôn khổ thỏa
thuận dẫn độ giữa Pháp và Trung Quốc, được ký vào năm 2015. Trường hợp dẫn độ
nghi phạm đầu tiên chiểu theo thỏa thuận này diễn ra vào tháng 09/2016.
Trở
lại trường hợp của nhà đấu tranh người Duy Ngô Nhĩ, theo giải thích của Nicolas
Bequelin, “khi ông Dolkun Isa bị bắt (ở sân bay Seoul năm
2009, khi đang đến Diễn Đàn thế giới về dân chủ tại châu Á), chính phủ Đức
đã thông báo với Trung Quốc là họ không có bằng chứng cho thấy nhà đấu tranh
Duy Ngô Nhĩ đã phạm tội ác chiểu theo luật pháp của Đức hay quốc tế. Nhưng tại
một số nước nơi có hệ thống tư pháp yếu kém hơn, có thể sẽ có quyết định trục
xuất mà không tuân thủ thủ tục tư pháp thật sự”.
Trong
những tháng gần đây, Bắc Kinh tăng cường chiến dịch cảnh sát bên ngoài lãnh thổ
để “săn tìm” những người ly khai cùng với sự hỗ trợ của Interpol hoặc không cần,
ví dụ như vụ bắt giữ “các nhà sách Hồng Kông”. Giám đốc Ân Xá Quốc
Tế tại khu vực châu Á, trích nguồn tin nội bộ, cho biết : “Trung Quốc nổi
tiếng trong nội bộ Interpol là một trong những nước đưa ra các yêu cầu mang rõ
tính chính trị. Nói chung, các đại diện của tổ chức này đều hiểu rõ quy mô
chính trị trong một số yêu cầu. Tuy nhiên, rất nhiều ý định sử dụng Interpol một
cách bất hợp pháp đã bị ngăn chặn hay bị buộc từ bỏ. Nhưng thật sự là không có
cơ chế kiểm soát minh bạch và có hệ thống”.
Một
trường hợp khác gần đây được cho là định sử dụng các bộ phận của Interpol nhằm
mục đích chính trị là trường hợp Nikita Kulachenkov, một nhà đấu tranh chống
tham nhũng người Nga và thân cận với nhà đối lập Alexei Navalny. Tháng 01/2016,
ông Nikita Kulachenkov bị tạm giam vài ngày ở đảo Chypre vì bị lưu trong danh
sách “tội phạm” của Interpol do đã ăn cắp một đồ vật trị giá
1,5 euro. Libération đặt câu hỏi: Liệu trường hợp này có khiến tân phó giám đốc
Interpol, từng là thành viên của bộ Nội Vụ Nga từ năm 2003, xúc động hay không
?
No comments:
Post a Comment