BBC Tiếng
Việt
30-10-2016
Căng
thẳng ở Venezuela vẫn đang ở mức cao khi cuộc khủng hoảng kinh tế đang bủa vây
nước này cho thấy rất ít dấu hiệu suy yếu.
Chính
phủ và phe đối lập đổ lỗi lẫn nhau cho tình trạng tồi tệ của nền kinh tế.
Tỉ
lệ lạm phát ở Venezuela vốn đang ở mức cao nhất thế giới được Quỹ Tiền Tệ Quốc
Tế dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên tới 1,660% vào năm tới.
Phe
đối lập ở Quốc Hội đã bỏ phiếu thông qua việc tổ chức một cuộc xét xử chính trị
chống lại tổng thống Nicolas Maduro, một động thái mà tổng thống cho là bất hợp
pháp.
Mỗi
bên đều tố cáo bên còn lại đã kích động bạo động.
Trong
bài viết này, chúng tôi đi sâu hơn vào những vấn đề mà Venezuela và tổng thống
nước này đang đối mặt.
Vì
sao Venezuela lại bị chia rẽ?
Venezuela
được chia thành Chavistas - cái tên được đặt cho những người theo chính sách xã
hội chủ nghĩa của tổng thống quá cố Hugo Chavez và nhóm thứ 2- những người chỉ
muốn chấm dứt 17 năm cầm quyền của Đảng Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất
Venezuela (PSUV) của ông.
Sau
khi nhà lãnh đạo Xã hội Chủ nghĩa mất vào năm 2013, Nicolas Maduro, cũng thuộc
đảng PSUV được chọn làm tổng thống với lời hứa sẽ tiếp nối những chính sách của
ông Chavez.
Chavistas
tán dương hai vị tổng thống này đã sử dụng sự giàu có về dầu của Venezuela để
làm giảm đáng kể sự bất bình đẳng và đưa nhiều người dân ra khỏi đói nghèo.
Nhưng
phe đối lập cho rằng kể từ khi lên cầm quyền vào năm 1999, đảng PSUV đã làm sói
mòn thể chế dân chủ và quản lý tồi nền kinh tế.
Đến
lượt phe Chavistas tố cáo phe đối lập vì lợi ích nhóm và về việc bóc lột người
nghèo để gia tăng sự giàu có của họ.
Họ
cũng cho rằng lãnh đạo phe đối lập được hậu thuẫn bởi Mỹ - một quốc gia mà
Venezuela có quan hệ căng thẳng trong những năm gần đây.
Vì
sao sự yêu mến với ông Maduro lại giảm sút nhanh chóng như vậy?
Ông
Maduro đã không thể truyền cảm hứng cho những Chavistas theo cách mà người tiền
nhiệm của ông đã làm được trước đó. Thêm vào đó chính phủ của ông bị cản trở bởi
giá dầu giảm mạnh.
Dầu
chiếm khoảng 95% doanh thu xuất khẩu của Venezuela và là nguồn tài chính cho một
số chương trình xã hội hào phóng của chính phủ mà theo những số liệu chính thống
thì những chương trình này đang cung cấp nhà ở cho hơn 1 triệu người nghèo của
Venezuela.
Suy
giảm nguồn thu từ dầu đã buộc chính phủ dừng những chương trình xã hội của họ,
gây sói mòn sự ủng hộ từ những cử tri then chốt của họ.
Một
cuộc thăm dò ý kiến gần đây bởi công ty Datanalisis cho thấy hơn 75% người dân
Venezuela không hài lòng với cách mà ông Maduro điều hành đất nước.
Phe
đối lập muốn gì?
Phe
đối lập kêu gọi ông Maduro từ nhiệm và tổ chức bầu cử lại.
Họ
đổ lỗi cho tổng thống Maduro đã gây ra khủng hoảng kinh tế và lập luận rằng chỉ
có thay đổi trong lãnh đạo mới có thể kéo Venezuela ra khỏi bờ vực.
Họ
cũng cho rằng sự quản lý tồi của chính phủ và những chính sách xã hội chủ nghĩa
đã dẫn đến lạm phát gia tăng, thiếu thốn thực phẩm, thiếu thiết bị y tế, thuốc
men và tình trạng cắt giảm năng lượng mà người dân Venezuela đang chịu đựng.
Phe
đối lập cũng chỉ ra rằng chính phủ xã hội chủ nghĩa lẽ ra nên tiết kiệm tiền
khi giá dầu ở mức cao để dành cho những thời điểm như hiện tại khi mà giá dầu
xuống thấp.
Ông
Maduro có thể bị bãi nhiệm?
Theo
hiến pháp của Venezuela, một cuộc kêu gọi trưng cầu dân ý có thể được tổ chức
khi một tổng thống đã tại nhiệm hơn một nửa nhiệm kỳ và đáp ứng được các giai
đoạn yêu cầu.
Cho
đến nay phe đối lập đã hoàn tất bước đầu tiên của quá trình.
Các
giai đoạn để kêu gọi trưng cầu dân ý về nhiệm kỳ tổng thống của ông Maduro
Giai
đoạn 1: Đơn kiến nghị đầu tiên
Những
người phản đối vượt qua chướng ngại đầu tiên bằng cách lấy chữ ký của 1% cử tri
ở mỗi bang trong số 24 bang của Venezuela. Con số vào khoảng 200,000 người.
Giai
đoạn 2: Đơn kiến nghị lần hai
Những
người phản đối có thời gian 03 ngày để thu thập chữ ký của 20% cử tri ở mỗi
bang trong số 24 bang của Venezuela. Con số này đủ cho một cuộc trưng cầu dân
ý.
Giai
đoạn 3: Trưng cầu dân ý
Trong
cuộc trưng cầu dân ý, những người phản đối phải có được số phiếu ủng hộ việc
bãi nhiệm tổng thống nhiều hơn số phiếu ủng hộ mà tổng thống nhận được trong cuộc
bầu cử vào tháng 4 năm 2013.
Phe
đối lập đã lên kế hoạch để bắt đầu giai đoạn hai của quá trình vào ngày 26
tháng 10.
Nhưng
vào ngày 20 tháng 10, những nhà chức trách phụ trách bầu cử đã thông báo rằng
việc thu thập chữ ký sẽ bị trì hoãn sau những tố cáo gian lận trong giai đoạn
1.
Thông
báo này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của phe đối lập, họ tố cáo Hội đồng bầu
cử quốc gia đã làm theo chỉ thị của chính phủ và gây ra nhiều sự trì hoãn mỗi
khi có có cơ hội.
Ông
Maduro có thể ra hầu tòa?
Theo
sau sự trì hoãn của cuộc kêu gọi trưng cầu dân ý, Quốc hội kiểm soát bởi phe đối
lập đã thúc giục người dân Venezuela đứng lên để bảo vệ hiến pháp.
Họ
đã phê duyệt một nghị quyết tuyên bố rằng Venezuela đã bị đảo chính và trật tự
hiến pháp đã bị phá vỡ bởi chính quyền của tổng thống Maduro.
Nghị
quyết cũng chủ trương:
§
§Yêu
cầu sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế để bảo vệ người dân Venezuela
§
§Chọn
mới chánh án của Tòa án tối cao và những thành viên trong Hội đồng bầu cử quốc
gia.
§
§Kêu
gọi những lực lượng vũ trang của Venezuela bất tuân bất kỳ mệnh lệnh nào không
theo Hiến Pháp và đi ngược lại nhân quyền.
Quốc
hội cũng bỏ phiếu tán thành việc tổ chức một "buổi xét xử hình sự và chính
trị" với tổng thống Maduro.
Tuy
nhiên những nhà phân tích cho rằng, buổi xét xử khó có thể tiến hành được.
Nguyên nhân là do Tòa án tối cao trước đó đã công bố rằng những hành động của
Quốc hội là không có hiệu lực cho tới khi cáo buộc ba nhà làm luật mua phiếu ủng
hộ được dỡ bỏ.
Có
cơ hội nào cho đối thoại?
Sau
cuộc gặp giữa tổng thống Maduro và Giáo hoàng Francis, Vatican đã thông báo họ
có thể sẽ làm trung gian thu xếp những buổi đối thoại để hòa giải giữa chính phủ
và lãnh đạo phe đối lập.
Những
buổi đối thoại được sắp xếp để bắt đầu vào 30/10 và tổ chức ở đảo Margarita ở
Caribe.
Nhưng
bản thân thông cáo về những cuộc đối thoại đã gây ra sự chia rẽ. Lãnh đạo phe đối
lập Henrique Capriles tố cáo tổng thống đã lợi dụng thiện chí của Giáo hoàng
cho mục đích của mình.
Những
vết nứt cũng đã xuất hiện trong Liên minh bàn tròn Thống nhất Dân chủ của phe đối
lập khi một số lãnh đạo nói rằng họ không được tham vấn về những buổi đối thoại.
Phó
tổng thống Diosdado Cabello của đảng PSUV đến lượt mình cũng tố cáo phe đối lập
cố gắng tận dụng những cuộc đối thoại như bức bình phong để che giấu kế hoạch lật
đổ ông Maduro bằng vũ lực.
Những
nổ lực trước đây của một nhóm các nguyên lãnh đạo quốc tế để xúc tiến đối thoại
giữa hai bên đến thời điểm này vẫn chưa đem lại kết quả nào.
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment