Mai Vân – RFI
Đăng
ngày 29-10-2016
Trang bìa tạp các tạp
chí Pháp tuần này không dành cho một chủ đề thời sự chung mà cho những hồ sơ
riêng lẻ. Riêng tuần báo Courrier International đã trở lại phát biểu « chia tay
với Mỹ » gây chấn động của tổng thống Philippines Duterte tại Bắc Kinh. Bài «
Duterte thay đổi ván cờ ở Biển Đông » đã trích phân tích trên tạp chí Mỹ
Foreign Affairs tại Washington, nhận định rằng qua những lời nói có tính mơ hồ
của tân tổng thống Philippines, Washington đã thấy kiến trúc an ninh khu vực của
mình không còn vững vàng nữa.
Bài
phân tích mở đầu bằng ghi nhận là từ khi ông Duterte lên nắm quyền, chính sách
đối ngoại của Philippines bị hoàn toàn đảo lộn, nhân vật dân túy thô lỗ này đã
thay đổi triệt để quan hệ Mỹ Philippines, một sự kiện không dự báo điều gì tốt
lành cả.
Bài
viết điểm lại quan hệ của Mỹ với Philippines, đồng minh lâu đời nhất của
Washington ở Châu Á. Hoa Kỳ đã biến Philippines thành thuộc địa từ 1899 đến
1942. Vào thời Đệ Nhị Thế Chiến, hai bên cùng chống kẻ thù Nhật Bản và năm 1951
hai bên đã ký hiệp ước phòng thủ…
Dĩ
nhiên có những lúc căng thẳng như vào những năm 1990. Mỹ phải rút khỏi hai căn
cứ Subic và Clark năm 1991, nhưng sự hiện diện quân sự Mỹ đã lại tăng cường trở
lại trước mối đe dọa bành trướng quân sự của Trung Quốc. Năm 2014, Tổng thống
Obama cùng tổng thống Benigno Aquino đã ký một thỏa thuận tăng cường hợp tác
quân sự hai bên… Nhưng giờ đây thì quan hệ này như đã thuộc về quá khứ.
Tổng
thống Philippines đến Trung Quốc ngày 20/10 với mục tiêu thông báo chia tay với
Mỹ và loan báo một liên minh mới giữa Trung Quốc- Philippines và Nga, và như lời
của ông Duterte « đó là 3 người chúng tôi chống lại phần còn lại thế giới. »
Trung Quốc và Philippines đúc kết những hợp đồng trị giá 13 tỷ đô la, một món
tiền kếch xù để thưởng công cho ông Duterte đã qua cánh đối phương.
Tác
giả bài phân tích tìm hiểu tại sao lại có sự thay đổi triệt để như trên và đã
đi đến kết luận rằng đó là do cá tính đặc biệt của tổng thống Duterte, bởi vì
những lợi ích chiến lược và thương mại của Philippines không thay đổi mấy :
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại thứ nhì của Manila, trong lúc Nhật vẫn đứng
đầu và Hoa Kỳ đứng thứ 3. Cho nên đó không phải do kinh tế thúc bách.
Trên
mặt chiến lược thì càng không nên đổi phe, vì Trung Quốc vẫn quyết đoán trên vấn
đề chủ quyền ở Biển Đông, muốn thâu tóm các tài nguyên và nguồn cá. Còn nói về
dân chúng thì họ cho thấy vẫn rất tin tưởng Mỹ, trong lúc quân đội Philippines
thì đã hợp tác với Mỹ từ nhiều thập niên qua và đã được nhào nặn theo mô hình
quân đội Mỹ, và cho dù ông Duterte vẫn lớn tiếng thóa mạ, Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng bảo
vệ Philippines.
Tóm
lại nếu có thay đổi, đó là do cá tính của tổng thống mới tại Philippines, một
nhân vật độc tài, quyết đoán, ca ngợi Hitler, khinh miệt nhân quyền như chiến dịch
chống ma túy đẫm máu đã cho thấy. Cho nên việc ông Duterte liên kết với Tập Cận
Bình cũng là chuyện tự nhiên trong khi từ lâu ông rất ghét Mỹ.
Duterte
xoay trục : Mỹ có nguy cơ chịu tác hại nghiêm trọng
Về
phần nước Mỹ, sự trở mặt của Duterte sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu nó kéo theo
một thời kỳ quá độ chiến lược lâu dài.
Đối
với Mỹ và các đồng minh trong khu vực, Philippines là một địa bàn vô cùng quan
trọng để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Nếu
Philippines trở thành một tỉnh của Trung Quốc, thì Washington rất khó mà bảo vệ
« chuỗi đảo thứ nhất » ở phía tây Thái Bình Dương bao gồm Nhật Bản, các đảo
Ryukyu, Đài Loan, và quần đảo Philippines. Duy trì « rào cản » này là một trụ cột
của chiến lược Mỹ từ thời chiến tranh lạnh, nhưng giờ đây lại có nguy cơ bị sụp
đổ do tính khí của một kẻ độc tài.
Trung
Quốc có thể vô hiệu hóa đối tác trọng yếu này của Mỹ, có thể biến Philippines
thành căn cứ hải quân của Trung Quốc, đe dọa các đồng minh của Mỹ như Đài Loan,
Nhật Bản, Úc. Đối với Hải Quân Hoa Kỳ, thì sẽ càng lúc càng khó bảo vệ các tuyến
hàng hải quan trọng nhất thế giới : hàng năm 5.300 tỷ đô la hàng hóa đi qua Biển
Nam Hải trong đó 1.200 tỷ là thương mại của Mỹ.
Bài
báo còn ghi nhận là ở Philippines, phe đối lập đã lên án chuyến đi Trung Quốc của
ông Duterte, tại Manila một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện đã cảnh báo rằng ông
Duterte có thể bị thủ tục truất phế nếu từ bỏ chủ quyền trên bãi Scarborough.
Còn
Nhà Trắng chỉ có thể hy vọng là những biện pháp của ông Duterte sẽ bị một người
kế nhiệm thực tế hơn vô hiệu hóa, nếu nền dân chủ Philippines sống sót qua cơn
thử thách này.
Tổng
thống Duterte đang chơi trò gì ?
Dưới
câu hỏi này, tạp chí Courrier trích phản ứng của truyền thông Philippines trước
các động thái của tổng thống Duterte.
Một
nhà bình luận trang mạng Philippines Rappler thắc mắc là liệu ông Duterte có biết
là ông đang chơi trò gì hay không ? Ông đã bị Obama ám ảnh đến nỗi ông đã không
suy nghĩ. Hillary Clinton sẽ không vui mừng trước ra đi của một cột trụ của
chính sách xoay trục.
Tờ
Manila Times thì tự hỏi : « Phải chăng chúng ta đang khấu đầu trước Bắc Kinh ?
Chính sách ngoại giao Philippines phải chăng chỉ để phục vụ Trung Quốc hay đặt
quyền lợi của Philippines lệ thuộc vào Trung Quốc ? ».
Báo
Philippine Star thì cho là tổng thống không có quyền hủy bỏ những hiệp ước của
Philippines và nói những điều mà bộ Ngoại Giao không chấp nhận. Tờ báo cho là tuyên
bố của ông Duterte rất lộn xộn.
No comments:
Post a Comment