Friday, July 3, 2015

5 nhà tù có kích thước như các đô thị nhỏ tại Trung Quốc (Jenny Li & Larry Ong - Epoch Times)





Jenny Li & Larry Ong  -  Epoch Times 
3 Tháng Bảy , 2015


Trải dài khắp Trung Quốc là một mạng lưới rộng lớn các trại lao động và nhà tù, được quản lý bởi các cơ quan an ninh nội địa hùng mạnh của chế độ Trung Cộng. Ở đó giam giữ mọi thành phần, đàn ông và phụ nữ, trí thức và thất học, tù nhân lương tâm và quan chức tham nhũng. Một số là những khu phức hợp rộng lớn chuyên diễn ra tình trạng nô lệ và tra tấn, số khác là những khu vực đặc biệt mà ở đó các tù nhân đặc lợi thi hành án tù của mình một cách khá thoải mái.

Sau đây là 5 nhà tù rộng lớn nhất Trung Quốc, tất cả đều nằm ở phía Bắc và Đông Bắc của Trung Quốc. Trong số này có 3 khu nhà tù phức hợp nằm trong hoặc gần khu đô thị sầm uất, 2 nhà tù còn lại bị cách ly trong vùng biên giới Mãn Châu và Mông Cổ hoang vu, lạnh giá.

Nhà tù thành phố Thẩm Dương

Ảnh chụp Nhà tù thành phố Thẩm Dương từ Google Earth vào 29/06/2015

Vị trí: Thẩm Dương, thủ phủ của tỉnh Liêu Ninh
Năm xây dựng: 2003
Diện tích: 0.4 km2

Cách thành phố Thẩm Dương 25km, nhà tù thành phố Thẩm Dương đồ sộ tiêu tốn 1 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 120 triệu USD) cho việc xây dựng. Có 5 khu phức hợp bao gồm: Khu dành tù nhân mới đến, Nhà tù số 1 Thẩm Dương, Nhà tù số 2 Thẩm Dương, Nhà tù nữ và Bệnh viện đa khoa tạm thời.

Nhà tù Thẩm Dương có khoảng 20.000 tù nhân. Mỗi buồng giam có thể giam giữ 12 tù nhân, với diện tích bình quân đầu người khoảng 3 mét vuông.

Siêu trại giam này được gọi là “thành tựu quan trọng của Bạc Hy Lai”. Ông Bạc, cựu ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, người bị thanh trừng vào năm 2012, đã giám sát việc xây dựng “thành phố nhà tù” này tại tỉnh Liêu Ninh, nơi ông từng là Bí thư tỉnh ủy từ năm 2003 đến 2004.

Nhiều học viên của môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công tại Liêu Ninh đã bị giam giữ tại đây trong nhiệm kỳ của Bạc Hy Lai và cả sau đó. Ít nhất 46 học viên đã bị bức hại đến chết trong nhà tù thành phố Thẩm Dương.

2 nhà văn mạng Zhang Peng và Zhen Yichun là những tù nhân nổi tiếng ở đây. Cả hai bị buộc tội “lật đổ chính quyền nhà nước” khi sản xuất các bài viết về những chủ đề được coi là nhạy cảm của ĐCSTQ, chẳng hạn như vụ thảm sát Thiên An Môn (tác giả Zhang) và Cửu bình – 9 bài bình luận về Đảng Cộng Sản (tác giả Zhen), một cuốn sách vạch trần bản chất của ĐCSTQ.

Nhà tù Diêm Thành

Khu nhà tù phức hợp thành phố Diêm Thành (Complex.com)

Vị trí: Tam Hà, tỉnh Hà Bắc
Năm xây dựng: 2002
Diện tích: 0.44 km2

Cốc Khai Lai, vợ của “chủ thầu” nhà tù thành phố Thẩm Dương – Bạc Hy Lai và cũng là kẻ ám sát doanh nhân người Anh Neil Heywood, hiện đang thụ án tại một khu nhà tù phức hợp mà cư dân mạng gọi là “Nhà Trắng” bởi kiến trúc đặc biệt của nó.

Nằm dưới sự quản lý của Bộ Tư Pháp Trung Quốc, nhà tù Diêm Thành được gọi là “nhà tù hạng sang”, nơi dành cho các cán bộ Đảng Cộng Sản bị thanh trừ trên khắp cả nước.

Nhà tù nguy nga này có bãi cỏ được cắt tỉa gọn gàng với diện tích bằng 3 sân vận động bóng đá (vì thế biệt danh khác của nó là Tù vườn – tương tự như Nhà vườn), các phòng giam rộng bằng một “căn hộ cỡ trung bình ở New York” với phòng tập gym hiện đại và được trang bị đầy đủ, thậm chí có cả quầy cocktail.

Các cựu Đảng viên và đại ca của các băng đảng khét tiếng bị giam giữ ở đây vẫn có thể hưởng thụ cuộc sống phong lưu sau song sắt. Internet, điện thoại thông minh, băng đĩa, đồ ăn ưa thích, gái mại dâm… tất cả đều được phục vụ đầy đủ.

Ngược lại, hầu hết các tù nhân thấp cổ bé họng và tù nhân lương tâm thường xuyên bị tra tấn, lạm dụng và cưỡng bức lao động nhiều giờ với khẩu phần ăn kham khổ.

Chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã góp phần không nhỏ vào sự đông đúc của hai “nhà tù hạng sang” – nhà tù Diêm Thành và nhà tù Tần Thành. Nhà tù Diêm Thành có sức chứa tối đa lên tới 1.600 tù nhân.

Nhà tù tỉnh Sơn Đông

Cán bộ Đảng thị sát Nhà tù tỉnh Sơn Đông, ảnh không rõ ngày chụp (Baike Baidu)

Vị trí: Tế Nam, thủ phủ của tỉnh Sơn Đông
Năm xây dựng: 1962
Diện tích: 0.35 km2

Nhà tù tỉnh Sơn Đông phân chia ra khu vực để xe công và công xưởng đóng giày.

“Điệp viên” và “tình báo” – không rõ họ có thực sự là mật vụ không hay chỉ đơn thuần bị cáo buộc như vậy theo những điều luật an ninh quốc gia hết sức mơ hồ của Trung Quốc. Tất cả họ đều bị giam giữ ở nhà tù Sơn Đông này. Có 1.294 tù nhân vào năm 1963 ở đây, theo số liệu cuối cùng được công khai.

Nhà hoạt động dân chủ Ren Zhiyuan là một tù nhân nổi tiếng trong nhà tù này. Vào năm 2005, ông bị bắt giam với tội danh “lật đổ chính quyền nhà nước” và bị kết án 10 năm tù vào năm sau đó.

Vào tháng 7 năm 2013, một cựu tù nhân của nhà tù Sơn Đông nói rằng ông Ren đã bị đánh đập liên tục, cũng như bị tra tấn tinh thần trong quá trình bị giam giữ. Vì từ chối nhận tội nên ông Ren bị cấm gặp gia đình hàng tháng, không được điều trị y tế và không cho kháng cáo trong tù.

Nhà tù khu Baoanzhao

Ảnh chụp một phần trong khu phức hợp nhà tù Baoanzhao từ Google Earth vào 29/06/2015

Vị trí: Trát Lãi Đặc kỳ, Hưng An minh, Khu tự trị Nội Mông Cổ
Năm xây dựng: 1954
Diện tích: 0.325 km2

Có tất cả 8 nhà tù và đơn vị trực thuộc Nhà tù khu Baoanzhao: Nhà tù Baoanzhao, Nhà tù Wutai, Nhà tù Wulan, Nhà tù nữ số 2, Chi nhánh miền Đông Phòng quản lý trại giam, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh số 2, Phòng quản lý điện nước và Công ty Thương mại & Nông nghiệp Baoanzhao.

Năm 2004, Baoanzhao có 6.000 tù nhân và 1.700 cảnh sát.

Cảnh sát dân sự của nhà tù đảm nhiệm nhiều vai trò: giáo viên, bác sĩ, y tá, nhân viên tại Phòng quản lý điện nước và cũng là người địa phương. Ít nhất 1 học viên Pháp Luân Công, cô Zhou Chaixia đã bị bắt giam và tra tấn đến chết tại nhà tù Baoanzhao. Cô Zhou từng là người đứng đầu Chi hội lao động phụ nữ thuộc Liên đoàn lao động thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ. Theo Minh Huệ – một trang tin tức về Pháp Luân Công, cô Zhou đã bị tra tấn dã man vì không chịu từ bỏ đức tin của mình, vào tháng 7 năm 2003 cô đã chết vì bị thương trong nhà tù Baoanzhao.

Nhà tù Nột Hà – Hắc Long Giang

Ảnh chụp Nhà tù Nột Hà – Hắc Long Giang từ Google Earth vào 29/06/2015

Vị trí: Tiểu Hưng An lĩnh, tỉnh Hắc Long Giang
Năm xây dựng: 1955
Diện tích: 183 km2

Xây dựng 1 năm sau cuộc cải cách ruộng đất và cải cách chế độ sở hữu tập thể quy mô lớn từ năm 1950 đến 1953, khu nhà tù nông trang khổng lồ này bao gồm 106 km2 đất canh tác và 60.900 m2trại giam.

Năm 2004, ở đây xây dựng thêm các công trình phụ trợ, cung cấp chỗ ở cho 543 đảng viên từ 24 chi bộ. Lúc đó, nhà tù này đủ sức chứa cho 1.000 tù nhân, 390 cảnh sát và 2.119 nhân viên.

Từng được gọi là Nhà tù Laolai, siêu nhà tù Hắc Long Giang được đổi tên thành Nhà tù Nột Hà vào năm 2013.

Chỉ riêng trong tháng 1 năm nay đã có hàng loạt vụ ngộ sát và tự sát tại nhà tù Nột Hà được báo cáo. Quản giáo bắn và giết chết 6 người dân địa phương; một tù nhân bị chết đuối khi nhảy xuống nước để mò súng giúp quản giáo trong một chuyến đi săn; và một số trường hợp tù nhân bị quản giáo đánh đến chết.

Từ năm 2008 đến 2014, có ít nhất 8 tù nhân và 1 quản giáo đã cố tự sát trong nhà tù Nột Hà.




No comments:

Post a Comment