Vignesh
Ram, Manipal University, EAF
Việt
Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jul 4, 2015
Tranh cãi về Biển Đông đã trở thành một chủ đề thường
xuyên được đề cập trong các buổi họp của ASEAN. Nó thực sự đã trở thành một
trong những tranh chấp chủ quyền quan trọng nhất tại châu Á và có thể kết quả của
vụ việc sẽ định hình hệ thống sức mạnh tại châu lục này. Với mức độ quan trọng
như vậy, ASEAN cần phải đồng lòng về vấn đề Biển Đông.
Tuyên bố chung về Biển Đông (DoC) được đưa ra giữa
các thành viên của ASEAN và Trung Quốc vừa mới được ký tại Phnom Penh trong năm
2002, trước khi ASEAN tranh cải về vấn đề này ở cùng một nơi cách một thập kỷ
trước. Một số thay đổi trong môi trường an ninh đã đóng góp cho thay đổi này.
Trung Quốc đã trở nên mạnh mẽ hơn và cứng rắn hơn trong khu vực. Những ràng buộc
chặt chẽ hơn đối với một số quốc gia cũng như ảnh hưởng tới từ đầu tư của Trung
Quốc vào khu vực đã cho phép nước này bành trướng và làm lộ rõ bức tranh mô tả
cuộc ganh đua Hoa Kỳ-Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương.
Với số lượng các quốc gia có liên quan tới tranh chấp
hiện nay, bản tuyên bố chung không thể phù hợp được nữa trừ khi các quốc gia
này phải đạt được một thỏa thuận Quy tắc Ứng xử [Code of Conduct]. Vậy, làm
cách nào để khống chế được một cuộc xung đột?
Một đề xuất đã được thực hiện nhằm tiến tới thỏa thuận
quy tắc ứng xử. Nhưng Trung Quốc không muốn cam kết vào bất cứ một thỏa thuận
nào cho tới khi họ đã an vị ở một vị thế quyền lực hơn trong khu vực tranh chấp.
Sức mạnh của Trung Quốc hiện nay đã vượt xa hơn bất kỳ một quốc gia nào liên
quan tới khu vực tranh chấp. Và Trung Quốc đang ở trong quá trình xây dựng các
cơ sở truy cập cho máy bay quân sự nhằm đối phó với bất kỳ mối nguy hiểm nào
trong tương lai, nếu như các nước trong khu vực có tranh chấp với Trung Quốc nhận
được sự trợ giúp từ các nước bạn hoặc đồng minh.
Cho tới khi Trung Quốc đạt được lợi thế lớn hơn, nước
này sẽ đẩy các cuộc đám phán xung quanh vấn đề tranh chấp ở mức độ song phương
với từng quốc gia trong khối ASEAN, chứ không đàm phán cùng với toàn bộ khối.
Nhưng việc Trung Quốc cho rẳng không cần thiết phải đàm phán với ASEAN có lẽ
không đúng với nguyên tắc, bởi vì Bản Ghi nhớ trong năm 2002 là giữa các quốc
gia ASEAN với chính phủ Trung Quốc. Do vậy, sẽ là lẽ tự nhiên nếu đàm phán được
thực hiện giữa ASEAN và Trung Quốc.
Thời khắc đã tới đối với ASEAN để tìm ra một phương
án giải quyết thay thế cho tình trạng hiện nay. Có ba phương hướng khác nhau hiện
nay được các quốc gia sử dụng để kéo vấn đề đi theo các chiều khác nhau và vượt
ra khỏi tầm với của ASEAN.
Một hướng là dựa vào tòa án quốc tế. Đây là cách được
Phillipines sử dụng. Trung Quốc đã từ chối hoàn toàn việc tham gia vào tòa án
quốc tế. Tuy nhiên, theo như Công ước Quốc tế về Luật biển, phiên tòa vẫn tiếp
diễn và kết quả có thể đứng về phía Philippines. Người ta hi vọng rằng kết quả
này có thể làm giảm khả năng của Trung Quốc trong việc đẩy mạnh luận điệu của họ
trên các diễn đàn quốc tế. Và điều này sẽ dẫn tới việc đặt dấu chấm hỏi về tính
hợp pháp của “đường chín đoạn”, một căn cứ cơ bản cho luận điệu chủ quyền của
Trung Quốc.
Hướng thứ hai được sử dụng bởi Trung Quốc, đó là bác
bỏ tin thần của Quy tắc Ứng xử. Trung Quốc đã luồn lách và phá hủy DoC bằng các
hoạt động xây dựng và sử dụng các tàu tuần dương cũng như súng xả nước. Điều
này đã làm lộ rõ sự bất khả thi cho một cấp độ đàm bán nhỏ hơn và đồng thời làm
thay đổi hoàn toàn chiều diễn biến, một chiều có lợi cho Trung Quốc rất nhiều.
Hướng thứ ba chính là cách tiếp cận mang tính khu vực.
Động lực này đang bị mất đi khi một số các quốc gia tranh chấp như Việt Nam lại
đang đi tìm hỗ trỡ ở các quốc gia ngoài khu vực.
Tất cả điều này dẫn ASEAN, với tư cách là một tổ chức,
tới nơi đâu?
Thời hạn cho cộng đồng ASEAN sẽ kết thúc vào cuối
năm 2015, ASEAN sẽ có khả năng phải đối mặt với những chỉ trích từ cộng đồng quốc
tế vì tính thiếu quyết đoát về vấn đề Biển Đông. “Cộng đồng An ninh Chính trị –
Politico Security Community”, một trong những cột trụ chính cho quá trình xây dựng
cộng đồng ASEAN, sẽ bị ảnh hưởng bởi các căng thẳng hiện tại trên Biển Đông. Một
trong những mục tiêu chính của Cộng đồng An ninh Chính trị ASEAN là tạo ra tầm
nhìn chung cho các vấn đề an ninh khu vực. Điều này sẽ bị thất bại nếu ASEAN
không thể đồng ý về một hướng tiếp cận mang tính khu vực đối với những vấn đề
này.
Một thỏa thuận hành động không phải là cách tiến lên
cho ASEAN. ASEAN cần theo đuổi một phương hướng tổng thể hơn và cần đồng lòng về
vấn đề tranh chấp. Thời gian giờ đây có thể trở nên quá ít ỏi cho một phương hướng
tiếp cận mới. Một Trung Quốc ì ạch, một hiệp ước phòng thủ mới giữa đồng minh
Hoa Kỳ–Nhật Bản, triển khai quân sự Hoa Kỳ tại Đông Nam Á cũng như mối quan tâm
của Hoa Kỳ đối với Ấn Độ là những tín hiệu đầy đủ cho ASEAN biết rằng sức mạnh
vẫn có thể đứng về phía họ nếu họ thực sự tìm kiếm một giải pháp đích thực.
Chủ tịch ASEAN hiện tại, Malaysia, đã ra tín hiệu rằng
năm 2015 mới chỉ làm cho bánh xe của việc xây dựng lên một cộng đồng ASEAN bắt
đầu lăn bánh. Các nước chủ tịch tương lai của ASEAN sẽ cần thể hiện cam kết lớn
hơn đối với việc tìm ra một thỏa thuận có lợi về vấn đề này. Nhưng nếu ASEAN
không thể sớm loại bỏ Trung Quốc khỏi ảnh hưởng ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ
hơn, họ có thể trở nên quá yếu để hành động một cách quyết đoán về vấn đề tranh
chấp trên Biển Đông.
Một hiểu biết mới về thỏa thuận tham gia với Trung
Quốc có thể là một màn khởi đầu tốt đẹp. Việc xây dựng một sự đồng thuận mới và
tái đàm phán các điều khoản mơ hồ sẽ tạm thời giúp tình hình ổn định hơn đối với
khu vực này. Ví dụ, điều 6 (a), bàn về nghiên cứu hàng hải, đã được sử dụng cho
nhiều hoạt động khác nhau nhằm khai thác tài nguyên và leo thang căng thẳng
trong khu vực. Nhưng các điều khoản như vậy chỉ ra rõ ràng những gì thuộc trong
phạm vi đối với các biện pháp đó. Tương tự, những sửa đổi mới hiện rất cần thiết
để có tất cảc các bên hiểu rõ hơn về cách tiếp cập không hạn chế vào không phận
(trong trường hợp này để tránh ‘Identification Air Defence Zone’ một cách đơn
phương mà Trung Quốc đã làm) như ở Biển Hoa Đông. Một khối ASEAN không đồng
lòng sẽ phá vỡ khả năng để mặc cả với Trung Quốc trong tương lai.ASEAN hiện đã
bị chia rẽ bởi cạnh tranh thương mại và các thỏa thuận an ninh giữa Hòa Kỳ với
Trung Quốc. Biển Đông đang dậy sóng từ từ nhưng từng ngày phá hủy tính trọng
tâm của ASEAN trong địa chính trị của khu vực. Tiếng vang của ASEAN từ việc
thành công của chủ nghĩa khu vực tại châu Á đang bị đe dọa. Trừ khi ASEAN đưa
ra được những quyết định toàn thể quyết đoán hơn về tranh chấp Biển Đông, họ có
thể khiến cho khái niệm “cộng đồng” mà ASEAN đang tìm kiếm bị lung lay.
Vignesh Ram là tiến sĩ Khoa Địa chính trị và Quan hệ
Quốc tế tại đại học Manipal, Ấn Độ.
©
2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment