Friday, November 25, 2011

VIỆT NAM: MỘT CÂU HỎI VỀ SỰ CÂN BẰNG (Ben Bland, Financial Times)



Ben Bland

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Fri, 11/25/2011 - 02:21

Giới lãnh đạo biểu hiện ít dấu hiệu của việc giải quyết những biến dạng kinh tế
Được trui rèn nghệ thuật kỷ luật chính trị kiểu Mác-Lênin, những người cầm quyền Cộng sản Việt Nam thường không để lộ chuyện không tốt trong nội bộ mình ra nơi công cộng. Tuy nhiên, tại một diễn đàn chính phủ bàn về cuộc khủng hoảng kinh tế đang trầm trọng hơn của đất nước ở Hà Nội trong tháng qua, những cơn thinh nộ đã phải dâng trào.

Khi một cựu thống đốc ngân hàng trung ương cố gắng đổ lỗi tai họa của đất nước là vì chính phủ các nước phát triển "bị các tổ chức tài chính tham lam nắm giữ", ông đã nhận lãnh một cử chỉ quở trách. Trần Xuân Giá, một cựu bộ trưởng đầu tư, đanh thép kêu gọi các nhà lãnh đạo Việt Nam phải nhìn vào chính nội tình đất nước để hiểu lý do tại sao đất nước khốn khổ vì tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á. Ông cảnh báo rằng đất nước đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ và kêu gọi chính phủ phải cải cách và phải bán bỏ những công ty quốc doanh không hiệu quả càng sớm càng tốt.

Chỉ mới năm năm trước đây, Việt Nam là con cưng của các nhà đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm những thị trường mới nổi sau Trung Quốc, nơi một tình trạng trì trệ kiểu Liên Xô đã được chuyển thành cuộc nổ bùng về kinh tế nhờ một Đảng Cộng sản cải cách. Thú hút bởi một lực lưọng lao động lớn, giá rẻ trong một quốc gia gần 90 triệu dân, các nhà sản xuất từ nhà sản xuất chip Intel của Mỹ đến nhóm thiết bị điện tử Canon của Nhật Bản, đã thiết lập nhiều hãng xưởng. Hàng chục nhà sản xuất, hợp đồng Nam Hàn và Đài Loan, chế tạo tất cả mọi thứ từ đồ nội thất bằng gỗ đến hàng may mặc, chuyển đến từ miền nam Trung Quốc, nơi mức lương cao hơn gấp ba lần. Đến năm 2010, Việt Nam là nguồn chế tạo lớn nhất của giày Nike, thương hiệu thể thao toàn cầu.

Đồng thời, với một trong các tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất châu Á, Việt Nam đã thu hút một số lượng ngày càng tăng các nhà đầu tư quốc tế và những mặt hàng thương hiệu muốn tìm lợi nhuận từ nhu cầu gia tăng trong đất nước có tình trạng ý thức tình ngày càng tăng này.

Tuy nhiên, trong khi các thương hiệu Bentley, iPhone và túi Louis Vuitton trưng bày ở trung tâm Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là dấu hiệu cho sự thành công đáng kể về kinh tế của đất nước, thì đồng thời cũng là một gợi ý sâu xa hơn về sự mất cân bằng cấu trúc. Tập trung của chính phủ vào cuộc tăng trưởng chóng mặt bằng chi phí của kinh tế ổn định đã dẫn đến sự bất bình đẳng ngày càng tăng, lạm phát tăng cao, thiếu niềm tin vào tiền tệ và nỗi lo sợ về một cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Nội địa quá tải cùng với sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đã buộc nhiều nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam phải xem xét lại quan điểm của họ về triển vọng của đất nước. Các vấn nạn sâu xa, chẳng hạn như tham nhũng, giáo dục người nghèo và cơ sở hạ tầng tắc nghẽn- thường được các nhà đầu tư bỏ qua trong những năm bùng nổ - hiện đã chuyển thành sự chú ý mạnh mẽ.

Và với nạn lạm phát đẩy giá lương cao hơn nhưng kỹ năng lao động lại không tiến nhanh kịp, những vấn đề mới đã phát sinh. Trong số đó là Đảng Cộng sản Việt Nam có thông qua được những cải cách đau đớn cần thiết để tránh "bẫy thu nhập trung bình" tương tự đã đánh bẫy Malaysia và Thái Lan, nơi kinh tế là một nguồn lao động giá rẻ nhưng chưa được là những nhà sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn hay không.

Đối với nhiều nhà phân tích, Việt Nam đang phục vụ như một lời cảnh báo về những cạm bẫy mà khu vực phải đối mặt, ngay cả với châu Âu và cuộc đấu tranh của Mỹ với cuộc khủng hoảng kinh tế của mình. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cảnh báo rằng sự trỗi dậy của châu Á không hề được định trước - và rằng các quốc gia như Việt Nam, cũng như Trung Quốc, sẽ cần phải có những lựa chọn chính trị khó khăn.

"Chính phủ Việt Nam đang cố gắng dùng những mảnh vá nhỏ để ngăn chặn việc mất máu quá nhiều", một nhà ngoại giao cấp cao châu Á tại Hà Nội nói. "Nhưng trong một thế giới ngày càng cạnh tranh, nguy cơ là các nhà đầu tư sẽ chỉ bỏ phiếu bằng đôi chân của mình và dời đi nơi khác".

Điều đó sẽ tiếp tục làm cạn kiệt kho bạc vốn đã khiêm tốn của nhà nước và tạo ra một tình trạng thiếu hụt công ăn việc làm đáng kể trong một quốc gia mà tính hợp pháp của chính phủ xuất phát từ khả năng đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động nhanh chóng mở rộng của mình.

Một câu hỏi lớn hơn là liệu các chế độ độc tài có thể phát triển nền kinh tế có thu nhập cao trong khi vẫn duy trì một hệ thống chính trị xén tỉa các tranh luận công khai và không thúc đẩy việc thành lập các tổ chức mạnh mẽ, độc lập cần thiết để chống lại tham nhũng và lãng phí chi tiêu trong nhà nước hay không.

Tiềm năng của đất nước như một trung tâm sản xuất hàng đầu châu Á - và những cạm bẫy của nó - có thể nhìn thấy tại Khu công nghiệp Thăng Long, được xây dựng trên cánh đồng bên ngoài Hà Nội bởi tập đoàn Sumitomo Nhật Bản và đối tác Việt Nam thuộc sở hữu nhà nước của nó. Khai trương vào năm 2000, khu công nghiệp này nhanh chóng thu hút các công ty Nhật Bản muốn tận dụng lao động giá rẻ và phát triển một cơ sở sản xuất thay thế cho Trung Quốc, ngày càng ngả về khuynh hướng bị tăng lương và các bùng phát của niềm thù địch dân tộc.
Năm 1009, khu công nghiệp đã đầy, với 55.000 công nhân làm việc cho 95 công ty chủ yếu là của Nhật Bản: lắp ráp máy in Canon, tủ lạnh Panasonic và cánh máy bay Boeing 737. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát cao liên tục, ngày nay là đến hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, đang gây khốn khổ - ở Thăng Long và các khu công nghiệp khác trên khắp Việt Nam. Theo Tompyasu Shimizu, tổng giám đốc khu công nghiệp, ít nhất có 10 nhà sản xuất ở công viên công nghiệp này đã bị ảnh hưởng bởi cuộc đình công tự phát trong năm nay, khi công nhân nhập cư phải vật lộn để tồn tại với mức lương thấp đến 2 triệu đồng (96 USD) một tháng.

Hoạt động trên một lợi nhuận kém, nhiều nhà máy do dự không muốn tăng lương - và vẫn đấu tranh để tìm công nhân. Trên bảng thông báo của hãng, Canon chào mời những ưu đãi như 5kg gạo miễn phí một tháng và chỗ ở giá rẻ. Ưu đãi này là phần tăng thêm ngoài tiền lương 2.9 triệu đồng hàng tháng và tiền lương được tăng hai lần hàng năm.

"Một số công ty có mức lương cao hơn nhưng môi trường làm việc lại xấu và khu vực sinh sống chung quanh rất đắt đỏ, vì vậy tôi cần phải cẩn thận với những gì mình lựa chọn", ông Nguyễn Mạnh Hùng, một công nhân 20 tuổi mới đến cho biết. "Nhưng tôi đã đến đây làm việc bởi vì tại địa bàn tỉnh của tôi không có công ăn việc làm gì cả".
. . .

Những khó khăn là rõ ràng trên khắp đất nước. Một loạt tăng lãi suất đã bắt đầu trong năm nay khi chính phủ di chuyễn muôn màng về một chính sách tiền tệ, đã đánh một đòn nặng nề vào nền kinh tế. Mức lãi chính tái cấp vốn hiện đang ở 15%. Hàng ngàn doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa, các cuộc đình công nổ ra ở mức kỷ lục và các khoản nợ xấu đã gia tăng mạnh. Theo các luật sư và các nhà tư vấn, yêu cầu từ giới đầu tư nước ngoài mới đã chậm lại đáng kể.

Tổng sản phẩm quốc nội, vốn tăng trung bình 8.1% một năm từ 2003-2007, được dự báo sẽ giảm đến 6% trong giai đoạn năm năm đến năm 2012, theo Ngân hàng Thế giới.

Bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm chỉ làm nặng nề thêm các vấn nạn của một quốc gia phụ thuộc nhiều vào việc xuất khẩu hàng may mặc, giày dép và các mặt hàng như gạo và cà phê.

Tuy nhiên, theo ông Giá, vị cựu bộ trưởng, đã vạch ra rõ ràng, các quan chức không thể cứ chỉ đơn giản xuất khẩu những lời đổ lỗi. Vấn nạn lạm phát đáng kể đa phần là do nỗ lực nuôi dưỡng sự ổn định của "các nhà quán quân quốc gia" về công nghiệp khiến dẫn đến sự mở rộng tín dụng, phần lớn lại chuyển vào các doanh nghiệp quốc doanh lãng phí và các doanh nghiệp tư nhân được ưu tiên. Trong năm năm qua, tổng tín dụng trong nền kinh tế đã tăng gấp đôi đến 120% GDP.

Tình trạng giá cả tăng cao dẫn đến hậu quả trong "thuế lạm phát" lên dân chúng, ông Dominic Mellor của ADB tại Hà Nội cho biết. Tinh đến tháng Mười, giá lương thực đã tăng 32% trong 10 tháng.

Lạm phát cao cũng làm suy yếu niềm tin vào tiền đồng, vốn bị kềm chế bởi đồng đô la và đã thường xuyên bị giảm giá trong những năm gần đây để giảm bớt áp lực giới hạn dự trữ ngoại tệ của chính phủ. Nhược điểm của tiền tệ đã thúc đẩy cuộc tháo chạy đến vàng và đô la. Mức mua vàng (tính theo đầu người) của người Việt Nam là một trong mức cao nhất thế giới. Điều này đã giúp người Việt Nam vượt qua được các cơn bão gần đây, nhờ con bò vàng chạy đường trường, nhưng lại tạo thêm áp lực làm suy giảm tiền đồng.

Tất cả những điều này đều biểu lộ sự áp đảo đến chính phủ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và các cán bộ cầm quyền của đất nước - hầu hết đều là những học trò cũ của các định chế thời Xô Viết. Thay vì theo đuổi cải cách hơn nữa, họ đã phải viện đến các biệ pháp lỗi thời, kiểu phản xạ có điều kiện, bao gồm cả một cuộc đàn áp tự do ngôn luận, kiềm chế việc nhập khẩu hàng hóa sang trọng và hạn chế thị thực cho người lao động nước ngoài.. . .
Tốc độ cải cách đã chậm lại ", ông Ben Bingham, người gần đây đã rời khỏi Việt Nam sau bốn năm làm đại diện cao cấp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết. "[Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO)] vào năm 2007, chính phủ đã thấy được rằng môi trường [kinh tế] là khó khăn hơn để quản lý so với trí tưởng tượng của họ".
. . .

Bất mãn xã hội đang gia tăng, với các cuộc biểu tình phản đối về đất đai trở nên phổ biến tại Hà Nội, khi những nông dân trắng tay khiếu nại rằng họ đã bị các cán bộ đánh lừa bán đất của mình cho các doanh nghiệp có móc nối tốt với giá rẻ.

Một số quan chức Việt Nam đã thừa nhận với giới ngoại giao nước ngoài rằng họ đang lo lắng về một mùa xuân Ả Rập đang gia tăng có thể bùng vỡ ra. Tuy nhiên, giới ngoại giao nói rằng điều này có thể chỉ là để biện minh cho một nỗ lực muốn tiếp tục đàn áp về nhân quyền.

Tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, mặc dù những các quyền lợi được chia sẻ công bằng hơn hơn so với các chế độ độc tài Ả Rập từng bị lật đổ trong năm nay. Nạn hối lộ và quản trị yếu kém vẫn còn là những trở ngại đáng kể cho các nhà đầu tư, đặc biệt kể từ khi chính phủ Mỹ và Anh quốc bắt đầu thực thi nghiêm chỉnh pháp luật chống việc hối lộ các quan chức ở nước ngoài.

Giải quyết tình trạng quan liêu phức tạp, trì trệ và thường xuyên tham nhũng của Việt Nam là một nhiệm vụ khắt khe. Các công ty đa quốc gia như Tata Steel của Ấn Độ và Nokia, nhà sản xuất điện thoại di động Phần Lan, đã từng nhìn thấy những đầu tư sản xuất quan trọng của họ tại Việt Nam bị chậm trễ vị tệ quan liêu và đấu đá chính trị trong nội bộ.

Phép thử đối với Việt Nam sẽ là liệu chính phủ cuối cùng có thể cải cách được doanh nghiệp quốc doanh lãng phí đang chi phối nền kinh tế hay không.

Vấn đề đã trở nên nghiêm trọng đầu năm ngoái, với sự việc Vinashin, một công ty đóng tàu thuộc sở hữu nhà nước lậm nợ đến mức gần phá sản. Johanna Chua, một nhà kinh tế của ngân hàng Mỹ Citigroup tại Hồng Kông, tin rằng, trên mặt trận này, chính phủ sẽ làm thất vọng các nhà đầu tư. "Bất chấp các cuộc bàn thảo leo thang về việc loại bỏ [doanh nghiệp quốc doanh] và tái cơ cấu, chúng tôi nghĩ rằng các lợi quyền mạnh mẽ được ban tặng và một bối cảnh thị trường toàn cầu yếu kém trong năm tới có thể sẽ làm chậm cuộc cải cách," bà viết trong một bản nhận xét gần đây cho các khách hàng.

Jonathan Pincus, người đứng đầu chương trình giảng dạy kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh của Đại học Harvard tin rằng - nếu không khẩn trương gia tăng chất lượng giáo dục, cơ sở hạ tầng và cắt giảm chi tiêu công cộng không hiệu quả -Việt Nam sẽ thấy mình chỉ là một loại quốc gia tư bản chí cốt suy yếu chứ không thể trở thành một con hổ ở phía đông châu Á như Nam Hàn Quốc hoặc Đài Loan.

"Việt Nam sao chép mô hình Đông Nam Á của loại các đại công ty hướng nội, hưởng được lợi nhuận từ sự đầu cơ và đặc ân của chính phủ như Thái Lan và Indonesia trong những năm 1980," ông nói.

Ông Pincus cho rằng các vấn nạn đã trở nên quá lớn đến mức một điều gì lớn lao cần phải thay đổi nếu Việt Nam muốn sống với tiềm năng to lớn của mình.

"Chính phủ đang cạn nguồn ứng biến và sẽ phải thực hiện một số quyết định khó khăn", ông nói.
"Sẽ có những hậu quả chính trị. Nhưng trước đây họ đã hành động, đã từng thực hiện những việc khó khăn về chính trị bởi vì đã bị dồn đến chân tường rồi".

.
.
.

No comments:

Post a Comment