Friday, November 25, 2011

MỐI ĐE DOẠ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC (James Nolt - Foreign Policy In Focus)




Vô Thường, X-Cafe chuyển ngữ
Fri, 11/25/2011 - 01:08

Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển qua những bước thần kỳ trong những thập niên gần đây với GPD trung bình 10% mỗi năm. Bởi thế một số người đã lo lắng khi chính phủ Trung Quốc gần đây vừa công bố rằng mức tăng trưởng GPD trong quý ba 2011 vừa qua đã giảm xuống "chỉ" ở mức 9.1%, dù hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều sẽ ghen tỵ với tỉ lệ này. Tuy nhiên, bên dưới vẻ tăng trưởng khỏe mạnh đó đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang đi vào vết xe đổ của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ vào năm 2007-2008.

Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với bong bóng bất động sản được cấp vốn bởi hệ thống cho vay lãi chợ đen thiếu kiểm soát mà gần đây bắt đầu bị o ép giữa quy định thắt chặt tín dụng của chính phủ và sự giảm mạnh doanh số xuất khẩu. Nếu giá bất động sản cuối cùng sụt giảm, thì cú sốc cho những nhà đầu tư mạnh tayTrung Quốc có thể làm sụp đổ hệ thống cho vay chợ đen, kéo theo nhiều danh nghiệp nhỏ lẻ, và tạo nên nhiều vấn đề thất nghiệp nghiêm trọng. Dù quốc hội Mỹ vẫn còn kiên định với vấn đề tiền tệ thì suy thoái nghiêm trọng của nền kinh tế Trung Quốc có thể có những tác động tồi tệ cho nền kinh tế thế giới hơn các vấn đề chuyển đổi tỷ giá hối đoái.

Người Mỹ phải bắt đầu suy nghĩ rộng hơn về vai trò của kinh tế Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới vốn ngày càng khó khăn mà không chỉ xem xét đến mối quan hệ kinh tế song phương Mỹ-Trung trong sự cô lập với phần còn lại của thế giới. Từ năm 2007 nền kinh tế thế giới đã rung chuyển bởi một loạt các sự đổ vỡ được đánh giá là tồi tệ hơn bất kỳ vụ nào kể từ những năm 30 thế kỷ trước. Có thể thấy thời điểm hiện tại đang là thời điểm nguy hiểm. Cơn Đại Suy Thoái này không chỉ là cơn khủng khoảng đơn lẻ, mà còn là một loạt các cuộc khủng hoảng tăng nhanh liên kết với nhau kéo thế giới chìm sâu hơn vào cơn suy thoái. Sự liên kết giữa các cơn khủng hoảng khác nhau ngày nay thậm chí còn chặt chẽ hơn vì hệ thống tài chính toàn cầu này liên kết rộng sâu hơn, phụ thuộc lẫn nhau và có vai trò lớn hơn trong các nền kinh tế thế giới.

Sự Xung Đột Tiền Tệ
Cái nhìn từ Washington về vấn đề chính hiện nay là đồng Nhân Dân Tệ (NDT) của Trung Quốc. Quốc hội Mỹ đang thúc đẩy chính phủ Trung Quốc đẩy mệnh giá đồng NDT đối trọng với đồng Đô La nhằm tăng giá trị các mặt hàng từ Trung Quốc và giảm giá trị mặt hàng làm từ Mỹ sao cho rẻ hơn. Điều này có thể kích thích việc làm tại Mỹ khi sẽ bán được nhiều hàng hoá hơn sang Trung Quốc. Tuy vậy Trung Quốc sẽ mất nhiều công ăn việc làm khi bán hàng ít hơn Mỹ.

Nếu đồng NDT nổi dậy mạnh mẽ đối trọng với đồng Đô La, thì nạn mất việc làm tại Trung Quốc là dễ thấy hơn việc Mỹ tăng số lượng việc làm. Hầu hết Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa qua Mỹ đều là các mặt hàng nặng về lao động như giày dép và quần áo vốn là những thứ thường không có khả năng được làm tại Mỹ kể cả khi giá trị mặt hàng Trung Quốc tăng lên. Đối diện với các mặt hàng xa xỉ Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ sẽ đơn giản chuyển sang mua hàng từ các nước có thu nhập thấp như Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, và Việt Nam. Trung Quốc sẽ mất lượng lớn việc làm, nhưng Mỹ thì không có khả năng tăng nhiều. Mỹ sẽ tăng được lượng việc làm khi hàng hóa Mỹ trở nên rẻ hơn cho người tiêu thụ Trung Quốc, điều đó cho phép Mỹ bán nhiều hơn, nhưng cũng như tranh luận bên dưới, nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc hướng nhiều về các mặt hàng đến từ Châu Âu và Nhật Bản hơn từ Mỹ, vì vậy số lượng việc làm tăng được ở Mỹ sẽ không đáng kể.

Mặt khác, sự suy giảm giá trị của đồng Đô La (trái ngược với sự gia tăng của đồng NDT), như là quốc hội Mỹ đòi hỏi, sẽ khiến tất cả người Mỹ phần nào nghèo hơn, và ít có khả năng làm các mặt hàng tại nước ngoài, bao gồm cả dầu. Lãi suất Mỹ cũng sẽ tăng lên, tăng cả chi phí nợ công và tư nhân và làm chững lại nền kinh tế Mỹ, và có lẽ cản trở thúc đẩy việc làm từ gia tăng xuất khẩu. Lãi xuất thấp hiện tại của Mỹ phụ thuộc một phần vào sự mạnh mẽ của Trung Quốc(cùng Nhật Bản và Ả Rập) có nhu cầu vào nợ nần của chính phủ Mỹ, phần lớn thúc đẩy bởi ngân hàng trung ương Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ Mỹ như phương pháp chính của việc ngăn chặn sự gia tăng đồng NDT. Việc bán đồng NDT để mua đồng Đô La đã kiềm chế lại giá trị của đồng NDT so với đồng Đô La. Những đồng Đô La đó sau cùng cũng được sử dụng chủ yếu để mua trái phiếu chính phủ Mỹ và cấp vốn nợ cho Mỹ. Nếu Trung Quốc ngừng cấp vốn nợ đó, thì ai sẽ đứng thay? Lãi xuất sẽ tăng lên để kích thích các nhà đầu tư khác nhằm thế chỗ Trung Quốc. Nếu quốc hội Mỹ tìm cách kích động đồng NDT gia tăng mạnh thì tất cả người Mỹ sẽ phải hối tiếc.

Trong bất kỳ trường hợp nào, việc đồng NDT được định giá cao đang dần được giải quyết ngay cả không có sự hành động của quốc hội Mỹ. Từ năm 2005, giá trị hư thực của đồng NDT đã tăng 30% so với đồng Đô La. Trong khi đó, chi phí thực tế của hàng hóa trung quốc đã thậm chí tăng nhanh hơn vì lạm phát Trung Quốc đang vượt mức.
Lạm phát Mỹ cùng thời kỳ nằm trong khoảng 7% đến 20% (tùy thuộc vào mức đo lạm phát), đẩy mạnh việc giảm khả năng cạnh tranh hàng hóa Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Việc gia tăng chi phí tương đối của Trung Quốc đang có thể tiếp tục, kể từ lúc chi phí lao động trong lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng hơn 30% kể từ đầu năm ngoái. Trong thực tế, chính vì lượng xuất khẩu Trung Quốc đang phải cạnh tranh với rất nhiều quốc gia khác nên Trung Quốc không thể vượt qua hoàn toàn chi phí gia tăng tới người tiêu dùng nước ngoài thông qua giá cả cao hơn. Xuất khẩu Trung Quốc đang bị dồn ép lại lợi nhuận để thay vào đó sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đi đến phá sản, chậm phí nhiều hơn nếu đồng NDT gia tăng mạnh.

Trung Quốcvà Châu Âu
Mối quan hệ kinh tế Trung Quốc với một Châu Âu lung lay thậm chí còn quan trọng cho sự khoẻ mạnh của nền kinh tế thế giới hơn mối quan hệ song phương giữa Trung Quốcvà Mỹ. Trung Quốcxuất khẩu tới Mỹ nhiều hơn lượng nhập khẩu, không phải vì Trung Quốcđang ngoan cố chống việc hàng hóa Mỹ, mà bởi vì nước Mỹ không sản xuất nhiều những Trung Quốc cần nhập như: các nhà máy sản xuất máy móc và thiết bị đường sắt. Tuy nhiên Châu Âu thì lại có thế đáp ứng. Tham quan bất kỳ nhà máy Trung Quốc nào (tác giả đã quan sát thực tế) và bạn sẽ thấy rất nhiều máy móc được làm tại Đức, Ý, Anh, và Nhật Bản. Cách đây nhiều thập kỷ, trước khi Trung Quốc đi lên, Mỹ đã từ chối làm nhà cung cấp chính trên thế giới cho việc sản xuất máy móc. Nhưng Trung Quốc (với tốc độ tăng trưởng rất nhanh, cùng tỷ lệ tiết kiệm cao, và chi tiêu đầu tư cao) đang cần nhà máy và các thiết bị vận chuyển hơn so với các hàng hóa nông sản, tiêu dùng, vui chơi giải trí, và các dịch vụ mà Mỹ thường xuất khẩu. Và dù hãng Boeing đã bán rất nhiều máy bay chở khách tới Trung Quốc, thì chính Châu Âu chứ không phải Mỹ mới hưởng lợi trực tiếp từ một nền kinh tế Trung Quốc khỏe mạnh.

Tuy nhiên, hiện nay, vì cuộc khủng hoảng nợ nần đang diễn ra, và nền kinh tế ở Châu Âu đang chững lại, nên Châu Âu đã giảm khá mạnh việc nhập khẩu từ Trung Quốc. Điều này, cộng với sự o ép lợi nhuận xuất khẩu đã được đề cập bên trên, có thể làm kích hoạt cuộc khủng hoảng kinh tế Trung Quốc. Bất kỳ sự suy giảm nào ở Trung Quốc cũng sẽ lần lượt làm giảm đáng kể nhu cầu của Trung Quốc với việc nhập khẩu từ Châu Âu các mặt hàng đầu tư như máy móc, thiết bị vận chuyển (từ bất kỳ sự suy giảm tăng trưởng không cân đối khiến nhu cầu với hàng hóa đầu tư giảm lại), ném những nền kinh tế Châu Âu vào sâu hơn các cuộc khủng hoảng mà có thể trở thành một vòng tròn lẩn quẩn của sự suy giảm nhu cầu thương mại ở cả hai bên.

Châu Âu là một thị trường rộng lớn cho hàng hóa Mỹ, lớn hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, bất kể tỷ giá giữa đồng Đô La và NDT. Một Châu Âu chìm sâu sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ chìm vào suy thoái, và tàn phá (một lần nữa) vào hệ thống tài chính Mỹ. Tác động trực tiếp của một cuộc khủng hoảng trong nền kinh tế Trung Quốc có vẻ ít nghiêm trọng đối với Mỹ hơn so với tác động gián tiếp có thể có trong việc đẩy Châu Âu đến bên bờ vực.
Bong bóng vỡ tung?

Và cuối cùng, một Trung Quốc suy giảm tiềm năng thì đáng lo ngại hơn so với một Trung Quốc tăng trưởng chóng mặt và đầy áp lực cạnh tranh. Như đã đề cập ở trên, cuộc khủng hoảng sắp xảy ra ở Trung Quốc bề ngoài trông như ở Mỹ cách đây vài năm. Nó có các thành phần giống nhau: bong bóng nhà đất, hệ thống ngân hàng mờ ám phình to không kiểm soát và điều chỉnh, và các quy định thắt chặt tín dụng đủ để làm vỡ toang bong bóng làm sụp đổ hệ thống ngân hàng bóng đen thảy nền kinh tế vào hướng đảo ngược. Tương tự như trường hợp của Mỹ, chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ bước chân vào để giải cứu các ngân hàng được xem là có quy mô, có tính hợp thức, quá-lớn-để-thất-bại, hoặc thuộc sỡ hữu chính phủ. Nhưng dù vậy, những hậu quả của sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng bóng đen có thể sẽ rất khắc nghiệt.

Sự rõ ràng dễ thấy trong điều dự đoán này là bong bóng nhà đất. Tác giả bài viết đã sống ở Trung Quốc trong hơn bốn mươi năm nay và đã đi đến nhiều thành phố ở đây. Tất cả các thành phố Trung Quốc đều được "trang hoàng" với những rừng cần trục xây dựng, những khu nhà chung cư cao tầng quy mô trong mọi ngõ ngách của mỗi thành phố. Đó là sự bùng nổ xây dựng ấn tượng nhất mà thế giới đã từng biết. Hàng chục triệu công nhân, mà hầu hết di cư từ nông thôn Trung Quốc làm việc trong các dự án này. Nỗ lực khổng lồ này dù vậy trông ít ấn tượng hơn vào ban đêm, khi bạn có thể thấy phần lớn các khu chung cư mới xây gần như trống chỗ. Rất ít đèn chiếu sáng trong những căn phòng không có người ở. Mặc dù có sự gia tăng lớn trong việc cung cấp, giá nhà đất vẫn tiếp tục tăng cao, do đó chỉ có vài gia đình công nhân có đủ khả năng mua được căn hộ. Hầu hết những căn hộ đó được mua bởi các nhà đầu cơ đầu tư vào việc tăng giá hơn là có nhu cầu cư trú tại đó. Ngay khi giá cả đạt đến cao điểm và rớt xuống, nhu cầu đâu cơ sẽ rớt theo. Hiện tại giá tiền thuê nhà rẻ hơn nhiều so với giá tiền mua nhà, chính vì thế số tiền thu được từ việc cho thuê không đủ để đầu tư xây thêm hàng chục triệu căn hộ mới. Chỉ trừ khi giá tiền lên thì mới đủ để giúp vụ đầu tư này thu hút hơn. Bất kỳ việc đảo ngược giá nào cũng sẽ làm cho nhu cầu của giới đầu cơ rơi xuống chóng mặt.

Hậu quả trực tiếp của việc sụp đổ giá nhà đất có thể không quyết liệt như ở Mỹ, bởi nhiều nhà đầu cơ là chủ sở hữu nhỏ đã được giao ít nhất là một số căn hộ bởi chính phủ như là một phần của chính sách tái phát triển. Không phải tất các nhà đầu cơ nhà đất đang rơi vào bẫy nặng, mà là những người đã vay mượn số lượng lớn từ ngân hàng bóng đen. Giảm giá bất động sản có thể khiến các nhà đầu cơ bán lại vào thị trường suy sụp, làm tăng tốc độ sụp đổ của nó. Một số sẽ không kịp hồi phục từ việc giảm giá bán để trả nợ vay. Cũng như tại Mỹ, những người phá sản sẽ giao lại tài sản cho các nhà quản lý tài chính, là những người sẽ phải đưa khối tài sản đó ra thị trường đang suy giảm để duy trì sự thả lỏng. Một cách dễ hiểu, chính phủ Trung Quốccó thể ngăn chặn sự sụp đổ bằng cách mua các căn hộ riêng thông qua các ngân hàng chính chủ, nhưng điều này cũng sẽ duy trì giá cả ở mức rất cao. Mức giá cần phải giảm lại nhiều nếu muốn có đủ số người mua không phải là các nhà đầu cơ.

Việc suy giảm giá nhà đất đủ để làm cho các khu nhà đất rộng lớn này trở nên rẻ hơn cho người tiêu dùng Trung Quốc (đang rõ ràng mong muốn chính sách công cộng) nhưng lại có khả năng gây nên sụp đổ hệ thống cho vay chợ đen, nơi không chỉ cung cấp tín dụng cho đầu cơ bất động sản mà còn hỗ trợ cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn không thể có được tín dụng từ các ngân hàng lớn của chính phủ. Như việc đổ vỡ hệ thống ngân hàng chợ đen ở Mỹ gần đây trong khủng hoảng 2007 2008. Hệ thống chợ đen này có một số thành phần, bao gồm các khoản vay không cân đối từ ngân hàng chính, các khoản vay không hợp thức bởi các công ty phi tài chính lớn mượn từ các ngân hàng hợp thức và rồi cho mượn lại trong thị trường chợ đen với lãi xuất cao hơn, và những người cho vay thuộc tầng lớp, bao gồm các nhà giàu có, môi giới cầm đồ, và chậm chí cả bọn băng đảng côn đồ. Bởi hệ thống này còn nằm trong bóng tối nên rất khó để biết được chính xác về nó, nhưng các ngân hàng nước ngoài ước lượng rằng nó chiếm ít nhất một phần năm các khoản vay của Trung Quốc và đã phát triển rất nhanh chóng gần đây, đặc biệt khi chính phủ cố gắng kiềm chế cho vay từ các ngân hàng chính. Mặc dù GDP tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, tiền gửi trong tài khoản ngân hàng chính năm nay thấp hơn năm ngoái hơn 20% kinh phí từ các nhà đầu tư thuộc lớp giàu và trung bình, và bị thất thoát vào lãi suất cao hơn thuộc "các sản phẩm quản lý tài sản" để trợ giúp quỹ khu vực bóng đen không kiểm soát.

Tỷ lệ thất nghiệp của Trung Quốc là một vấn đề chính trị nhạy cảm, như khoảng 150 triệu công nhân đô thị Trung Quốc là những người nhập cư nông thôn với các quyền lợi giới hạn trong thành phố mà họ sinh sống. Chỉ riêng con số công nhân đường sắt đã vào khoảng sáu triệu, là hai phần ba trong số gần đây đã rỗi việc vì sự chùng lại sau các dự án xây dựng đường cắt cao tốc điên cuồng trước đó. Ngành công nghiệp xây dựng rộng hơn bao gồm hàng chục triệu người có thể bị ném ra khỏi công ăn việc làm nếu sự bùng nổ bất động sản giảm lại. Hàng chục triệu người nữa có thể bị mất việc nếu số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản bởi việc giảm xuất khẩu, việc bị co ép lợi nhuận xuất khảu, và chi phí cao hoặc tín dụng không có giá trị khi hệ thống ngân hàng bóng đen đổ vỡ.

Chính phủ Trung Quốc phản ứng với sự suy giảm của năm 2008 bằng một chương trình chi tiêu cho cơ sở hạ tầng lớn trị giá 600 triệu USD. Quy mô này có thể thành công lần nữa để ứng phó một số nạn thất nghiệp có thể xảy ra khi bong bóng nhà đất nổ tung. Tuy nhiên chính sách đó có thể quá trễ để tránh một cuộc suy thoái đáng kể với các tác động nghiêm trọng cho nền kinh tế thế giới vốn đang mỏng manh, bắt đầu từ Châu Âu và lan sang Mỹ. Những bài báo đầy hy vọng gần đây chỉ định Trung Quốc như là một phần của gói cứu trợ Châu Âu, nhưng các vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế mạnh mẽ nhất của thế giới có thế áp đảo những nỗ lực bé nhỏ mà nó có thể hướng tới gói cứu trợ châu âu. Bởi vậy khoảng thời gian này thực sự là những thời gian đầy nguy hiểm.

Người Mỹ nên phải cảnh giác việc thúc đẩy quá mạnh lên đồng NDT thả-nổi-tự-do. Trong nền kinh tế toàn cầu hỗn loạn này, những mỏ neo tương đối ổn định không nên bị ném đi một cách hời hợt. Bất kỳ sự đánh giá nhanh chóng nào về đồng NDT sẽ đặc biệt tàn phá các lực lượng xã hội đồng tình nhất để cải cách chính trị tự do hơn ở TQ: xuất khẩu nhỏ và vừa theo định hướng doanh nghiệp tư nhân. Trung Quốc có thể dễ dàng đệm từ những hiệu ứng bất lợi nghiêm trọng bởi nguồn tài chính phong phú của chính phủ, nhưng hệ thống ngân hàng bóng đen và những phân đoạn lớn gồm các doanh nghiệp tư nhân đang đứng bên bờ vực nguy hiểm. Về lâu dài, trong sự tăng lên của nền kinh doanh Mỹ, đây đó đang dấy lên mong muốn hạn chế sự xung đột giữa đồng Đô La và NDT và thúc đẩy gia tăng lạm phát đồng USD, một phần cũng để giảm chi phí thực từ nợ nần đang phình to của Mỹ với Trung Quốc. Nhờ vào đó, Mỹ cuối cùng có thể trả lại số nợ lớn từ nước ngoài khi đồng đô la giảm giá trị nhiều đi so với lúc mượn. Trung Quốc sẽ không thế làm được nhiều để chống lại chính sách đó của Mỹ. Tuy nhiên bây giờ chưa phải là thời điểm đúng lúc, khi hệ thống lung lay tài chính toàn cầu chưa hình hài khoẻ mạnh để phải chịu thêm một cú sốc bất ngờ nào nữa.
.
.
.


No comments:

Post a Comment