Wednesday, April 27, 2011

VỀ NHỮNG ĐỀ XUẤT "LẠ" CHO BIỂN ĐÔNG (Trương Nhân Tuân)

Trương Nhân Tuấn
Đăng ngày: 16:27 26-04-2011

Chuyện ông Đinh Kim Phúc lên tiếng phê bình hai ông DươngDanh Huy và Lê Minh Phiếu về vụ « bãi Cỏ Rong » theo tôi là cần thiếtvà đúng. Cần thiết vì lợi ích của học thuật là sự phản biện. Đúng vì lý luận củaông Phúc… không sai. Bài của ông Phúc ở đây :

Ở đây tôi chỉ góp thêm một số ý kiến « lạ » của quí ông Dương Danh Huy.

1/ Về chủ quyền đảo Bạch Long Vĩ :
Ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước, nhân chuyến thăm viếng và ủy lạo các chiến sĩ ởđảo Bạch Long Vĩ vào cuối tháng 3 năm 2010 có tuyên bố rằng : « Chúngta không tham của ai, nhưng một tấc đất quê hương chúng ta cũng không nhân nhượng ».Vài hôm sau báo EarthTimes có đăng bài tựa đề « Lãnh đạo Việt Nam nguyện bảovệ lãnh thổ trên Biển Đông ». Nguyên do ông Triết có tuyên bố như vậy vì trướcđó có nguồn tin cho rằng phía Trung Quốc muốn chiếm đảo Bạch Long Vĩ.
Bất kỳ người Việt nào, cho dầu không ưa ông Triết đến mấy đinữa, cũng phải nhìn nhận việc làm của ông Triết là cần thiết. Hành động của ôngkhẳng định một cách mạnh mẽ chủ quyền của Việt Nam trên đảo Bạch Long Vĩ đồngthời răn đe mọi thế lực khác muốn chiếm đảo này.
Ông Dương Danh Huy, nhân dịp này viết bài gởi lên RFA, có viếtnhư sau : « Trên lý thuyết, Trung Quốc có thể chấp nhận ranh giới hiệnhữu vì bất cứ lý do nào khác, mà không thừa nhận chủ quyền Việt Nam đối với đảoBạch Long Vĩ ».
Đến nay tôi vẫn chưa thấy ông Huy nói rõ cái « lý thuyết »mà theo đó « Trung Quốc có thể không thừa nhận chủ quyền Việt Nam đối vớiđảo Bạch Long Vĩ ».
Bài viết của ông Dương Danh Huy cho thấy ông đã có nhữnghoài nghi về chủ quyền của VN tại đảo Bạch Long Vĩ. Vì hoài nghi nên mới viết :« Trung Quốc có thể không thừa nhận chủ quyền Việt Nam đối với đảo BạchLong Vĩ ».
Thật là một ý kiến « lạ » !

2/ Trên căn bản lịch sử và pháp lý, « nước lạ » cóchủ quyền ở vùng biển Trường Sa hay không ?
Dĩ nhiên học giả « nước lạ » sẽ trả lời là có.
Nếu ta hỏi tiếp : có trên căn bản nào ?
Học giả « nước lạ » sẽ ú ớ ngay lập tức.
Về lịch sử, chưa bao giờ các triều đại hay chính quyền TrungQuốc nhìn nhận chủ quyền của nước này ở các đảo thuộc Trường Sa. Chỉ sau Thếchiến thứ II phía Trung Quốc mới bắt đầu lên tiếng về TS. Lập luận của phe ĐàiLoan về chủ quyền ở đây là do sự kế thừa của Nhật. Năm 1939 Nhật chiếm đảo Babình và sát nhập nó vào Đài Loan. Nhưng Nhật chiếm Ba Bình trong lúc đảo này đãcó chủ và người chủ đã lên tiếng phản đối.
Về pháp lý, việc kế thừa của Đài Loan không có hiệu lựcpháp lý thì các đòi hỏi về hiệu lực của đảo này, như vùng ZEE, cũng không có hiệulực pháp lý.
Nhưng ông Dương Danh Huy lại cho rằng « nước lạ » cóquyền đòi hỏi « phần bánh » của họ tại Trường Sa.
Có nhiều bài viết của ông này khẳng định việc này, nhưng chỉđưa ra một bài, có giới thiệu ở đây : http://www.talawas.org/?p=25514
Nội dung bài viết các tác giả chấp nhận chủ quyền của Phi vàTrung Quốc tại Trường Sa.
Chủ quyền của Phi ở các đảo TS như thế nào thì ông Đinh KimPhúc đã nói. Chủ quyền của "nước lạ" thì đang chờ "học giả" Dương Danh Huy chứng minh.
Đây không phải là một ý kiến « lạ » hay sao ?!

3/ Về đường lưỡi bò liếm ngang.
Ông Dương Danh Huy thường hay xuyên tạc bản đồ các lô dầukhí do VN công bố vào thập niên 80. Ông cho rằng tấm bản đồ này là « đườnglưỡi bò liếm ngang », để phân biệt « đường lưỡi bò liếm dọc » của« nước lạ ».
Về cái danh hiệu « đường lưỡi bò », bắt nguồntừ ông M. Valencia, trong một cuốn sách của ông. Từ đó các « học giả »VN sử dụng lại, lâu ngày thành thói quen.
Vấn đề là VN vẽ bản đồ đó đúng hay sai ?
Có hai điều cần làm rõ : 1/ chủ quyền các đảo và 2/ hiệulực các đảo theo luật Quốc tế về biển 1982.
Nếu VN không có chủ quyền tại TS thì bản đồ đó chắc chắnsai.
Nhưng theo lịch sử, VN có chủ quyền ở các đảo thuộc TS.
Nếu theo theo luật Quốc tế về biển 1982, các đảo TS không cóhiệu lực (như vùng ZEE 200 hải lý tính từ đường cơ bản), bản đồ đó chắn chắn cũngvẽ sai.
Nhưng chiếu theo các điều lệ từ bộ luật Quốc tế về biển 1982thì các đảo TS có hiệu lực, có vùng ZEE riêng, như là đất liền.
VN đã chứng minh được chủ quyền của mình tại TS (và HS). Chiếutheo luật biển thì các đảo này có hải phận và vùng Kinh tế độc quyền ZEE. Vậy bảnđồ các lô dầu khí của VN đã phát hành từ nhiều thập niên trước là vẽ đúng (nhưng không chính xác).
Đúng vì phù hợp với lịch sử và pháp lý quốc tế.
Ý kiến của ông Dương Danh Huy về « đường lười bò liếmngang » vì vậy cũng là một ý kiến « lạ ». Lạ về nghĩa đen vànghĩa bóng.

----------------------------Top of Form

Lời bình

22:54 26-04-2011
Post lá thư của Lê Minh Phiếu gởi Nguyễn Xuân Diện, theo đó Lê Minh Phiếu không đồng tác giả bài viết với Dương Danh Huy:

Thư của Lê Minh Phiếu gửi Nguyễn Xuân Diện-blog:

Chào anh Diện,

Việc Manila Times ghi tôi là đồng tác giả của bài báo mà bác đề cập là một sự nhầm lẫn. Ngay khi bài vừa ra tôi có nói với bác Huy kêu họ đính chính, và họ đã đính chính:

http://www.facebook.com/l/6ab257ue7xxHa9vzZ65zJotdy3w/www.manilatimes.net/sunday-times/special-report/defending-the-philippines%E2%80%99-rights-to-the-reed-bank/

Điều này cũng đã được Anhbasam nói rõ, trong cái link tiếng Việt mà bác Phúc đã dẫn trong bài viết.

http://www.facebook.com/l/6ab25tdKAmOy0-lBB8M0CRfK3fQ/anhbasam.wordpress.com/2011/04/23/487-b%E1%BA%A3o-v%E1%BB%87-quy%E1%BB%81n-c%E1%BB%A7a-philippines-%E1%BB%9F-reed-bank/

"Theo Dương Danh Huy qua email gửi tới cho BS, thì bài này của Dương Danh Huy, không phải đồng tác giả với Lê Minh Phiếu như tờ The Manila Times đã lầm".

Nhờ anh đínhh chính trong bài trên blog.
Cảm ơn anh

Phiếu
Bottom of Form

------------------------------------------


ĐÀI LOAN vỚI BIỂN ĐÔNG






.
.
.

No comments:

Post a Comment