Friday, October 1, 2010

Báo TỔ QUỐC Số 96 Ngày 1-10-2010

1000 năm đã quá đủ
Báo Tổ Quốc  Số 96 Ngày 1-10–2010
http://www.to-quoc.net/



Báo cũ:
2006  2007  2008  2009  2010

Tháng 10 này bắt đầu với đại lễ Một Ngàn Năm Thăng Long, kỷ niệm sự kiện trọng đại khi vua Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm thủ đô năm 1010.

Sau giai đoạn huyền sử Hùng Vương nước ta đã bị người Hán thôn tính và thống trị trong hơn một ngàn năm. Trong khoảng thời gian ấy một dân tộc đã hình thành và nhiều lần nổi dậy giành độc lập, để rồi năm 939 Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán mở đầu kỷ nguyên tự chủ. Tuy vậy phải đợi đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi và dời đô về Thăng Long nước ta mới thực sự có một nhà nước đúng nghĩa. Thăng Long là thị trấn duy nhất và là trung tâm kinh tế và văn hóa của nước ta vào thời đó vì đồng bằng sông Hồng tập trung đại bộ phận dân chúng và của cải, khác với hai châu Ái và Hoan phía Nam ít dân và chậm tiến hơn. Các triều Đinh và Lê trước đó vì đóng đô ở Hoa Lư đã không kiểm soát và động viên được phần lớn dân chúng và tiềm năng của Đại Việt; sự thống nhất vì thế mới chỉ là hình thức. Với Thăng Long là kinh đô nhà Lý là triều đại đầu tiên có quyền lực trên cả nước. Một nhà nước - quốc gia thực sự, với pháp luật, trật tự và đầy đủ các định chế cần thiết đã ra đời. Thăng Long đã là một bước nhẩy vọt vào một thời kỳ cường thịnh.

Tuy nhiên ngay sau bước nhẩy vọt đó đã là một giai đoạn dài dậm chân tại chỗ bởi vì Đại Việt đã thiếu một điều quan trọng nhất, đó là ý thức về chính mình. Một nhà nước tự chủ đã được thành lập, nhưng đó không phải là một nhà nước do trí tuệ Đại Việt tạo ra từ những kinh nghiệm của chính mình và những gì đã học hỏi được từ thế giới bên ngoài. Đó là một nhà nước sao chép, hoàn toàn rập khuôn theo Trung Quốc. Nho Giáo được tôn làm quốc học; thi cử được dùng làm dụng cụ tuyển chọn quan chức; Khổng Tử và các môn đệ được thờ tại Văn Miếu như những thần thánh; văn hóa và lịch sử Trung Hoa được chấp nhận toàn bộ; ngay cả ngày Tết Nguyên Đán Trung Hoa cũng trở thành ngày Tết Việt Nam. Chữ Hán được áp đặt làm ngôn ngữ chính thức duy nhất. Một nhà nước vong thân tuyệt đối về mặt văn hóa và tư tưởng. Đó cũng là một nhà nước mà chế độ nô lệ được chính thức hóa và được thi hành triệt để. Mô hình nhà nước nô lệ này tiếp tục qua các triều đại, trên nhiều mặt vẫn còn tồn tại tới nay. Chúng ta bắt chước Trung Quốc và cũng trì trệ như Trung Quốc vì Khổng Giáo, nhưng còn kém Trung Quốc vì đi sau. Và chúng ta nhiễm những tật nguyền tâm lý lớn: cóp nhặt thay vì sáng tạo, trọng bằng cấp thay vì kiến thức thực sự, hình thức thay vì nội dung; tệ hại nhất là thói quen phục tùng bạo lực.

Biến cố dời đô về Thăng Long đã là một cột mốc lịch sử lớn đáng trân trọng. Đáng tiếc là sau đó đất nước ta đã không tiến thêm, và kỷ nguyên tự chủ của chúng ta đã chủ yếu chỉ là sự thay thế một chế độ nô lệ nước ngoài bằng một chế độ nô lệ bản xứ. Sau một ngàn năm Bắc thuộc đã là một ngàn năm dưới những ách nô lệ do chính người Việt áp đặt lên người Việt.

Lịch sử nhân loại xét cho cùng là cuộc hành trình của con người về tự do, của các dân tộc về dân chủ. Chúng ta đã và đang tụt hậu một cách hổ nhục so với thế giới trong cuộc hành trình này. Đại lễ Ngàn Năm Thăng Long phải là dịp để chúng ta khẳng đinh với nhau đã đến lúc phải bước nhanh vào kỷ nguyên tự do. Một ngàn năm đã quá đủ.

Ban biên tập
báo Tổ Quốc số 96, ngày 1/10/2010

Mục Lục
Thư tòa soạn: 1000 năm đã quá đủ
Nguyễn Xuân Tụ : Thư của công dân gửi Chủ tịch nước. Về tổ chức Đại lễ1000 năm Thăng long
Thanh Phương : Phải tái lập quyền phúc quyết Hiến pháp của người dân 
Trần Nhơn : Thơ. Ai Là Giai Cấp Công Nhân? 
Nguyễn Quang A : "Công thổ quốc gia" hay sự "sáng tạo" kì quặc về sở hữu ? 
Đinh Tấn Lực : Tới thế trận toàn dân 
Duy Ái : Phỏng vấn Bs. Phạm Hồng Sơn 
Nguyễn Văn Huy : Thoát được sự kiềm chế của Trung Quốc không ?
Đặng Văn Âu : Phản hồi bài viết : “Liệu Việt Nam có liên minh với Mỹ?”
Xinhuanet : Báo Trung Quốc. Liệu Việt Nam có liên minh với Mỹ ?  
Đào Như : Nhìn về Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN-II 
Nguyễn Thượng Long :  Thôi, xin ơn đời …
Vi Đức Hồi :  Đối Mặt 
.
.
.

No comments:

Post a Comment