Tuesday, April 27, 2010

VUI CHUYỆN QUÊ NHÀ (Kỳ 15) - Blog RFA

VUI CHUYỆN QUÊ NHÀ 15: Chuyện cảm động cuối tuần (Quốc Thạch ghi nhận)

http://www.rfavietnam.com/node/211

Đúng một tuần trứơc, trưa ngày 18, cầu cạn Pháp Vân bị sập hai dầm cầu đã đựơc lắp đặt từ ba tháng trứơc. Rất may là không có thương vong.
Ngay sau đó, cuộc điều tra đã đựơc tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân và xác định trách nhiệm, tiếng chuyên môn gọi là “xác định đúng người đúng tội.” Sự mau mắn này thật cảm động. Uỷ ban điều tra bao gồm những nhà khoa bảng, trong đó có GS-TSKH Lê Văn Thưởng (chữ tắt GS-TSKH trong bản tin của báo Tuổi Trẻ, chắc là giáo sư-tiến sĩ khoa học), giới chức chính quyền và nhà thầu. Thành phần của uỷ ban như thế rõ là đủ thẩm quyền để điều tra đâu vào đấy vì ngoài tính chuyên môn không thể dị nghị, uỷ ban còn có phong cách làm việc liêm chính, chí công vô tư nữa. Chỉ còn một điều ưu tư là chắc cần thời gian mới tìm ra nguyên nhân, cũng như hồi sập cầu Cần Thơ, mãi đến khi dư luận gần quên rồi mới có kết luận đấy thôi!
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, uỷ ban đã công bố kết quả.
Sự nhanh chóng ấy một lần nữa thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khiến dư lụân lại thêm cảm động. Ký giả Tuấn Phùng của báo Tuổi Trẻ đã có bài tường thuật và phỏng vấn spanrất đầy đủ và chuyên nghiệp GS-TSKH (chắc là giáo sư-tiến sĩ khoa học) Lê Văn Thưởng, thành viên hội đồng thẩm định nhà nứơc . Nguyên nhân sập cầu đã được tuyên bố rõ ràng và chắc chắn ở cuồi bài viết này, là do “Việc tổ chức thi công của nhà thầu chưa tốt. Lỗi chính là do nhà thầu chứ các quy định, hướng dẫn đều đã có hết. Chủ đầu tư và tư vấn giám sát cũng nhắc nhở nhưng vẫn lơ là, không kiểm tra thường xuyên.” Độc giả có thể đọc toàn bài ở địa chỉ:
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/375139/Sap-dam-cau-can-Phap-Van-do-th...

Bài này hay, nhưng đọc toàn bộ những câu trả lời của GS-TSKH Lê Văn Thửơng thì hơi vất, vì ít nhất bốn năm phút mới đọc xong, mà cứ phải bịt mũi thì sợ…thiếu ô xy trầm trọng. Có bài viết của blogger Phạm Viết Đào trích dẫn đầy đủ những câu trả lời của GS-TSKH Lê Văn Thưởng, lại có bình luận thêm rất sâu sắc. Độc giả có thể bịt mũi, xem, rồi bỏ tay ra thở, rồi lại bịt mũi, như thế tốt cho sức khoẻ hơn. Tựa của bài viết là “Lý giải như vậy có khác nào “dùng vải thưa che mắt thánh.”” Đừơng link của bài:
http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv

Trứơc đó, trên báo Tùân Việt Nam cũng có một bài viết rất “trí tuệ” nhan đề “Hỡi những người ngụy biện, hãy nhìn cho rõ sự thật!” của tác giả Thảo Dân. Bài này không nói đến những phát biểu của GS-TSKH Lê Văn Thửơng mà bàn đến một thói quen đã có từ lâu và tửơng như đã quen, (nhưng chẳng bao giờ quen đựơc,) là giải thích cho … xong chuyện, rồi …thôi. Tiếc là bài này được đăng hơi trễ, chứ nếu sớm, thì chắc những lời tuyên bố và giải thích của GS-TSKH Lê Văn Thửơng đã khác đi rồi.
http://community.tuanvietnam.net/2010-04-19-hoi-nhung-nguoi-nguy-bien-ha...

Nhân chuyện cảm động về uy tín, tấm lòng và tinh thần trách nhiệm của nhà khoa học, lại nhớ đến năm 1978, khi cả nứơc đang vất vả cùng cực về chuyện cơm áo. Gia đình tôi ở Đà lạt suốt một năm mười hai tháng ăn đủ thứ nhưng không biết hạt gạo là gì. Có khi bột mì, bánh mì, mì sợi, có khi khoai khô, bắp khô, nhưng nhiều nhất là khoai mì khô. Khi ấy, tất cả báo chí của nhà nứơc đồng lòng chỉ nói về “chất bột,” tức mọi thứ chứa tinh bột, chứ không nói về gạo, để thuyết phục người dân rằng vấn đề quan trọng nhất là tinh bột, chứ không phải là gạo. Như để tăng thêm tính thuyết phục, ngừơi ta còn dựa vào uy tín của giới khoa học nữa.

Lúc ấy, Tuần báo Khoa học phổ thông xuất bản ở Sài gòn rất có uy tín vì quy tụ những nhà nghiên cứu khoa học, mà tinh thần khoa học là vô tư khách quan và vô vị lợi. Đặc biệt nhất là bài vở trên tờ báo ấy (có vẻ như) không nhằm mục địch tuyên truyền. Trên báo đã xuất hiện một loạt bài viết về khoai mì, đại khái là khoai mì rất bổ dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ của người già cũng như sự phát triển của trẻ em..Tiếc là các nứơc khác trên thế giới không có khoai mì mà ăn… Tôi không còn nhớ những bài báo ấy thuyết phục thế nào, nhưng hồi đó, quả tình gia đình tôi, và chắc nhiều người khác nữa, đều thấy yên tâm hơn, “hồ hởi” hơn - chữ dùng phổ thông hồi đó - khi ăn khoai mì.
Những lời dặn dò của các nhà khoa học xã hội chủ nghĩa thời đó thật đáng cảm động!

.

.

.

No comments:

Post a Comment