Wednesday, November 4, 2009

NĂM RỦI RO CHÍNH TRỊ CẦN THẬN TRỌNG Ở VIỆT NAM


Yahoo News
FACTBOX

Năm rủi ro chính trị cần thận trọng ở Việt Nam
Hãng thông tấn Anh REUTERS
Ngày 3-11-2009


HÀ NỘI, ngày 3 Tháng 11 – Việt Nam đã qua khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tương đối tốt, nhưng đất nước này vẫn còn được xem như một nơi tương đối không rõ ràng và mạo hiểm cho việc đầu tư.
Đây là bản tóm tắt các rủi ro chính cần thận trọng tại Việt Nam:

THAM NHŨNG

Tham nhũng là đặc thù ở Việt Nam hiện hữu ở mọi cấp của chính quyền, và nó hoạt động như một rào cản lớn cho đầu tư nước ngoài. Nhà chức trách đã công bố kế hoạch tích cực chống tham nhũng, và khuyến khích các phương tiện truyền thông để hoạt động như một kênh cảnh giới, nhưng những nỗ lực này bị hụt hơi sau khi một số nhà báo bị giam giữ vì những bài báo liên quan đến các vụ bê bối tham nhũng quan trọng. Tiến bộ về tham nhũng vẫn là một yếu tố quan trọng, quyết định sức hấp dẫn đầu tư [vào Việt Nam].
Các vấn đề chủ chốt để theo dõi:
- Việt Nam được nằm trong bảng xếp hạng về hiện trạng tham nhũng. Một bước tiến bộ mạnh mẽ hoặc là sa sút sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư. Các vụ bê bối lớn cũng có thể làm khơi dậy những làn sóng.


CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Chính sách tỷ giá hối đoái cố định của Việt Nam thường gây ra những áp lực kinh tế. Đồng tiền Việt Nam đã ở vị trí yếu nhất hoặc xuống thấp hơn cả vị trí thấp nhất trong vòng một năm qua, và cuối tuần rồi nó đã rớt xuống một mức thấp trong năm nay.
Ngân hàng Trung ương dường như tiếp tục làm cho tiền tệ suy yếu một cách chậm chạp nhằm cố gắng giảm bớt áp lực bằng cách đẩy tỷ giá xuống thấp, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế hy vọng rằng có thể từ từ chấp nhận sự thay đổi mạnh hơn về việc nới rộng hơn biên độ mua bán đồng [tiền VN] hoặc phá giá đồng bạc Việt Nam một lần. Các ngân hàng nói rằng sẽ không phá giá, bất chấp số tiền dự trữ ngoại hối bị giảm smootjtrong thời gian gần đây.
Sự suy yếu kinh niên của đồng bạc Việt Nam và sẽ còn tiếp tục suy yếu hơn nữa đưa tới việc tích trữ đồng đô la, do đó sẽ làm cho cho nó suy yếu và mong đợi sẽ suy yếu thêm. Ngân hàng trung ương đã phải đối phó với chế độ trao đổi ngoại tệ, và đã thành công trong việc giữ tỷ giá hối đoái tương đối ổn định.
Vào cuối tháng mười, nhu cầu về đô la tăng bất thường là do những người buôn lậu vàng tránh một lệnh cấm nhập khẩu nên đã tìm cách đem tiền tệ đi mua vàng ở nước ngoài rồi đem về Việt Nam bán, lợi dụng sự chênh lệch vài phần trăm giữa giá vàng trong nước với giá vàng trên thị trường thế giới.
Để giờ đây nguy cơ về một cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán không cao, các nhà kinh tế nói. Khi nền kinh tế đổi chiều, dòng chảy ngoại tệ có khả năng gia tăng và điều này có thể thay đổi cục diện.
Các vấn đề chủ chốt để theo dõi:
- Thị trường đang được theo dõi chặt chẽ đối với bất kỳ manh mối nào dẫn đến khả năng và thời gian làm thay đổi tỷ giá hối đoái.

HIỆU LỰC CỦA CHÍNH PHỦ

Tham nhũng, thiếu trách nhiệm, không minh bạch, và bệnh quan liêu nặng nề là tất cả các yếu tố tác động đến hiệu quả của chính phủ trong xây dựng và thực hiện chính sách. Cải cách kinh tế và cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả đang có nguy cơ bị phá hoại bởi lợi ích cục bộ và các nhân tố bảo thủ trong chính phủ vốn vẫn tập trung hơn về vấn đề an ninh.
Các nhà phân tích tình hình chính trị nói rằng có thể có một mức độ tê liệt trong chính sách, hoặc ít nhất là phái bảo thủ, trong năm tới trong vai trò như là phe phái và những nhân vật dùng mánh khóe đấu đá giành địa vị trong thời gian trước Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ 11 đầu năm 2011. Ban lãnh đạo và những thay đổi chính quan trọng sẽ diễn ra trong đại hội [đảng] năm năm một lần.
Các vấn đề chính yếu để theo dõi:
- Trong khi các gói kích cầu của chính phủ đã đẩy mạnh nền kinh tế, có những câu hỏi đã được đặt ra về việc thâm hụt ngân sách có thể được cấp bổ sung như thế nào, áp lực lạm phát có thể được chứa đựng trong đó ra sao, và làm cách nào có thể tránh được tình trạng đầu tư tư nhân có thể bị hạn chế. Hà Nội đã tiến hành một kế hoạch để giảm bớt các thủ tục quan liêu trong chính phủ, và các nhà đầu tư sẽ quan sát xem việc thực hiện nó như thế nào.
- Các nhà đầu tư xem cơ sở hạ tầng lạc hậu như một trong những rào cản lớn ở Việt Nam. Khả năng của chính phủ phối hợp nhanh chóng, phát triển hiệu quả trong lĩnh vực này là một vấn đề then chốt.

BẤT ỔN XÃ HỘI

Việt Nam đã được nhìn nhận có hàng loạt các cuộc đình công, phản kháng và tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, ảnh hưởng đều đặn đến các doanh nghiệp nước ngoài. Rối loạn đã nổ ra ở các vùng nông thôn do việc sung công đất đai và tham nhũng của các quan chức địa phương. Nhưng hiện nay vẫn không có bằng chứng nào cho thấy rằng tình trạng bất ổn có khả năng lan rộng, hoặc có bất kỳ rủi ro sắp xảy ra cho chế độ vốn vẫn bị thách thức từ bên dưới.
Các vấn đề chính để xem xét:
- Mọi dấu hiệu về một phong trào phản kháng rộng lớn trong nước đang nổi lên vượt xa các tranh chấp ở địa phương. Cho đến nay, điều này có vẻ như không chắc đúng.
- Vai trò của giáo hội Công giáo. Những giáo dân Công giáo đã và đang tham gia vào những cuộc phản kháng theo định kỳ về mảnh đất nhà thờ đã bị chính phủ lấy đi sau 1954. Giáo hội Công giáo, trong khi chính thức tránh tham gia vào chuyện chính trị, hiện có 6 triệu – 7 triệu tín tại Việt Nam và được tổ chức khá tốt.
- Những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa]. Vấn đề này đang nóng lên tại Việt Nam, nơi mà mối nghi ngờ Trung Quốc sẽ leo thang đang ở mức cao độ. Bất cứ động thái nào của Trung Quốc để khẳng định chủ quyền đối với những quần đảo tranh chấp ở Biển Đông, hay cảm nhận sự yếu kém của Việt Nam về vấn đề này, cũng có thể kích động sự ủng hộ rộng rãi cho các cuộc biểu tình.

MÔI TRƯỜNG

Việt Nam có tiềm năng lớn như là một nguồn mua bán tín dụng cacbon theo Nghị định thư Kyoto, nhưng các vấn đề về chuyên môn, minh bạch và tài chính đã cản trở bước tiến bộ. Các vấn đề về môi trường cũng có thể dẫn đến tình trạng bất ổn phổ biến, như ở Trung Quốc. Với đường bờ biển khổng lồ của mình, Việt Nam được thừa nhận là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất do mực nước biển dâng cao, đặc biệt là ở vùng Châu thổ sông Cửu Long chuyên trồng lúa.
Các vấn đề quan trọng để theo dõi:
- Quy mô mà chính phủ phải quản lý để hạn chế thiệt hại về môi trường từ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
- Bất kỳ bằng chứng nào cho thấy thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến Việt Nam ngày càng trở nên thường xuyên như là kết quả của biến đổi khí hậu.

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
Đăng bởi anhbasam on 04/11/2009
http://anhbasam.com/2009/11/04/350-nam-r%e1%bb%a7i-ro-chinh-tr%e1%bb%8b-c%e1%ba%a7n-th%e1%ba%adn-tr%e1%bb%8dng-%e1%bb%9f-vi%e1%bb%87t-nam/#comments




No comments:

Post a Comment