Saturday, October 31, 2009


The Daily Tribune
Trung Quốc hợp thức hoá nguyên tắc hành sử trên quần đảo Trường Sa
Michaela P. del Callar
Ngày 31-10-2009

Chính phủ Trung Quốc không vội để chuyển đổi các luật hiện hành trong ứng xử giữa các bên nộp đơn tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa thành một tài liệu có tính ràng buộc hợp pháp hơn.
Tại một cuộc họp báo ngày hôm qua, Đại sứ Trung Quốc ở Manila Lưu Kiến Siêu nói rằng tại thời điểm này Bắc Kinh hài lòng với thỏa thuận không ràng buộc trước đó, mặc dù tham vấn và thương lượng đang diễn ra giữa các quốc gia nộp đơn tranh chấp để cuối cùng chuyển đổi thành một nguyên tắc hành xử chính thức.
Ông Lưu bày tỏ tin tưởng rằng nếu tất cả các bên tranh chấp hợp tác và tuyệt đối tuân theo tài liệu được gọi là Tuyên bố của các bên về Nguyên tắc Ứng xử ở biển Nam Trung Hoa (DoC) thì sẽ giảm thiểu khả năng các cuộc xung đột xảy ra.
“Tuyên bố của các bên về Nguyên tắc Ứng xử (DoC) là một tài liệu rất hay. Tôi nghĩ rằng nếu tất cả các bên tuân thủ và làm theo hướng dẫn trong tài liệu và kiềm chế không tham gia hành động đơn phương, hòa bình và ổn định có thể được đảm bảo trong khu vực này trên thế giới,” ông nói.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc nói rằng, Bắc Kinh thực sự muốn tránh đối đầu trong tranh chấp lãnh thổ và chính [Bắc Kinh] sẽ tôn trọng các Nguyên tắc Ứng xử trong khi tiếp tục làm việc với các nước khác để đạt được một thỏa thuận hợp lý về lãnh thổ.
“Trung Quốc sẽ tiếp tục làm việc với các quốc gia tranh chấp để nói về việc đàm phán và hợp tác đối với việc tranh chấp Nam Sa. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc và tuân theo bản Tuyên bố của các bên về Nguyên tắc Ứng xử”. Ông Lưu nói.
Ông cũng nói rằng Trung Quốc không có ý sử dụng vũ lực như một cách để bảo đảm giành phần thắng trong khu vực tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ tìm cách giải quyết vấn đề bằng giải pháp quân sự, đối đầu hoặc chiến tranh. Chúng tôi hy vọng các bên sẽ tuân theo bản Tuyên bố về Nguyên tắc Ứng xử để có đàm phán hòa bình với tất cả các nước tranh chấp trong khu vực.” Ông nói.
Ông Lưu nói rằng không khí hòa bình và thân thiện rất được hoan nghênh vì nó thúc đẩy sự phát triển trong khu vực. Ông nói thêm rằng Bắc Kinh hy vọng mình và các nước tranh chấp sẽ đi đến một giải pháp đôi bên cùng có lợi trong về vấn đề này.
“Hoà bình, ổn định và hợp tác sẽ phải mất một thời gian dài, nhưng đó là sự lựa chọn đúng đắn và sự lựa chọn tốt nhất”, ông nhấn mạnh.

Trong khi các nhà ngoại giao Trung Quốc thề thốt rằng Trung Quốc không tìm cách làm cho căng thẳng leo thang trên vùng lãnh thổ đang tranh chấp, thế nhưng Trung Quốc có vẻ đã làm ngược lại.
Mới gần đây thôi, ngày 16 tháng 3, chính phủ Trung Quốc khuấy động việc tranh cãi bằng cách gửi một tàu tuần tra đến quần đảo Trường Sa *. Khi bị trừng phạt vì hành động đó, Trung Quốc đã biện minh bằng cách nói rằng đó không phải là sự vi phạm các thỏa thuận để duy trì hòa bình trong khu vực và con tàu tuần tra này là “một tàu tuần tra đánh cá, không phải là một tàu chiến”.

“(Chỉ gửi một tàu đánh cá tuần tra đến khu vực) Tôi không nghĩ rằng phía Trung Quốc đã làm bất cứ điều gì hoặc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên trên Biển Đông,” Hua Ye, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cho biết trong một tuyên bố.
Tuyên bố đã được phát ra một ngày sau khi tin tức của Bắc Kinh nói rằng việc chuyển đổi tàu hải quân tuần tra đã được cử tới để Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khu vực hàng hải trong đó bao gồm cả các quần đảo đang tranh chấp là Hoàng Sa và Trường Sa.
Bản báo cáo cho biết tàu đã được gửi ra để hỗ trợ tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc và các tàu bè lưu thông.
Tuy nhiên, các hoạt động phần lớn cho thấy Trung Quốc có thế mạnh quân sự và có khả năng chống lại các nước nhỏ đang tranh chấp trong khu vực.
Vài năm qua, Trung Quốc đã gây căng thẳng có hệ thống với chính phủ của các nước đang tranh chấp bằng cách xâm nhập vào các quần đảo Trường Sa, nơi được báo chí cho biết là [Trung Quốc] đã xây dựng hệ thống quân sự.

Cuộc giao tranh quân sự trong khu vực đã xảy ra nhiều lần trong ba thập kỷ qua. Nghiêm trọng nhất đã xảy ra vào năm 1976 (có lẽ người viết nhần lẫn, đúng ra là năm 1974-BS), khi Trung Quốc xâm lược và chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và năm 1988, khi hải quân Trung Quốc và Việt Nam đụng độ tại đảo Johnson Reef thuộc quần đảo Trường Sa, làm chìm một số tàu thuyền Việt Nam và giết chết hơn 70 thủy thủ.

Được xem như là một trong những điểm nóng lớn ở Châu Á, quần đảo Trường Sa – mà Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa – là một cụm đảo, bãi cát ngầm, đảo nhỏ, đảo san hô, đảo thấp nhỏ và rạng san hô dọc theo biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]. Đây là nơi có các khoáng chất phong phú và trữ lượng dầu cao, đã được Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Đài Loan tuyên bố một phần hoặc toàn bộ chủ quyền.
Năm 2002, các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã ký Tuyên bố các bên về Nguyên tắc Ứng xử (DoC) để giảm căng thẳng giữa các nước tranh chấp lãnh thổ bằng cách đồng ý duy trì nguyên trạng và tạm thời không quan trọng hoá vấn đề quyền sở hữu.
Tài liệu này cũng kêu gọi các nước tranh chấp trong khu vực ngưng việc tiến hành các hoạt động – bao gồm cả việc xây dựng các căn cứ quân sự cũng như các công trình xây dựng – trên những hòn đảo tranh chấp để tránh căng thẳng leo thang. Tuy nhiên, [tài liệu này] cũng khuyến khích các hoạt động trong khu vực nhắm mục đích giúp đỡ lẫn nhau để xây dựng lòng tin, sự hợp tác và sự tự tin giữa các bên tranh chấp.
Cũng như Trung Quốc, Việt Nam đã tuyên bố sẽ tuân theo Tuyên bố về Nguyên tắc Ứng xử (DoC) và đã kêu gọi các bên tranh chấp hãy làm như vậy.

(Bản dịch do một bạn đọc của BS gửi tới)
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
Đăng bởi
anhbasam on 31/10/2009
http://anhbasam.com/2009/10/31/345-trung-qu%e1%bb%91c-h%e1%bb%a3p-th%e1%bb%a9c-hoa-nguyen-t%e1%ba%afc-hanh-x%e1%bb%ad-tren-qu%e1%ba%a7n-d%e1%ba%a3o-tr%c6%b0%e1%bb%9dng-sa/#comments

--------------------------------------------

*
Trung Quốc biện hộ việc đưa tàu tuần tra tới Biển Đông (VNN)




No comments:

Post a Comment