Đường về (4)
Nguyễn Việt
30/03/2009 5:50 sáng
http://www.talawas.org/?p=1689&cpage=1#comment-323
Làm ăn
Ngày 10 Tết, tôi ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Jami Liu, bạn tôi từ Đài Bắc sang. Chúng tôi cũng tình cờ quen nhau qua internet, khi tôi tìm một số sản phẩm quang điện cho thị trường Đức. Thấy chất lượng sản phẩm của Jami tốt, giá cả phải chăng, tôi đã đặt vấn đề hợp tác ngay. Sau mấy tháng thử nghiệm, chúng tôi đã tạo được sự tin tưởng lẫn nhau. Sản phẩm của Jami nay đã có chỗ đứng tại Châu Âu và tôi có một người bạn mới ở Đài Loan. Biết tôi về Việt
Khác với hôm tôi về nước, hôm nay đường phố Sài Gòn đông như kiến, còi xe máy, còi ô tô đinh tai nhức óc. Từ sân bay về khách sạn Sài Gòn ở đường Hai Bà Trưng, chúng tôi phải bò mất gần 40 phút. Jami nói Sài Gòn làm anh ta nhớ lại Đài Bắc cách đây hơn 30 năm, cũng nhiều xe máy và cửa hàng như vậy. Rồi anh ta hỏi tôi:
“Đức cách đây 100 năm chắc cũng thế sao?”
“Lúc đó tớ chưa ra đời, nhưng tớ biết là họ không công nghiệp hóa đi tắt kiểu Á châu ta, do vậy khi xưa họ không có cái cảnh rối loạn này. Đi tắt như bên cậu thì cũng nhanh đạt trình độ công nghiệp của châu Âu, nhưng các giá trị về dân chủ, an sinh xã hội thì chắc mới sắp bằng thôi. Dù sao thì cũng còn là may, vì bên cậu họ học cả cách kiếm tiền và cách chia tiền của tư bản. Còn ở đây họ chỉ thích học nửa đầu, nửa thứ hai họ cóc cần vì họ bảo họ đã có chủ nghĩa xã hội rồi.”
Jami lắc đầu không hiểu, bảo là anh ta không quan tâm đến chính trị nên không biết CNXH là cái gì.
Sau khi đã check in vào khách sạn, chúng tôi bắt tay ngay vào làm việc. Tôi phone cho thằng Cồ, em rể tôi. Cồ là dân Đài Loan đã ở đây hơn 10 năm nay, nói tiếng Việt như gió. Hắn cưới Thuận, con gái cậu tôi và đã có hai mụn con. Tên thật của hắn là Michael Wu, nhưng cậu tôi gọi là Mai Cồ, sau rút gọn là Cồ. Cồ có quan hệ rộng với giới doanh nhân Đài Loan ở đây, vì bố hắn có nhà máy ở Biên Hòa chuyên chế tạo các loại sản phẩm phụ cho Adidas. Chúng tôi đến văn phòng của Cồ ở quận 5. Cồ và Jami nói chuyện với nhau bằng tiếng Quan thoại nên tôi chỉ đoán là hắn đang kể cho Jami nghe các khó khăn, các thuận lợi, về chính sách đầu tư, nhu cầu thị trường v.v… Jami nghe có vẻ chăm chú lắm.
“Âm mưu” của tụi tôi là chế tạo hệ thống cung cấp năng lượng dùng pin mặt trời cho Việt
Do vậy tụi tôi dự tính sẽ đưa công nghệ sản xuất điện mặt trời hòa mạng vào Việt
Chúng tôi phân công Jami và Cồ đi thăm các khu công nghiệp Biên Hòa, Thủ Đức, gặp các đối tác công nghiệp, tìm hiểu giá đất đai, nhân công, tức là tìm hiểu đầu vào. Còn tôi thì tìm cách gặp gỡ các đối tác tiêu thụ phân phối để xem đầu ra có không. Tất cả các doanh nhân tôi gặp đều khen ý tưởng của chúng tôi về mặt kinh tế, xã hội, nhưng đều phán một câu chết người: Anh hãy quên ngay cái ý đồ bán điện cho nhà nước đi, cho đến chừng nào thế độc quyền của EVN (Tổng Công ty Điện lực Việt
Họ cho biết, hiện nay ở Việt
Để tìm hiểu cái “nhưng” đó, tôi tìm cách tiếp xúc với nhà nước. Tôi nhờ đến các anh Nguyễn Ngọc Ngoạn, anh Dương Minh Nhẫn. Các anh đều là phó tiến sỹ ở Đông Âu về từ những năm 70 và đã từng nắm chức vụ cao trong chính quyền. Hai anh đều hoan nghênh ý tưởng của tôi, nhưng cũng cho tôi tắm nước lạnh như mấy doanh nhân nọ. Tuy nhiên chỉ vài chục phút sau anh Nhẫn báo cho tôi biết là giáo sư Lê Hoài Quốc, phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh mời tôi sáng mai đến gặp.
Đúng 8 giờ sáng hôm sau, giáo sư Quốc thân mật tiếp tôi tại phòng anh. Tôi nhận thấy mình đang gặp một người làm khoa học thật sự. Anh cho biết, đề tài này cũng đã từng được đề cập đến tại một vài hội thảo, nhưng vấn đề chưa chín, chính vì mọi người chưa hiểu hết ý nghĩa kinh tế xã hội của nó. Tôi nêu cho anh Quốc ví dụ ở Đức, nơi mà nhà nước mua điện sạch của dân với giá 43 cent/Kw, trong khi dân xài điện lưới phải trả cho các công ty cấp điện tư nhân với giá 16 cent/Kw. Căn nhà tôi ở Đức có mái nhỏ nên chỉ tạo được một công suất 3KW. Với lượng nắng trung bình 1050giờ/năm, mái nhà tôi sẽ cung cấp 3150 Kwh/năm. Như vậy nếu nhà tôi tiêu thụ cả năm 7000KWh với giá 16 cent, bán 3150KW với giá 43 cent thì tôi không những không mất tiền điện mà còn có lãi và chỉ vài năm sau là tôi hoàn vốn đầu tư. Điều quan trọng là nhờ hàng trăm ngàn mái nhà kiểu đó mà nước Đức đã đỡ phải đầu tư vài nhà máy điện. Vì các nhà máy này có xây ra cũng chỉ để giảm căng thẳng cho ban ngày, còn ban đêm thì nước Đức thừa 30% công suất điện, các máy phát điện đều phải chạy cầm chừng.
Ở nước ta, tôi không mong nhà nước phải mua điện giá cao hơn bán, mà chỉ cần chấp nhận mua lại đúng giá bán thì đã là tốt rồi. Lý do là nước ta có tới 1800 giờ nắng trong năm, với cường độ bức xạ mặt trời gấp nhiều lần châu Âu cho nên một cái mái nhỏ như của nhà tôi sẽ cung cấp mỗi năm xấp xỉ 6000 Kw. Với giá thành sản xuất và chi phí lắp đặt của ta, chắc chắn không cần nhà nước bù lỗ cho dân, chúng tôi vẫn có thị trường tiêu thụ.
Anh Quốc xem các tính toán của tôi và rất thích. Anh hỏi tôi liệu có thể làm một cuộc hội thảo không, ảnh sẽ mời quan chức các ngành điện, công nghiệp, môi trường, quản lý đô thị đến dự. Tôi nói chắc phải để đợt sau, vì tôi đã sắp đặt lịch kín rồi. Nhưng khi tôi nêu mối lo của trăm họ về “chế độ độc quyền EVN “, thì anh Quốc cũng gãi tai mà nói:
“Chà, tôi cũng thấu vấn đề này lắm mà chưa biết tính sao. Bản thân tôi cho là bao giờ mua điện của dân mình cũng hơn mua của Trung Quốc, cho dù mua của tụi kia thì có lãi, mua của dân ta thì huề.”
Anh khuyên tôi khi ra Hà Nội nên gặp thêm các giới chức cao hơn ở trung ương, qua đó hy vọng có thể làm xoay chuyển được quan điểm của trên về vấn đề này. Tuy không nói gì, nhưng tôi biết là mình đang lao vào ngõ cụt. Cái khó nhất trong nền chính trị Việt
Tối đó tôi gặp Jami và Cồ để tổng kết “chiến dịch”. Hóa ra hai cha nội kia còn ít may mắn hơn tôi. Sau hai ngày đi thăm các đối tác công nghiệp để gia công các cấu kiện cơ khí và điện tử cho sản phẩm của chúng tôi sau này, họ không tìm được một đối tác nào khả dĩ có thể cung cấp nổi các sản phẩm có chất lượng yêu cầu. Nếu không có đối tác cung cấp phụ tùng tại chỗ thì âm mưu của chúng tôi coi như thất bại 100% về kinh tế, bất kể có đầu ra hay không. Chủ trương của chúng tôi là tận dụng tối đa sản xuất trong nước để chế tạo toàn bộ các cấu kiện cho hệ thống pin mặt trời và các bộ chuyển đổi điện. Duy nhất chỉ có các tấm vật liệu (wafer) là nhập ngoại. Có như vậy mới đảm bảo giá thành đủ để thị trường chấp nhận. Đối với tôi, còn quan trọng hơn nữa là tạo công ăn việc làm cho đồng nghiệp trong nước.
Nghe vậy tôi sực nhớ đến anh Thanh Trúc, một doanh nhân Việt rất thành đạt ở Bỉ. Anh Trúc đã ba lần về Việt Nam manh nha đầu tư mở rộng sản xuất cho công ty điện tử của anh. Năm 2000 anh về lần đầu và sau đó rời Sài Gòn với bao thất vọng do sự quan liêu của chính quyền. 2001 anh đã thiết lập một cơ sở sản xuất Trung Quốc. Năm 2007 nhà máy của anh tại Trung Quốc đã lên đến 600 thợ, chạy hết công suất mà không cung cấp đủ cho thị trường thế giới. Tôi qua Bỉ gặp anh Trúc và hứa sẽ chuẩn bị các đối tác cho anh ở trong nước trong chuyến đi tới.
Tháng 11.2007 anh Trúc bay về Việt
Tôi phải ngoan cố đến mức mặt dày để tháng 10.2008 tôi lại liên hệ với anh Nguyễn Ngọc Ngoạn, nhờ giúp anh Trúc lần này. Tôi còn nhờ luật sư Nguyễn Ngọc Bích, một chuyên gia hàng đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh về tư vấn đầu tư nước ngoài, giúp anh Trúc về các vấn đề liên quan đến luật đầu tư. Nhân đi thăm nhà máy ở Trung Quốc, anh Trúc muốn ghé Việt
Buổi tư vấn tại văn phòng luật DC-Law của anh Bích đã làm cho anh Trúc gỡ được nhiều vướng mắc. Anh Ngoạn thì rất nhiệt tình, đưa anh Trúc đi thăm các cơ sở sản xuất của Viettronics, lần này thì đúng đối tác. Tôi vẫn có ấn tượng tốt về Viettronics Biên Hòa từ những năm 90 nên tôi hơi ngỡ ngàng khi anh Trúc nói là tất cả các cơ sở kiểu nhà nước này chỉ có bất động sản to, khung cán bộ khổng lồ, nhưng đáng tiếc là quan liêu, công nghệ lạc hậu không thể cung cấp nổi các phụ kiện cần thiết cho sản phẩm của nhà máy anh. Còn công ngiệp điện tử tư nhân của ta thì lại quá yếu. Khi đó tôi hơi nghi ngờ ý đồ đầu tư vào Việt Nam của anh Trúc, vì nghĩ là anh vẫn khoái đầu tư vào Trung Quốc, nơi mà cái máy in tiền của anh đang chạy hết công suất. Nay nghe Jami và Cồ nói vậy, anh Trúc mới được giải oan.
Giờ thì tôi biết là khó xong rồi. Tôi an ủi Jami: “Dù sao cậu bay sang đây gặp tớ cũng không công cốc, vì chúng ta đã thống nhất được với nhau về sản phẩm và chính sách đối với thị trường EU. Cuộc hội thảo tại Hà Nội như đã dự định sẽ vẫn tiếp tục làm, vì không hủy được nữa.”
“Không sao, tới cũng chỉ dự tính đi Việt
Hôm sau, trên chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, tôi và Jami mới có thời gian tâm sự. Té ra Jami là người Đài Loan gốc, tức là thuộc chủng tộc Muôn Việt, hay Âu Việt gì đó mà anh không rõ. Các dân tộc này đã sinh sống ở Đài Loan (
“Cho đến cái ngày mà chủ nghĩa tư bản độc tài kia, nhân lợi dụng sự ngủ quên của các nước xung quanh đã tiến vọt lên được một bước về chất, nền dân chủ đại nghị mới ra đời chứ gì?” Tôi tiếp lời.
Jami trợn mắt nhìn tôi. Tôi bảo những điều đó đối với tôi không xa lạ, chỉ có điều tôi không biết cậu là người Hoa hay người Đài Loan. Tôi kể cho Jami nghe về vụ Trương Học Lượng11 bắt Tưởng Giới Thạch ở Tây An như thế nào, về việc Stalin nuôi dạy và o bế Tưởng Kinh Quốc ra sao, lý do nào khiến Quốc-Cộng phải hợp tác, tại sao Đài Loan mất ghế ở Liên Hiệp Quốc, vợ con Trần Thủy Biển dính tham nhũng thế nào. Jami cứ há mồm ra nghe một cách ngạc nhiên.
“Sao cậu ở bên này mà tỏ chuyện Trung Quốc hơn cả tôi?” Cậu ta hỏi vừa nhâm nhi ngụm cà phê.
“Tớ với cậu cùng học đại học kỹ thuật, nhưng ở nước tớ, 50% thời giờ chỉ để học về chủ nghĩa Marx-Lenin, về phong trào cộng sản quốc tế, về cách mạng thế giới, vì thế nên tớ nắm các chuyện đó chắc hơn cậu. Còn cậu thì biết cách chế tạo pin mặt trời bằng công nghệ cao.” Tôi nói đùa.
Jami suýt sặc cà phê vì buồn cười. Hóa ra sau 4 ngày làm việc với tôi, anh ta đã biết đại khái thế nào là chủ nghĩa Marx-Lenin. Với hiểu biết hạn chế, anh ta tìm cách giải thích cho tôi sự khó khăn, nhiều lúc đến mức tuyệt vọng của phong trào độc lập ở Đài Loan.
Tôi nói: “Trong số các dân tộc Bách Việt ở Hoa Nam, nay chỉ còn dân tộc Nam Việt thoát được ách thống trị của Trung Hoa, mặc dù nước tớ núi liền núi, sông liền sông với họ. Các cậu được hàng trăm dặm biển bao bọc, bảo vệ mà vẫn bị thôn tính thì tất nhiên là sẽ rất khó đấy. Việc nền văn hóa, ngôn ngữ Việt của chúng tớ được bảo tồn qua hàng ngàn năm Bắc thuộc chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc Nam Việt, nhưng có thể sức sống đó mang yếu tố bảo thủ và cũng là cái gánh nặng của chúng tớ ngày nay. Thế nên tớ mới phải đi tìm công nghệ mới về quang điện bên cậu.”
Lần này thì Jami không thể chịu được kiểu nói nửa đùa, nửa thật của tôi nữa. Cậu ta nổi cáu đến nỗi cô tiếp viên hàng không Vietnam Airlines đi qua cũng phải dừng lại, tưởng có chuyện gì.
“Thôi, thôi, thôi đi. Tôi ngán cái thuyết ‘được này mất kia’ của cậu lắm rồi” - Jami nói to và giơ tay lên làm dấu ngán đến mang tai - “Cậu có biết chúng tớ nhục đến mức nào không? Người Đức các cậu vào Đài Loan không cần thị thực, trong khi tớ vào Đức phải xin visa12. Chúng tớ phải chấp nhận các hiệp định bất bình đẳng như vậy với tất cả các nước, kể cả với thằng oắt con
Rồi Jami ôm đầu rên rỉ: “Từ trước giờ, tớ ít quan tâm đến chính trị, chỉ lo về công nghệ và kiếm tiền. Nhiều lúc tớ bàng quan với các đề tài chính trị. Thậm chí tớ không phân biệt được những gì chứa đựng trong chính sách của Lý Đăng Huy hay Trần Thủy Biển. Nhưng qua chuyến đi Việt
Hai ngày sau khi ở thăm Hà Nội, tôi tiễn Jami về Đài Loan. Từ đó đến nay, bên cạnh các email làm ăn, Jami cũng gửi cho tôi những lời bình hay các suy nghĩ của anh về tình hình chính trị, văn hóa. Trong diễn đàn X-Cafe sau Tết có mục bàn về quan hệ Trung-Đài mà nổi bật về bài viết về lịch sử Đài Loan của một nick khá sắc sảo. Tôi hay đem các ý kiến của nick này gửi cho Jami để kiểm chứng. Anh ta thường phải mất 1-2 ngày tìm hiểu và cuối cùng luôn có câu trả lời xác đáng.
(Còn nữa)
-------------------------------------------------------------------------
10 Thật ra Quốc dân Đảng quản lý Đài Loan từ năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh. Nhưng 1949 Tưởng Giới Thạch mới kéo 2 triệu tàn quân cùng bộ máy Quốc dân Đảng tràn ra Đài Loan.
11 Sau một đêm bị nguyên soái dưới quyền là Trương Học Lượng tống giam ở Tây An, Tưởng Giới Thạch bạc trắng đầu. Giai thoại này chưa được y học kiểm nghiệm.
12 Do chính sách Một nước Trung Hoa được Mỹ khởi xướng 1972 nên tất cả các nước phương Tây đều coi như không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, mặc dù vẫn quan hệ bình thường. Công dân Đài Loan đi đâu cũng phải xin visa, tuy chỉ là hình thức, thường được cấp tại ngay sân bay.
13 Đại công quốc Luxembourg (LU) với 400.000 dân nằm giữa Đức, Pháp và Bỉ, là thành viên EU. Vì dân số ít nhưng lại có quan hệ quốc tế rộng nên LU thường nhờ sứ quán Hòa Lan hoặc Bỉ đại diện cho quyền lợi của mình tại nhiều nơi. Khối Hòa-Lan,
--------------------------------------------------------------------------
28/03/2009 3:21 sáng
http://www.talawas.org/?p=1530
27/03/2009 5:38 sáng
http://www.talawas.org/?p=1488
26/03/2009 5:20 sáng
http://www.talawas.org/?p=1469
No comments:
Post a Comment