Sunday, February 22, 2009

VIỆT NAM - TRUNG QUỐC ĂN MỪNG HOÀN THÀNH CẮM MỐC BIÊN GIỚI

Việt Nam - Trung Quốc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển
Chủ Nhật, 22/02/2009, 08:55 (GMT + 7)
http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.chinhtri.tinchinhtri.52530.qdnd
Việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc (PGCM) là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Ngày 23-2, tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị quan, Việt Nam phối hợp với Trung Quốc tổ chức lễ Chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.

Phát biểu với báo chí nhân sự kiện này, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng khẳng định: Việc hoàn thành toàn bộ công tác PGCM là sự kiện có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Đây là bước phát triển mới và quan trọng trong quan hệ hai nước, mở ra cơ hội mới trong giao lưu kinh tế, thương mại, đặc biệt là góp phần tăng cường quan hệ giữa các địa phương giáp biên giới. Sự kiện này cũng là cơ sở để mỗi bên quản lý và duy trì sự ổn định ở vùng biên giới, thực hiện chủ trương xây dựng biên giới Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài cho nhân dân hai nước nói chung và đồng bào các dân tộc vùng biên giới nói riêng.

Điểm lại quá trình phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng nêu rõ, sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước Biên giới trên đất liền năm 1999 và Hiệp ước được Quốc hội hai nước phê chuẩn, từ năm 2000 đến năm 2002, hai bên đã thỏa thuận được 12 văn bản pháp lý kỹ thuật làm cơ sở cho công tác phân giới, cắm mốc. Tháng 12-2001, hai bên cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc). Từ tháng 10-2002, hai bên đồng loạt triển khai phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Trong hai năm 2002 và 2003, hai bên thỏa thuận tiến hành, phân giới cắm mốc theo hình thức “cuốn chiếu” từ Tây sang Đông, làm đến đâu dứt điểm đến đó. Nhưng trong giai đoạn này, do còn có nhận thức khác nhau về cách thức triển khai nên công tác phân giới cắm mốc tiến triển rất chậm, chỉ cắm được 89 cột mốc. Đến năm 2004, tiến độ cắm mốc được đẩy nhanh hơn nhờ hai bên chọn biện pháp "dễ làm trước, khó làm sau". Mỗi năm hai bên cắm được khoảng 250 đến gần 300 cột mốc. Tuy nhiên đến cuối năm 2007, tồn đọng nhiều khu vực không giải quyết được. Do đó, hai bên đã thỏa thuận phương pháp cả gói, giúp đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc trên đất liền. Đến ngày 31-12-2008, hai bên đã kết thúc toàn bộ công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc theo đúng thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Đây là thành tích chung của các lực lượng PGCM, là thắng lợi chung của tình hữu nghị Việt - Trung và là biểu hiện sinh động của mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận. Đạt được kết quả này là có sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo cấp cao hai nước và những nỗ lực không mệt mỏi của hai Đoàn đàm phán cấp Chính phủ, của các lực lượng PGCM thuộc các Bộ, ngành: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tài nguyên Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài chính… và các địa phương có chung đường biên giới, cũng như của đông đảo đồng bào các dân tộc các tỉnh biên giới, đồng thời là sự kế thừa công lao của nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước.

Đến nay, thực địa toàn tuyến biên giới Việt - Trung dài khoảng 1.400km đã được phân giới xong với việc cắm gần 2.000 cột mốc, trong đó có trên 1.500 cột mốc chính và trên 400 cột mốc phụ. Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế một cách khách quan, khoa học, chi tiết. Nếu so sánh với đường biên giới của các nước trên thế giới, đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được đánh giá là có mức độ cột mốc dày đặc và rõ ràng nhất, được xác định theo phương pháp hiện đại và quản lý bằng phương thức tiên tiến, đảm bảo tính trung thực và bền vững, lâu dài. Đây là tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới Việt – Trung trở thành đường biên giới mãi mãi hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển.

Về những công việc cần làm trong năm 2009, Thứ trưởng nhấn mạnh: hai bên sẽ tiếp tục thảo luận nhằm hoàn chỉnh nội dung của Nghị định thư PGCM và các phụ lục kèm theo, bao gồm bản đồ, hồ sơ ghi nhận những kết quả phân giới, cắm mốc mà hai bên đã đạt được trên thực địa trong những năm qua; thương lượng về Quy chế quản lý biên giới mới và Hiệp định quản lý các cửa khẩu quốc tế; Ký kết hợp tác khai thác tiềm năng du lịch thác Bản Giốc, quy chế đi lại cửa sông Bắc Luân...

Theo TTXVN


Hoàn thành cắm mốc biên giới đất liền Việt-Trung
RFA 23.02.2009
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-China-celebrate-completion-of-land-border-demarcation-02232009095211.html
Hai chính phủ Việt Nam và Trung Quốc hôm nay tổ chức lễ chào mừng hòan thành cắm mốc biên giới trên đất liền.

Ngoại trưởng VN Phạm Gia Khiêm (phải) và Thứ trưởng ngoại giao TQ Vũ Đại Vĩ tại lễ chào mừng hòan thành cắm mốc biên giới trên đất liền hôm 23-2-2009. AFP PHOTO
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnam-China-celebrate-completion-of-land-border-demarcation-02232009095211.html/Vietnam-China-border-305.jpg

Buổi lễ đựơc long trọng tổ chức tại cửu khẩu hữu nghị Lạng Sơn vào hồi 3 giờ rưỡi chiều, với sự tham gia của khỏang 400 đại biểu hai nước.

Về phía Việt Nam, có Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm và Thứ trưởng ngọai giao Vũ Dũng. Về phía Trung quốc, có thành viên quốc vụ viện Đới Bình Quốc và thứ trưởng ngọai giao Vũ Đại Vĩ.
Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo hai đòan đều nói đây là một sự kiện trọng đại trong mối quan hệ giữa hai nước.
Ông Đới Bỉnh Quốc còn nhấn mạnh đến điều được gọi là “kết quả cùng thắng” của hai bên.

Quá trình phân giới cắm mốc kéo dài gần 7 năm, kết thúc ngay truớc giao thừa Dương lịch 2008. 1971 cột mốc đã được cắm, trong đó có 1549 cột mốc chính và 422 cột mốc phụ.

Báo Tuổi Trẻ online trích dẫn lời Thứ trưởng Vũ Dũng cho biết trong quá tình đàm phán, những khu vực nhậy cảm nhất là thác Bản giốc và các khu vực cửa khẩu.

Ông Vũ Dũng cũng cho hay đường biên giới hiện nay cách ải Nam Quan 160 mét về phía Nam.



No comments:

Post a Comment