TỔNG HỢP MỘT SỐ TIN QUỐC TẾ NGÀY
16-4-2025
NỘI DUNG :
Tuyên
bố chung Việt – Trung lần thứ tư dưới “triều đại Tập”
TS
Đinh Hoàng Thắng | Bauxite Việt Nam
17/04/2025
https://boxitvn.online/?p=93504#more-93504
.
Doanh nghiệp nhỏ
Trung Quốc 'chịu không nổi' thuế ông Trump
Laura
Bicker
Phóng
viên chuyên về Trung Quốc
16
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4g7z2z9181o
.
Vì
sao Trung Quốc chọn Boeing để trả đũa cuộc chiến thuế quan của Trump vào
thời điểm này ?
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 16/04/2025 - 13:58Sửa đổi ngày: 16/04/2025 - 15:28
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20250416-v%C3%AC-sao-trung-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%8Dn-boeing-%C4%91%E1%BB%83-tr%E1%BA%A3-%C4%91%C5%A9a-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-thu%E1%BA%BF-quan-c%E1%BB%A7a-trump-v%C3%A0o-th%E1%BB%9Di-%C4%91i%E1%BB%83m-n%C3%A0y
.
Chiến
tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc : Tập đoàn máy bay Boeing điêu đứng
Thanh Hà|Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 16/04/2025 - 13:11 - Sửa đổi ngày: 16/04/2025 - 13:12
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250416-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-quoc-tap-doan-boeing-dieu-dung
.
Trung Quốc bất ngờ
thay nhà đàm phán để giải quyết cuộc chiến thuế quan với Mỹ
BBC
News Tiếng Việt
16
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cde2r2y770jo
.
Hiểm họa từ chiến
lược chip của Trump: Mỹ sẽ chật vật để cạnh tranh với châu Á
Suranjana
Tewari
BBC
News Tiếng Việt
16
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c62jz7ywye9o
Nợ
Mỹ và đô la “quật ngược” chiến lược thuế quan của Trump ?
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 16/04/2025 - 11:53
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250416-no-my-v%C3%A0-usd-quat-nguoc-chien-luoc-thue-quan-cua-trump
.
==================================================
Tuyên
bố chung Việt – Trung lần thứ tư dưới “triều đại Tập”
TS Đinh Hoàng Thắng
| Bauxite Việt Nam
17/04/2025
https://boxitvn.online/?p=93504#more-93504
Tuyên bố
chung 2025 là cách phản ứng của Trung Quốc đối với sự “trỗi dậy” của Việt Nam.
Xu hướng Tổng Bí thư Tô Lâm muốn xích lại gần Mỹ và phương Tây được xem như chất
xúc tác khiến Trung Quốc nâng cấp chiến lược, từ bao vây mềm, kết nối chính trị,
kinh tế đến ràng buộc về thể chế. Nhưng “khối mâu thuẫn lớn” của bang giao Việt – Trung vẫn còn đó, cần được xem
xét nghiêm túc, không chỉ ở cấp độ hoạch định chính sách, mà còn cả trong nhận
thức của dư luận xã hội.
*
Trong
bối cảnh khu vực và quốc tế đang chứng kiến những chuyển dịch địa tầng sâu rộng,
đặc biệt là sự cạnh tranh địa – chiến lược giữa
các cường quốc, chuyến thăm cấp Nhà nước lần thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tập Cận Bình đến Việt Nam (14 –15/4/2025) mang theo
nhiều thông điệp quan trọng. Tuyên bố chung Việt – Trung
lần này không chỉ phản ánh các xu hướng gia tăng mức độ phối kết hợp giữa hai Đảng
cầm quyền mà còn để lộ những áp lực mới đặt lên tiến trình hoạch định chính
sách đối ngoại – đối nội của Việt Nam trong những năm tới.
Nội
dung cốt lõi của Tuyên bố chung 2025 (1)
1. Khẳng
định tầm quan trọng của quan hệ song phương
➤ Củng cố quan hệ Đối tác hợp tác chiến
lược toàn diện, nhất trí xây dựng “Cộng đồng chung tương lai Việt – Trung”.
2. Tăng
cường giao lưu cấp cao
➤ Hai bên nhất trí duy trì cơ chế tiếp
xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao.
3. Làm
sâu sắc hợp tác thực chất
➤ Đặc biệt trong hạ tầng, logistics, đường
sắt, năng lượng và kinh tế số.
4. Tăng
cường kết nối chiến lược phát triển
➤ Liên kết “Hai hành lang, một vành đai”
với “Vành đai và Con đường”.
5. Đẩy
mạnh thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng
➤ Cam kết tạo môi trường thuận lợi hơn,
công bằng cho doanh nghiệp hai nước.
6. Hợp
tác quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật
➤ Tăng cường lòng tin chính trị và kiểm
soát tốt bất đồng trên biển.
7. Quản
lý và xử lý ổn thỏa bất đồng trên biển
➤ Kiên trì đàm phán, kiểm soát tốt tình
hình, không để ảnh hưởng tổng thể quan hệ.
8. Thúc
đẩy hợp tác địa phương – địa phương
➤ Kết nối tỉnh, thành giáp biên giới;
tăng cường kết nghĩa hữu nghị.
9. Tăng
cường giao lưu nhân dân, giáo dục, văn hóa
➤ Triển khai “Năm giao lưu nhân văn
2025”, giao lưu thanh niên, du học sinh.
10. Hợp
tác đa phương
➤ Ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, duy
trì ổn định khu vực.
Đằng
sau 10 nội dung nói trên phản ánh điều gì?
1.
Những chiêu thức cũ được gia cố thêm bằng sức ép mới
Với
Tuyên bố chung nhân chuyến thăm cấp nhà nước lần thứ tư của ông Tập đến Việt
Nam, các bên đã một lần nữa nhấn mạnh “tình hữu nghị truyền thống” giữa hai Đảng,
hai Nhà nước như một “mỏ neo tư tưởng” bất biến. Câu dẫn mở đầu tuyên bố “Mối
tình thắm thiết Việt – Hoa, vừa là đồng
chí, vừa là anh em…” không phải lời mới, mà là tín hiệu lặp lại của một cam kết
lịch sử mơ hồ được liên tục củng cố bằng sức ép ý thức hệ. Khi lời lẽ được trau
chuốt như “tài sản quý báu của Nhân dân hai nước”, dư luận càng thấy rõ sự cố
tình làm mờ ranh giới giữa sự kiện lịch sử và ý đồ chính trị hiện tại.
Điều
đáng lưu ý là sự lặp đi lặp lại của các biểu tượng “tình đồng chí anh em” như một
công cụ nhắc nhở và ràng buộc mang tính chính trị nội bộ, chứ không thuần về
bang giao. Trong bối cảnh Việt Nam đang tìm cách nâng cấp quan hệ với các đối
tác phương Tây, việc Trung Quốc chủ động tái kích hoạt “câu thần chú” hữu nghị
không đơn thuần là ngoại giao mềm. Đây là cách thể hiện quyền lực văn hóa – lịch
sử nhằm tạo thế bao vây tư tưởng, khiến Việt Nam luôn ở trạng thái bị nhắc nhớ
rằng họ không được phép quên “những lời hẹn ước ban đầu” – dù chưa từng có văn
kiện nào xác lập rạch ròi các nội dung của “những lời hẹn” ấy.
2. Đậm
đặc sắc thái ý thức hệ và tham vọng mô hình hóa
Điểm
nổi bật rõ nét trong bản Tuyên bố lần này là sự bùng nổ của ngôn ngữ mang tính
“tuyên huấn tư tưởng” – vốn hiếm khi thấy ở các văn kiện song phương cấp cao.
Tuyên bố không chỉ khẳng định đồng thuận về “con đường xã hội chủ nghĩa đặc sắc”,
mà còn nhấn mạnh việc học tập lẫn nhau về lý luận, đường lối và cải cách thể chế.
Việc sử dụng những cụm từ như “Tư tưởng Tập Cận Bình”, “Cộng đồng chung tương
lai”, “tổng thể sáu hơn”, hay “hiện đại hóa mang đặc sắc mỗi nước” là dấu hiệu
rõ ràng cho thấy Trung Quốc không chỉ đề cập đến quan hệ hợp tác, mà còn từng
bước “đồng bộ hóa tư tưởng” và từng bước “mô hình hóa” Việt Nam trong hình ảnh
phản chiếu của chính mình.
Nói
cách khác, đây là một nỗ lực lan tỏa mô hình “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc
Trung Quốc” thông qua Việt Nam như một trạm trung chuyển. Trong bối cảnh Trung
Quốc đang gặp thách thức trong việc mở rộng ảnh hưởng ra khu vực, việc biến Việt
Nam thành một “đối tác lý tưởng” về lý luận là đòn bẩy kép: vừa khẳng định mô
hình chính trị của mình, vừa vô hiệu hóa sức hấp dẫn từ các mô hình dân chủ –
liberal mà phương Tây đại diện. Điều đáng quan ngại là nếu Việt Nam đồng thuận
một cách thụ động, không gian cải cách thể chế của chính mình có thể sẽ bị triệt
tiêu ngay từ bên trong.
3.
Thế lưỡng nan chiến lược: Các vòng xoáy đối nghịch không chỉ về kinh tế
Tuyên
bố chung 2025 vừa khẳng định tinh thần hợp tác ‘đôi bên cùng có lợi’, vừa ngầm
gửi đi thông điệp rõ ràng rằng Việt Nam nên tránh xa các ‘liên minh bá quyền,
đơn phương’. Trong khi đó, Việt Nam hiện là một trong những đối tác được Mỹ lựa
chọn tham gia các vòng đàm phán thương mại sắp tới, liên quan đến chuỗi cung ứng,
đầu tư công nghệ cao và chuyển đổi xanh. Việc Trung Quốc đưa ra các tiêu chí
‘chống lại chủ nghĩa đơn phương’ không chỉ là tuyên bố mang tính hình thức, mà
thực sự là một chiến lược nhằm đặt Việt Nam vào thế lưỡng nan giữa hai cực đối
đầu. Nếu chọn đi tiếp với Mỹ, Việt Nam sẽ phải giải thích với Bắc Kinh, và nếu
giải thích không khéo, rất có thể sẽ lại rơi vào tình thế phải “tự kiểm thảo”
theo kiểu “nghĩa cũ tình xưa”.
Trên
bình diện kinh tế, Việt Nam ngày càng phụ thuộc sâu vào nguyên vật liệu,
logistics và đầu tư hạ tầng từ Trung Quốc – điều khiến các quyết sách độc lập
có thể sẽ bị trì hoãn hoặc giảm thiểu tính quyết đoán. Qua 45 văn kiện vừa ký kết,
cùng với hàng trăm văn kiện ký trước đây, khi Trung Quốc đề xuất “mở rộng đầu
tư”, “tăng cường kết nối chiến lược”, thực chất là Bắc Kinh muốn tạo thêm sợi
dây ràng buộc thông qua các hợp đồng, tín dụng và liên kết kỹ thuật số. Trong
môi trường đó, việc giữ “chủ động chiến lược” sẽ là cực kỳ khó khăn. Việt Nam
đang bước đi trên dây giữa hai vách đá quyền lực: một bên là cơ hội thoát ly dần
để định hình tầm nhìn phát triển độc lập, một bên là cái bóng lớn của người
hàng xóm không chấp nhận sự rẽ ngang.
4.
Biển Đông: Trật tự bị “mềm hóa” và sự giảm thiểu vai trò luật quốc tế
Dù
Biển Đông luôn là điểm nóng, bản Tuyên bố chung lại tiếp cận vấn đề này bằng
ngôn ngữ mềm hóa như “kiểm soát bất đồng”, “thúc đẩy hợp tác trên biển”, “tăng
cường lòng tin”… Nhưng bên dưới sự nhã nhặn đó là một sự thiếu vắng có chủ
đích: Không hề nhắc tới UNCLOS 1982, không có bất kỳ đoạn nào khẳng định nguyên
tắc pháp lý quốc tế mà Việt Nam lâu nay kiên định. Đây là một bước lùi nguy hiểm
nếu nhìn từ góc độ bảo vệ chủ quyền quốc gia. Trung Quốc muốn chuyển cuộc chơi
từ không gian pháp lý sang không gian chính trị – nơi các “đồng chí” xử lý
tranh chấp bằng “tình cảm cách mạng” hơn là quyền lợi quốc gia.
Thực
tế trên thực địa cho thấy Trung Quốc chưa từng ngừng các hoạt động tôn tạo, tuần
tra và gây áp lực đối với ngư dân Việt Nam, ngay cả trong các vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Trong khi đó, Tuyên bố chung kiểu như thế này lại
càng khiến dư luận trong nước hoang mang: Liệu có phải lãnh đạo hai bên đã đạt
được một “đồng thuận ngầm” để tránh ồn ào về Biển Đông? Nếu Việt Nam tiếp tục
“gạt vấn đề chủ quyền sang một bên để phát triển”, thì chính nghĩa về lãnh hải
– vốn là nền tảng của tính chính danh nhà nước – sẽ bị xói mòn nghiêm trọng
trong mắt người dân. Đây là một nguy cơ thầm lặng nhưng cực kỳ đáng sợ.
5.
Giao lưu nhân dân – Công cụ “mềm” cho ảnh hưởng “cứng”
Chưa
bao giờ yếu tố giao lưu nhân dân, địa phương – địa phương và giáo dục được nhấn
mạnh mạnh mẽ như lần này. Những sáng kiến như “Liên hoan hữu nghị”, “Năm giao
lưu nhân văn Việt – Trung”, “Hành trình hữu nghị”… đều thể
hiện chiến lược mới: Trung Quốc không chỉ muốn hợp tác ở cấp trung ương mà còn
đi vào từng tỉnh, từng trường học, từng hiệp hội nhân dân. Nếu không được kiểm
soát đúng mức, đây có thể là những con ngựa thành Troy mang theo hệ tư tưởng,
văn hóa và diễn ngôn chính trị được cấy ghép tinh vi qua các chương trình hợp
tác được cho là hữu nghị.
Tuyên
bố khuyến khích mở rộng trao đổi thanh niên, học sinh, thậm chí khuyến nghị
tăng lượng học bổng và “phối hợp tuyên truyền” về quan hệ song phương. Câu hỏi
đặt ra: tuyên truyền theo hướng nào, và có bảo đảm cân bằng giá trị hay không?
Trong thời đại của công nghệ và tâm lý thế hệ Z, ảnh hưởng tư tưởng không còn
chỉ nằm ở sách báo, mà lan tỏa qua TikTok, qua Weibo, qua giáo trình “hợp tác
biên soạn”. Nếu Việt Nam không chủ động thiết kế một hàng rào mềm để bảo vệ bản
sắc, thì rất có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ có một thế hệ trẻ “hiểu Trung
Quốc hơn Việt Nam” ngay trong lòng đất nước mình.
Thay
lời kết
Tuyên
bố chung Việt – Trung ngày 15/4/2025 không phải là bước
ngoặt đột phá về hình thức, nhưng lại là chỉ dấu quan trọng cho thấy Trung Quốc
đang chủ động thúc đẩy một “không gian liên kết chiến lược” sâu rộng hơn đối với
Việt Nam, trong đó các yếu tố ý thức hệ và ràng buộc thể chế được đặt ở vị trí
trung tâm.
So
với ba Tuyên bố 2011, 2015 (2) và 2023 (3), Tuyên bố chung thứ tư này chuyển
từ ngôn ngữ hữu nghị sang cơ chế kiểm soát chặt hơn về chiến lược. Từ 2015 trở
đi, mỗi Tuyên bố chung đều được đẩy lên một bước, từ “thắt chặt quan hệ toàn diện”
đến “tạo không gian chiến lược riêng biệt”. Tuyên bố 2025 này đạt cao
trào ý thức hệ, đánh dấu “ý thức hệ hóa” bang giao song phương ở mức cao nhất.
Lần đầu tiên, khái niệm “cộng đồng chung vận mệnh” được ràng buộc với một chuỗi
cam kết cụ thể, đi kèm với các giá trị tư tưởng “mặc định” mà Việt Nam buộc phải
chia sẻ.
Chưa
bao giờ có một làn sóng xã hội quan ngại về các tác động tiêu cực sau chuyến
thăm vừa rồi của ông Tập, dù dân tình vẫn biết rằng, Tô Lâm không phải là Nguyễn
Phú Trọng! Xu hướng TBT Tô Lâm và bộ sậu muốn hướng về phương Tây được hiểu là
chất xúc tác khiến Trung Quốc “tăng cường nâng cấp” chiến lược, từ bao vây
mềm về chính trị, kinh tế đến ràng buộc về thể chế – biểu hiện
rõ trong hai chuyến thăm 2023 và 2025 của ông Tập. Việt Nam, trong bối cảnh gia
tăng các cơ hội kết nối toàn cầu và định hình vai trò tại các chuỗi giá trị mới,
cần xác lập một tâm thế đối ngoại độc lập và bản lĩnh hơn. Việc xử lý mối quan
hệ Việt – Trung
trong giai đoạn sắp tới, do đó, không thể chỉ dựa trên quán tính lịch sử hay khẩu
hiệu viển vông, mà cần xuất phát từ lợi ích quốc gia – dân tộc một cách tỉnh
táo, linh hoạt và chủ động hơn bao giờ hết.
---------------
Tham khảo
(1) https://vov.vn/chinh-tri/tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-kien-dinh-thuc-day-su-nghiep-huu-nghi-giua-hai-nuoc-post1192154.vov
(2) https://tuoitre.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-998353.htm
(3) https://tuoitre.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-20231213160108685.htm
Đ.H.T.
Tác giả gửi BVN
Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc 'chịu không nổi' thuế ông
Trump
Laura
Bicker
Phóng viên chuyên về
Trung Quốc
16 tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4g7z2z9181o
"Trump
là một người điên rồ," Lionel Xu nói, xung quanh ông là những bộ dụng cụ
đuổi muỗi của công ty mình - nhiều sản phẩm từng bán chạy nhất tại các cửa hàng
Walmart ở Mỹ.
Giờ
đây, những sản phẩm đó nằm im trong các thùng carton tại một nhà kho ở Trung Quốc
và sẽ mãi như vậy trừ khi Tổng thống Donald Trump dỡ bỏ mức thuế quan 145% áp dụng
cho hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ.
"Điều này thực sự quá khó khăn cho chúng
tôi," ông nói thêm.
Khoảng
một nửa số sản phẩm do công ty Sorbo Technology của ông sản xuất được bán sang
Mỹ.
Đây
là một công ty quy mô nhỏ theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, với khoảng 400 công
nhân ở tỉnh Chiết Giang. Nhưng họ không đơn độc trong việc cảm nhận nỗi đau từ
cuộc chiến kinh tế này.
"Chúng
tôi lo lắng. Nếu Trump không thay đổi ý định thì sao? Đó sẽ là mối nguy cho nhà
máy chúng tôi," ông Xu nói.
Gần
đó, Amy đang tất bật bán máy làm kem tại gian hàng của Công ty Thương mại
Guangdong Sailing. Khách hàng chủ lực của bà, bao gồm cả Walmart, đều đến từ Mỹ.
"Chúng
tôi đã ngừng sản xuất rồi," bà chia sẻ. "Tất cả hàng hóa đều nằm
trong kho."
Câu
chuyện tương tự lặp lại ở hầu hết các gian hàng tại Hội chợ Canton (Hội chợ Xuất
Nhập khẩu Trung Quốc) rộng lớn, trung tâm giao thương của Quảng Châu.
Khi
BBC trò chuyện với ông Xu, ông đang chuẩn bị đưa một nhóm khách hàng người Úc
đi ăn trưa. Họ đến tìm giá hời và hy vọng có thể hạ giá xuống nữa.
"Chúng
ta hãy chờ xem," ông nói về thuế quan. Ông tin rằng Tổng thống Trump sẽ
nhượng bộ.
"Có
lẽ tình hình sẽ tốt hơn trong một hoặc hai tháng nữa," ông Xu nói, vừa chắp
tay cầu nguyện. "Có lẽ thôi, có lẽ..."
Tuần
trước, Tổng thống Trump đã tạm thời hoãn phần lớn thuế quan sau khi thị trường
chứng khoán toàn cầu lao dốc và thị trường trái phiếu Mỹ chứng kiến cơn bán
tháo.
Tuy
nhiên, ông vẫn giữ nguyên thuế nhập khẩu nhắm vào hàng hóa Trung Quốc xuất sang
Mỹ. Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp thuế 125% lên hàng nhập khẩu từ Mỹ.
Điều
này khiến các thương nhân từ hơn 30.000 doanh nghiệp - những người đến hội chợ
thường niên để trưng bày hàng hóa trong các khu triển lãm rộng bằng 200 sân
bóng đá - vô cùng hoang mang.
Tại
khu vực đồ gia dụng, các công ty bày đủ loại sản phẩm, từ máy giặt, máy sấy quần
áo, bàn chải đánh răng điện, máy ép trái cây đến máy làm bánh waffle. Người mua
từ khắp nơi trên thế giới đến xem tận mắt sản phẩm và ký kết giao dịch.
Việc
áp thuế khiến giá các sản phẩm như máy trộn thức ăn hay máy hút bụi từ Trung Quốc
trở nên quá đắt đỏ. Các công ty Mỹ không thể bán lại các mặt hàng này với giá
cao như vậy tới người tiêu dùng.
Hai
nền kinh tế lớn nhất thế giới đã rơi vào bế tắc và hàng hóa Trung Quốc dành cho
các hộ gia đình Mỹ đang chất đống tại các nhà máy.
Tác
động của cuộc chiến tranh thương mại này có thể sẽ được cảm nhận trong các nhà
bếp và phòng khách trên khắp nước Mỹ khi người tiêu dùng giờ đây phải mua các
hàng hóa này với giá cao hơn.
Trung
Quốc vẫn giữ thái độ cứng rắn và tuyên bố sẽ chiến đấu trong cuộc chiến tranh
thương mại này "đến cùng".
Đây
cũng là giọng điệu mà một số người tại hội chợ sử dụng. Hy Vian, người đang tìm
mua lò nướng điện cho công ty của mình, phớt lờ tác động của thuế quan.
"Nếu
họ không muốn chúng tôi xuất khẩu – thì cứ chờ đi. Chúng tôi đã có thị trường nội
địa ở Trung Quốc, chúng tôi sẽ ưu tiên những sản phẩm tốt nhất cho người Trung
Quốc trước."
Trung
Quốc có dân số khổng lồ 1,4 tỷ người, về lý thuyết, đây là một thị trường nội địa
mạnh mẽ.
Các
nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng đang cố gắng kích thích tăng trưởng nền
kinh tế trì trệ bằng cách khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu.
Nhưng
điều đó không hiệu quả. Phần lớn tầng lớp trung lưu của đất nước đã đầu tư các
khoản tiền tiết kiệm vào việc mua nhà cho gia đình chỉ để chứng kiến giá nhà của
họ sụt giảm trong bốn năm qua. Giờ đây, họ muốn tiết kiệm chứ không phải tiêu
xài.
Mặc
dù Trung Quốc có thể ở vị thế tốt hơn để vượt qua cơn bão so với các quốc gia
khác, nhưng thực tế là quốc gia này vẫn là một nền kinh tế hướng đến xuất khẩu.
Năm ngoái, xuất khẩu chiếm khoảng một nửa trong tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Trung
Quốc cũng vẫn là công xưởng của thế giới. Goldman Sachs ước tính rằng khoảng 10
đến 20 triệu người ở Trung Quốc có thể đang lao động trong các ngành sản xuất
hàng xuất sang Mỹ.
Một
số công nhân trong các ngành đó đã bắt đầu cảm nhận nỗi đau.
Không
xa Hội chợ Canton, có những khu xưởng chật chội ở Quảng Đông chuyên sản xuất quần
áo, giày dép và túi xách. Đây là trung tâm sản xuất cho các công ty như Shein
và Temu.
Mỗi
tòa nhà chứa nhiều nhà máy trên nhiều tầng, nơi công nhân làm việc 14 giờ mỗi
ngày.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3782/live/63f801b0-1a7c-11f0-8a1e-3ff815141b98.png.webp
BBC
đến thăm một xưởng sản xuất tại một ngôi làng ở Quảng Châu, nơi đã chuyển từ định
hướng xuất khẩu sang tập trung vào thị trường nội địa
Trên
vỉa hè gần một số xưởng giày, vài công nhân đang ngồi xổm trò chuyện và hút thuốc.
"Tình
hình không ổn chút nào," một người nói và từ chối tiết lộ tên. Người bạn
thúc giục anh ta ngừng nói chuyện. Bàn luận về những khó khăn kinh tế là một vấn
đề nhạy cảm ở Trung Quốc.
"Chúng
tôi gặp vấn đề từ sau đại dịch Covid, và giờ lại thêm cuộc chiến tranh thương mại
này. Trước đây tôi kiếm được 300-400 tệ (1 triệu - 1 triệu rưỡi đồng) một ngày,
giờ may mắn lắm mới được 100 tệ (350.000 đồng)."
Người
công nhân nói rằng ngày nay rất khó tìm việc. Những người khác làm giày trên đường
phố cũng nói với chúng tôi rằng họ chỉ kiếm đủ sống qua ngày.
Trong
khi một số người ở Trung Quốc cảm thấy tự hào về sản phẩm của họ, số khác lại cảm
nhận nỗi đau của việc thuế quan tăng cao và tự hỏi cuộc khủng hoảng này rồi sẽ
kết thúc ra sao.
Trung
Quốc đang đối mặt với nguy cơ mất đi một đối tác thương mại mua hơn 400 tỷ đô
la hàng hóa mỗi năm, nhưng nỗi đau cũng sẽ lan sang phía bên kia khi các nhà
kinh tế cảnh báo rằng Mỹ có thể đang tiến tới một cuộc suy thoái.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/35bf/live/56094e50-1a7d-11f0-a455-cf1d5f751d2f.png.webp
Các
doanh nghiệp tại Hội chợ Canton ở Quảng Châu cho biết họ đã ngừng gửi hàng sang
Mỹ
Tổng
thống Trump, người nổi tiếng với việc sẵn sàng đẩy tình hình đến bờ vực nguy hiểm,
khiến mọi thứ càng thêm khó đoán. Ông tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc còn Bắc
Kinh vẫn từ chối nhượng bộ.
Tuy
nhiên, Bắc Kinh tuyên bố sẽ không tăng thêm mức thuế quan 125% hiện tại đối với
hàng hóa Mỹ. Họ có thể trả đũa bằng những cách khác – nhưng điều này mang lại
cho cả hai bên một khoảng thời gian "thở" sau một tuần khơi mào cuộc
chiến kinh tế.
Theo
các thông tin, Washington và Bắc Kinh hầu như không liên lạc và cả hai bên dường
như đều chưa sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán trong thời gian sắp đến.
Trong
khi đó, một số công ty tại Hội chợ Canton đang tận dụng sự kiện này để tìm kiếm
thị trường mới.
Amy
hy vọng máy làm kem của bà sẽ đi theo một hướng mới.
"Chúng
tôi hy vọng sẽ mở rộng sang thị trường mới ở châu Âu. Có thể là cả Ả Rập Xê Út
và tất nhiên là Nga," bà nói thêm.
Những
người khác tin rằng vẫn có thể kiếm tiền ở Trung Quốc. Trong số đó có Mei
Kunyan, 40 tuổi, người nói mình kiếm được khoảng 10.000 tệ (35 triệu đồng) một
tháng tại công ty giày của mình, nơi bán hàng cho khách hàng Trung Quốc. Nhiều
nhà sản xuất giày lớn đã chuyển sang Việt Nam vì chi phí lao động thấp hơn.
Ông
Mei cũng nhận ra một điều mà các doanh nghiệp xung quanh ông đang nhận ra:
"Thị trường châu Mỹ quá phức tạp."
----------------------
Tin liên quan
·
Thị trường Mỹ 'đóng
băng' tại hội chợ thương mại lớn nhất Trung Quốc
15
tháng 4 năm 2025
·
Cà phê Việt Nam mất lợi
thế giữa thương chiến
10
tháng 4 năm 2025
·
Trung Quốc thề 'chiến
đến cùng' với thuế quan ông Trump
8
tháng 4 năm 2025
*****
Trung Quốc bất ngờ thay nhà đàm phán để giải quyết cuộc
chiến thuế quan với Mỹ
BBC
News Tiếng Việt
16 tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cde2r2y770jo
Trung
Quốc bất ngờ bổ nhiệm một nhà đàm phán thương mại mới với Mỹ vào thứ Tư (16/4),
theo đó ông Lý Thành Cương
sẽ đóng vai trò chủ chốt trong tất cả các cuộc đàm phán nhằm giải quyết cuộc
chiến thuế quan đang leo thang với Hoa Kỳ, theo Reuters.
Ông
Lý, 58 tuổi, cựu trợ lý bộ trưởng thương mại Trung Quốc trong thời
chính quyền đầu tiên của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, sẽ thay thế chiến thần
thương mại kỳ cựu Vương Thụ Văn, để đảm nhiệm vai trò nói trên.
Không
rõ liệu ông Vương, người đảm nhiệm vai trò số 2 tại Bộ Thương mại Trung Quốc
vào năm 2022, có đảm nhiệm một vị trí nào khác hay không.
Theo
trang web của cơ quan này, tính đến thứ Tư, tên của ông Vương Thụ Văn không còn
trong nhóm lãnh đạo của Bộ Thương mại nữa.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/230b/live/8aa9c0d0-1a97-11f0-a455-cf1d5f751d2f.jpg.webp
Ông
Lý Thành Cương, nhà đàm phán thương mại mới của Trung Quốc
Bộ
này đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về sự thay đổi
nói trên, và điều này cũng không được giải thích trong tuyên bố của Bộ Nhân lực
và An sinh xã hội.
Ông
Vương được xem là một nhà đàm phán cứng rắn và từng đối đầu với các quan chức Mỹ
trong các cuộc họp trước đó, theo một nguồn tin trong cộng đồng doanh nghiệp nước
ngoài tại Bắc Kinh.
"Ông
ấy là một con chó ngao, rất dữ dội," nguồn tin này cho biết, nhưng từ chối
nêu tên.
Sự
thay đổi trong ban lãnh đạo cấp cao tại Bộ Thương mại Trung Quốc diễn ra khi Bắc
Kinh theo đuổi lập trường cứng rắn trong cuộc chiến thương mại đang leo thang với
Washington do mức thuế quan cao của ông Trump áp lên các mặt hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc.
Sự
thay đổi đột ngột này cũng diễn ra vào giữa chuyến công du Đông Nam Á của Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm củng cố quan hệ kinh tế và thương mại với các nước
láng giềng thân cận trong bối cảnh căng thẳng với Hoa Kỳ.
Bộ
trưởng Thương mại Trung Quốc, ông Vương Văn Đào, là một trong những quan chức cấp
cao tháp tùng ồn Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam, Malaysia và Campuchia
tuần này.
Alfredo
Montufar-Helu, cố vấn cấp cao của Trung tâm Trung Quốc thuộc Hội đồng Hội nghị
cho biết sự thay đổi này "rất đột ngột và có khả năng gây gián đoạn"
do căng thẳng thương mại leo thang nhanh chóng và xét đến kinh nghiệm đàm phán
với Hoa Kỳ của ông Vương kể từ chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu.
Ông
cho biết "Chúng ta chỉ có thể suy đoán lý do tại sao điều này lại xảy ra
vào thời điểm chính xác này; nhưng có thể theo quan điểm của ban lãnh đạo cấp
cao Trung Quốc, do căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang, họ cần một người khác phá
vỡ thế bế tắc mà cả hai nước đang gặp phải và cuối cùng là bắt đầu đàm
phán".
Không
giống như nhiều quốc gia khác đã phản ứng với kế hoạch áp thuế trừng phạt của
Trump bằng cách tìm kiếm các thỏa thuận song phương với Washington, Bắc Kinh đã
tăng thuế đối với hàng hóa của Hoa Kỳ để đáp trả và không tìm kiếm các cuộc đàm
phán, mà họ cho biết chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và
bình đẳng.
Washington
cho biết hôm thứ Ba rằng ông Trump sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận thương mại
với Trung Quốc nhưng Bắc Kinh nên là bên hành động trước, nhấn mạnh rằng Trung
Quốc cần "tiền của chúng ta".
'Cú
sốc thuế quan'
Ông
Lý Thành Cương, từng là Đại sứ của Trung Quốc tại WTO trong hơn bốn năm, trước
đây đã đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong Bộ Thương mại, như tại các bộ phận
phụ trách các hiệp định và pháp luật, cũng như thương mại công bằng.
Ông
có nền tảng học thuật từ Đại học Bắc Kinh danh tiếng và Đại học Hamburg của Đức.
Vào
ngày 31/3, ông Lý đã tham dự một diễn đàn các doanh nghiệp tư nhân của Trung Quốc
với tư cách là "lãnh đạo" của Bộ Thương mại, theo thông báo từ truyền
thông nhà nước về cuộc họp, một trong những chỉ dấu chính thức đầu tiên về việc
ông sắp chuyển sang một vai trò mới.
"Thoạt
tiên đó có vẻ như là một việc thăng chức thông thường, không có gì bất thường,
nhưng rõ ràng đây là một giai đoạn nhạy cảm do căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc,"
Alfred Wu, phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết.
Tại
một cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng Hai tại Geneva, ông
Lý chỉ trích Hoa Kỳ vì đã áp đặt thuế quan tùy tiện đối với các đối tác thương
mại của mình, trong đó có cả Trung Quốc, cảnh báo rằng những động thái như vậy
đã gây ra "cú sốc thuế quan" cho thế giới.
"Cách
tiếp cận đơn phương của Hoa Kỳ vi phạm trắng trợn các quy tắc của WTO, làm trầm
trọng thêm sự bất ổn kinh tế, phá vỡ thương mại toàn cầu và thậm chí có thể phá
hoại hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ. Trung Quốc kiên quyết phản
đối điều này và kêu gọi Hoa Kỳ bãi bỏ các hành vi sai trái của mình", ông
nói.
Ông
Lý, người đã đảm nhiệm một số chức vụ quan trọng trong bộ thương mại, chẳng hạn
như ở các phòng giám sát các hiệp ước, luật pháp và thương mại công bằng, có nền
tảng học vấn tại Đại học Bắc Kinh danh giá và Đại học Hamburg của Đức.
"Xét
theo lý lịch, ông Lý là một nhà kỹ trị Trung Quốc điển hình với kinh nghiệm dày
dặn trong việc giải quyết các vấn đề thương mại tại Bộ Thương mại cũng như
WTO", Alfred Wu, phó giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết.
"Có
vẻ như đây là một đợt thăng chức thông thường không có gì bất thường, nhưng rõ
ràng đây là thời điểm nhạy cảm do căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc".
Tuần
trước, Trung Quốc đã nộp một đơn khiếu nại mới lên WTO, bày tỏ "mối quan
ngại nghiêm trọng" về các mức thuế của Mỹ, cáo buộc Washington vi phạm các
quy tắc của WTO.
"Ông
Lý Thành Cương là một luật sư được đào tạo, điều này khiến ông có lợi thế hơn
Vương Thụ Văn trong việc xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp đang nổi lên trong
các cuộc đàm phán hiện tại", Henry Gao, giáo sư luật tại Đại học Quản lý
Singapore, đánh giá.
"Sự
thay đổi này cho thấy Trung Quốc sẵn sàng giải quyết các vấn đề pháp lý một
cách toàn diện hơn trong vòng đàm phán này. Nếu có điều gì đó, sự thay đổi này
chứng tỏ Trung Quốc sẵn sàng đào sâu vào các chi tiết pháp lý trong quá trình
đàm phán, ám chỉ một cách tiếp cận chiến lược để giải quyết cuộc chiến thương mại
đang diễn ra", ông Gao nói.
------------------------
Tin
liên quan
·
Hiểm họa từ chiến
lược chip của Trump: Mỹ sẽ chật vật để cạnh tranh với châu Á
16
tháng 4 năm 2025
·
Ông Tập thăm Hà Nội:
Việt Nam có xích lại gần Trung Quốc để 'chơi' Mỹ?
16
tháng 4 năm 2025
·
Thị trường Mỹ 'đóng
băng' tại hội chợ thương mại lớn nhất Trung Quốc
15
tháng 4 năm 2025
·
Có gì đáng chú ý từ
'cuộc gặp đáng yêu' của ông Tập Cận Bình ở Việt Nam?
15
tháng 4 năm 2025
·
Có phải Trung Quốc
luôn là mục tiêu thực sự trong cuộc chiến thuế quan của ông Trump?
14
tháng 4 năm 2025
·
Dự án golf Hưng Yên
của Tập đoàn Trump: Còn giá trị trong đàm phán thuế quan?
14
tháng 4 năm 2025
.
Hiểm họa từ chiến
lược chip của Trump: Mỹ sẽ chật vật để cạnh tranh với châu Á
Suranjana Tewari
BBC
News Tiếng Việt
16
tháng 4 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c62jz7ywye9o
.
Trong
nhiều năm qua, Mỹ đã "để mất bóng" trong ngành sản xuất chip, tạo tiền
đề cho Trung Quốc và các trung tâm công nghệ khác ở châu Á vượt mặt.
Đó
là nhận định của bà Gina Raimondo trong một cuộc phỏng vấn với tôi vào năm 2021
khi bà là bộ trưởng Thương mại Mỹ.
Thêm
bốn năm trôi qua, chip vẫn là chiến trường trong cuộc đua giành ưu thế công nghệ
giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tổng
thống Donald Trump hiện đang muốn thúc đẩy mạnh mẽ một quy trình sản xuất vốn rất
phức tạp và tinh vi, điều mà các khu vực tốn hàng thập kỷ để hoàn thiện.
Quảng
cáo
Ông
này cho rằng chính sách thuế quan của mình sẽ giải phóng nền kinh tế Mỹ và đưa
việc làm trở lại trong nước. Thế nhưng, thực tế là nhiều tập đoàn lớn từ lâu đã
phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động có tay nghề và chất lượng sản phẩm
kém từ các nhà máy ở Mỹ.
Vậy
ông Trump sẽ làm gì khác biệt?
Và
xét tới việc Đài Loan và nhiều quốc gia châu Á khác đang nắm giữ bí quyết sản
xuất chip độ chính xác cao, liệu Mỹ có khả năng tạo ra sản phẩm tương tự - và với
quy mô lớn - hay không?
Bí
quyết sản xuất vi mạch
Chất
bán dẫn là nền tảng vận hành của rất nhiều thứ - từ máy giặt, iPhone cho đến
máy bay quân sự và xe điện.
Những
phiến silicon tí hon này, thường được gọi là chip, từng được phát minh tại Mỹ
nhưng giờ đây chính châu Á mới là "công xưởng" sản xuất ra những con
chip tiên tiến nhất với quy mô khổng lồ.
Việc
sản xuất chip vừa đắt lại đòi hỏi công nghệ phức tạp.
Chẳng
hạn, một chiếc iPhone có thể chứa chip được thiết kế tại Mỹ, sản xuất ở Đài
Loan, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, sử dụng nguyên liệu thô như đất hiếm mà phần lớn
được khai thác ở Trung Quốc.
Sau
đó, chip có thể được chuyển sang Việt Nam để đóng gói, rồi chuyển đến Trung Quốc
để lắp ráp và kiểm nghiệm, trước khi được vận chuyển đến Mỹ.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/d2e4/live/2345d960-1a88-11f0-a455-cf1d5f751d2f.jpg.webp
Chip
từng được phát minh tại Mỹ nhưng giờ đây chính châu Á mới là "công xưởng"
sản xuất ra những con chip tiên tiến nhất với quy mô khổng lồ.
Đó
là một hệ sinh thái gắn bó chặt chẽ đã hình thành và phát triển qua nhiều thập
kỷ.
Ông
Trump từng ca ngợi ngành công nghiệp chip, nhưng đồng thời cũng đe dọa bằng
chính sách thuế quan.
Ông
nói với doanh nghiệp đầu ngành TSMC - Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan -
rằng họ sẽ phải chịu mức thuế lên tới 100% nếu không xây nhà máy tại Mỹ.
Trong
một hệ sinh thái phức tạp và cạnh tranh khốc liệt như vậy, các doanh nghiệp cần
có khả năng lên kế hoạch dài hạn cho chi phí gia tăng và các khoản đầu tư lớn -
dài hạn hơn một nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Việc chính sách liên tục
thay đổi chỉ mang tới thêm những khó khăn. Dù vậy, một số công ty đã thể hiện
thiện chí đầu tư vào Mỹ.
Một
lý do quan trọng khiến Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc thành công
trong ngành chip là nhờ các khoản trợ cấp khổng lồ từ nhà nước cho khu vực tư
nhân để phát triển công nghệ bán dẫn.
Kiểu
tư duy này giúp hình thành nên Đạo luật Chip và Khoa học của Mỹ, ban hành năm
2022 dưới thời Tổng thống Joe Biden, nhằm đưa hoạt động sản xuất chip quay lại
Mỹ và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Đạo
luật mang tới các khoản trợ cấp, ưu đãi thuế và tài trợ để thúc đẩy sản xuất
trong nước.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/3bbf/live/6bed65c0-1a88-11f0-8a1e-3ff815141b98.jpg.webp
Ông
Trump từng đe dọa TSMC sẽ bị đánh thuế 100% nếu không xây dựng nhà máy tại Mỹ
Một
số tập đoàn, như hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC và nhà sản xuất điện
thoại thông minh lớn nhất thế giới Samsung, đã hưởng lợi lớn nhất từ đạo luật
này.
Trong
khi TSMC nhận được 6,6 tỷ USD từ các tài trợ và cho vay cho các nhà máy ở bang
Arizona, Samsung được cho là đã nhận khoảng 6 tỷ USD cho một cơ sở tại thành phố
Taylor, bang Texas.
TSMC
đã công bố một khoản đầu tư bổ sung vào Mỹ trị giá 100 tỷ USD dưới thời ông
Trump, bên cạnh số tiền 65 tỷ USD họ trước đó đã cam kết cho ba nhà máy. Việc
đa dạng hóa sản xuất chip cũng mang lại lợi ích cho TSMC khi Trung Quốc liên tục
đe dọa sẽ kiểm soát hòn đảo này.
Cả
TSMC và Samsung đều gặp không ít khó khăn với các khoản đầu tư của mình, từ chi
phí gia tăng, thiếu lao động kỹ năng, cho đến những trễ nải xây dựng và sự phản
đối từ các nghiệp đoàn địa phương.
"Đây
không phải một nhà máy sản xuất hộp," ông Marc Einstein, giám đốc nghiên cứu
tại hãng phân tích thị trường Counterpoint, nhận định.
"Các
nhà máy sản xuất chip là môi trường vô trùng công nghệ cao mà phải tốn nhiều
năm mới xây dựng được."
Và
dù đã đầu tư vào Mỹ, TSMC vẫn khẳng định rằng phần lớn hoạt động sản xuất của họ
- đặc biệt là các dòng chip máy tính tiên tiến nhất - sẽ vẫn được giữ lại ở Đài
Loan.
Trung
Quốc cố đánh cắp năng lực công nghệ của Đài Loan?
Hiện
nay, các nhà máy của TSMC tại bang Arizona đã có thể sản xuất chip chất lượng
cao. Nhưng theo ông Chris Miller - tác giả cuốn sách Chip War: The Fight for
the World's Most Critical Technology (Tạm dịch: Chiến tranh Chip: cuộc chiến vì
công nghệ quan trọng nhất thế giới) - thì "loại chip đó vẫn thụt lùi một
thế hệ so với công nghệ tiên tiến nhất ở Đài Loan."
XEM TIẾP
>>>>>
Chiến
tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc : Tập đoàn máy bay Boeing điêu đứng
Thanh Hà|Minh
Anh - RFI
Đăng
ngày: 16/04/2025 - 13:11 - Sửa đổi ngày: 16/04/2025 - 13:12
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20250416-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-quoc-tap-doan-boeing-dieu-dung
.
« Quả
bóng đang bên sân Trung Quốc ». Karoline Leavitt, phát ngôn viên Nhà
Trắng hôm qua 15/04/2025, đã tuyên bố như trên. Bà cho rằng Trung Quốc cần Mỹ
và khẳng định « tổng thống Trump mở cánh cửa đối thoại với Trung
Quốc ».
HÌNH
:
Ảnh
minh họa : Máy bay Boeing 737 MAX tại sân bay quốc tế King-Boeing Field ở
Seattle, Mỹ, ngày 01/06/2022. © Lindsey Wasson / Reuters
Trong
khi đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục vòng công du ba nước Đông Nam
Á, đồng thời Bắc Kinh ra lệnh cho các hãng hàng không tạm ngừng nhận máy bay
Boeing, tạm ngừng nhập khẩu phụ tùng máy bay của Mỹ. Đây là một bước căng thẳng
mới trong cuộc đọ sức thương mại Mỹ - Trung. Boeing bị kẹt trong thế trên đe dưới
búa. Cổ phiếu của tập đoàn mất giá trong hai phiên giao dịch 15-16/04/2025.
Thông
tín viên RFI Cléa Broadhurst từ Bắc Kinh cho biết thêm thông tin:
Quyết
định này ảnh hưởng trược tiếp đến các hãng hàng không Air China, China Eastern
và China Southern. Cả ba dự trù nhận 179 chiếc phi cơ Boeing trong giai đoạn
2025 và 2027. Tùy theo từng trường hợp, một số hợp đồng giao hàng đã hoàn tất
có thể sẽ được cứu xét nhưng nhiều đơn đặt hàng thì sẽ bị đóng băng vô thời hạn.
Chính
quyền Trung Quốc dự trù hỗ trợ các tập đoàn hàng không quốc gia bằng cách cho
các hãng này thuê máy bay Boeing để hạn chế những thiệt hại tài chính. Vốn đã bị
suy yếu sau các vụ tai tiếng liên quan đến mức độ an toàn của máy bay, rồi các
vụ đình công và những chậm trễ trong khẩu sản xuất, tập đoàn Mỹ Boeing, có thể
bị thất thu đến 2 tỷ rưỡi đô la.
Quảng
cáo
Với
quyết định ngừng giao dịch với hãng Mỹ, Trung Quốc đang xem xét nhiều giải pháp
thay thế. Trước hết Airbus có vẻ là đang nắm lấy phần thắng. Thật vậy, Bắc Kinh
có thể mua thêm máy bay của nhà sản xuất châu Âu, nhất là Airbus đã có một nhà
máy lắp ráp ở Thiên Tân.
Một
khả năng khác là đánh cược vào máy bay tầm trung của Trung Quốc COMAC C919.
Dòng máy bay này đang trong quá trình được triển khai nhưng một phần lớn các phụ
tùng lại lệ thuộc vào Mỹ. Đây là một nghịch lý trong lúc Bắc Kinh tìm cách thu
hẹp mức độ phụ thuộc vào các sản phẩm của Hoa Kỳ.
Ngoài
ra còn nhiều giải pháp khác, bao gồm cả việc thắt chặt quan hệ với các nhà cung
cấp mới nổi như của Nga chẳng hạn.
Việc
ngừng giao dịch với Boeing đánh dấu một sự leo thang trong chiến tranh thương mại
Mỹ-Trung và kèm theo đó là những tác động đối với ngành công nghiệp hàng không
trên toàn thế giới.
Mỹ :
Tổng thống Trump tiếp tục tấn công đại học Harvard
Còn
tại Mỹ, đại học danh tiếng Harvard tiếp tục trong tầm ngắm của tổng thống
Trump. Sau khi đã đình chỉ trợ cấp hơn 2 tỷ đô la để trừng phạt đại học này vì
đã không chấp nhận tuân thủ theo chính sách của Nhà Trắng, nguyên thủ Mỹ dọa dẫm
tước quyền được hưởng miễn
thuế
của trường.
Thông
tín viên Guillaume Naudin tường thuật từ Washington :
Liệu
có nên tước quy chế miễn thuế và phải chịu thuế như một thực thể chính trị của
đại học Harvard hay không nếu như trường này tiếp tục truyền bá các loại
"bệnh tật" chính trị, ý thức hệ và lấy cảm hứng hay ủng hộ khủng bố ?
Đây
là những gì Donald Trump đăng tải trên mạng xã hội của cá nhân ông. Tổng thống
Mỹ còn nói thêm rằng tư cách miễn thuế hoàn toàn phụ thuộc vào cách thức hàng động
vì LỢI ÍCH CÔNG ! Đối với Nhà Trắng, đây không phải là những gì Harvard
đang làm, và cáo buộc trường này cổ súy cho tư tưởng bài Do Thái.
Phát
ngôn viên Nhà Trắng, Karoline Leavitt phát biểu : "Tổng thống đã rất
rõ ràng với Harvard. Hãy tôn trọng luật lệ liên bang và quý vị sẽ nhận được trợ
cấp liên bang. Thật không may, Harvard đã không xem xét nghiêm túc các yêu cầu
của chính phủ và tổng thống. Tổng thống đã đề cập đến một vấn đề thú vị :
Tài trợ hơn hai tỷ đô la cho Harvard trong khi trường có đến 50 tỷ đô la tài sản ?
Tại sao người đóng thuế Mỹ phải tài trợ cho một trường đại học có đến nhiều tỷ
đô la trong ngân hàng ? Và chúng ta có lẽ cũng không nên trợ cấp cho một định
chế ở đó có tư tưởng bài Do Thái đến như thế !"
Phát
ngôn viên Nhà Trắng đề nghị Harvard phải xin lỗi. Tuy nhiên, mạnh về nguồn tài
chính, đại học danh tiếng này dường như chọn sự độc lập.
------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Thương
mại : Chiến thuật thâm hiểm của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ
THƯƠNG
MẠI-THUẾ ĐỐI ỨNG
Mỹ
miễn tăng thuế hải quan với các mặt hàng « công nghệ cao » nhập từ
Trung Quốc
PHÂN
TÍCH
Kiểm
soát đất hiếm : Đòn hiểm của Trung Quốc để trả đũa Mỹ và khống chế châu Âu
Vì
sao Trung Quốc chọn Boeing để trả đũa cuộc chiến thuế quan của Trump vào
thời điểm này ?
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 16/04/2025 - 13:58Sửa đổi ngày: 16/04/2025 - 15:28
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20250416-v%C3%AC-sao-trung-qu%E1%BB%91c-ch%E1%BB%8Dn-boeing-%C4%91%E1%BB%83-tr%E1%BA%A3-%C4%91%C5%A9a-cu%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-thu%E1%BA%BF-quan-c%E1%BB%A7a-trump-v%C3%A0o-th%E1%BB%9Di-%C4%91i%E1%BB%83m-n%C3%A0y
Cuộc chiến
thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng thêm một nấc. Trong lúc tổng thống
Donald Trump khẳng định « bóng đang bên sân Trung Quốc »,
và chờ đợi Bắc Kinh tỏ thiện chí để bước vào đàm phán về một thỏa thuận kinh tế
song phương mới, ngày hôm qua, 15/04/2025, chính quyền Trung Quốc yêu cầu các
công ty hàng không ngừng tiếp nhận máy bay của tập đoàn Boeing, nhà xuất khẩu số
một của nước Mỹ. Vì sao Trung Quốc chọn Boeing làm mục tiêu trả đũa vào lúc
này ?
HÌNH
:
Ảnh
minh họa : Máy bay Boeing 737 Max chuẩn bị cất cánh bay thử tại Boeing Field,
Seattle, Mỹ, ngày 30/09/2020. AP - Elaine Thompson
Bắc
Kinh ra tay trước
Quyết
định của chính quyền Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh giao thương Mỹ -
Trung gần như hoàn toàn đình trệ với việc Trump tăng thuế 145% với hàng nhập khẩu
từ Trung Quốc, và Bắc Kinh trả đũa với 125%. Xét thuần túy về mặt tính toán
kinh tế, không chỉ ngành hàng không Trung Quốc phải xét lại các đơn đặt hàng,
mà hàng không châu Âu, cho dù không bị đánh thuế đến mức như Trung Quốc, cũng ở
trong tình trạng tương tự. Ngày hôm qua, 15/05, theo AFP, Michael O’Leary, chủ
nhân Ryanair - công ty hàng không dân dụng đứng đầu châu Âu về lượng hành khách
- cho biết tập đoàn sẽ phải tính đến việc hoãn tiếp nhận vào tháng 8/2025 tới
25 phi cơ Boeing đã đặt mua, nếu như chính sách tăng thuế quan của Mỹ dẫn đến
việc tăng giá.
Quyết
định của Trung Quốc đối với Boeing có thể nói là hành động đi trước một bước
vào lúc các công ty Trung Quốc trước sau gì cũng sẽ phải đưa ra một quyết định
tương tự trong bối cảnh xung đột thương mại Trung - Mỹ không hề có dấu hiệu xuống
thang. Hồi tuần trước, theo Bloomberg, công ty Trung Quốc Juneyao Airlines, đã
phải hoãn việc nhận máy bay Boeing 787-9 Dreamliner, do thuế quan tăng.
Đòn
khốc liệt với Boeing, nhà xuất khẩu lớn nhất nước Mỹ
Một
số chuyên gia cho rằng quyết định của Bắc Kinh sẽ làm cho ngành hàng không
Trung Quốc hứng chịu các tổn thất, tình trạng thiếu hụt máy bay thêm trầm trọng.
Tuy nhiên, thiệt hại đối với Boeing sẽ rất lớn. Trả lời RFI, ông Loïc Tribot,
phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu và dự báo chiến lược CEPS, nhận định : « Trung
Quốc đã giáng một đòn khủng khiếp vào một doanh nghiệp có vị thế hàng đầu tại Mỹ.
Nếu Trung Quốc khẳng định là việc mua Boeing không còn phù hợp nữa, và xem xét
lại các đơn đặt hàng đã có, điều này có nguy cơ khiến cho tình hình trầm trọng
hơn một nấc đối với Boeing. Boeing vốn đã trong tình cảnh khó khăn, và khó mà
đáp ứng các đơn đặt hàng hiện có, và gặp rất nhiều thách thức trong việc thu
hút trở lại các nhân tài đã rời hãng trong thời gian Covid. Việc Trung Quốc
giáng một đòn tàn nhẫn này có nguy cơ gây một không khí hỗn loạn tại tập
đoàn. »
Boeing
là tập đoàn xuất khẩu lớn nhất nước Mỹ, đóng góp 84 tỉ đô la cho nền kinh tế Mỹ,
sử dụng đến hơn 1,8 triệu nhân công. Cuộc khủng hoảng phi cơ 737MAX của Boeing
hồi 2019, sau hai tai nạn khiến hơn 340 người chết, từng có nguy cơ khiến tăng
trưởng kinh tế Mỹ sụt đến 0,5%.
Gia
tăng áp lực chống Trump tại Mỹ, khẳng định Trung Quốc không sợ Trump
Tổng
thống Trump có thể tung ra chính sách miễn tăng thuế nhập khẩu với các hàng hóa
công nghệ cao do các tập đoàn Mỹ sản xuất tại Trung Quốc để hạn chế thiệt hại
cho các công ty Mỹ, như Apple (do chính sách của chính nước Mỹ), nhưng với đòn
đánh của Bắc Kinh nhắm vào Boeing, Trump không có cách hóa giải.
Trung
Quốc được dự đoán sẽ chiếm 20% thị phần phi cơ thương mại trong hai thập niên tới.
Theo một số nhà quan sát, quyết định của Trung Quốc đối với Boeing cho thấy Bắc
Kinh quyết tâm sử dụng thị trường nội địa khổng lồ của mình làm lợi thế trong
đàm phán với Mỹ. Không những thế, Trung Quốc còn muốn chứng minh là nước Mỹ sẽ
phải trả giá rất đắt về kinh tế và chính trị do chính sách đơn phương áp « thuế
đối ứng ».
Chiến
thuật này củaTrung Quốc một mặt có thể làm gia tăng các áp lực nội bộ trong nước
Mỹ buộc Donald Trump thay đổi chính sách, mặt khác, thể hiện trước thế giới
là Bắc Kinh không sợ Mỹ, và sẵn sàng đi đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống lại
hành xử độc đoán của chính quyền Trump. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà quyết định
của Bắc Kinh được tung ra đúng vào lúc lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang
trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, kể từ khi Mỹ tung ra cuộc chiến tăng
thuế chống lại toàn thế giới : Một trong các mục tiêu chủ yếu của ông Tập
là vận động các nước hợp lực chống cuộc chiến thuế của Donald Trump.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
TRUNG
QUỐC - MỸ - BOEING
Chiến
tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc : Tập đoàn máy bay Boeing điêu đứng
ĐIỂM
BÁO
Trump
tung đòn « sấm sét » vào Trung Quốc: Ai sẽ buông tay trước ?
Nợ
Mỹ và đô la “quật ngược” chiến lược thuế quan của Trump ?
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 16/04/2025 - 11:53
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250416-no-my-v%C3%A0-usd-quat-nguoc-chien-luoc-thue-quan-cua-trump
.
Chiến
tranh thuế quan chỉ là bước đầu cho cuộc cách mạng tiền tệ và tái cấu trúc nợ của
tổng thống Mỹ Donald Trump. Kế hoạch còn được gọi là “thỏa thuận Mar-a-Lago”,
dường như được ông Trump ký với nhiều cố vấn kinh tế, gồm 3 giai đoạn : gây
thương chiến tàn khốc buộc đối thủ cầu cạnh ; đồng ý đàm phán với điều kiện “chủ
nợ” phải bán bớt đô la qua đó giảm tỷ giá hồi đoái đô la Mỹ ; đô la giảm
giá giúp giảm nhẹ gánh nợ 36.000 tỷ đô la.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa thị trường chứng khoán Phố Wall (Wall Street), New York, Mỹ, ngày
10/04/2025. AP - Richard Drew
Giám
đốc đầu tư Benoît Beloille của Natixis Wealthe Management nhận định với Le
Figaro ngày 11/04 rằng “chính quyền Trump đang xem xét vấn đề nợ công rất
nghiêm túc” và con số này dự kiến sẽ
lên tới 118% GDP vào năm 2035, mọi tín hiệu cảnh báo đều ở mức đỏ.
Thị
trường chứng khoán “mạnh” hơn Trump
Đúng
ngày lệnh có hiệu lực 09/04/2025 và tròn một tuần sau khi công bố thuế đối ứng
với hơn 180 nước, tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo đình chỉ nhiều mức
thuế trong vòng 90 ngày với gần 80 nước và chỉ áp mức thuế cơ bản 10%, trừ
Trung Quốc. Về mặt chính thức, bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent khẳng định “kế
hoạch ngay từ đầu của tổng thống” đã thành công trong giai đoạn đầu là
gây áp lực đối đa để buộc đối thủ năn nỉ đàm phán. Có 75 nước đề nghị đàm phán
với Mỹ.
Tại
sao tổng thống Trump bất ngờ đổi ý dù trước đó ông vẫn tỏ ra bình thản khi Phố
Wall chao đảo và kêu gọi “trụ vững” khi lên máy bay về
Mar-a-Lago chơi golf cuối tuần ? Giám đốc đầu tư Benoît Beloille của Natixis
Wealthe Management, được Le Figaro trích dẫn ngày 11/04, cho rằng “khi
thị trường chứng khoán ghi nhận sụt giảm đến hai chữ số chỉ trong vài ngày thì
thật là kinh khủng”.
Còn
kinh tế gia Sylvie Matelly, giám đốc Viện Jacques Delors, nhận định với đài
France 24 ngày 15/04 rằng khi đánh thuế cả thế giới, tổng thống Mỹ “đã
nhầm vì trên thực tế, mọi thứ phức tạp hơn thế nhiều”. “Điều này
cũng cho thấy thị trường mạnh hơn ông Trump rất nhiều. Thị trường tài chính có
thể trừng phạt chính sách của một nước, như Vương quốc Anh, khá bị cô lập sau
Brexit. Và ngạc nhiên là thị trường tài chính có thể cản trở tổng thống Hoa Kỳ
- một cường quốc kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới - đến mức buộc ông ấy đảo
ngược hoàn toàn các quyết định, trước mắt là trong 90 ngày”.
Đọc
thêm :
Kinh tế gia Stephen Miran và giấc mơ Mỹ tái lập vị thế siêu
cường với « cuộc chiến thuế »
Trái
phiếu Mỹ bị bán tháo, lãi suất tăng
Một
yếu tố khác có thể mang tính quyết định là thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ. Tổng
thống Trump cho biết “theo dõi thị trường trái phiếu và đó là một thị
trường phức tạp”. Ông cũng thừa nhận là đổi ý sau khi xem cuộc phỏng vấn
của chủ tịch kiêm giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon trên Fox
Business - kênh truyền hình ưu thích của tổng thống Trump - vào đúng buổi sáng
09/04. Jamie Dimon, từng thể hiện khá ủng hộ ông Trump trước kỳ bầu cử tổng thống,
cảnh báo về kịch bản suy thoái “có thể” xảy ra do hệ quả từ
thuế quan.
Theo
giải thích của trang Boursorama, thị trường trái phiếu chính phủ là nơi các khoản
vay của một quốc gia được giao dịch với thời hạn hoàn trả có thể lên tới 30
năm. Trái phiếu càng được nhiều nhà đầu tư săn đón thì lãi suất sẽ càng giảm.
Ngược lại, họ luôn tìm cách có lãi hơn khi đánh giá nợ của một quốc gia có rủi
ro hơn, và điều này làm tăng lãi suất.
Trái
phiếu kho bạc Hoa Kỳ đã có những biến động mạnh theo cả hai hướng kể từ khi Nhà
Trắng tuyên bố chính sách bảo hộ. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy
thoái, ban đầu trái phiếu chính phủ được săn đón vì chúng đảm bảo lợi nhuận cho
các nhà đầu tư. Nhà phân tích Hal Cook tại Hargreaves Lansdown, giải thích
: “Trong những lúc như vậy, các nhà đầu tư thường bán cổ phiếu và mua
trái phiếu chính phủ, vốn được coi là tài sản bảo toàn giá trị”. Cho nên,
lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ đã giảm vào đầu tháng, ví dụ xuống còn 3,88% vào
ngày 04/04 đối với trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm.
Đọc
thêm :
Phá giá đô la và tái cơ cấu nợ của Mỹ : Kế hoạch còn nguy hiểm
hơn chiến tranh thương mại
Nhưng
sau đó, kinh tế gia Jim Reid tại Deutsche Bank nhận thấy “thị trường
trái phiếu Mỹ đã trải qua một đợt bán tháo đáng kinh ngạc”, khiến lãi suất
vay tăng vọt tới 4,5% (thay vì dao động ở mức 4%) trong vài tiếng vào ngày
09/04 đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Một chút thay đổi nhỏ đối với lãi suất
của trái phiếu 10 năm cũng đủ khiến chính phủ Mỹ gồng mình trả lãi. Để so sánh,
lãi suất hiện tại buộc Mỹ phải trả hơn 1.000 tỷ đô la tiền lãi mỗi năm, nhiều
hơn cả ngân sách quốc phòng.
Theo
nhà phân tích Hal Cook, trái phiếu kho bạc là lựa chọn đầu tiên để bán ra “vì
chúng thường là tài sản được coi như thanh khoản nhất mà các nhà đầu tư lớn nắm
giữ”. Ngoài ra, “có thể sự không chắc chắn về chính sách thương mại
và chi tiêu trong tương lai của Hoa Kỳ cũng là một phần lý do” khiến
các nhà đầu tư tháo chạy.
Kinh
tế gia Sylvie Matelly, giám đốc Viện Jacques Delors, nhận định “việc
thoái vốn khỏi các khoản nợ của Mỹ dẫn đến tăng lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ
có ý nghĩa cực kỳ mạnh mẽ bởi vì thị trường tài chính nhắc nhở chúng ta rằng hiện
giờ mắt xích yếu, gót chân Achilles của nền kinh tế Mỹ chính là khoản nợ lớn. Tất
cả những biện pháp mà ông Donald Trump đưa ra cuối cùng vẫn không làm gì để giảm
nợ công của Hoa Kỳ”.
Bóng
ma suy thoái kinh tế ở Mỹ do thuế quan cũng ảnh hưởng đến tình hình. Bà
Aurélien Buffault, giám đốc trái phiếu tại Delubac AM, cho biết lãi suất vay
dài hạn, chẳng hạn trái phiếu kỳ hạn 10 hoặc 30 năm, phụ thuộc vào “triển
vọng tăng trưởng và lạm phát” và lãi suất thường tăng khi triển vọng xấu
đi. Lãi suất ngắn hạn (2 năm hoặc ít hơn) thường liên quan đến dự báo giảm hoặc
tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (FED). Nhưng hiện giờ rất khó để
dự đoán liệu FED sẽ tăng lãi suất hay không vì nguy cơ lạm phát liên quan đến
thuế hải quan hoặc là sẽ hạ lãi suất vì nguy cơ suy thoái kinh tế do chính những
loại thuế hải quan này.
Đọc
thêm
:
Mỹ miễn tăng thuế hải quan với các mặt hàng « công nghệ
cao » nhập từ Trung Quốc
Đem
nợ của Mỹ đi đàm phán với Washington
Nói
cách khác, việc các nhà đầu tư đang bán tháo trái phiếu Hoa Kỳ là “bằng
chứng cho thấy trái phiếu này đang mất đi vai trò truyền thống là phương tiện bảo
toàn giá trị”. Vào lúc ý đồ thực sự trong cuộc chiến thương mại của Trump vẫn
là một câu hỏi, thì “thị trường đã mất niềm tin vào tài sản của Mỹ”
và “thị trường đang tích cực bán chính tài sản của Mỹ”, theo George
Saravelos của Deutsche Bank. Đồng đô la mất giá vào ngày 09/04, đặc biệt là so
với đồng euro.
Hiện
tại, Liên Hiệp Châu Âu sở hữu nhiều trái phiếu Mỹ nhất, khoảng 30% (trong đó
hai nước chủ nợ lớn nhất là Đức và Hà Lan), tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc...
Kinh tế gia Anthony Morlet-Lavidalie tại Rexecode, được đài Europe 1 trích dẫn
ngày 14/04, cho rằng “đây là một điểm yếu vì châu Âu sẽ bị tác động lớn
nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Đây cũng là một điểm mạnh vì đó
là một lá chủ bài để đàm phán nếu châu Âu dọa bán tháo trái phiếu Mỹ. Điều này
sẽ gây thiệt hại rất lớn cho Hoa Kỳ vì nó sẽ làm tăng đáng kể lãi suất”.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
HOA
KỲ - THUẾ QUAN
« Thuế
đối ứng » : Mỹ tạm hoãn 90 ngày với thế giới, nhưng tăng thuế với
Trung Quốc lên 125%
Tạp
chí Tiêu điểm
Thuế
quan toàn cầu : Trump có làm tái hiện thảm họa kinh tế tương tự năm
1930 ?