Việt Nam xây dựng đường
băng trên Bãi Thuyền Chài thuộc Trường Sa
RFA
2024.10.25
Hình
ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy một đường băng mới đã thành hình trên Bãi Thuyền
Chài, đảo nhân tạo do Việt Nam xây lấp ở khu vực quần đảo Trường Sa ở Biển
Đông.
Hình
ảnh vệ tinh chụp hôm 11/10/2024 cho thấy một đường băng mới trên Bãi Thuyền
Chài (Planet Labs/RFA)
Các
hình ảnh vệ tinh của công ty Planet Labs do RFA phân tích cho thấy một phần đường
băng dài khoảng 1.050 mét ở ngay giữa bãi.
Bãi
Thuyền Chài là một trong các thực thể do Việt Nam kiểm soát ở Biển Đông và đã
được xây dựng với tốc độ đáng kể từ năm 2021 đến nay.
Theo
ước tính của RFA, tính đến tháng 10/2024, tổng diện tích xây lấp đã tăng gấp
đôi trong vòng một năm lên gần 2,5 km vuông.
Bãi
Thuyền Chài có chiều dài là 4,5 km và đây là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng
một đường băng dài từ 3.000 mét trở lên.
______________
Việt
Nam xây dựng đảo nhân tạo ở Biển Đông để đối trọng lại Trung Quốc
Cải
tạo đảo ở Trường Sa, Việt Nam muốn gửi thông điệp gì đến Bắc Kinh?
Trung
Quốc xây dựng đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa thành căn cứ gián điệp
________________
Ông
Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Washington DC, nói với RFA rằng Bãi
Thuyền Chài “đã được chuẩn bị cho một đường băng”.
AMTI
vào tháng sáu vừa qua đã cho biết bãi này thực sự có tiềm năng cho một đường
băng dài 3.000 mét như những đường băng mà Trung Quốc đã xây dựng ở Trường Sa.
Việt Nam hiện mới chỉ có một đường băng ở quần đảo này trên đảo Trường Sa có độ
dài 1.300 mét.
“Đường
băng mới sẽ mở rộng đáng kể khả năng tuần tra của Việt Nam vì đường băng hiện tại
ở Đảo Trường Sa là quá ngắn cho các máy bay cỡ lớn”, ông Poling cho biết.
Nhiều
nguồn Việt Nam, từ chối không tiết lộ danh tính vì tính nhạy cảm của vấn đề,
cũng nói với RFA rằng đã có những kế hoạch xây dựng thêm các đường băng, có thể
là hai hoặc ba đường băng trên những đảo mà Hà Nội kiểm soát.
Khả
năng quân sự được cải thiện
Việt
Nam cũng có thể vẫn sử dụng các đường băng ngắn cho máy bay cỡ nhỏ như máy bay
vận tải Antonov An-2 hoặc thực thăng, theo chuyên gia Tom Shugart, chuyên giao
cao cấp thuộc Chương trình Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới.
Nhưng
một đường băng dài hơn là cần thiết cho các chiến đấu cơ, ông nói thêm.
“Một
căn cứ và đường băng nữa sẽ giúp Việt Nam có được một vị trí ở phía bên kia của
Ba Đảo Lớn của Trung Quốc”, ông Shugart nói, ám chỉ đến Đá Chữ Thập, Subi và
Vành Khăn.
Đây
là ba đảo nhân tạo đã được Bắc Kinh quân sự hoá hoàn toàn với hệ thống tên lửa
và các đường băng dài hơn 3.000 mét.
Chính
phủ và quân đội Việt Nam được cho rằng đang đặt trọng tâm vào việc xây dựng bãi
Thuyền Chài. Bãi này được đặt tên theo hình dáng của một con tàu đánh cá.
Hải
quân Việt Nam có được quyền kiểm soát bãi này vào năm 1978 nhưng đã phải rút khỏi
bãi ngay sau đó vì “những điều kiện không thuận lợi”. Họ chỉ quay lại 10 năm
sau đó để thiết lập ba trạm tiền tiêu trên bãi. Những trạm này đã trở thành các
toà nhà kiên cố với các cơ sở cho việc đóng quân và ngư dân có thể ghé vào, thậm
chí còn có cả một trung tâm văn hoá.
Hà
Nội hiện kiểm soát 27 thực thể ở Biển Đông, theo AMTI. Theo đánh giá của AMTI,
trong khi ba đảo nhân tạo lớn của Trung Quốc hiện vẫn là lớn nhất, bốn trạm tiền
tiêu lớn nhất tiếp theo hiện đều là các bãi do Việt Nam xây lấp.
Đó
là Bãi Thuyền Chài, đảo Nam Yết, đảo Phan Vinh, và đảo Đá Lớn.
--------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
Chuyên gia cảnh báo gia tăng nguy cơ
xung đột ở Biển Đông
Việt Nam xây dựng đảo nhân tạo ở Biển
Đông để đối trọng lại Trung Quốc
Philippines đang giám sát hoạt động bồi
lấp đảo của Việt Nam tại Trường Sa
Việt Nam tổ chức duyệt binh ở quần đảo
Trường Sa vào dịp Tết Nguyên đán
No comments:
Post a Comment