Tuần tin: Nguyên thủ
mới, dự án cũ
Trọng Phụng - Luật
Khoa tạp chí
October
25 2024 11:36 PM
https://www.luatkhoa.com/2024/10/tuan-tin-nguyen-thu-moi-du-an-cu/
Các
sự kiện nổi bật:
·
Đại
tướng Lương Cường làm chủ tịch nước, thay ông Tô Lâm
·
Quốc
hội xem xét đại dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam
·
Freedom
House: Việt Nam “không có tự do Internet” năm 2024
·
Ông
Thích Chân Quang bị thu hồi tất cả các bằng cấp
*
Đại
tướng Lương Cường làm chủ tịch nước, thay ông Tô Lâm
Chủ
tịch nước thứ tư trong vòng ba năm rưỡi.
https://www.luatkhoa.com/content/images/2024/10/4739243-1.png
Đại
tướng Lương Cường phát biểu nhậm chức chủ tịch nước. Nguồn ảnh:
xaydungchinhsach.chinhphu.vn
·
Chiều
ngày 21/10, Quốc hội khóa XV bầu Đại tướng quân đội Lương Cường, ủy viên Bộ
Chính trị, ủy viên Thường trực Ban Bí thư làm chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026
thay ông Tô Lâm với tỷ lệ tuyệt đối (440/440).
·
Trước
đó, ngày 11/10, tức mười ngày trước khi nhậm chức, ông Lương Cường đã có chuyến thăm Bắc Kinh (Trung
Quốc) gặp Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình và Bí thư Ban Bí thư - Chánh
Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Thái Kỳ.
·
Ông
Cường là “trường hợp đặc biệt” được Ban Chấp hành
Trung ương xem xét vì nếu chiếu theo Quy định 214/QĐ-TW, ông chưa trọn một
nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị.
·
Như
vậy, sau một cơn biến động chính trường vô tiền khoáng hậu vừa qua, Việt Nam
thiết lập dàn “tứ trụ” mới: Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ
tướng Phạm Minh Chính, và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Đáng chú ý, ba cái
tên đầu tiên đều xuất thân từ các lực lượng vũ trang (công an và quân đội).
·
Ngày
25/10, Bộ Chính trị phân công ông Trần Cẩm Tú - Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương - giữ
chức Thường trực Ban Bí thư, thay Đại tướng Lương Cường.
Đọc
thêm: Tướng Lương Cường lên
làm chủ tịch nước và hai điều bất thường
Quốc
hội xem xét đại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Nếu
không có gì bất thường xảy ra, Quốc hội dự kiến sẽ phê chuẩn chủ trương xây dựng
đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào ngày bế mạc
kỳ họp hiện nay (30/11). Nếu được thông qua, dự án sẽ khởi công vào cuối năm
2027, dự kiến hoàn thành vào năm 2035.
·
Trước
đó, tháng 5/2010, dự án này bị Quốc hội bác dù đã được Bộ Chính trị tán thành.
Đây là lần thứ hai dự án được xem
xét với tổng mức đầu tư lên đến 67,3 tỷ USD, so với 58 tỷ USD lần đầu, theo
hình thức đầu tư công.
·
Dự
án cao tốc Bắc - Nam dự kiến có tốc độ
350km/h, đi qua 20 tỉnh, thành - điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (thành phố Hà Nội),
điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (thành phố Hồ Chí Minh). Tổng chiều dài toàn tuyến
khoảng 1.541km.
Freedom
House: Việt Nam “không có tự do Internet” năm 2024
Báo
cáo của tổ chức phi chính phủ Freedom House (Hoa Kỳ) công bố ngày 16/10 cho
thấy mức độ tự do Internet ở Việt Nam chỉ đạt 22/100 điểm, RFA đưa tin.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2024/10/4732984723-1.webp
Ảnh:
Chụp màn hình.
·
Freedom House thu thập dữ liệu
từ ngày 1/6/2023 đến 31/5/2024 tại 72 quốc gia. Việt Nam giữ “phong độ” trong 5
năm liên tiếp với số điểm 22/100 - được xếp vào nhóm “không có tự do Internet”.
·
Nguyên
nhân dẫn đến chỉ số này, theo Freedom House, chính phủ Việt Nam đã tạo ra một
“hệ thống lọc nội dung hiệu quả”, chủ yếu nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến
và những ai đăng tải nội dung đi ngược lại quan điểm của Hà Nội.
·
Việt
Nam đã ban hành Luật An ninh mạng, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019. Bộ Thông
tin và Truyền thông đang soạn thảo một nghị định thay thế Nghị định
72/2013/NĐ-CP; trong đó có đề xuất người dùng mạng xã hội phải xác thực danh
tính bằng số điện thoại di động cá nhân.
Đọc
thêm: 5 điều khiến Bộ Công
an hưởng lợi từ dự thảo Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân
Thu
hồi bằng cấp 3 không hợp pháp của ông Thích Chân Quang
Thông
tin được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày 21/10.
·
Điều
này đồng nghĩa với việc các bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ mà ông Quang có được
cũng bị tước vì không hợp pháp. Cụ thể, thực hiện theo yêu cầu nhà chức trách,
Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã và đang tiến hành các thủ tục pháp lý
để hủy kết quả và thu hồi các văn bằng đã
cấp cho ông Quang.
·
Ông
Thích Chân Quang (tên thật là Vương Tấn Việt; sinh năm 1959) là trụ trì chùa Phật
Quang tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều năm qua, ông gây tranh
cãi trong xã hội với những bài giảng về triết lý nhân quả và Phật giáo. Ngày
19/6, ông bị Trung ương Giáo hội Việt Nam cấm khẩu trong hai
năm.
·
Cùng
thời gian này, từ các thông tin phát tán trên mạng xã hội, ông Quang vướng phải
một vụ bê bối liên quan đến đường học vấn khi ông lấy bằng tiến sĩ luật tại Trường
Đại học Luật Hà Nội chỉ trong thời gian là 2 năm 3 tháng kể từ khi tốt nghiệp cử
nhân luật.
·
Gần
đây, ông Thích Chân Quang còn vấp phải một tranh chấp pháp lý khác khi chính
quyền địa phương kết luận chùa Phật Quang - nơi ông làm trụ trì - lấn chiếm đất
rừng phòng hộ và xây dựng trái phép. Ông Quang đang khiếu nại lại quyết định
cưỡng chế các công trình vi phạm.
Đọc
thêm: Tôi là cựu giảng viên
ĐH Luật Hà Nội. Tôi không ngạc nhiên về hiện tượng Vương Tấn Việt
Tin
vắn:
·
Miễn nhiệm tổng thư ký Quốc hội: Không chỉ bận rộn với
công tác nhân sự cấp nguyên thủ, Quốc hội cũng bất ngờ miễn nhiệm chức vụ tổng
thư ký Quốc hội với ông Bùi Văn Cường vào ngày 25/10,
cho ông nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân. Hiện tại, nghị trường đang tiến hành
kỳ họp thứ 8 (21/10-30/11).
·
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS tại
Nga: BRICS là một khối hợp
tác quốc tế của một số quốc gia đang phát triển, trong đó có Nga, Trung Quốc,
Brazil. Việt Nam hiện để ngỏ khả năng tham
gia khối này.
·
Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hiệp Hựu
thăm Việt Nam: Chuyến
thăm diễn ra từ ngày 24-26/10, với trọng tâm là hội đàm giữa ông Trương
Hiệp Hựu với Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang. Hai bên đã ký kết một số văn
bản. Đại tướng Giang cũng thúc giục Trung Quốc sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở
Biển Đông (COC).
·
Trung Quốc đang xây hệ thống radar trên đảo Tri Tôn, thuộc
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam: Vị trí này đang trở thành một trong những căn
cứ do thám chính của Bắc Kinh trên Biển Đông. Đây là thông tin do Viện nghiên
cứu Chatham House (Anh) công bố vào ngày 17/10, được BBC News Tiếng Việt dẫn lại.
·
Phát hiện 110 ngôi mộ táng thời tiền Đông Sơn và Đông
Sơn: Ngày
18/10, theo báo cáo của Ủy ban Nhân
dân huyện Hoài Đức (Hà Nội), giới khảo cổ đã khai quật những ngôi mộ này tại Di
chỉ Vườn Chuối thuộc thôn Lai Xá, xã Kim Chung và nhận định những dấu tích này
củng cố giả thuyết về sự có mặt của người Việt cổ xưa.
·
Bà Nguyễn Phương Hằng lại khiến dân mạng “nổi
sóng”: Trong một cuộc nói chuyện, bà Hằng nói một phụ
nữ tự nhận là được Đảng Việt Tân cử đến gặp bà để đề nghị “giải cứu ông Thích
Minh Tuệ”. Sau đó, bà Hằng đề nghị cơ quan chức năng xác minh làm rõ người phụ
nữ này thực sự là ai. Trong khi đó, đại diện Việt Tân phủ nhận thông tin trên.
·
Vingroup đề xuất xây cầu Tứ Liên: Tập đoàn này vừa
có văn bản gửi Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất làm chủ thầu xây dựng cây cầu
thứ bảy vắt qua hai bờ sông Hồng, theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển
giao).
Bài
đáng chú ý trong tuần:
Tín hiệu mới từ Nghị
định về hội
Lê
Quốc Quân - VOA tiếng Việt
Nghị
định số 126/2024/NĐ-CP ra đời làm cho nhiều người vội vàng hồ hởi về một làn
sóng mới của Xã hội dân sự. [...] Tuy nhiên, sự thực không phải như vậy [...].
Nobel Kinh tế 2024 và
vấn đề thể chế ở Việt Nam
Trần
Hiếu Chân - RFA tiếng Việt
[...]
ở nước ta, cả GS-TS. Nguyễn Đình Cống lẫn TSKH. Nguyễn Quang A khi đưa ra các
góp ý chính sách, đều có nguy cơ bị vướng vào vòng lao lý. Sở dĩ thoát được cho
đến nay là nhờ các vị ấy vừa có danh hiệu khoa học, vừa có “tước hiệu” gia đình
cách mạng.
Sự
kiện đáng chú ý sắp tới:
·
Dự
kiến, từ ngày 4-25/11, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh mở
phiên xử phúc thẩm vụ án liên quan
đến sai phạm xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần SCB. Trước đó, ở phiên sơ
thẩm, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị kết
án tử hình. Sau đó, bà cùng 47 bị cáo khác đã đệ đơn kháng cáo.
No comments:
Post a Comment