Thấy
gì từ việc ông Tô Lâm bỏ vị trí Chủ tịch nước?
RFA
2024.10.23
Diễn
biến mới nhất trên chính trường Việt Nam, chiều 21 tháng mười năm 2024, ông
Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước mới. Ông Tô Lâm giờ đây chỉ còn giữ vị
trí Tổng bí thư quyền lực nhất. Sự kiện này làm cho nhiều nhà quan sát đặt ra
câu hỏi về quyền lực của ông Tô Lâm hiện nay và chính trị Việt Nam trong tương
lai.
“Người
đứng đầu trong số những người ngang hàng”
Cụm
từ tiếng Latin “Primus inter pares” được cho là cụm từ phù hợp nhất để mô tả vị
trí của ông Tô Lâm trên chính trường Việt Nam. Cụm từ này có nghĩa “người
đứng đầu trong số những người ngang hàng.”
Trao
đổi với RFA, cả Giáo sư Carl Thayer ở Đại học UNSW Canberra, Australia, và
Giáo sư Zachary Abuza ở Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, đều có cùng nhận định
như vậy.
Nhà
độc tài là lãnh đạo chính trị nắm quyền lực tuyệt đối và không có giới hạn. Và
với việc trao chức Chủ tịch nước cho ông Lương Cường, Giáo sư Carlyle Thayer
cho rằng ông Tô Lâm hiện “không phải là một nhà độc tài”. Sự hạn
chế quyền lực này, theo góc nhìn của vị chuyên gia về Việt Nam người Úc, có
liên quan đến “nhu cầu đạt được sự đồng thuận giữa mười lăm thành
viên Bộ Chính trị và quan trọng hơn là đa số BCH Trung ương,.” .
Tổng
Bí thư Lê Duẩn từng là một lãnh đạo nắm quyền lực tuyệt đối và bao trùm. Cả
trong chiến tranh Việt Nam và sau 1975, quyền lực tuyệt đối của Lê Duẩn khiến
cho chính sách sai lầm của ông ta không bị kiểm soát. Việt Nam suy tàn nhanh
chóng trong mười năm hậu chiến. Sau khi Lê Duẩn chết năm 1986, Đảng Cộng sản Việt
Nam hình thành cơ chế “tứ trụ”, chia quyền lực trong đảng cho bốn nhân vật cao
nhất, nắm các vị trí tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội.
Trong
hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, có một bộ phận chống lại việc vi phạm
truyền thống lãnh đạo tập thể đó, theo GS Zachary và Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ đến
từ Na Uy.
Mặc
dù ông Tô Lâm là Tổng bí thư, nhưng theo GS Zachary, có những trung tâm quyền lực
khác mà ông ấy phải cạnh tranh, như vậy, ông không giống như Tập Cận Bình bên
Trung Quốc.
____________
Ông Tô Lâm có thể đẩy cuộc “đảo chính cung đình” của mình xa đến
đâu trước khi gặp phải sự kháng cự?
Tân Tổng bí thư Tô Lâm: Khởi đầu suôn sẻ của "kỷ nguyên mới"
Tân Tổng bí thư Tô Lâm – “Kỷ nguyên mới” có gì mới?
Yếu tố Trung Quốc trong lựa chọn nhân sự cấp cao Việt Nam
____________
Đảng
Cộng sản Việt Nam sẽ tiến hành đại hội 14, bầu cử tổng bí thư cho nhiệm kỳ 2026
- 2031. Vì vậy, ông Tô Lâm phải tính toán trước Đại hội 14 sao cho lấy được sự ủng
hộ của các ủy viên BCH Trung ương, lấy đủ phiếu bầu trong đảng, nếu muốn làm
“trường hợp đặc biệt” sau Đại hội 14.
Theo
tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ, lực lượng chủ yếu đứng sau ông Tô Lâm là công anchứ
không có lực lượng ủng hộ trung thành ở các thành phần khác. Ngoài ra, ông ta
đã sử dụng lực lượng công an với thẩm quyền điều tra tội phạm để loại bỏ
nhiều chính khách, quan chức khác. Do đó, lực lượng công an và ông Tô Lâm không
nhận được nhiều thiện cảm trong hệ thống, mặc dù người ta sợ họ.
Dựa
vào những quan sát từ bên ngoài như vậy, theo Tiến sỹ Vũ, có thể phán đoán có
những áp lực của các nhóm khác nhau để ông Tô Lâm không tập trung quá nhiều quyền
lực mà nhường lại vị trí chủ tịch nước cho ông Lương Cường bên quân đội.
Sức
mạnh và hạn chế của ông Tô Lâm
Có
một câu hỏi cần đặt ra là sau khi nhường lại chức chủ tịch nước cho ông Lương
Cường thì việc bỏ chức chủ tịch nước có ảnh hưởng đến quyền lực của ông Tô Lâm
hay không? Theo nhiều nhà quan sát, ông Tô Lâm vẫn là “người đứng đầu
trong số những người ngang hàng”, nhưng đồng thời xuất hiện những hạn chế nhất
định.
Chúng
ta hãy nhìn lại chuỗi biến động chính trị từ đầu năm 2024 đến nay.
Võ
Văn Thưởng mất chức Chủ tịch nước vào tháng tư, Vương Đình Huệ mất chức chủ tịch
quốc hội vào tháng năm. Tô Lâm lên Chủ tịch nước vào tháng năm nhưng được đồn
đoán là vẫn giữ kiểm soát Bộ Công an. Việc ông Tô Lâm được cho là vẫn kiểm soát
tốt Bộ Công an được chứng minh qua việc Lương Tam Quang – một thân tín của Tô
Lâm, lên làm Bộ trưởng Công an.
Cũng
trong tháng năm, Bộ Chính trị bổ sung bốn Ủy viên: Lê Minh Hưng, Đỗ Văn Chiến,
Nguyễn Trọng Nghĩa, và Bùi Thị Minh Hoài. Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời vào ngày
19 tháng Bảy và sau đó Tô Lâm lên làm tổng bí thư vào ngày 3 tháng Tám. Hai tuần
sau Lương Tam Quang được vào Bộ Chính trị.
Và
mới đây nhất, Lương Cường trở thành Chủ tịch nước vào ngày 20 tháng mười.
Những
diễn biến trên cho thấy điều gì về năng lực của ông Tô Lâm trong bàn cờ chính
trị tại Hà Nội?
Câu
trả lời của Giáo sư Zachary Zabuza là bất chấp việc ông Tô Lâm nhường chức Chủ
tịch nước cho ông Lương Cường, các diễn biến vừa qua và hiện nay cho thấy ông
Tô Lâm là người đã và sẽ kiểm soát cục diện chính trường Việt Nam.
Rất
nhiều diễn biến vừa qua cho thấy ông Tô Lâm đang mở đường cho Đại hội 14.
Biểu hiện rõ nhất cho điều đó chính là hai nhân vật có thực lực mới được ông Tô
Lâm đưa vào Bộ Chính trị trong số năm ủy viên mới được đưa vào kể từ tháng 5:
ông Lương Tam Quang và ông Lê Minh Hưng.
Ông
Lương Tam Quang, theo cách gọi của GS Zachary, là người “học trò” của ông Tô
Lâm. Còn ông Lê Minh Hưng có quan hệ với ông Tô Lâm thế nào? Ông Hưng là con của
cố Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương giai đoạn 1996 - 2000, từng là lãnh đạo của
ông Tô Lâm. Hiện nay, ông Lê Minh Hưng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, một
vị trí cực kỳ quan trọng trước Đại hội 14 vì phụ trách hồ sơ nhân sự.
Ông
Tô Lâm cũng đã bổ nhiệm một phó tướng khác của mình tại Bộ Công an là Tướng
Nguyễn Duy Ngọc làm người đứng đầu Chánh văn phòng Trung ương Đảng. Đây là một
vị trí rất có quyền lực đằng sau hậu trường.
Việc
đưa những nhân sự chủ chốt vào các vị trí có quyền lực, trấn giữ các vị trí
quan trọng xung quanh mình, có giúp ông Tô Lâm trở nên bất khả xâm phạm tại đại
hội 14 hay không?
Câu
trả lời của Giáo sư Zachary là có.“Ông kiểm soát Bộ Công an, vì vậy ông có
thể tiếp tục điều tra những người thách thức ông. Các đồng minh của ông là những
người phụ trách nhân sự, thiết lập chương trình nghị sự, và đang lãnh đạo các
công tác chuẩn bị - cả về nhân sự và chính sách - trước Đại hội 14.”
Như
vậy, mặc dù đã nhường chức chủ tịch nước cho ông Lương Cường, sức mạnh của ông
Tô Lâm vẫn là “người đứng đầu trong số những người ngang hàng” .
Tuy
vậy, theo Giáo sư Carl Thayer và Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ, không phải là ông Tô
Lâm không có những giới hạn nhất định.
Theo
GS Carl Thayer, “ông Tô Lâm đã không thành công trong việc đưa Trần Lưu
Quang vào Ban Bí thư và Bộ Chính trị.” Và việc Tô Lâm từ bỏ chức Chủ tịch
nước cho thấy nếu ông muốn nắm quyền sau Đại hội Đảng lần thứ XIV vào đầu năm
2026, “ông phải xây dựng được một liên minh những người ủng hộ vượt ra
ngoài phe Hưng Yên.”
Mặt
khác, Tiến sỹ Nguyễn Huy Vũ cho rằng khi bỏ vị trí chủ tịch nước, ông Tô
Lâm bỏ một vị trí có quyền lực mềm quan trọng:
“Về
mặt quyền lực, người nắm giữ vị trí Chủ tịch nước mặc dù không có thực chất nhiều
về quyền lực nhưng có ích lợi là đem lại tính chính danh cho các hoạt động của
nguyên thủ. Ví dụ vị trí chủ tịch nước có thể tiếp xúc chính thức với nguyên thủ
các nước khác. Ông ta có thể dùng ảnh hưởng đó để thực hiện các hoạt động ngoại
giao. Đó là quyền lực mềm của vị trí chủ tịch nước. Còn bây giờ phải chia sẻ vị
trí chủ tịch nước cho người khác, một số quyền của ông bị ngăn lại, ông Tô Lâm
sẽ tập trung vào bên Đảng. Chúng ta biết rằng ông Tô Lâm không có thời gian dài
nghiên cứu về đảng như ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Tô Lâm là con người thực dụng.
Cho nên mất đi vị trí chủ tịch nước thì ông cũng bị mất đi một công cụ giúp ông
điều chỉnh tốt hơn hướng đi mà ông mong muốn.”
------------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Vai
trò của tân Chủ tịch nước Lương Cường trong chính trường Việt Nam
Yếu
tố Trung Quốc trong lựa chọn nhân sự cấp cao Việt Nam
Thấy
gì từ những diễn biến trái chiều trong quan hệ Việt Trung?
Ông
Tô Lâm trình diễn nghệ thuật cân bằng "đu dây" của Việt Nam khi ra mắt
thế giới
Vấn
đề Biển Đông và quốc phòng trong mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt
- Pháp
No comments:
Post a Comment