Trọng Phụng | Luật
Khoa tạp chí
October
25 20245:21 PM
https://www.luatkhoa.com/2024/10/chan-dung-tu-tru/?ref=luat-khoa-newsletter
Tứ
trụ, tam tướng.
Ngày
21/10 vừa qua, Quốc hội đã bầu Đại tướng Lương Cường làm chủ tịch nước với tỷ lệ
tán thành tuyệt đối (440/440). Chính trường Việt Nam tạm xác lập một bộ tứ quyền
lực mới sau gần ba năm biến động liên tục.
Tổng
Bí thư Tô Lâm
Tám
năm sau ngày trở thành tư lệnh của ngành công an, Đại tướng Tô Lâm bước lên đỉnh
cao quyền lực, nấc thang cuối cùng trên hoan lộ của bất kỳ ai ở Việt Nam.
Ông
Tô Lâm sinh ngày 10/7/1957 tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ông là con
trai cả của Đại tá Tô Quyền, nguyên phó ban an ninh Tây Ninh trong
thời kỳ trước năm 1975, nguyên giám đốc Công an tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương
và Hưng Yên), nguyên cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông và cục trưởng Cảnh sát
Quản lý Trại giam, Cơ sở giáo dục và Trường giáo dưỡng. [1]
Là
con nhà nòi, ông Lâm ghi
danh và tốt nghiệp Học viện An ninh Nhân dân năm 1979. Ông có bằng
tiến sĩ luật và được phong hàm giáo sư ngành khoa học an ninh vào tháng
10/2015. [2]
Ông
Tô Lâm trải qua nhiều vị trí công tác trong ngành an ninh, tức là ngành bảo vệ
chế độ, đạt đến đỉnh
cao khi trở thành bộ trưởng ngành này vào tháng 4/2016 và đến
tháng 1/2019 được phong hàm đại tướng. Ông Lâm là ủy viên Bộ Chính trị và là đại
biểu Quốc hội từ năm 2016 đến nay. [3]
https://www.luatkhoa.com/content/images/2024/10/4802343-1.jpg
Đại
tướng Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: Media Quốc hội.
Sau
khi ông Võ Văn Thưởng thôi chức, ngày 22/5/2024, Đại tướng Tô Lâm được Quốc hội
bầu làm chủ
tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ba tháng sau (3/8), ông kiêm luôn vị
trí đứng
đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng từ trần trước đó ít lâu. [4][5]
Đúng
5 tháng sau, ngày 22/10/2024, ông Tô Lâm bàn
giao lại vị trí nguyên thủ quốc gia cho Đại tướng Lương Cường, chỉ còn
giữ chức tổng bí thư. [6] Điều bất thường là Quốc hội lẫn báo chí nhà nước
không thông báo về việc miễn nhiệm Chủ tịch nước Tô Lâm, ngoại trừ báo Dân Việt.
Từ
khi ngồi vào vị trí đảng trưởng, ông Lâm tiếp tục chủ
trương “đốt lò” của người tiền nhiệm và duy trì đường lối “ngoại giao
cây tre” - được ông thể hiện qua các chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung
Quốc và hàng loạt nước Bắc
Mỹ, châu
Âu, tổ chức quốc tế, v.v. [7][8][9][10] Ông cũng thường xuyên phát biểu về
một “kỷ nguyên mới” cũng như thúc giục cải cách thể chế.
Cho
đến thời hiện đại, hồ sơ chính trị của ông Lâm khá mỏng và khó lòng đánh giá được
tư duy chính sách của ông. Công luận hầu như chỉ biết đến tiếng tăm của ông thời
ông còn làm tư lệnh ngành công an, đóng vai trò chủ công trong nhiều vụ án hình
sự lớn.
Từ
năm 2016, ông Tô Lâm đã chỉ đạo điều tra, khởi tố nhiều vụ án liên quan đến các
quan chức cấp cao như Đinh
La Thăng - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy thành phố Hồ
Chí Minh; nguyên bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn
Bắc Son và Trương Minh Tuấn; nguyên chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn
Đức Chung; vụ các chuyến
bay giải cứu; bê bối liên quan tới công
ty Việt Á; và mới đây là vụ tấn
công hai trụ sở ủy ban nhân dân xã tại tỉnh Đắk Lắk.
[11][12][13][14][15][16]
Ông
Tô Lâm bị cáo buộc là đã chỉ đạo phi vụ bắt
cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức để đưa về Việt Nam xét xử vào tháng
7/2017. [17] Sự việc này gây ra ảnh hưởng xấu về mặt ngoại giao giữa Việt Nam
và Đức, Slovakia. Tờ SME của Slovakia đưa tin ông Tô Lâm bị cơ quan điều tra nước
này truy
tố từ tháng 3/2024. [18]
Bên
cạnh đó, tháng 11/2021, thời điểm COVID-19 vẫn hoành hành ở Việt Nam, ông Tô
Lâm gây tranh cãi khi
hiện diện trong một clip tại một nhà hàng của đầu bếp nổi tiếng Salt Bae ở Anh.
[19]
Chủ
tịch nước Lương Cường
Cho
tới trước khi Đại tướng Lương Cường trở thành thường trực Ban Bí thư hồi tháng
5/2024, công chúng gần như không biết ông là ai. Từ một quân nhân kín tiếng,
ông vụt sáng trở thành ngôi sao chính trị hàng đầu.
Ông
Lương Cường sinh ngày 15/8/1957 tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Dù chuyên
môn của ông là cử nhân xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, song công luận biết
đến ông là một quân nhân xuất thân từ một người
lính ra trận lúc 18 tuổi (tháng 2/1975). [20]
Từ
thời điểm này đến năm 2003, binh nghiệp của ông gắn liền với Quân
khu 2 - nằm trên chín tỉnh phía Tây Bắc - trùng với quãng thời gian xảy
ra Chiến tranh Biên giới với Trung Quốc năm 1979 và giai đoạn căng thẳng của
hai nước kéo dài tới năm 1990. [21] Trong hầu hết các bản tiểu sử mà các
website chính quyền lẫn báo chí nhà nước đăng trong ngày ông đắc cử, phần tiểu
sử này không được nhắc tới.
https://www.luatkhoa.com/content/images/2024/10/48024-1.webp
Đại
tướng Lương Cường, Chủ tịch nước. Ảnh: Người Lao Động.
Con
đường binh nghiệp của ông Lương Cường diễn ra thuận lợi khi lần lượt lĩnh lon từ
cấp binh nhì lên đại tướng vào tháng 1/2019. Năm năm sau (5/2024), Bộ Chính trị
phân công ông giữ chức thường trực Ban Bí thư, thay bà Trương Thị Mai. Ngày
21/10/2024, Quốc hội bầu ông làm chủ tịch nước với số phiếu 100%.
Ông
là người thứ tư giữ chức chủ tịch nước trong nhiệm kỳ này sau các ông Nguyễn
Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng và Tô Lâm; và là người thứ hai trong quân đội -
sau Đại
tướng Lê Đức Anh (1992 - 1997) - ngồi vào vị trí nguyên thủ quốc gia.
[22]
Xét
theo Quy định 214/QĐ-TW của Bộ Chính trị thì ông Lương Cường chưa đủ tiêu chuẩn
giữ chức này khi ông chưa làm trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị. Nhưng ông Cường
(có thể) là trường
hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định. [23]
Quá
trình đưa ông Lương Cường lên làm chủ tịch nước là một
quy trình khép kín, công chúng không được tham dự hay giám sát. [24]
Thủ
tướng Phạm Minh Chính
Vị
tướng thứ ba trong Tứ Trụ, và là người thứ hai xuất thân từ Tổng cục An ninh, Bộ
Công an.
Ông Phạm
Minh Chính sinh ngày 10/12/1958 tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành xây dựng tại Rumani, ông bắt đầu sự nghiệp
trong lĩnh vực tình báo tại Cục Tình báo thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Công an vào
năm 1985. [25] Sự nghiệp của ông từ đó gần như luôn gắn với ngành tình báo công
an.
Một
tháng sau khi được phong hàm trung tướng, ông Chính trở thành thứ trưởng Bộ
Công an (8/2010 - 8/2011) trước khi được điều chuyển làm bí thư Tỉnh ủy Quảng
Ninh (2011-2015). Ông có tên trong danh sách ủy viên Bộ Chính trị hai khóa liên
tiếp (2016-2021; 2021-2026). [26] Từ năm 2015, ông trở thành một nhân vật chủ
chốt trong việc sắp xếp nhân sự của đảng, với vai trò ban đầu là phó ban, rồi
trưởng ban Ban Tổ chức Trung ương.
Sau
Đại hội XIII của Đảng Cộng sản, vào tháng 4/2021, Quốc hội bầu ông giữ chức thủ
tướng Chính phủ, thay ông Nguyễn Xuân Phúc; đồng thời được phê chuẩn làm phó chủ
tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Ba tháng sau ông tiếp tục được Quốc hội
khóa mới bầu làm thủ tướng nhiệm kỳ 2021 - 2026.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2024/10/8403824-1.webp
Trung
tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Không
lâu sau khi nhậm chức, ông Chính được phân công làm trưởng ban Ban chỉ đạo Quốc
gia phòng chống dịch COVID-19. Ông ký ban hành Nghị quyết 53/NQ-CP thông qua chủ
trương thành lập Quỹ
vaccine phòng COVID-19 vào ngày 27/5/2021. Sau đó, ông Chính chỉ đạo
tiến hành tiêm vaccine cho toàn dân. [27]
Về
đối ngoại, trên cương vị đứng đầu Chính phủ, ông Phạm Minh Chính đã thực hiện
các chuyến công du đến các nước lớn, tổ chức trong khu vực và quốc tế. Tháng
3/2024, ông Chính thăm Úc và sau đó tiến hành thủ tục nâng
cấp quan hệ Việt Nam - Úc lên đối tác chiến lược toàn diện. [28]
Vị
thủ tướng đương nhiệm có nhiều phát
ngôn thể hiện quan điểm về tư tưởng chính trị, “chống chạy chức, chạy
quyền”, “suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải
lớn [...]”, song cũng có lần bị công chúng chê
trách khi nói “rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó, có sợ gì đâu [...]” trong một
clip ghi lại cuộc nói chuyện giữa ông và các quan chức ngoại giao Việt Nam tại
Mỹ ngày 13/5/2022. [29][30]
Ngày
19/5/2024, Bộ Y tế cùng các đơn vị tổ chức chương trình “Đăng ký hiến tặng mô,
tạng - Cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Việt Đức, thành phố Hà Nội. Tại đây, Thủ
tướng Phạm Minh Chính đã dự, kêu gọi người dân và một trong những người đầu
tiên đăng
ký hiến mô, tạng sau khi qua đời. [31]
Chủ
tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Ông
Trần Thanh Mẫn là người duy
nhất trong Tứ Trụ không xuất thân từ các lực lượng vũ trang mà từ
phong trào đoàn.[32]
Ông
sinh ngày 12/8/1962 tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang trong một gia đình
trung nông; chuyên môn: tiến sĩ kinh tế.
Sự
nghiệp chính trị của ông Mẫn khởi đầu từ cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản từ năm
18 tuổi. Tháng 3/2008, ông lên làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ đến
tháng 12/2010.
Tháng
7/2017, ông Mẫn làm chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm
kỳ 2014-2019, kiêm đại biểu Quốc hội khóa XIV. Đến tháng 4/2021, Quốc hội bầu
ông giữ phó chủ tịch Quốc hội.
https://www.luatkhoa.com/content/images/2024/10/7493274.jpg
Ông
Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội. Ảnh: VietNamNet.
Ngày
2/5/2024, Quốc hội khóa XV tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 7, miễn
nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong một diễn biến chính trị bất
ngờ và không bầu chủ tịch mới. [33] Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân
công ông Mẫn điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc
hội. [34]
Hiện
tại, ông Trần Thanh Mẫn là ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức chủ tịch Quốc hội
khóa XV sau sự “thống nhất rất cao” của Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII và sự
biểu quyết tán
thành tuyệt đối của đại biểu Quốc hội khóa XV vào ngày 20/5/2024. [35]
Ở
vai trò phó chủ tịch rồi chủ tịch Quốc hội, ông Mẫn không có phát ngôn hay hành
động nào nổi bật cho thấy cá tính hay quan điểm làm luật của ông. Ông lên làm
lãnh đạo Quốc hội sau một kỳ họp bất thường và từ đó đến nay đã chủ trì một kỳ
họp bất thường, hai kỳ họp thường kỳ của Quốc hội. Quốc hội dưới thời ông lãnh
đạo đã đóng đúng vai trò hợp thức hóa các quyết định của đảng, đặc biệt là các
quyết định về nhân sự cấp cao.
-----------------
Đọc
thêm:
Tướng
Lương Cường lên chủ tịch nước và hai điều bất thường
Cuộc
đại cải cách của ngành công an dưới thời Tô Lâm
Thủ
tướng chính phủ quyền lực như thế nào?
Vài
điều bạn cần biết về vị trí chủ tịch Quốc hội
--------------------
Chú
thích
1.
Trang,
N. T. (2015, August 31). Người Anh hùng sống mãi trong lòng dân - Báo Công
an Nhân dân điện tử. Báo Công an Nhân Dân Điện Tử. https://cand.com.vn/Nhan-vat-Su-kien-noi-bat/Nguoi-anh-hung-song-mai-trong-long-dan-i362878
2.
xaydungchinhsach.chinhphu.vn.
(2024, August 6). TIỂU SỬ TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC TÔ LÂM.
Xaydungchinhsach.chinhphu.vn.
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tom-tat-tieu-su-dong-chi-dai-tuong-to-lam-119240506085734395.htm
3.
Phong,
T. (2024, May 18). Trung ương giới thiệu Đại tướng Tô Lâm để Quốc hội bầu giữ
chức Chủ tịch nước. Báo Điện Tử Tiền Phong.
https://tienphong.vn/trung-uong-gioi-thieu-dai-tuong-to-lam-de-quoc-hoi-bau-giu-chuc-chu-tich-nuoc-post1638271.tpo
4.
CHUNG,
T. (2024, May 22). Quốc hội bầu Đại tướng Tô Lâm làm Chủ tịch nước. TUOI
TRE ONLINE; tuoitre.vn.
https://tuoitre.vn/quoc-hoi-bau-dai-tuong-to-lam-lam-chu-tich-nuoc-20240521144143697.htm
5.
Thu,
H. (2024, August 3). Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu giữ chức Tổng Bí thư.
Báo Điện Tử Dân Trí.
https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-nuoc-to-lam-duoc-bau-giu-chuc-tong-bi-thu-20240801000338403.htm
6.
hungnm.
(2024, October 22). Bàn giao công tác Chủ tịch nước giữa Tổng Bí thư Tô Lâm
và Chủ tịch nước Lương Cường. Https://Dangcongsan.vn.
https://dangcongsan.vn/thoi-su/ban-giao-cong-tac-chu-tich-nuoc-giua-tong-bi-thu-to-lam-va-chu-tich-nuoc-luong-cuong-681242.html
7.
BBC.
(2024, August 3). Ông Tô Lâm “thế như chẻ tre” sau khi ông Trọng không còn
điều hành? BBC News Tiếng Việt.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cnd0dnz7942o
8.
PV.
(2024, August 19). Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân thăm
cấp Nhà nước tới Trung Quốc. BAO DIEN TU VTV; vtv.vn.
https://vtv.vn/chinh-tri/le-don-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-va-phu-nhan-tham-cap-nha-nuoc-toi-trung-quoc-20240819110218582.htm
9.
LINH,
D. (2024, September 25). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm rời Mỹ, lên đường
thăm cấp nhà nước Cuba. TUOI TRE ONLINE; tuoitre.vn.
https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-roi-my-len-duong-tham-cap-nha-nuoc-cuba-20240925214942305.htm
10.
LINH,
D. (2024, October 3). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Paris, bắt đầu
chuyến thăm Pháp. TUOI TRE ONLINE; tuoitre.vn.
https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-den-paris-bat-dau-chuyen-tham-phap-20241003234547551.htm
11.
THÂN
HOÀNG. (2017, December 8). Khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng. TUOI
TRE ONLINE; tuoitre.vn.
https://tuoitre.vn/khoi-to-bat-tam-giam-ong-dinh-la-thang-2017120816342809.htm
12.
baochinhphu.vn.
(2019, February 23). Khởi tố, bắt tạm giam bị can Nguyễn Bắc Son, Trương
Minh Tuấn. Baochinhphu.vn.
https://baochinhphu.vn/khoi-to-bat-tam-giam-bi-can-nguyen-bac-son-truong-minh-tuan-102252411.htm
13.
Phan,
T. (2023, August 24). Ông Nguyễn Đức Chung, 4 vụ án và những bản tường trình
dài trăm trang. Thanhnien.vn; https://thanhnien.vn.
https://thanhnien.vn/ong-nguyen-duc-chung-4-vu-an-va-nhung-ban-tuong-trinh-dai-tram-trang-185230823225307092.htm
14.
VOA
Tiếng Việt. (2023, July 18). Vụ “chuyến bay giải cứu”: Tòa xử cán bộ tham
nhũng, không có đền bù cho người dân. Voice of America; VOA Tiếng Việt.
https://www.voatiengviet.com/a/chuyen-bay-giai-cuu-toa-xu-can-bo-khong-co-den-bu-cho-dan/7185622.html
15.
DANH.
(2022, December 19). Vụ Việt Á: Đã khởi tố 29 vụ án, 102 bị can liên quan
“thổi giá” kit xét nghiệm. TUOI TRE ONLINE; tuoitre.vn. https://tuoitre.vn/vu-viet-a-da-khoi-to-29-vu-an-102-bi-can-lien-quan-thoi-gia-kit-xet-nghiem-20221219161337237.htm
16.
Trọng
Phụng. (2024, February 2). Diễn biến: Vụ tấn công hai trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk.
Luật Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2024/02/dien-bien-vu-tan-cong-hai-tru-so-ubnd-xa-o-dak-lak
17.
Người thứ hai tham gia bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh bị
tòa án Đức kết án năm năm tù. (2023, January 31). Radio Free Asia. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/second-accomplice-in-trinh-xuan-thanh-abduction-case-is-sentenced-to-five-years-in-prison-01312023094754.html
18.
Lukáš
Onderčanin. (2024, May 23). Za únos ho stíha NAKA, rokoval aj s Kaliňákom. Lam
sa teraz stal vietnamským prezidentom. Svet.sme.sk; SME.sk. https://svet.sme.sk/c/23334453/za-unos-ho-stiha-naka-rokoval-aj-s-kalinakom-lam-sa-teraz-stal-vietnamskym-prezidentom.html
19.
Vietnamese minister criticised over “Salt Bae”
gold-plated steak dinner. (2021, November 5).
https://www.bbc.com/news/world-asia-59174383
20.
Ngọc,
M. (2024, October 21). Tóm tắt tiểu sử Chủ tịch nước Lương Cường.
Https://Www.qdnd.vn; Báo Quân đội nhân dân.
https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/tom-tat-tieu-su-chu-tich-nuoc-luong-cuong-799666
21.
Giới thiệu chung. (2024). Mod.gov.vn.
https://mod.gov.vn/home/intro?1dmy¤t=true&urile=wcm%3Apath%3AMod/sa-mod-site/sa-qpvn/sa-qpvn-bqp-root/sa-qpvn-bqp-child-qk/sa-qpvn-bqp-child-qk-qk2/97edde89-d28b-404c-a34d-12a682289adb
22.
Tóm tắt tiểu sử Đại tướng Lê Đức Anh. (2019). ĐÀI TIẾNG
NÓI VIỆT NAM. https://vovworld.vn/vi-VN/tin-tuc/tom-tat-tieu-su-dai-tuong-le-duc-anh-744612.vov
23.
thuvienphapluat.vn.
(2020, March 18). Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh,
tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban
Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT;
thuvienphapluat.vn.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quy-dinh-214-QD-TW-2020-tieu-chuan-chuc-danh-can-bo-thuoc-dien-Ban-Chap-hanh-Trung-uong-433545.aspx
24.
Long,
T. H. (2024, October 21). Tướng Lương Cường lên chủ tịch nước và hai điều bất
thường. Luật Khoa Tạp Chí.
https://www.luatkhoa.com/2024/10/tuong-luong-cuong-len-chu-tich-nuoc-va-hai-dieu-bat-thuong/
25.
tin,
T. (2022). Phạm Minh Chính. Chinhphu.vn.
https://chinhphu.vn/tom-tat-tieu-su?id=1958
26.
VietNamNet.
(2020, December 28). Tiểu sử Thủ Tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
VietNamNet; Vietnamnet.vn.
https://vietnamnet.vn/interactive/tieu-su-thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh/
27.
baochinhphu.vn.
(2021, May 26). Thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19. Baochinhphu.vn.
https://baochinhphu.vn/thanh-lap-quy-vaccine-phong-covid-19-102292995.htm
28.
Hoàng
Thùy. (2024, March 7). Việt Nam - Australia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến
lược Toàn diện. Vnexpress.net; Báo VnExpress. https://vnexpress.net/viet-nam-australia-nang-cap-quan-he-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-4719472.html
29.
“Suy nghĩ phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải
cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, hiệu quả.” (2019).
Baovinhlong.com.vn.
https://baovinhlong.com.vn/chinh-tri/201902/nganh-to-chuc-xay-dung-dang-suy-nghi-phai-chin-tu-tuong-phai-thong-quyet-tam-phai-cao-no-luc-phai-lon-hanh-dong-phai-quyet-liet-hieu-qua-2932760/
30.
Video Thủ tướng Chính “chửi thề” không còn trên YouTube của
Bộ Ngoại giao Mỹ.
(2022). Radio Free Asia.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/video-showing-vn-delegation-diplomatic-faux-pas-no-longer-available-05142022235230.html
31.
baochinhphu.vn.
(2024, May 19). Thủ tướng Phạm Minh Chính đăng ký hiến tạng, kêu gọi mọi người
dân tình nguyện đăng ký hiến tạng. Baochinhphu.vn.
https://baochinhphu.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-dang-ky-hien-tang-keu-goi-moi-nguoi-dan-tinh-nguyen-dang-ky-hien-tang-102240519104137569.htm
32.
xaydungchinhsach.chinhphu.vn.
(2024, May 21). TIỂU SỬ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN.
Xaydungchinhsach.chinhphu.vn.
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/tieu-su-dong-chi-tran-thanh-man-119240417100032174.htm
33.
BBC.
(2024, May 2). Ông Vương Đình Huệ bị miễn nhiệm chức chủ tịch Quốc hội. BBC
News Tiếng Việt. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6pyrg5e9p3o
34.
baochinhphu.vn.
(2024, May 2). Phân công đồng chí Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội. Baochinhphu.vn.
https://baochinhphu.vn/phan-cong-ong-tran-thanh-man-dieu-hanh-hoat-dong-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi-va-quoc-hoi-102240502180719638.htm
35.
CHUNG,
T. (2024, May 20). Ông Trần Thanh Mẫn được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.
TUOI TRE ONLINE; tuoitre.vn. https://tuoitre.vn/ong-tran-thanh-man-duoc-bau-lam-chu-tich-quoc-hoi-20240519220108513.htm
No comments:
Post a Comment