Liệu Tô Lâm có
‘kéo’ nổi nền kinh tế đang ‘xập xệ’?
October
26, 2024 : 2:00 PM
https://www.nguoi-viet.com/sai-gon-nho/lieu-to-lam-co-keo-noi-nen-kinh-te-dang-xap-xe/
Nền
Kinh tế Thị trường (ME) – danh hiệu mà Việt Nam đã dày công vun đắp, ra sức
thuyết phục Hoa Kỳ công nhận suốt bao năm qua, vẫn còn là câu chuyện dang dở,
treo lơ lửng giữa dòng thời cuộc. Số phận của nó phần nào phụ thuộc vào kết quả
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.
Việt
Nam đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do làn sóng thông tin tiêu cực về đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (MPI) gióng lên hồi chuông
cảnh báo về nguy cơ “chảy máu” vốn đầu tư, thẳng thắn nhận định rằng chính sách
ưu đãi đầu tư của Việt Nam đã “lập lờ nước đôi,” không còn phù hợp với tình
hình kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế.
Chính
quyền Việt Nam cũng đang phải đau đầu vì rào cản từ thuế tối thiểu toàn cầu, một
rào cản mới trên con đường thu hút đầu tư. Chính sách này ra đời nhằm siết chặt
“vòng kim cô,” ngăn chặn các tập đoàn đa quốc gia lách luật, chuyển lợi nhuận đến
các quốc gia có mức thuế thấp. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” này, nhiều
tập đoàn đã quyết định dứt áo ra đi khỏi Việt Nam, bởi Hà Nội chưa có những
chính sách hỗ trợ kịp thời từ ngân sách nhà nước.
Tình
trạng dậm chân tại chỗ cho thấy rõ sự ngần ngại, thiếu quyết đoán trong việc hoạch
định chính sách của giới quan chức Việt Nam trong bầu không khí “đốt lò” ngột
ngạt. Trong bối cảnh lò vẫn đang nóng bỏng, không ai muốn trở thành “vật tế thần,”
hứng chịu hậu quả từ những quyết định “nhạy cảm” có thể động chạm đến lợi ích của
các phe phái trong cuộc chiến quyền lực. Nhất là khi Tổng Bí Thư Tô Lâm đương
nhiệm nổi tiếng với “bàn tay sắt” và không ngại sử dụng “luật rừng” để trừng trị
những kẻ chống đối.
Việt
Nam không ngừng vận động, thuyết phục chính quyền Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế
thị trường, việc vẫn bị “gắn mác” nền kinh tế phi thị trường (NME) không chỉ ảnh
hưởng đến quan hệ song phương, mà còn khiến Hà Nội lo ngại, nhất là khi Mỹ đang
xem Việt Nam như một đối trọng chiến lược với Trung Quốc.
Nền
kinh tế thị trường (ME) hoạt động theo nguyên tắc độc lập và phụ thuộc vào sự vận
động hành lang rất lớn của các tổ chức hiệp thương ngành nghề Hoa Kỳ để giúp bảo
hộ ngành sản xuất trong nước. Chính vì thế, Washington không thể tùy tiện áp đặt
chính sách mà phải xem xét đến các kiến nghị của các hiệp hội này để bảo đảm
cân bằng lợi ích và duy trì sự ủng hộ chính trị trong khuôn khổ dân chủ. Điều
này khác hẳn với cách đang điều hành nền kinh tế theo hướng chỉ đạo của phong
cách “định hướng Xã hội Chủ nghĩa” của Đảng CSVN.
Trong
chuỗi hoạt động tại New York trong chuyến đi Mỹ cuối Tháng Chín, ông Tô Lâm kêu
gọi các “ông lớn” công nghệ như Apple, Meta và các công ty tài chính khác ủng hộ
Hà Nội trong nỗ lực “gỡ mác” NME, đồng thời thúc đẩy hợp tác về chuỗi cung ứng
chất bán dẫn. Nhưng Google bất ngờ “quay lưng,” tuyên bố đầu tư tổng cộng $3 tỷ
vào Malaysia và Thái Lan để xây dựng trung tâm dữ liệu, thay vì chọn Việt Nam.
Nói
là làm, hôm 1 Tháng Mười, Google và chính quyền Malaysia tổ chức lễ động thổ
xây dựng trung tâm dữ liệu kiêm vùng lưu trữ dữ liệu đám mây (cloud region) trị
giá $2 tỷ. Google khẳng định khoản đầu tư này sẽ tạo ra 26,500 việc làm và đóng
góp hơn $3 tỷ vào nền kinh tế Malaysia từ nay đến năm 2030.
Trước
đó một ngày, Google cũng công bố đầu tư $1 tỷ vào một trung tâm dữ liệu tương tự
ở Thái Lan, tạo ra trung bình 14,000 việc làm mỗi năm từ nay đến năm 2029.
Sự
“quay lưng” đột ngột của Google phơi bày rõ nét thiệt hại to lớn mà Việt Nam phải
gánh chịu. Để dễ hình dung, con số việc làm mà Google tạo ra tại Malaysia tương
đương với số lượng nhân viên mà tập đoàn bất động sản thân cộng sản hàng đầu Việt
Nam là VinGroup của tỷ phú đầy tai tiếng Phạm Nhật Vượng tạo ra. Trong khi nguồn
nhân lực này đa số là kỹ sư công nghệ thông tin chất lượng cao và có mức thu nhập
cao hơn nhiều của VinGroup.
Bản
thân MPI cũng phải thừa nhận, chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam mới chỉ tập
trung vào miễn, giảm thuế và ưu đãi về tiền thuê đất, mà chưa quan tâm đúng mức
đến các ưu đãi dựa trên chi phí. Điều này khiến sức cạnh tranh của Việt Nam
không còn đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư dài hạn.
Theo
MPI, nếu không sớm nội luật hóa để điều chỉnh mức ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp lên tương đương với mức thuế tối thiểu toàn cầu (15%), Việt Nam sẽ “mất
trắng” phần thuế chênh lệch, các công ty đầu tư tại Việt Nam cũng không được hưởng
ưu đãi này, vì phần lợi ích đó sẽ bị các quốc gia của công ty mẹ “thu gom.”
Việc
Việt Nam chưa có những giải pháp đồng hành kịp thời cùng doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng
đến quyết định mở rộng hoặc duy trì đầu tư của các công ty đa quốc gia đang hoạt
động tại Việt Nam, kéo theo sự sụt giảm trong việc thu hút các công ty vệ tinh;
đồng thời làm “giảm nhiệt” động lực đầu tư của các nhà đầu tư mới đang có kế hoạch
“rót vốn” vào Việt Nam. Hậu quả nhãn tiền là quy mô sản xuất có thể bị thu hẹp,
nhu cầu lao động giảm sút.
Nếu
Việt Nam không nhanh chóng điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư và cơ chế thực
hiện cho phù hợp, thì việc áp dụng chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ
triệt tiêu hiệu quả của chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, khiến Việt
Nam không còn là “miền đất hứa” để giữ chân hoặc thu hút thêm vốn đầu tư mới từ
các tập đoàn đa quốc gia.
Điều
này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến vị thế cạnh tranh của Việt Nam so với các nước
trong khu vực, cũng như ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư ngoại quốc
có chọn lọc, chất lượng cao.
No comments:
Post a Comment