Omega
vừa gửi tặng tôi hai cuốn sách quý, Leadership của Henry Kisssinger và Hiến
Pháp Mỹ Được Làm Ra Thế Nào của Nguyễn Cảnh Bình. Kissinger thì ở nơi nhiều người
ghét ông nhất người ta vẫn đọc sách và học ông. Nguyễn Cảnh Bình thì, dù rất
mâu thuẫn, vẫn là đại diện của một thế hệ khát khao thay đổi.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/05/3-4.jpeg
Ông
Nguyễn Cảnh Bình (trái). Nguồn: Huy Đức
Nguyễn
Cảnh Bình viết cuốn sách khảo cứu này từ 20 năm trước. Đấy là thời điểm mà người
Việt Nam nhìn thấy những thành tựu của đổi mới và internet, lạc quan về tương
lai của đất nước mình hơn bây giờ. Sự lạc quan trong cả những người muốn hệ thống
đổi mới và trong cả những người muốn làm cách mạng. Cả hai lực lượng này đều bắt
đầu từ hiến pháp.
Nguyễn
Cảnh Bình là một người say mê hiến pháp nhưng lại khao khát minh quân. Và ở thời
điểm mà Hiến Pháp Mỹ đang được Omega tái bản ở Việt Nam, Trump, một “minh quân”
đang sổ toẹt những giá trị mà nước Mỹ đã mất hàng trăm năm thiết lập.
Một
tổng thống được coi là xấu xa của nước Mỹ như Nixon cũng phải đầu hàng Hiến
pháp. Khi bị phát hiện nói dối, Nixon từ chức và thừa nhận rằng, ông đã “làm
người dân Mỹ thất vọng khi coi thường lời thề hiến pháp và tiếp tay cho vụ
Watergate”.
Trump
liên tục nói dối và xỉ vả hệ thống tư pháp [xỉ vả cả hệ thống bầu cử đứng đầu bởi
ông]. Trump không giấu sự thèm muốn quyền lực của những kẻ như Putin. Với ông
ta, không phải hiến pháp và không phải nước Mỹ mà “Trump” là “first”. Không may
mắn cho Trump, Hiến pháp Mỹ không dễ dàng bị đảo chính như Hiến pháp của Nga và
Trump dù có đắc cử cuối năm nay thì ông ta cũng chỉ được ở tối đa 4 năm trên
quyền lực.
Cựu
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói, “Đảng là vua. Không phải là một ông vua
như thời phong kiến mà là vua tập thể”. Nguyễn Văn An là một nhà lãnh đạo
có nhiều tố chất của một người đứng đầu, rất tiếc ông bị xếp thứ tư sau những
người yếu hơn ông về leadership.
Tôi
hiểu nhận xét của ông Nguyễn Văn An tuy nhiên qua quan sát lịch sử của thể chế
này, tôi thấy rằng, những khi quyền lực tập trung trong tay một cá nhân lại
chính là khi đất nước rơi vào thời kỳ xấu nhất. Lúc thì chiến tranh, loạn lạc,
đói khát; lúc thì tham nhũng như chốn không người; lúc thì hoang mang, trì trệ.
Cho
dù không có tam quyền phân lập, giai đoạn “tam nhân phân quyền” trong thập niên
1990s, lại là giai đoạn đất nước ta đi đúng hướng nhất [kéo dài từ trước đó,
1986, cho tới 2006].
Quyền
lực luôn có khuynh hướng tha hóa. Quyền lực tuyệt đối khiến người cầm quyền
không còn biết sợ. Những người cầm quyền mà không biết sợ thì họ có thể chiếm
đoạt cả thể chế, nhét cả giang sơn vào túi mình. Nhưng, sợ là sợ pháp quyền chứ
không phải sợ một người. Nếu quyền lực có được dựa trên sự khiếp sợ một người,
ranh giới giữa chống tham nhũng với việc thiết lập các chỗ trống là rất khó
đánh giá.
Một
khi hệ thống sợ một vài người thay vì sợ nhà nước pháp quyền thì cảm nhận công
lý sẽ không tồn tại. Không có cảm nhận công lý thì những người đang bị xử lý và
cả những người chưa bị xử lý đều phải tự cật vấn về tính chính danh. Quyền lực
nhà nước khác quyền lực mafia là ở tính chính danh. Ngay cả dân chúng cũng rất
dễ đi từ sự tung hô, hả hê đến chỗ hoang mang, thất vọng.
Trump
có thế nào thì sau 4 năm vẫn sẽ bị vô hiệu hóa bởi Hiến pháp nhưng những người
Nga yêu nước có trí tuệ thì chỉ đảo chính mới có thể phế truất Putin. Dù, chỉ
vì ngai vàng mà trong thời đại ngày nay ông ta vẫn đẩy dân Nga và nhân loại vào
một cuộc chiến tranh tàn khốc.
Quyền
lực mê muội con người còn hơn ma túy. Chỉ những người thông minh tỉnh táo thì mới
nhận biết được tính hữu hạn của quyền lực. “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân
vi khinh”. Những người thủ đoạn, coi dân, coi xã tắc là công cụ để thỏa mãn
quyền lực thì mô hình Putin, Hun Sen… là lý tưởng.
Thể
chế chính trị nào mà chẳng mong có minh quân. Nhưng, biết ai là minh quân. Lịch
sử đã từng đặt số phận của nhiều quốc gia vào tay những kẻ vì tưởng chúng là
minh quân, để rồi khi chúng lộ nguyên hình thì vô phương cứu chữa.
Một
quốc gia muốn thịnh vượng phải có một nền tảng vững chắc để chọn đúng và loại bỏ
đúng lúc các nhà lãnh đạo. Một quốc gia mà phó mặc sự lựa chọn một nhà lãnh đạo
thì sẽ luôn thắc thỏm trong may rủi.
Những
người coi chính trị là khoa học thì sẽ đọc sách [trong đó có những cuốn sách
này của anh Nguyễn Cảnh Bình]. Những người coi chính trị chỉ có mục đích thì sẽ
dùng “vở”. Nhưng, chính trị gia đọc sách mà không có “bài”, chỉ biết khoanh tay
đứng nhìn, thì chẳng những các vị không có chỗ, không có người ủng hộ, mà dân
chúng cũng không yên mà làm ăn được.
.
No comments:
Post a Comment